SKKN Sử dụng một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống vào dạy một số bài vật lý ở trường THPT nhằm khơi dậy tính tò mò, sự hứng thú và lòng đam mê của học sinh đối với môn học

SKKN Sử dụng một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống vào dạy một số bài vật lý ở trường THPT nhằm khơi dậy tính tò mò, sự hứng thú và lòng đam mê của học sinh đối với môn học

Vật lý là môn học được coi là môn khó học và khó hiểu đối với học sinh phổ thông nói chung và học sinh THPT nói riêng, vì vậy việc để học sinh yêu thích môn học là rất ít, chỉ có những học sinh đam mê yêu thích môn vật lý thực sự thì mới giác ngộ hết được sự hấp dẫn của môn học. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc tạo một hứng thú cho học sinh để theo học môn vật lý là điều rất quan trọng. Mặt khác trong xu thế của giáo dục hiện nay là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập. Từ đó tôi thấy hoạt động khởi động trong mỗi tiết học, bài học hoặc chủ đề dạy – học của môn vật lý là cực kỳ quan trọng, nó sẽ quyết định chất lượng của buổi học, kích thích hứng thú của học sinh đối với môn học. Vì vậy tôi đã tìm tòi, siêu tầm các hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức vật lý để đưa vào hoạt động khởi động trong mỗi buổi học là cho học sinh có hứng thú, có niềm tin vào khoa học và môn học, tăng thêm sự đam mê môn học trong lòng học sinh, từ đó thu hút được nhiều học sinh học môn vật lý hơn.

doc 18 trang thuychi01 5801
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống vào dạy một số bài vật lý ở trường THPT nhằm khơi dậy tính tò mò, sự hứng thú và lòng đam mê của học sinh đối với môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU....................2
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu...2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm....3
2.2.Thực trạng vấn đề.....4
2.3. Những giải pháp và cách tổ chức thực hiện sáng kiếm kinh nghiệm..5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.....9
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.17
3.1. Kết luận.17
3.2. Đề xuất..17
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Vật lý là môn học được coi là môn khó học và khó hiểu đối với học sinh phổ thông nói chung và học sinh THPT nói riêng, vì vậy việc để học sinh yêu thích môn học là rất ít, chỉ có những học sinh đam mê yêu thích môn vật lý thực sự thì mới giác ngộ hết được sự hấp dẫn của môn học. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc tạo một hứng thú cho học sinh để theo học môn vật lý là điều rất quan trọng. Mặt khác trong xu thế của giáo dục hiện nay là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập. Từ đó tôi thấy hoạt động khởi động trong mỗi tiết học, bài học hoặc chủ đề dạy – học của môn vật lý là cực kỳ quan trọng, nó sẽ quyết định chất lượng của buổi học, kích thích hứng thú của học sinh đối với môn học. Vì vậy tôi đã tìm tòi, siêu tầm các hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức vật lý để đưa vào hoạt động khởi động trong mỗi buổi học là cho học sinh có hứng thú, có niềm tin vào khoa học và môn học, tăng thêm sự đam mê môn học trong lòng học sinh, từ đó thu hút được nhiều học sinh học môn vật lý hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THPT, thu hút được nhiều học sinh đam mê môn học. Để môn vật lý đi sâu vào cuộc sống, gần gủi với học sinh và cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong nhân dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu tài liệu.
 - Qua các tiết thực nghiệm trên lớp
 - Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học tập của học sinh.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận
 Theo Nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện, thành lập nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học.
 Và thông qua hoạt động khởi động trong dạy học ở trường THPT, người giáo viên phải có kĩ năng thu thập tài liệu, kiến thức, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến môn học và vận dụng tốt thì chất lượng tiết dạy mới có hiệu quả cao.
 Như chúng ta đã biết, cùng với xu thế phát triển của thời đại như hiện nay, đòi hỏi mỗi người phải có trình độ kiến thức nhất định và kỹ năng sống tổng hợp. Do vậy, việc học tập là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Qua đó trách nhiệm của người giáo viên càng được nâng cao.
