SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở GDNN - GXTX

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở GDNN - GXTX

Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Sự gương mẫu của người thầy cô giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.

Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 11 chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho HS tự do hư đốn, hoặc một số GVCN lớp có tính tình nóng nảy, không quan tâm hoặc còn tồn tại chuyện HS có những lời lẽ thiếu tôn trọng

doc 13 trang thuychi01 4440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở GDNN - GXTX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Sự gương mẫu của người thầy cô giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 11 chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho HS tự do hư đốn, hoặc một số GVCN lớp có tính tình nóng nảy, không quan tâm hoặc còn tồn tại chuyện HS có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình. 
Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp đi lên là trách nhiệm lớn của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
Chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, bố mẹ li thân, bố mẹ đi làm ăn xa
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh ,vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp 11B2 tại Trung Tâm GDNN-GXTX tôi luôn mong muốn là làm sao để tất cả các em học sinh của mình rèn luyện được ý thức , vươn lên trong học tập.Vì vậy nên tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở GDNN-GXTX” Thông qua công tác chủ nhiệm lớp với mục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, giáo dục đạo đức với lý tưởng cách mạng đúng đắn, giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.
Mục đích nghiên cứu
	Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp là làm sao tìm ra được những biện pháp để tiếp cận với học sinh, nắm bắt tâm tư ,nguyện vọng,hoàn cảnh gia đình cuả học sinh, điểm mạnh , yếu của học sinh để từ đó đưa ra phương pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11B2 ở Trung Tâm GDNN-GDTX Hậu Lộc năm học 2017-2018
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của HS.
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong nhà trường.
 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.  Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu Ban Giám Đốc bao quát lớp học; người giúp Ban Giám Đốc thực hiện việc kiểm tra tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Đất nước ta đang trong thời kì phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới, nhất là phát triển kinh tế trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thì ngành giáo dục là ngành đầu tiên khai trương mở lối. Vì vậy, ngành giáo dục chúng ta luôn chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, bỗi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy rằng đạo đức, lối sống bị suy thoái ngày một gia tăng, lứa tuổi vị thành niên vi phạm Pháp luật rất nhiều. Lứa tuổi học sinh THPT nói chung và học sinh học Trung Tâm GDNN-GDTX nói riêng có vốn hiểu biết chưa nhiều các em rất hiếu động. Nhiều em còn ham chơi, ít chú ý học hay quên, ý thức tự giác chưa cao. Xét thấy nhiệm vụ của mình cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người trong xã hội, bắt đầu là những em học sinh mà mình đang chủ nhiệm. Hằng ngày, hằng giờ đau đáu, trăn trở, làm thế nào để có kết quả tốt nhất cho việc hoàn thiện nhân cách con người, trở thành một người công dân tốt của gia đình và xã hội? Xuất phát từ những lý do trên, mà bao nhiêu năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình sao cho đạt được kết quả như mong muốn, sao cho từng chủ nhân tương lai của đất nước phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái cho đời. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài’’ Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở Trung Tâm GDNN-GXTX”
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 11B2
Tổng số học sinh đầu năm học là 29 học sinh trong đó có 6 học sinh Nữ và 23 học sinh nam
Có 5 học sinh thuộc hộ nghèo và 3 học sinh thuộc hộ cận nghèo. Có 1 học sinh thuộc diện mồ côi.
	Vào đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả các em học sinh trong lớp, tôi nhận thấy: Lớp có một số em chưa tự giác học tập, trong giờ học còn lơ là, ít chú ý, tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính, không năng động Một số em còn mang tính quậy phá, hay chọc bạn, đánh bạn. Một số em chưa thực sự ngoan, nói năng còn trống không, chưa lễ phép. Rất nhiều em viết chữ còn sai lỗi chính tả nhiều, chưa đẹp, trang phục chưa mua sắm đầy đủ .
	Trong lớp học một số em vẫn còn nói tự do, nói chuyện riêng làm việc riêng tư thế ngồi học thì ểu oải, có những học sinh còn gác chân lên bàn..
	 Một số em tâm trạng không được tốt, vốn giao tiếp không có, năng lực hạn chế, sức khỏe không đảm bảo, thể trạng gầy, nhỏ so với các bạn đồng trang lứa.
