SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp liên môn chủ đề con người và môi trường chương trình địa lí tự chọn THPT Lớp 12

SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp liên môn chủ đề con người và môi trường chương trình địa lí tự chọn THPT Lớp 12

Nội dung chủ đề “con người và môi trường” bao gồm kiến thức của các môn học trong chương trình THPT như sau:

a. Môn Địa lí

- Thông qua phần địa lí lớp 10, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về môi trường và con người, khái niệm về môi trường, chức năng của môi trường, cách phân loại môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, tác động của con người vào tự nhiên

- Phần địa lí lớp 11, học sinh biết được một số vấn đề mang tính toàn cầu: sự nóng lên của Trái Đất, suy giảm tầng ô dôn, thời tiết diễn biến cực đoan, thất thường…

- Nội dung địa lí 12, học sinh có thể biết được tình trạng môi trường của nước ta hiện nay và chiến lược quốc gia về sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

b. Môn Sinh học

-Con người, dân số và môi trường; Bảo vệ môi trường; Sinh vật và môi trường

- Vai trò của thực vật

c. Môn Vật lí

- Ô nhiễm ánh sáng, môi trường truyền âm, ô nhiễm tiếng ồn, cách làm giảm ô nhiễm tiếng ồn, tác dụng của dòng điện trong cuộc sống, trồng cây xanh

- Áp suất của chất rắn, chất lỏng, chất khí, tác hại của việc tràn dầu, rò rỉ dầu đến sự sống của động, thực vật

d. Môn Hóa học

- Phần đại cương: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, khái niệm, các quá trình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường.

- Phân tích bản chất hóa học của sự ô nhiễm môi trường, bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, khói mù quang học, mưa axit, hiệu ứng hóa sinh của NOx , H2S, SOx…, các kim loại nặng và một số độc tố khác

- Hóa học với môi trường

e. Môn Công nghệ

- Biết được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật

- Biết được tác động xấu của HCBVTV đến môi trường

- Nêu được một số biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của HCBVTV

g. Môn GDCD.

- Biết được mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân đối với chính sách chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

