SKKN Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3 – Chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội
Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Cho nên mọi hoạt động giáo dục đều hướng đến một mục đích lớn là đào tạo con người thành công dân ưu tú trong xã hội - khi mà người học thật sự nhập. Sự thành công của sự nghiệp giáo dục, vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của mô hình giáo dục trong nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối mà giáo dục hướng đến. Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận xã hội trong nhà trường là chuẩn bị nền tảng để con người trong tương lai người học trở nên sắc sảo và cá tính, hiệu quả và hữu ích một cách tối đa nhất. Nhưng việc dạy ôn thi THPT QG chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội hiện nay ở THPT còn nhiều hạn chế. Thứ nhất số tiết làm văn trong chương trình quá ít, thứ hai về phương pháp dạy học rất nhiều GV chưa phân biệt được phương pháp dạy nghị luận văn học với phương pháp dạy nghị luận xã hội. Sở dĩ có những hiện tượng trên một phần là do hiện nay việc nghiên cứu về phương pháp dạy học chuyên đề nghị luận xã hội cho HS chưa được chú trọng, vì thế dạy chuyên đề nghị luận xã hội trở thành mảnh đất quen mà lạ đối với GV và HS. Sáng kiến của chúng tôi ra đời nhằm góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ sự bế tắc đó của việc nghiên cứu giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội cho HS lớp 12 ôn thi THPT QG trong nhà trường THPT hiện nay.
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Cho nên mọi hoạt động giáo dục đều hướng đến một mục đích lớn là đào tạo con người thành công dân ưu tú trong xã hội - khi mà người học thật sự nhập. Sự thành công của sự nghiệp giáo dục, vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của mô hình giáo dục trong nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối mà giáo dục hướng đến. Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận xã hội trong nhà trường là chuẩn bị nền tảng để con người trong tương lai người học trở nên sắc sảo và cá tính, hiệu quả và hữu ích một cách tối đa nhất. Nhưng việc dạy ôn thi THPT QG chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội hiện nay ở THPT còn nhiều hạn chế. Thứ nhất số tiết làm văn trong chương trình quá ít, thứ hai về phương pháp dạy học rất nhiều GV chưa phân biệt được phương pháp dạy nghị luận văn học với phương pháp dạy nghị luận xã hội. Sở dĩ có những hiện tượng trên một phần là do hiện nay việc nghiên cứu về phương pháp dạy học chuyên đề nghị luận xã hội cho HS chưa được chú trọng, vì thế dạy chuyên đề nghị luận xã hội trở thành mảnh đất quen mà lạ đối với GV và HS. Sáng kiến của chúng tôi ra đời nhằm góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ sự bế tắc đó của việc nghiên cứu giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội cho HS lớp 12 ôn thi THPT QG trong nhà trường THPT hiện nay. 1.2 Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu về thực trạng ôn thi THPT QG phần làm văn nghị luận xã hội trong nhà trường từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG tại trường THPT Thạch Thành 3. Mục đích thúc đẩy phong trào dạy và học trong nhà trường. Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng tới áp dụng một số giải pháp dạy bồi dưỡng chuyên đề nghị luận xã hội cho HS lớp 12 trường THPT Thạch Thành 3 một cách hiệu quả. Chúng tôi đã khảo sát, đánh giá tính khoa học của tri thức “nghị luận xã hội” trong SGK Ngữ văn hiện hành. Thông qua đưa ra cách nhìn toàn diện về phương pháp dạy phần nghị luận xã hội, nhận diện đúng khó khăn và thuận lợi của việc dạy phần nghị luận xã hội cho học sinh. Khẳng định tầm quan trọng của phần nghị luận xã hội trong môn Ngữ văn nhà trường THPT. Mục đích lớn nhất của đề tài chúng tôi là áp dụng được giải pháp. Qua đó giúp cho giáo viên và HS THPT hiểu rõ hơn về nội dung của chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác ôn thi THPT QG. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về phương pháp tiếp cận và dạy ôn thi THPT QG phần làm văn ở trường THPT. Cụ thể là chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT thông qua phương thức Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3–chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội. Sau đó xây dựng một giáo án thực nghiệm. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3–chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội.” Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học và dạy học phần làm văn nghị luận xã hội từ trước đến nay. Cụ thể chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây. Phương pháp thống kê- Phương pháp tổng hợp- phân tích Phương pháp so sánh- đối chiếu- Phương pháp liên ngành 1.5 Những điểm mới của sáng kiến Nghị luận xã hội là câu chiếm tỉ lệ 2/10 điểm trong kì thi THPT QG. Qua tình hình thực tiễn, dạng câu hỏi này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa lựa chọn đưa vào đề thi THPT QG. Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng xuất hiện trong kì thi HSG và Olympic truyền thống 30/4 tổ chức tại các trường THPT hay kì thi chọn học sinh giỏi khu vực Duyên hải Bắc Bộ. - Trên thực tế, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 - lớp 12 chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về hai kiểu dạng: nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống, trong khi đề thi THPT QG lại rất phong phú về kiểu dạng. HS đang viết một bài văn nghị luận xã hội nay chuyển sang viết một đoạn văn khoảng 200 chữ. Chính vì thế, sáng kiến sẽ cung cấp các kiểu dạng nghị luận xã hội mới cũng như cách nhận diện và triển khai từng đoạn văn. Qua đó giúp giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo, ứng dụng vào quá trình ôn luyện để đạt kết quả cao hơn. - Sáng kiến định hướng người dạy có thể đánh thức đam mê, khơi dậy tiềm năng ở học sinh. Đồng thời định hướng cho các em thói quen tích lũy kiến thức và vốn sống, tăng cường sự trải nghiệm, rèn luyện khả năng lập luận, phản biện để tìm ra chân lí, sống tốt hơn. - Sáng kiến đưa ra những giải pháp thiết thực, giúp giáo viên không bị lúng túng khi dạy chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội. Sáng kiến là chìa khóa định hướng cho giáo viên cần chuẩn bị những gì? làm như thế nào? Góp phần hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, giúp học sinh lớp 12 ôn thi THPT QG nói riêng học sinh THPT nói chung học tốt hơn chuyên đề này. - Sáng kiến đề xuất những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là phối hợp với những thầy cô hiện đang giảng dạy ở một số tỉnh phía Bắc. - Sáng kiến còn cung cấp hệ thống đề theo các kiểu dạng để giáo viên cho học sinh ôn luyện. - Học sinh có cái nhìn tổng quát về câu nghị luận xã hội, không mơ hồ, lo lắng trước mỗi đề thi. Học sinh rèn được cách tư duy trước mỗi kiểu dạng, rèn kĩ năng viết ĐV. Từ đó, học sinh tự tin hơn khi tham gia kì thi THPT QG. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài Bàn về chuyện dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay đã khó nói đến chuyện ôn thi THPT QG môn văn lại càng khó hơn.Với tôi người thầy phát hiện và bồi dưỡng HS cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón nâng niu. Đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, sự thay đổi tiết trời, sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc cây không trổ bông. Đồng nghiệp nói với tôi rằng giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở PT tôi không nghĩ như vậy. Với tôi người thầy dạy văn trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến đổi chất Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng tri thức văn hoá nói chung được bồi đắp theo năm tháng gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân đã làm nên hồn văn ở HS. Thiết nghĩ việc ôn thi THPT QG nếu được đầu tư một cách thích đáng và tiến hành bài bản kết quả sẽ khả quan hơn. Kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. 