 Và ta cũng thường nghe nói “Dạy học là một nghệ thuật”, đã nói là “nghệ thuật” thì bằng mọi cách người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, tùy theo nội dung của từng tiết học mà giáo viên viên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn và từng đối tượng học sinh. Không những thế giáo viên còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp và tư duy độc lập, sáng tạo
 Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không thì việc tạo ra cho học sinh một động lực, hứng thú tư duy, tìm tòi sáng tạo là điều hết sức quan trọng.
Theo bản thân tôi nhận thức: mục tiêu đào tạo là cái đích mà giáo dục phải đạt đến. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo mà định ra chương trình, nội dung giáo dục và điều quan trọng là định ra phương pháp giáo dục. Một phương pháp giáo dục có một sản phẩm giáo dục tương ứng. Nhiệm vụ của mỗi thầy giáo, cô giáo hôm nay là phải làm thế nào để giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn trên cơ sở hoạt động học tập của chính các em dưới sự hướng dẫn của thầy để từ đó giáo dục cho các em tính độc lập suy nghĩ, tính sáng tạo, có đủ bản lĩnh để đi vào các lĩnh vực của cuộc sống.
Chúng ta đã được nghe nhiều về dạy học tích cực . Vậy dạy học tích cực là gì? Theo tôi dạy học chỉ trở thành tích cực khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết về một vấn đề gì đó.... và khi người học sử dụng mọi biện pháp để hiểu về vấn đề đó, vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống của mình có kết quả. Điều quan trọng là ở chỗ làm thế nào để học sinh có nhu cầu hiểu biết, muốn hiểu biết và làm thế nào để biết thì đó là công việc của mỗi một giáo viên. Vì vậy mới có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Người thầy phải bằng mọi cách để cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, được đưa ra chính kiến của mình trong quá trình học tập.  
Với phạm vi bài viết này tôi xin trao đổi với các đồng nghiệp một phần rất nhỏ trong một bài dạy đó là hoạt động “khởi động” để tạo ra sự thoải mái, sự mâu thuẩn, nhu cầu tìm hiểu kiến thức và đặc biệt là niêm vui sự hứng thú trước khi bước vào bài học.
2.2. Thực trạng
- Hiện nay đa phần các giáo viên vẫn dạy theo kiểu cổ điển là truyền thụ tri thức, cũng có đổi mới nhưng chưa nhiều, vì một thực tế là học sinh học để lấy kiến thức thi ĐH, CĐ. Bên cạnh đó đề thi vẫn nặng về kiến thức chưa có nhiều đổi mới hình thức ra đề vì vậy việc đổi mới phương pháp cũng rất khó khăn, nếu đổi mới đúng theo xu thể hiện tại thì kết quả học sinh thi ĐH, CĐ không đảm bảo. Do đó HS vẫn bị động trong quá trình học tập và dẫn đến việc nhàm chán, không chủ động tìm tòi sáng tạo làm mất hứng thú học tập cho HS. 
- Để đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và sự đổi mới của giáo dục hiện tại thì người giáo viên cần phải thay đổi tư duy dạy học và đặc biệt phải liên hệ được kiến thức môn học vào thực tế để tạo niềm tin, hứng thú và đam mê cho HS đối với môn học. Vì vậy người hướng dẫn cần phải biên soạn, tìm tòi các hiện tượng vật lý thực tiễn cuộc sống gần gũi với học sinh và gắn liền với học sinh đưa vào bài dạy một cách hợp lý, đặc biệt là hoạt động khởi động trước khi vào bài học để tạo niềm tin, sự hứng thú và khơi dạy lòng đam mê của học sinh đối với bộ môn vật lý. 
- Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị .
- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh
- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học tập: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ
- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (giáo viên và học sinh) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau.
- Hoạt động khởi động trong dạy bài mới, củng cố bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực.
- Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm.
- Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
 - Với đặc thù môn học, Vật lý có nhiều nội dung kiến thức nên học sinh không nhớ nổi toàn bộ kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc 
Chính vì vậy để học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên phải có kiến thức tổng hợp, siêu tầm được nhiều tài liệu hỗ trợ trong quá trình dạy học và đặc biệt phải gây được ấn tượng cho học sinh khi tiếp thu kiến thức mới thì học sinh mới khắc sâu được kiến thức, hứng thú trong học tập, tò mò trong nghiên cứu tìm tòi, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
2.3. Giải pháp và cách tổ chức thực hiện:
Ví dụ 1. ? Vì sao dùng đòn gánh đồ vật lại đỡ tốn sức.
- Khi dùng câu hỏi này có thể khởi động vào bài học về “ Lực đàn hồi”
- Khi vận chuyển đồ vật đi xa dùng tay xách hay mang vác đều không tiết kiệm sức bằng dùng đòn gánh. Nhất là khi dùng đòn gánh nhún lên nhún xuống, người gánh cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vì sao lại như vậy?
Vốn là đòn gánh có tính đàn hồi, sau khi hai đầu vật nặng, nó hơi cong xuống dưới. Khi người gánh di chuyển về phía trước, thân người lúc nhô cao lúc xuống thấp đòn gánh cũng có lúc nhanh lúc thẳng. Nếu quan sát kĩ ta sẽ thấy bước đi của người gánh và chuyển động lên xuống của đòn gánh đều có tiết tấu. Khi đòn gánh biến thành cong thì vật nặng ở hai đầu chĩu xuống, đòn gánh ép lên vai người gánh, khi đòn gánh trở lại thẳng vật nặng ở hai đầu nhô lên áp lực của đòn lên vai người hầu như biến thành không. Nếu khi gánh người ta bước đi của mình sao cho khi đòn gánh nhô lên phía trên thì người gánh cũng vừa bước về phía trước, khi đòn gánh ép xuống dưới thì hai bàn chân người gánh cũng đồng thời tiếp xúc với đất, vật năng không cản trở bước đi mà người vẫn có thể đỡ được vật năng. Chính điều này làm cho người ta khi gánh đỡ tốn sức hơn nhiều.
Nếu quan sát kĩ hơn ta còn phát hiện ra rằng người gánh thường dùng hai tay kéo vật nặng vào phía trong, đây là một cách để người gánh đỡ tốn sức. Nếu người gánh không dùng hai tay kéo giữ thì toàn bộ trọng lực của hai vật gánh sẽ ép lên vai, diện tích tiếp xúc giữa đòn gánh và vai sẽ rất nhỏ phần vai chịu độ nén rất lớn trong một thời gian dài sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nếu người gánh dùng hai tay kéo giữ vật nặng vào phía trong, cánh tay sẽ chịu một phần trọng lực của vật gánh. Do đó giảm bớt áp lực lên vai, người gánh cảm thầy dễ chịu hơn.
Ví dụ 2. Khi ném tạ, góc tối ưu có phải là 45 độ không?
- Khi dùng câu hỏi này có thể khởi động vào bài học về “ Chuyển động của vật bị ném”
 Thường nghe người ta nói muốn ném tạ đi được xa, góc khi quả tạ rời khỏi tay nên tạo với mặt phẳng bằng là 45 độ thế nhưng vận động viên có kinh nghiệm lại phát hiện góc đẩy tốt nhất phải nhỏ hơn 45 độ một chút vì sao vậy?
 Sự thực có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cự li xa gần khi đẩy tạ, ngoài việc góc đẩy tạ khi rời khỏi tay lớn hay nhỏ còn liên quan tới tốc độ quả tạ khi rời tay, lực cản của không khí và chiều cao của người đẩy tạ. Nói một cách chính xác phải xem xét kĩ các nhân tố mới có thể tìm ra góc đẩy tối ưu. Nói như vậy nghĩa là mỗi người có một góc đẩy tạ khác nhau. Qua thử nghiệm đã chứng minh được rằng thể tích quả tạ không lớn, trọng lực lại không nhỏ nên có thể bỏ qua lực cản của không khí. Như vậy mỗi vận động viên có thể căn cứ vào tốc độ quả tạ khi rời khỏi tay và độ cao khi rời khỏi tay để tìm được góc đẩy tạ tối ưu.