doc 68 trang Mai Loan 22/02/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp liên môn chủ đề con người và môi trường chương trình địa lí tự chọn THPT Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những 
thay đổi một cách căn bản, toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp 
và hình thức tổ chức dạy – họcnhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần 
thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì 
vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa 
chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Theo đó, việc 
dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức” hay “chuyển giao kiến 
thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên 
quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích 
ứng với cuộc sống lao động sau này. Quan điểm dạy học tích hợp, với mục tiêu phát 
triển các năng lực ở người học, giúp họ có khả năng giải quyết và đáp ứng sự biến đổi 
nhanh chóng của xã hội hiện đại để đem lại thành công cao nhất trong cuộc sống.
 Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi 
nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển các 
năng lực và phẩm chất cá nhân. Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của 
giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học 
này sang ngôn ngữ của môn học khác, học sinh học cách sử dụng phối hợp những 
kiến thức, kĩ năng và những thao tác để giải quyết một tình huống phức hợp, thường 
gắn với thực tiễn. Chính nhờ quá trình đó, học sinh nắm vững kiến thức, hình thành 
khái niệm phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.
 Con người là một bộ phận của tự nhiên, là một thành phần của sinh quyển, có 
mối quan hệ mật thiết với tự nhiên. Con người sống có sự phụ thuộc nhất định vào tự 
nhiên như hít thở không khí, sử dụng tài nguyên thiên nhiênMỗi một hành động xấu, 
tốt của con người đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và đều có phản hồi tương 
ứng. Có thể nói sự gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi 
về số lượng, chất lượng của hệ thống tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi 
trường mà ở nơi này hay nơi khác trên Trái Đất con người đã phải trả giá rất đắt không 
chỉ bằng sinh mạng, tiền của mà con người còn thiếu đi những yếu tố cần thiết cho 
cuộc sống như nước sạch để uống, bầu không khí trong lành để hô hấp. Môi trường 
 1 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh 
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0972 839 786.
- Email: nguyenthithutrang.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Đồng Đậu về kinh phí, đầu tư cơ sở vật 
chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực ngiệm sáng kiến. 
5. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiên
Dạy học tích hợp trong chương trình địa lí 12 tự chọn hướng đến chương trình giáo 
dục phổ thông mơi.
6. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu tiên: từ tháng 11/2017 khi dạy học tích hợp liên 
môn theo chủ đề.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung của sáng kiến
7.1.1 Mục tiêu dạy học của chủ đề
7.1.1.1. Mục tiêu các môn học cần đạt được
Nội dung chủ đề “con người và môi trường” bao gồm kiến thức của các môn học trong 
chương trình THPT như sau:
a. Môn Địa lí
- Thông qua phần địa lí lớp 10, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về môi 
trường và con người, khái niệm về môi trường, chức năng của môi trường, cách phân 
loại môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, tác động của con người vào tự nhiên
- Phần địa lí lớp 11, học sinh biết được một số vấn đề mang tính toàn cầu: sự nóng lên 
của Trái Đất, suy giảm tầng ô dôn, thời tiết diễn biến cực đoan, thất thường
- Nội dung địa lí 12, học sinh có thể biết được tình trạng môi trường của nước ta hiện 
nay và chiến lược quốc gia về sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
b. Môn Sinh học
-Con người, dân số và môi trường; Bảo vệ môi trường; Sinh vật và môi trường
- Vai trò của thực vật
c. Môn Vật lí
- Ô nhiễm ánh sáng, môi trường truyền âm, ô nhiễm tiếng ồn, cách làm giảm ô nhiễm 
tiếng ồn, tác dụng của dòng điện trong cuộc sống, trồng cây xanh
 3 Giáo dục công dân Lớp 11. Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
 Số tiết theo phân phối chương trình THPT của từng môn về chủ đề này là hơn 7 tiết, 
 khi chọn tích hợp chủ đề này có thể rút ngắn còn 5 tiết học, do đó sẽ tinh giản được 
 kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học, do đó tiết kiệm được thời gian 
 khi tổ chức hoạt động học mà vẫn đảm bảo tích cực, học sâu.
 7.1.1.2. Mục tiêu vận dụng tích hợp liên môn
 a. Về kiến thức
 - Nêu được khái niệm môi trường, các thành phần của môi trường.
 - Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của con người đến môi trường
 - Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường
 - Trình bày được các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường chung và ô nhiễm môi 
 trường đất, nước, không khí, tiếng ồn.
 - Phân tích được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, 
 tiếng ồn
 - Phân tích được tác động của hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) đến môi trường và 
 sức khỏe con người và nêu được một số biện pháp phòng ngừa ô nhiễm HCBVTV
 - Trình bày được một số biện pháp bảo vệ MT chung và MT nơi cư trú.
 b. Về kĩ năng
 - Kĩ năng tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp
 - Kĩ năng học tập: tự học, hoạt động nhóm, quan sát tranh hình thu nhận kiến thức
 - Kĩ năng sinh học: quan sát mẫu vật, quan sát môi trường
 - Kĩ năng địa lí: tư duy lãnh thổ
 c. Về thái độ, tình cảm
 - Yêu môi trường, có ý thức bảo vệ Môi trường.
 - Có thái độ ứng xử với các hành vi xâm hại môi trường ở địa phương bằng cách vận 
 động mọi người chống lại những hành vi làm tổn hại đến môi trường