2.2Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài 2.2.1 Thực trạng Như chúng ta đã biết trường THPT Thạch Thành III là một trong tổng số 105 trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa, huyện Thạch Thành một trong 23 huyện Miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân trí còn thấp nên việc giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề vận động học sinh đi học đã khó, khó hơn là làm sao cho học sinh say mê học, đặc biệt là học môn văn. Trường THPT Thạch Thành III là trường mới, đối tượng học sinh chủ yếu ở xã vùng 135 trong đó có 3 xã Thành Tân, Thành Công, Thành Minh thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đội ngũ giáo viên mới ra trường tuổi đời còn non trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nên vấn đề dạy và học là một vấn đề còn nan giải, đặc biệt là dạy ôn thi THPT QG phần nghị luận xã hội là điều rất khó đối với giáo viên dạy văn vì lâu nay trong tiềm thức của các em xem phần nghị luận xã hội là khó. Cho nên đã dẫn đến trong những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn không nhiều, đa số các em ngại học văn, thờ ơ với môn Ngữ văn cho nên dẫn đến học sinh thi môn ngữ văn chưa đạt kết quả cao đặc biệt là phần nghị luận xã hội. Xuất phát từ tình hình khó khăn nói trên tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học văn của tác giả Phan Trọng Luận [4]. Trong cuốn sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lý thuyết khá hệ thống tuy nhiên tác giả mới giải quyết vấn đề ở góc độ vĩ mô chung cho tất cả các cấp học. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3–chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội” để nghiên cứu và cũng là góp thêm một tiếng nói tâm huyết vào hoạt động ôn thi THPT QG môn Ngữ văn chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. 2.2.2 Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những giải pháp về bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề nghị luận xã hội. Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ áp dụng những giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn chuyên đề nghị luận xã hội. Trong đó xây dựng hệ thống các dạng đề dựa trên những phương pháp dạy phần làm văn nghị luận xã hội nhằm giúp học sinh làm văn có hiệu quả. Sau đó tiến hành dạy thử để đánh giá được hiệu quả khi sử dụng những giải pháp này.(Bảng kết quả đặt cùng với bảng kết quả thực nghiệm) 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết đề tài 2.3.1 Một số cơ sở lí thuyết và thực tiễn khí Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3–chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội 2.3.1.1 Giúp học sinh nắm chắc cấu trúc đề thi THPT QG Qua việc khảo sát, phân tích đề thi THPT QG môn Ngữ văn trong khoảng 10 năm gần đây, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức rõ các vấn đề cơ bản sau: * Về cấu trúc Đề thi THPT QG môn Ngữ văn gồm 02 phần: phần 1. Đọc hiểu gồm 4 câu hỏi: phần 2. Làm văn gồm 2 câu, 01 câu nghị luận xã hội và 02 câu nghị luận văn học. Trong đó, câu nghị luận xã hội chiếm số điểm là 2/10 điểm và câu nghị luận văn học chiếm số điểm là 5/10 điểm. Về cấu trúc đề thi không thay đổi nhưng mức độ đề thì tùy thuộc quy mô của từng kì thi để có yêu cầu phù hợp. Qua cấu trúc đề thi này, giáo viên cần phân tích kĩ để các em định hình rõ ràng trong quá trình ôn luyện. * Về kiến thức, kĩ năng - Kiến thức xã hội là kiến thức tổng hợp, liên môn. Nó bao gồm các kiến thức về xã hội, thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là những vấn đề mới, đang được xã hội quan tâm. Hoặc cũng có thể là những vấn đề quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều giá trị trong cuộc sống hôm nay. - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần, kết hợp các thao tác, các kiểu đoạn văn, sử dụng dẫn chứng hợp lí. * Về thời lượng làm bài - Nhìn chung, học sinh làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút. Đây là điểm giáo viên cần phân tích rõ để định hướng ôn luyện cho HS một cách khoa học và hiệu quả. Giáo viên rèn cho HS cách làm câu viết ĐV nghị luận xã hội trong thời gian phù hợp, tránh việc tốn quá nhiều thời gian cho câu này mà làm hời hợt câu nghị luận văn học (5,0 điểm). Chúng tôi thường rèn cho HS viết câu nghị luận xã hội trong khoảng 30 - 45 phút/120 phút. * Về đáp án và biểu điểm Trong những năm gần đây, đề thi THPT QG đều hướng đến dạng đề mở nên đáp án cũng được xây dựng theo hướng mở, HS có thể bày tỏ những kiến giải riêng nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục, không lệch lạc tư tưởng. HS có thể chia sẻ kiến thức từ trải nghiệm của bản thân nhưng phải được vận dụng một cách tự nhiên, chân thành. Những điều này sẽ là cơ sở để người chấm phân hóa mức độ của học HS. Như vậy, giáo viên giúp HS nắm chắc cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và chủ động, tích cực, tự tin hơn trong quá trình ôn luyện, tạo tâm thế vững vàng cho các em bước vào kì thi. Yếu tố này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả ôn luyện. 