SKKN Sử dụng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 - Chương trình chuẩn
Môn lịch sử trong trường THPT là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta xác định. Bởi lịch sử giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, tình trạng học sử của học sinh ngày nay là một điều báo động. Học sinh không thích học sử, vô cảm trước lịch sử, và như vậy sẽ có nguy cơ vô cảm trước vận mệnh dân tộc.
Việc học sinh ngại học sử, thi sử là một sự thật bởi nhiều căn nguyên khác nhau. Có thể do cách học thực dụng, do quan niệm chưa đúng đắn của phụ huynh và học sinh. Có thể do xu thế chuộng các môn khoa học - tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học-xã hội, trong đó có môn Lịch sử nhưng theo tôi một nguyên nhân vô cùng quan trọng là học lịch sử có nội dung kiến thức nhiều, nặng nề về số liệu, sự kiện thời gian diễn ra dài và trải trên một không gian rộng lớn làm cho học sinh rất vất vả trong quá trình ôn tập.
Bắt đầu từ kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Lịch sử là một môn thi trắc nghiệm 100% trong tổ hợp khoa học - xã hội thay cho bài thi truyền thống tự luận 180 phút. Việc chuyển đổi hình thức thi hy vọng là “luồng gió mới” đến bộ môn vì hình thức thi trắc nghiệm khách quan giảm nhẹ áp lực học tập của học sinh.
Song với hình thức thi mới, đầu tiên thực hiện hình thức trắc nghiệm khách quan hoàn toàn môn Lịch sử nên giáo viên và học sinh không khỏi có tâm lý lo lắng trong cách dạy và học. Nội dung thi chuyển từ “sâu” sang “rộng” với khối lượng kiến thức nhiều dải đều trong chương trình lớp 12. Đấy chính là một thách thức đối với cả thầy và trò. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12. Các em thường băn khoăn trong phương pháp ôn tập lịch sử theo hình thức trắc nghiệm như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức lịch sử theo hình thức trắc nghiệm và đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi chọn đề tài “ Sử dụng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12-chương trình chuẩn” làm sáng kiến kinh nghiệm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG NIÊN BIỂU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 -CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN 2 2.2. Thực trạng của sáng kiến 3 2.3. Sử dụng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12-chương trình chuẩn 3 2.3.1. Sử dụng niên biểu tổng hợp nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức. 3 2.3.2. Sử dụng niên biểu theo chuyên đề 9 2.3.3. Sử dụng niên biểu để so sánh 11 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 14 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 3.1. Kết luận 15 3. 2. Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 17 Danh mục SKKN được xếp loại cấp ngành 18 1 . MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Môn lịch sử trong trường THPT là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta xác định. Bởi lịch sử giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, tình trạng học sử của học sinh ngày nay là một điều báo động. Học sinh không thích học sử, vô cảm trước lịch sử, và như vậy sẽ có nguy cơ vô cảm trước vận mệnh dân tộc. Việc học sinh ngại học sử, thi sử là một sự thật bởi nhiều căn nguyên khác nhau. Có thể do cách học thực dụng, do quan niệm chưa đúng đắn của phụ huynh và học sinh. Có thể do xu thế chuộng các môn khoa học - tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học-xã hội, trong đó có môn Lịch sử nhưng theo tôi một nguyên nhân vô cùng quan trọng là học lịch sử có nội dung kiến thức nhiều, nặng nề về số liệu, sự kiện thời gian diễn ra dài và trải trên một không gian rộng lớn làm cho học sinh rất vất vả trong quá trình ôn tập. Bắt đầu từ kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Lịch sử là một môn thi trắc nghiệm 100% trong tổ hợp khoa học - xã hội thay cho bài thi truyền thống tự luận 180 phút. Việc chuyển đổi hình thức thi hy vọng là “luồng gió mới” đến bộ môn vì hình thức thi trắc nghiệm khách quan giảm nhẹ áp lực học tập của học sinh. Song với hình thức thi mới, đầu tiên thực hiện hình thức trắc nghiệm khách quan hoàn toàn môn Lịch sử nên giáo viên và học sinh không khỏi có tâm lý lo lắng trong cách dạy và học. Nội dung thi chuyển từ “sâu” sang “rộng” với khối lượng kiến thức nhiều dải đều trong chương trình lớp 12. Đấy chính là một thách thức đối với cả thầy và trò. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12. Các em thường băn khoăn trong phương pháp ôn tập lịch sử theo hình thức trắc nghiệm như thế nào để đạt hiệu quả cao. Nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức lịch sử theo hình thức trắc nghiệm và đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi chọn đề tài “ Sử dụng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12-chương trình chuẩn” làm sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đề tài “ Sử dụng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12-chương trình chuẩn” làm sáng kiến kinh nghiệm, trước hết giúp bản thân tôi hoàn thiện kỹ năng, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo đồng thời tìm ra những biện pháp ôn tập Lịch sử có hiệu quả cho học sinh lớp 12. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập Lịch sử của học sinh trung học phổ thông. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài, tôi tập trung nghiên cứu về các biện pháp sử dụng bảng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12-chương trình chuẩn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí lý luận: để nghiên cứu đề tài, bản thân tìm hiểu các tài liệu của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, công trình nghiên cứu về lý luận dạy học hiện đại của các nhà giáo dục. - Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin qua việc điều tra, quan sát tình hình dạy học ở trường trung học phổ thông, trao đổi ý kiến, thăm dò giáo viên và học sinh trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tôi tiến hành ôn tập 1 số chủ đề theo các biện pháp của đề tài ở 2 lớp: 12A7, 12A9 để thấy rõ hiệu quả của đề tài trong ôn tập lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến Trắc nghiệm khách quan “là phương pháp kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm” [4; trang 6]. Vì vậy đảm bảo tính khách quan và khoa học trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ các đề thi minh họa của Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố đã cho thấy kiến thức các câu hỏi đề thi trắc nghiệm rải đều trên tất cả các phần, các chương của chương trình sách giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành. Các câu hỏi sẽ có các cấp độ từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề thi sẽ có sự phân hóa từ thấp đến cao, dễ đến khó. Việc đề ra những biện pháp ôn tập cho học sinh lớp 12 ôn tập lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm như trên là một vấn đề hết sức thiết thực, vì “Trong dạy học nói chung, dạy Lịch sử nói riêng, việc tổ chức cho học sinh ôn tập để củng cố, nâng cao kiến thức có vai trò quan trọng” [4; trang 3]. Để giúp học sinh có thể ôn tập tốt kiến thức Lịch sử dưới hình thức thi trắc nghiệm, nhiều nhà sư phạm, nhà nghiên cứu đã cho xuất bản nhiều tác phẩm như: Bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 - Nguyễn Ngọc Đạo, Nhà xuất bản giáo dục 2017; Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng lịch sử 12 - Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011; Hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm lịch sử 12 - PGS.TS Hà Thị Thu Thủy - TS Nguyễn Thị Bích, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, 2017; Câu hỏi trắc nghiệm khách quan ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Sử và rất nhiều bài đăng trên các tạp chí có liên quan. Đây là những tài liệu bổ ích, giúp giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng trong quá trình giảng dạy và ôn tập lịch sử. Tuy nhiên, viết riêng về biện pháp ôn tập lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm thì chưa có một đề tài nào hoàn thiện một cách có hệ thống. Vì thế khi viết sáng kiến, bản thân tôi đúc rút dựa trên kinh nghiệm tích lũy trong quá trình giảng dạy là chủ yếu. 2.2. Thực trạng của sáng kiến Đối với giáo viên: Giai đoạn 2006 - 2009, Ngành giáo dục từng phát động, đưa hình thức trắc nghiệm vào trong các bài đánh giá kết quả học tập của học sinh . Giáo viên đã từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Vì