        Hoàn cảnh gia đình các em còn rất là khó khăn công việc chủ yếu là làm ruộng, làm thuê nên gặp khó khăn về kinh tế phụ huynh thì phải bươn trải nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con mình như: nhà xa, đường đi khó khăn có những học sinh phải đi gần 20 kilomet mới đến được TT. Đó là thực trạng mà bản thân tôi luôn lo lắng, băn khoăn khi làm công tác chủ nhiệm lớp 11B2 trong năm học 2017-2018.
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Song song với việc nâng cao chất lượng dạy học, trường TT chúng tôi luôn đề cao vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện cho HS, BGĐ Trung Tâm chúng tôi luôn đề cao vai trò của người giáo viên làm chủ nhiệm lớp.Và có lẽ trong cuộc đời của mỗi giáo viên, ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui nỗi buồn, thử thách cam go và cũng là những kỷ niệm khó quên. Vì thế mà người ta vẫn bảo rằng: GVCN là người cha, người mẹ, người thầy là lao công Như vậy có nghĩa là cùng một lúc GVCN là một diễn viên đa năng và có nhiều "cảnh diễn”, phải đặt mình vào rất nhiều vai và vai nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành tốt công việc.
Bản thân tôi cảm thấy công tác chủ nhiệm vô cùng nan giải. Nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo một em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên, là nền móng để cho các em lớn lên và trưởng thành, là một người có năng lực và phẩm chất đạo đức chuẩn mực. Vì vậy mục đích, các biện pháp, giải pháp của đề tài này là muốn nâng cao chất lượng học tập, rèn ý thức tự giác, tự quản, rèn các kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho các em học sinh Trung Tâm GDNN-GDTX nói chung và các em học sinh của lớp mình đang chủ nhiệm nói riêng. Để cuối năm học cô và trò kết quả cao.
GVCN phải xác định được vai trò của mình là một “ Quản lí nhỏ” điều hành mọi hoạt động phong trào của lớp thật khoa học và hiệu quả, phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trường  về những vấn đề diễn ra trong lớp mình chủ nhiệm. Mọi việc tổ chức điều hành lớp đều phải suy nghĩ kĩ, tỉ mỉ tới từng việc tưởng như là nhỏ bé, bình thường song lại không thể thiếu. Người GVCN cũng phải là người “ cầm cân, nẩy mực” trước những điều bất hợp lí xảy ra trong lớp.Vì thế rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lí, yêu thương hs và xây dựng  một ban cán sự lớp tự quản tốt.
2.3.2 Xây dựng kế hoạch của GVCN.
Muốn đặt được chất lượng lớp chủ nhiệm đật kết quả cao GVCN luôn thực hiện theo kế hoạch của Trung Tâm đề ra.Từ đó GVCN có kế hoạch cho từng tuần từng tháng. Kiểm điểm, đánh giá, khen chê kịp thời, đặc biệt là vấn đề tuyên dương khen gợi sau các tuần họ , các đợt thi đua mà Trung Tâm đã phát động. Để từ đó tút ra kinh nghiệm và có hướng phấn đấu cho những tuần tiếp theo.
* Ban cán sự lớp: Lựa chọn những em có đủ năng lực phân công cụ thể các chức danh trong ban cán sự lớp.
	Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp. 
	Làm rõ nội dung và hướng cụ thể phương pháp hoạt động.
	Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động của ban cán sự lớp giúp các em khắc phục những khó khăn, động viên kịp thời .
	* Xây dựng nề nếp: Ngoài việc học tập chúng ta cũng phải chú trọng đén khâu nề nếp của học sinh. Ngay từ đầu năm học chúng ta phải quán triệt học sinh cho học sinh học nội quy lớp học, quy định của Trung Tâm, GVCN, của lớp đưa ra.
Kết hợp với Ban nề nếp, đội cờ đỏ, Đoàn thanh niên để làm sao cho học sinh thực hiện tốt việc xây dựng nề nếp lớp học.
	* Về đạo đức: Đưa các em học sinh vào kỉ cương, nề nếp. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn, kính trọng thầy cô, vâng lời cha mẹ, sống thật thà trung thực, không nói tục chửi bậy, có tinh thần giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, đoàn kết, thương yêu gần gũi, sống chan hòa, biết phân biệt trái phải, biết làm việc thiện
	* Về học tập: học sinh đi học phải có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi , đồ dùng phục vụ cho học tập. Làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp, tự giác chịu khó trong học tập, có ý thức làm bài trong mỗi lần thi cử. Muốn vậy GVCN phải có biện pháp giáo dục học sinh nhẹ nhàng khéo léo, động viên nhưng học sinh chăm ngoan trong học tập. Có biện pháp với những học sinh lười nhác, tính ỷ lại, thông tin kịp thời với phụ huynh học sinh để cùng nhau nhắc nhở uốn nắn học sinh.	