 - Biết làm cho môi trường sạch đẹp (giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp)
 * Liên môn:
 - Học sinh có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện về nội dung kiến thức phổ 
 thông; tích cực và say mê học tập
 - Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn về môi trường địa 
 phương mình.
 5 Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức 
tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách 
máy móc.
- Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không 
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa 
gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả 
năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
b. Ưu điểm với giáo viên
- Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu 
hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước 
đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
+ Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên 
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am 
hiểu về những kiến thức liên môn đó.
+ Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên 
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng 
hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối 
hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
- Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên 
trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng 
bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát 
triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy 
học kiến thức liên môn, tích hợp. 
7.1.3.2. Ý nghĩa của dạy học tích hợp theo chủ đề
- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự 
chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm).
- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến 
trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập 
thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin); suy luận, 
áp dụng thực tiễn.
 7 năng và phương pháp của các môn học; tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại ở các nội 
dung ở các môn học.
 7.1.4. Thiết bị dạy học và học liệu bổ trợ
 7.1.4.1. Thiết bị dạy học
 a. Giáo viên
 - Máy vi tính, máy chiếu
 - Bản đồ tư duy
 - Giấy A0, bút dạ để học sinh thảo luận
 - Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho học sinh
 - Các phiếu đánh giá dự án 
 b. Học sinh
 - Bút màu, giấy A0 để vẽ bản đồ tư duy
 - Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án.
 - Tranh ảnh có liên quan đến nội dung của dự án là về môi trường địa phương.
 - Máy vi tính, máy quay.
 c. Các phần mềm ứng dụng CNTT
 - Phần mềm Microsoft Word
 - Phần mềm Microsoft PowerPoint
 - Phần mềm vẽ bản đồ tư duy
 7.1.4.2. Học liệu
 a. Tư liệu tham khảo
 - Sách giáo khoa, Địa Lý 10,11,12
 - Sách giáo khoa Hóa học 11, 12
 - Sách giáo khoa Sinh học 12
 - Sách giáo khoa Vật lí 12
 - Sách giáo khoa Công nghệ 10
 - Sách giáo GDCD 11.
 * Các trang mạng
- Website: truonghocketnoi.edu.vn
- Trang web: www.vinhphuc.gov.vn.
- Trang web: www.moste.gov.vn.
b. Thông tin trợ giúp giáo viên thực hiện dự án
 9 - Môi trường nhân tạo bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và 
chịu sự chi phối của con người (nhà ở, nhà máy, thành phố)
7.1.5.3. Tác động của con người đến môi trường tự nhiên
a. Tác động của con người làm suy thoái MT tự nhiên
 Thiên nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan bao quanh con người 
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
Theo nghĩa này thì con người và xã hội loài người là những bộ phận không thể tách rời 
với thế giới tự nhiên. Trong lịch sử con người đã trải qua nhiều giai đoạn và tác động 
vào tự nhiên ngày càng lớn làm biến đổi sâu sắc MT tự nhiên. Cụ thể: 
Hái lượm -> Săn bắt, đánh cá -> Chăn thả -> Nông nghiệp -> Công nghiệp hóa -> Đô 
thị hóa -> Hậu công nghiệp
 Quan hệ giữa con người và thiên nhiên là quan hệ qua lại, tác động tương hỗ. Ở 
thời kì đầu, con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu là lao động sống, với công cụ 
thô sơ, sản phẩm làm ra chưa lớn chưa nảy sinh những vấn đề về môi trường sống. 
Cùng với những tiến bộ về khoa học và công nghệ, tác động của con người vào thế 
giới tự nhiên mạnh mẽ hơn, làm cho thiên nhiên chịu nhiều tổn thất và có những phản 
ứng trở lại làm vô hiệu hóa tác động của con người và gây nên nhiều hậu quả mà con 
người đang phải gánh chịu. Mặt khác, do con người làm ô nhiễm môi trường sinh sống 
và môi trường sản xuất, nên ngoài thiếu thức ăn, thiếu mặc, con người còn thiếu cả 
MT trong lành và nhiều khi phải trả giá bằng sinh mạng.
 Con người đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục 
vụ cho việc sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Thiên nhiên 
là nguồn cung cấp mọi nguồn tài nguyên cần thiết. Nó cung cấp nguồn vật liệu, năng 
lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất của con người.
 Con người là một sinh vật, một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái với số lượng 
ngày càng lớn, lại có nhiều đặc tính nổi trội so với các sinh vật khác, đặc biệt được sự 
hỗ trợ của khoa học và công nghệ, vì vậy những tác động của con người lên các HST 
trong thời đại hiện nay là rất lớn và sâu rộng. Con người là một trong các thành phần 
của sinh quyển nói chung và HST nói riêng. Do dân số tăng quá nhanhđã gây ra sự 
biến đổi MT, làm thay đổi chức năng HST, một số HST bị phá hủy hoàn toàn về cấu 
trúc dinh dưỡng, dòng năng lượng và chu trình vật chất ở cả phạm vi địa phương và 
toàn cầu, ví dụ sự gia tăng CO 2 trong khí quyển, mưa axit làm thay đổi chu trình vật 
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_day_h.doc
  • docBIA NGOÀI.doc
  • docDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SKKN.doc
  • docĐơn.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docPhieu dang ky SKKN.doc