thế, đội ngũ giáo viên Lịch sử sẽ có đủ kinh nghiệm để ứng phó với phương pháp dạy cho học sinh theo hình thức trắc nghiệm. Tuy nhiên, để hướng dẫn học sinh ôn tập theo hình thức kiểm tra đánh giá này thật sự có hiệu quả thì không ít giáo viên làm được vì phần thiếu tài liệu tham khảo, phần do tích lũy kinh nghiệm giảng dạy theo hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan chưa nhiều. Vì thế, mỗi giáo viên cần tìm ra biện pháp ôn tập có hiệu quả để học sinh không phải áp lực khi học Lịch sử. Đối với học sinh: Với hình thức thi trắc nghiệm, các em không phải thuộc lòng quá nhiều kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa, chỉ cần khai thác tốt sách giáo khoa, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn các đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Nhưng để làm được điều này, các em nhất là học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia cần có phương pháp ôn tập thật hữu hiệu. Xuất phát từ thực trạng trên đây, tôi chọn đề tài ““ Sử dụng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12-chương trình chuẩn” làm sáng kiến kinh nghiệm là rất cần thiết với bản thân và để hướng dẫn học sinh 12 ôn tập Lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan. 2.3. Các giải pháp sử dụng niên biểu nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12-chương trình chuẩn. 2.3.1. Sử dụng niên biểu tổng hợp nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức. Trong dạy học Lịch sử, phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức có vai trò hết sức quan trọng vì lập bảng niên biểu sẽ tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển các thao tác tư duy và khả năng sáng tạo lịch sử cho học sinh. Hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu giúp HS nắm chắc kiến thức, tạo điều kiện cho tư duy lôgic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung của lịch sử [5]. Từ đó, các em vận dụng làm tốt các bài tập đòi hỏi kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức. Niên biểu tổng hợp là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài. Loại niên biểu này không chỉ giúp học sinh ghi nhớ những sự kiện chính mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. Dạng niên biểu này giáo viên thường sử dụng cho những bài ôn tập, tổng kết theo từng chương, phần. Thông qua đó hệ thống hóa kiến thức một cách lô gic dễ nhớ, dễ học. Học sinh tránh được tình trạng Nhờ vậy học sinh hiểu lịch sử theo tiến trình và vận dụng vào những câu hỏi trắc nghiệm mang tính khái quát Ví dụ 1: Ôn tập giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954), giáo viên có thể sử dụng bảng niên biểu tổng hợp về những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân ta như sau: Các mặt trận Thời gian Những thắng lợi tiêu biểu Quân sự 12/1946->2/1947 Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 Tạo điều cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. 10/1947-> 12/1947 Chiến dịch Việt Bắc thu-đông - Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 giặc, cơ quan đầu não của ta được bảo toàn. - Buộc giặc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. 9/1950->10/1950 Chiến dịch Biên giới thu-đông -Tiêu diệt được hơn 8000 giặc, giải phóng biên giới Việt Trung, chọc thủng hành lang Đông-Tây, làm phá sản kế hoạch Rơve. - Khai thông con đường liên lạc của ta với các nước chủ nghĩa xã hội. Quân dân ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Đông-Xuân 1953-1954 - Các chiến dịch Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên. - Làm bước đầu phá sản kế hoạch Nava; Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ. 