	* Tham gia các hoạt động phong trào, ngoại khóa: Thi đua lập nhiều thành tích trong mỗi lần phát động thi đua của Trung tâm như : Thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thi đấu thể dục thể thao chào mừng ngày 26/3, thi “khi tôi 18” do huyện Đoàn tổ chức 
	* Biện pháp giáo dục cho từng đối tượng học sinh :
	Dựa trên cơ sở nắm bắt tình hình lớp đầu năm học, nắm bắt được đặc điểm lứa tuổi học sinh, hiểu được cá tính của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm. Để từ đó có biện pháp, kế hoạch riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	a .Đối với học sinh giỏi:Giáo viên thường xuyên quan tâm, động viên khuyến khích các em, nhờ giáo viên bộ môn giao thêm bài tập ngoài SGK, bài tập nâng cao để khắc sâu thêm kiến thức cho các em học sinh.
	b. Đối với học sinh yếu :Giáo viên phải quan tâm tỉ mỉ, sát sao hơn. Nhắc nhở uốn nắn học sinh ,tìm hiểu và liên lạc với gia đình, từ đó rút ra được nguyên nhân vì sao học sinh học yếu, lười học, ngại học.
	c. Đối với học sinh cá biệt: Giáo viên phải sát sao, luôn quan tâm gần gũi, theo dõi nhắc nhở những hành vi những khuyến điểm của các học sinh mắc phải có biện pháp kỉ luật thích đáng, kết hợp với PHHS để cùng phối hợp.Tìm hiểu nguyên nhân các em hư hỏng là vì đâu và khi đó GVCN phải thật mềm mỏng, khéo léo ,nhẹ nhàng, tránh phê bình một cách cục bộ, tránh xúc phạm đến nhân phẩm của các em.
	d. Đối với học sinh mồ côi: GVCN đặc biệt quan tâm và gần gũi nhiều hơn vì những học sinh này thường hay mặc cảm tự ti có khi bị trầm cảmnên giáo viên lúc nào cũng phải nói chuyện, động viên khích lệ để em hòa đồng cùng với các bạn cùng trang lứa.
	e. Đối với học sinh nữ : các em học sinh nữ thường có cá tính khác so với các bạn nam,ưa nhẹ nhàng, thích được khen gợi. Đối với học sinh nữ các em rất ngoan, lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo, cha mẹ. Vì vậy GVCN phải gần gũi ,động viên khuyến khích các em. Nhắc nhở các em biết làm đẹp cho mình, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, luôn gương mẫu trước các học sinh nam. 
2.3.3 Cách thức giáo dục học sinh
	Giáo dục học sinh trước tập thể: vào tiết sinh hoạt lớp nêu tên những học sinh vi phạm có thể cảnh cáo trước tập thể lớp hoặc thứ 2 đầu tuần nêu tên trên cột cờ.	
Giáo dục riêng cho học sinh: chỉ riêng học sinh đó mà các học sinh trong lớp không biết.
	Giáo dục thông qua bạn tốt : thông qua nhóm bạn tốt, nhóm bạn nay có thể ngồi xen kẽ với học sinh học sinh chưa ngoan, nhờ bạn tốt giáo dục riêng, giúp đỡ nhau cùng làm bài tâp thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc cảm là học sinh chưa ngoan để hòa mình với bạn bè.
	Giáo dục phối hợp với gia đình:	 Hội PHHS là cầu nối giữa nhà trường, GVCN với gia đình HS. Tổ chức Hội ngoài việc giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất còn góp phần cùng nhà trường giáo dục học sinh chưa ngoan . Thường Hội PHHS giúp cho nhà trường, GVCN bằng cách tác động với PH để giáo dục HS từ chỗ bỏ học, trốn học đến đi học chuyên cần và học tập nghiêm túc. Mặt khác, Hội PHHS đã tác động đến gia đình các em để cha mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn, từ đó sẽ hạn chế được HS.
Giáo dục thông qua Đoàn Thanh Niên: Đây là tổ chức chuyên về mảng  giáo dục hạnh kiểm HS. Tổ chức này có bí thư Đoàn Thanh niên, có đội cờ đỏ thường xuyên theo dõi các hoạt động của toàn Trung Tâm và từng lớp học, có một ban phụ trách nề nếp chuyên theo dõi , tổ chức các hoạt động và kịp thời xử lý những vi phạm của HS, hơn thế nữa có phong trào thi đua làm đòn bẩy nên thường các biện pháp luôn đạt hiệu quả  giáo dục cao.