Nếu độ cao khi quả tạ rời khỏi tay bằng 0 nghĩa là quả tạ được đẩy đi từ mặt đất vào một thời gian nhất định của tốc độ ban đầu nếu muốn quả tạ đẩy đi với cự li xa nhất thì góc đẩy tối ưu là 45 độ loại tình huống này thường không xảy ra nhưng nó có một tình huống giới hạn. Nói chung chiều cao của vận động viên đều khá lớn nên phần lớn độ cao khi quả tạ rời tay đều từ 1,8-2m, sau khi tính tới độ cao với cùng một tốc độ khi rời tay thì góc đẩy tốt nhất ở trong khoảng 40 độ-43 độ.
Ví dụ 3. Vì sao diều có thể bay trên trời?
- Khi dùng câu hỏi này có thể khởi động vào bài học về “ áp lực của chất khí”
 Vào ngày thời tiết thuận tiện ta có thể thả diều. Vì sao diều có thể bay lên được bạn đã chú ý đến điều này chưa?
Nói chung con diều phải đón gió mới có thể bay lên được và mặt diều phải nghiêng xuống dưới hai điểm này là then chốt để diều bay lên. Vào lúc diều đưa mặt ra đón gió, không khí thổi vào mặt diều do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều. Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột áp lực sẽ tăng lên đột ngột. Bởi vì mặt diều nghiêng xuống dưới nên áp lực gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của cái diều rất nhiều nên đã đẩy cái diều bay lên. Vào lúc gió quá nhỏ để tăng tốc độ đón gió người ta thường vừa chạy vừa thả diều nhằm tăng thêm áp lực của gió đối với diều.
Cái diều khi bay lên trời có lúc lắc qua lắc lại và có lúc như lộn đầu xuống dưới đất. Làm thế nào để con diều bay được ổn định. Có thể đính vào cuối diều một số tua hay dải dây. Nhìn từ góc độ vật lí thì làm như vậy để điều chình trọng tâm của diều hướng xuống dưới và như vậy khi cái diều nghiêng quá thì trọng lực sẽ làm nó khôi phục lại vị trí vốn có. Ngoài ảnh hưởng của trọng tâm đối với sự cân bằng của con diều thì hình dáng và tỉ lệ các bộ phận của nó cũng như hướng gió đều là những nhân tố không thể xem thường.
Ví dụ 4. Vì sao đi xe đạp lại đỡ tốn sức hơn đi bộ?
- Khi dùng câu hỏi này có thể khởi động vào bài học về “ Lực ma sát”
Những người biết đi xe đạp đều có kinh nghiệm như sau: trên mặt đường thẳng cùng thời gian như nhau đi một đoạn đường dài thì đi xe đạp đỡ tốn sức hơn đi bộ nhiều. Vì sao vậy?
Cái gọi là đỡ tốn sức chỉ là năng lượng tiêu hao của thân người giảm nhỏ. Theo tính toán một xe đạp tốt vận hành với tốc độ trên mặt đường phẳng bằng thì phải dùng 1N để khắc phục ma sát giữa xe và trục. Để duy trì sự chuyển động không ngừng của bánh xe cần bỏ thêm 2N để khắc phục ma sát với mặt đất. Đi xe ngược hướng gió cũng gặp lực cản, nếu tốc độ xe là 24km/h thì sức cản ngược hướng gió là 9N căn cứ vào đó thì cứ 1km ta phải tiêu hao một năng lương là 12000J.
Nếu đi bộ năng lương tiêu hao còn lớn hơn theo phương pháp tương tự tính ra đương khi đi bộ trọng tâm của than người không ngừng nhô lên tụt xuống, cứ đi một bước tương đương với người nhảy cao lên với phương thẳng đứng một lần. Độ cao đó vào khoảng 15cm. Đối với người có trọng lực 700N thì ứng với mỗi bước lớn nhất 100J năng lượng để nhấc mình lên. Khi bàn chân chạm vào mặt đất thì năng lượng đó một phần mất đi qua việc tạo thành âm thanh và phát nhiệt khi ma sát với mặt đất. Nói chung cứ 1km con người mất 900 bước, năng lượng tiêu hao lên đến 90000J chỉ riêng điều này đã khiến năng lượng đi bộ gấp 8 lần so với việc đi xe đạp. Thế nhưng vẫn còn có sức cản của gió, khoản năng lượng tiêu hao không đáng kể.