3/1954->5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ -Tiêu diệt được 16200 tên địch. Kế hoạch Nava bị phá sản - Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giặc Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Chính trị 11->19/2/1951 Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng diễn ra Là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Ngoại giao 1950 Các nước chủ nghĩa xã hội lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 21/7/1954 Thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevơ. - Là văn kiện pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản của nhân dân Đông Dương. -Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. =>Đánh dấu cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi. Từ bảng niên biểu tổng hợp trên, học sinh sẽ nắm chắc được từng bước phát triển của cuộc kháng chiến trên từng mặt, từng thắng lợi và ý nghĩa của nó . Như chiến dịch Việt Bắc thu-đông có ý nghĩa quan trọng nhất là buộc giặc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. Song đặc biệt các em thấy rõ mối liên hệ giữa các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Từ thắng lợi quân sự đến thắng lợi ngoại giao, có trận Điện Biên Phủ mới có hiệp định Giơnevơ và mới chấm dứt cuộc kháng chiến trường kì. Ví dụ 2: Ôn tập chuyên đề ba trung tâm kinh tế- tài chính thế giới, giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập lập niên biểu sau: Nước Mĩ Các nước Tây Âu Nhật Bản Kinh tế - Siêu cường số 1 thế giới. -Trung tâm kinh tế -tài chính số 1 thế giới. - Quốc gia khởi đầu CM KH-KT hiện đại, đi đầu cuộc cách mạng xanh. - Sau năm 1945 bị chiến tranh tàn phá nặng nề. - Từ năm 1945-1950 nhận viện trợ Mĩ, kinh tế cơ bản được phục hồi. -Từ giữa năm 1970, trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính thế giới. - Sau năm 1945, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. - Dựa vào nỗ lực của nhân dân và viện trợ của Mĩ, đến 1950-1951, khôi phục kinh tế. -Từ năm 1960-1973 kinh tế phát triển “thần kì”: đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ. - Từ giữa năm 1970, trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính thế giới. - Từ sau năm 1980 là siêu cường tài chính số 1 thế giới, trở thành chủ nợ số 1 thế giới. Đối ngoại -Từ1945-1973, triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới, với 3 mục tiêu: +Tiêu diệt CNXH +Đàn áp CMTG +Khống chế, chi phối đồng minh. -Từ 1991-2000, theo đuổi chiến lược cam kết và mở rộng với 3 mục tiêu: +Đảm bảo lượng quân sự mạnh. +phát triển sức mạnh kinh tế. +sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” để can thiệp công việc nội bộ các nước. -Sau chiến tranh lạnh Mĩ muốn thiết lập trật tự “đơn cực” -Từ 1945-1950: liên minh chặt chẽ với Mĩ -Từ 1950-1973: liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. -Từ năm 1991, Anh tiếp tục liên minh với Mĩ; Pháp, Đức trở thành đối trọng của Mĩ ở một số vấn đề quan trọng. - Nền tảng liên minh chặt chẽ với Mĩ bằng hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật -Từ năm 1973, đưa ra học thuyết tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN (trở về châu Á) Nguyên nhân - Áp dụng thành tựu KHKT hiện đại. - Chính sách vai trò của nhà nước. - Lãnh thổ rộng, giàu tài nguyên. - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu. -Quá trình tập trung tư bản cao. - Áp dụng thành tựu KHKT hiện đại. - Sự nổ lực của nhân dân. -Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như : viện trợ của Mĩ - Con người là vốn quý hàng đầu. - Áp dụng thành tựu KHKT hiện đại. - Chính sách vai trò của nhà nước. - Các công ti Nhật Bản năng động. - Chi phí quốc phòng thấp. - Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài. Điểm chung - Đều là trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. - Đều bị khủng hoảng, suy thoái do tác động khủng hoảng năng lượng (1973). - Tây Âu và Nhật đều liên minh chặt chẽ với Mĩ (từ 1945- 1973). - Tây Âu và Nhật đều nhờ viện trợ của Mĩ sau năm 1945. Sau khi lập bảng niên biểu giáo viên giúp học sinh có kiến thức tổng quát nhất về ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới đồng thời cũng thấy những điểm riêng của từng trung tâm. Niên biểu này giúp cho các em biết xâu chuỗi kiến thức, giải thích để hiểu lịch sử. Như nước Mĩ là Siêu cường số 1 thế giới, đứng đầu thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai về kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật từ đó đưa ra chính sách đối ngoại với tham vọng làm bá chủ thế giới. Đây là những vấn đề mà nếu không có kiến thức khái quát học sinh khó có thể làm những câu hỏi tổng hợp. Ví dụ 3: Tổ chức Liên Hợp Quốc, ASEAN và Liên minh châu Âu (1945-2000) Liên Hợp Quốc ASEAN Liên minh châu Âu Thành lập - Năm 1945, hội nghị quốc tế gồm đại