2.3.4 Biện pháp kỷ luật học sinh.
	Dừng học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân: những học sinh vi phạm hay mắc sai phạm thường không có thời gian yên tĩnh để suy nghĩ về việc làm của mình. Học sinh đánh nhau, học sinh vi phạm nề nếp, học sinh ghi sổ đầu bài,học sinh ăn mặc không đúng nội quy của Trung Tâm.GVCN cho học sinh đó viết bản kiểm điểm, nhắc nhở riêng, phạt quét lớp Để từ đó, học sinh vi phạm sẽ có hướng điều chỉnh và khắc phục những vi phạm.
2.3.5 Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
	Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Xây dựng được lớp học thân thiện thì sẽ có học sinh tích cực. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học,học sinh cá biệt sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.3.6 Gần gũi, thấu hiểu quan tâm và nắm bắt hoàn cảnh của từng HS 
Đối với học sinh, giáo viên phải bằng tấm lòng nhân ái, bao dung. Tôi luôn tâm đắc những dòng chữ của một thầy giáo người Nga đã viết: Đến  với một nhà giáo dục điểm chủ yếu là tình người .Đó cũng là nhu cầu sâu sắc trong lòng mỗi  con người. Có lẽ mầm mống của hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh phúc cho con người. Đó là một điều vô cùng quan trọng. Vì khi ta tạo ra niềm vui cho người khác, cho trẻ thơ thì ở họ sẽ có một tài sản vô giá: đó là tình người mà tập trung ở sự nhiệt tâm, thái độ ân cần, sự chu đáo, lòng vị tha”.Vì vậy, để thể hiện tình người và giáo dục cho HS biết quan tâm đến người khác, tôi cũng đã đề ra kế hoạch nhỏ tại lớp cùng  ban cán sự lớp lập quỹ: “Tương thân tương ái”;” Lá lành đùm lá rách”.
Vận động các em mua tăm ủng hộ người nghèo của huyện nhà, ủng hộ áo ấm mùa đông cho người nghèo.
Đóng quỹ lớp để thăm hỏi và động viên những thành viên trong lớp gặp hoàn cảnh khó khăn và thăm hỏi kịp thời.
2.3.7 GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh và với giáo viên bộ môn, Ban Giám Đốc Trung Tâm
*Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc gặp trực tiếp). Khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người GVCN, thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu được sự mong muốn của họ.
Vì thế GVCN phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với ban đại diện phụ huynh của lớp đặc biệt là phụ huynh của các em có học lực yếu, kém cũng như những HS cá biệt, để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân phẩm, đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta.
GVCN có thể đến nhà các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất, đừng chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến của HS.
* Phối hợp với giáo viên bộ môn 
GVCN còn phải phụ trách các bộ môn vì thế việc phối hợp với GVBM là hết sức quan trọng và cần thiết, do đó GVCN phải chủ động phối hợp với các GVBM, để nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, khi đó giáo dục không đảm bảo được tính chất toàn diện. Đồng thời thông qua giáo viên bộ môn cũng giúp GVCN biết và hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy giúp cho các em ý thức được việc học là hết sức cần thiết.
*Phối hợp cùng Đoàn TN 
Kết hợp với đoàn TN lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong tuần, tháng, học kỳ. Tổ chức cho HS tham quan nhằm giúp các em tham gia các cuộc thi do đoàn TN tổ chức thi như: Tìm hiểu Điều Lệ Đoàn, Học tập theo tấm gương Bác Hồ, tìm hiểu Luật Giao Thông, mỗi tuần một câu hỏi, văn nghệ (20/11), tìm hiểu khi tôi 18,.
Phối hợp cùng tập thể lớp lựa chọn những Đoàn viên ưu tú giới thiệu và kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn làm hạt nhân, nồng cốt thúc đẩy phong trào lớp đi lên cố gắng phấn đấu đạt tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt.
*Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường - Ban cán sự lớp - Tập thể lớp 
Căn cứ vào thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục, đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục của HS. Căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp, GVCN họp và bình bầu xét thi đua đề nghị nhà trường khen thưởng cho những HS có thành tích trong học tập và trong hoạt động đảm bảo tính công bằng, dân chủ có sức thuyết phục đối với HS. Đồng thời kỷ luật những HS không tiến bộ và mắc phải những sai 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.doc
  • docxBìa.docx
  • docxMục Lục.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.bach.docx