Hai khoản tiêu hao này cũng chưa phải là đáng kể mà còn một khoản tiêu hao tiềm ẩn lại rất lớn. Xét về mặt vật lí thì con người cũng như là một bộ máy. Khi con người đi lại thì các bộ phận của cỗ máy đó cũng hoạt động tương ứng với nhau. Ví dụ như các khớp xương sẽ vận động không ngừng co vào duỗi ra, tim phổi và các bộ phận khác cũng gia tăng hoạt động. Điều này khiến cho ma sát bên trong tăng mạnh. Ngoài ra lượng bài tiết mồ hôi tăng thêm và nhiệt lượng bức xạ của thân người tăng. Sự tiêu hao này không hể tính được. Nhưng ước chừng vào khoảng 260000J là lượng năng lượng con người mất đi khi con người đi được 1km. Lượng năng lượng này gấp 20lần so với đi xe đạp. Điều này cho thấy rằng năng lượng do ma sát là nguyên nhân chủ yếu cho thấy việc đi bộ tốn sức hơn đi xe đạp.
Ví dụ 5. Vì sao vòng xoáy của nước nói chung là xoay theo một hướng?
Đây là hiện tượng rất kì lạ, khi xả nước vào bồn tắm bạn sẽ thấy ở vùng gần nơi nước chảy xuống, vòng xoáy của nước nói chung là xoay ngược chiều kim đồng hồ. Nếu bạn dùng tay làm nước xoáy theo chiều kim đồng hồ một lúc, nó sẽ xoay chậm dần một lúc sau lại xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Chẳng lẽ nước lại có tính nết kì quặc như vậy? Không phải đâu, nói ra có thể bạn không tin nhưng đó là do trái đất tự quay giở trò đấy. Ngay từ hơn 150 năm trước một nhà vật lí học người Pháp tên là Coriolis đã chú ý đến hiện tượng này. Thuở ấy ông đang dạy học ở Học viện công nghệ Pháp, một dịp ngẫu nhiên đã khiến ông bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của vật thể trên bề mặt vật quay. Trái đất là một vật quay lớn, cứ 24 giờ nó lại quay một vòng. Tại một điểm trên xích đạo, một ngày đã chuyển động 40.000 km, tốc độ hướng về đông vào khoảng 0,46 m/s, nhưng ở Bắc Kinh một ngày chỉ cần chuyển động 30.000 km, tốc độ hướng đông vào khoảng 0,35 m/s. Như vậy, những vật thể ở Bắc bán cầu Trái Đất nếu vị trí càng gần phía nam thì theo sự quay của Trái Đất, tốc độ sẽ càng lớn. Nếu có một dòng nước từ Nam chảy về Bắc, nó sẽ vì quán tính mà duy trì tốc độ hướng đông tương đối nhanh mà lệch về phía đông, còn nếu từ Bắc chảy về Nam thì tốc độ hướng đông vốn có tương đối nhỏ, nó sẽ lệch về phía Tây, giống như ai đó đang đẩy chúng. Khi nước từ bốn phía chảy tới thì nước từ nam chảy tới bắc sẽ lệch về phía đông, nước chảy từ phía bắc chảy về phía nam sẽ lệch về hướng tây và chảy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng tình hình ở trên, ở nam bán cầu sẽ ngược lại hoàn toàn.
Coriolis đã chú ý đến hiện tượng đó trước tiên và đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống từ lí luận tới thực nghiệm, người đời sau gọi loại lực làm hình thành vòng xoáy là lực Coriolis.