biểu của 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc. Năm 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), do 5 nước sáng lập: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan. - Năm 1951: “Cộng đồng than – thép” Châu Âu - 25-3-1957: “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” thành lập - 1-7-1967: 3 tổ chức được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC) - 1993: Đổi thành Liên minh Châu Âu (EU) với 15 nước thành viên Mục đích - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Phát triển kinh tế , văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Hợp tác kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Nguyên tắc hoạt động - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, và Trung Quốc) -Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - không can thiệp vào công việc nội bộ. - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. - giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình - Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa Cơ quan/ sự phát triển Gồm 6 cơ quan chính: -Đại hội đồng - Hội đồng bảo an - Hội đồng quản thác - Hội đồng kinh tế-xã hội - Tòa án quốc tế - Ban thư kí - Tháng 2/1976, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia), Hiệp ước Bali đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN - Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Tiếp đó, ASEAN kết nạp thêm Việt Nam (7/1995), Lào và Myanma (9/1997), Campuchia (9/1999) Gồm 5 cơ quan chính -Hội đồng châu Âu -Hội đồng bộ trưởng -Ủy ban châu Âu -Quốc hội châu Âu -Tòa án châu Âu Vai trò trên trường quốc tế Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tổ chức liên kết phát triển năng động, ổn định có uy tín tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước thành viên. - Cuối thập niên 90, EU là tổ chức liên kết về khu vực về chính trị, kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới Với bảng niên biểu này học sinh trước hết nhớ được những nét chính về 3 tổ chức về sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, các cơ quan chính/ sự phát triển và vai trò trên thế giới. Mặt khác giúp cho các em thấy những nét riêng của từng tổ chức. Với niên biểu tổng hợp giáo viên đã giúp cho học sinh hệ thống hóa những kiến thức đã học tạo cho các em không còn tâm lí ngại học vì quá nhiều sự kiện, nội dung. Từ đó mỗi học sinh tự chủ động tiếp nhận kiến thức vận dụng trong các dạng bài tập trắc nghiệm để thi tốt hơn. 2.3.2. Sử dụng niên biểu theo chuyên đề Niên biểu chuyên đề là niên biểu đi sâu trình bày một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kỳ lịch sử nhất định, nhờ đó học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ. Dạng niên biểu này rất phù hợp cho việc dạy những mục, phần trong giai đoạn lịch sử vì vậy giáo viên dùng để củng cố kiến thức sau mỗi bài học, nhấn mạnh đối với vấn đề quan trọng Ví dụ 1: Lập niên biểu về quá trình hình thành, phát triển và vai trò của Liên minh châu Âu (Ôn tập bài 7.Tây Âu). Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng: Sự hình thành Thời gian Sự kiện chính 18/4/1951 Cộng đồng than thép châu Âu ra đời. 25/3/1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời 1/7/1967 Ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu. 7/12/1991 Hiệp ước Manxtrich, có hiệu lực từ 1/1/1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) Quá trình phát triển 1951->2007 Từ 6 nước đầu tiên, EU phát triển lên 27 nước thành viên. 7/1979 Cuộc bầu cử Nghị viện chung châu Âu. 3/1995 7 nước EU hủy bỏ việc kiểm soát đi lại qua đường biên giới của nhau 1/1/1999 Đồng tiền chung châu Âu được phát hành Vai trò Là tổ chức liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GPD của thế giới. Qua việc ôn tập bằng bảng niên biểu trên, học sinh sẽ ghi nhớ sâu nhất được những kiến thức về Liên minh châu Âu. Đây là tổ chức khu vực tiêu biểu, thành công cho xu thế “khu vực hóa” xứng đáng là “ngôi nhà chung châu Âu”. Ví dụ 2: Lập niên biểu về những khó khăn, biện pháp giải quyết, kết quả - ý nghĩa của những chính sách của Đảng và chính phủ ta trong những năm
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_nien_bieu_nham_nang_cao_hieu_qua_on_tap_trac_ng.doc