Trong bồn tắm,chậu rửa tay vòng xoáy không dễ dàng làm người ta chú ý, bạn đừng vì thế mà cho rằng lực Coriolis ảnh hưởng đối với đời sống con người không lớn. Ở bắc bán cầu bờ song bên phải của sông ngòi bị bào mòn tương đối lớn, đó là vì lực Coriolis đẩy nước sông chảy theo hướng ngang. Cũng như vậy, khi xe lửa từ hướng nam chạy tới hướng bắc nói chung cũng va đập tương đối mạnh vào mặt phải đường sắt. Khi nghiên cứu bắn pháo và phóng vệ tinh cũng phải xem xét tới ảnh hưởng của lực Coriolis. Lực Coriolis cũng ảnh hưởng đến sự chuyển động của không khí trên trái đất, chính là do nó mới sinh ra dòng không khí xoáy với năng lượng rất lớn, trong đó gió xoáy là một loại. Gió xoáy là một đại lực sĩ, nó có thể làm đổ nhà đổ cây và còn có thể cuốn những vật ở trên bề mặt trái đất lên không trung, mỗi năm gây tổn thất tới hàng tỷ, hàng chục tỉ đô la Mỹ. Năm 1978 gió xoáy tập kích vào Tolago tốc độ gió đạt tới 52 m/s, tốc độ ở trung tâm vòng không khí xoáy bằng và xấp xỉ vận tốc âm thanh. Một trong những tác dụng phá hoại của gió xoáy là lực hút của nó, mà nguồn gốc của lực hút này là do sự chuyển động xoáy với tốc độ cao của nó, mà hung thủ tạo thành loại chuyển động xoáy này là lực Coriolis. Có thể thấy, nếu như lực Coriolis lúc bình thường không được người ta chú ý, một khi nổi giận lại nguy hại rất lớn.
Ví dụ 6. Vì sao người có thể nói được?
- Khi dùng câu hỏi này có thể khởi động vào bài học về “ âm thanh”
Bạn đã thổi kèn rồi chứ? Kèn làm sao phát ra được âm thanh? Khi bạn thổi kèn thì dòng không khí được thổi vào từ khoang miệng, rồi đi qua làm rung động trên miệng kèn, làm cho “lam rung” rung mà phát ra âm thanh. Vì vậy nguồn âm để kèn phát ra âm thanh là lam rung. Âm thanh mà lam rung phát ra rất nhỏ và cũng rất đơn điệu. Để cho âm thanh to lên, phải lắp thêm một khoang cộng hưởng, đó chính là ống kèn. Nhờ có sự giúp đỡ của ống kèn, âm thanh của kèn không những to lên mà còn phong phú thêm ra nhiều.
Người nói cũng rất giống kèn phát ra âm thanh. Nguồn âm để người nói là một đôi thanh đới, nó giống như hai cái quạt đặt ở họng. Khi người ta nói, khí từ phổi đi ra qua mối nối hẹp trung gian của thanh đới, thanh đới sẽ theo dòng khí mà rung động để phát ra âm thanh. Khi bạn nói to, nếu bạn dùng tay sờ vào cổ họng bạn sẽ cảm thấy sự rung động của thanh đới.
Âm thanh do thanh đới phát ra tuy rõ ràng nhưng vô cùng yếu ớt và cũng rất đơn điệu nên cần phải có sự giúp đỡ của khoang cộng hưởng mới có thể làm cho tiếng nói trở nên to và phong phú.
Xung quanh thanh đới, ở phần đầu và ngực người có nhiều khoảng rỗng lớn nhỏ như khoang yết hầu, khoang cổ họng, khoang miệng, xoang mũi, xoang đầu, khoang ngực, v.v Khi dòng khí kích thích thanh đới rung động thì những khoang rỗng này cũng đồng thời rung động với độ khác nhau, chúng giống như ống kèn, không những phóng to âm thanh lên mà còn làm âm thanh vừa có âm sắc riêng vừa phong phú nhiều vẻ.
Nếu chỉ phát ra âm thì chưa thể hình thành lời nói. Muốn nói được phải phát ra được từng chữ một đó là cách “phát trọng âm” thường nói. Khi phát trọng âm thì môi tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_hien_tuong_trong_thuc_tien_cuoc_song_vao.doc