2.3.1.2 Khơi dậy hứng thú ở người học - Theo các chuyên gia giáo dục, một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Để làm được điều này, trước hết người dạy phải biết khơi dậy, nhóm lên hứng thú ở người học. Đặc biệt, với HS học môn Ngữ văn, việc khơi dậy hứng thú ở người học lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả ôn tập. - Hàng ngày, có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, đòi hỏi giáo viên phải biết quan sát, lắng nghe, tổng hợp. Vì vậy, người dạy phải truyền cho HS niềm say mê, hứng thú, tự tìm tòi, quan sát, trải nghiệm cuộc sống. Khi đó, HS sẽ không thấy bị ép buộc, học tập mà là quá trình rèn luyện để trưởng thành trong cách nghĩ, cách sống. Để đạt kết quả cao trong kì thi THPT QG. - Đặc biệt, trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn luyện, người dạy phải chú ý những điểm mạnh của học sinh để khuyến khích các em phát huy. Học sinh nào có bài viết tốt, sáng tạo, đứng ở nhóm đầu sẽ được thưởng một món quà, thông thường là những cuốn sách về “Hạt giống tâm hồn” [3] hoặc những tác phẩm hay, đang được bạn đọc quan tâm. Có như vậy, các em mới hăng say, hứng thú trong quá trình ôn luyện và làm bài kiểm tra đạt chất lượng tốt hơn. 2.3.1.3 Hướng dẫn học sinh tích lũy và huy động kiến thức để làm tốt bài văn nghị luận xã hội * Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống Yêu cầu HS tích lũy kiến thức và vốn sống không phải là hoạt động dạy học mới của giáo viên. Việc tích lũy kiến thức và vốn sống sẽ rất hữu ích cho các em trong việc xây dựng các luận điểm, bao gồm lí lẽ và dẫn chứng. Vì vậy, trong các năm trực tiếp ôn luyện đội tuyển, chúng tôi định hướng cho các em tích lũy kiến thức và vốn sống từ các nguồn: - Từ sách vở: chủ yếu từ báo chí, các loại sách tham khảo về các lĩnh vực của cuộc sống như: văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt, việc tốt. Đó có thể là “Hạt giống tâm hồn”, “Hạt giống hạnh phúc”, “Suy nghĩ của những người trẻ”. Đó cũng có thể là những cuốn sách mới nhất được dư luận quan tâm như: “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Rosie Nguyễn, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” của Phạm Lữ Ân, “Nhà giả kim” của Paulo Coelho, hay “Chuyện nhà Dr Thanh” của Trần Uyên Phương – cuốn tự truyện gây “sốt” trong làng xuất bản năm 2017điều quan trọng là chúng tôi cùng các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để đọc, biết cách đọc, biết hệ thống hóa những kiến thức sách vở thành kiến thức của bản thân. - Từ internet, phương tiện truyền thông: Hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube đang là món ăn tinh thần của tất cả mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em giành phần lớn thời gian cho hoạt động truy cập các trang mạng quen thuộc này và xem đây là một hoạt động không thể thiếu mỗi ngày. Hiểu được tâm lí này, giáo viên nên định hướng học sinh tận dụng mạng xã hội để cập nhật những thông tin thời sự. Khuyến khích học sinh thường xuyên nghe các bài nói chuyện của những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn như: Jack Ma, Bill Gates, Nick Vujicic, Lê Thẩm Dương, Giản Tư Trung. - Từ đời sống: để bài viết ĐV nghị luận xã hội có tính chân thực và thuyết phục, các em phải hình thành thói quen quan sát cuộc sống, những vấn đề, những hoạt động, sự việc xảy ra hàng ngày, học cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm cuộc sống. Trên cơ sở đó, học sinh biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề. - Từ trải nghiệm của bản thân: đây là ví dụ minh họa sống đúng, có sức thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành. Có thể nói, nếu giáo viên định hướng tốt cho học sinh thường xuyên thực hiện hoạt động tích lũy kiến thức và vốn sống thì học sinh có ý thức tự giác sưu tầm tư liệu, biết chọn tư liệu hay và bổ ích. * Hướng dẫn học sinh cách khắc sâu kiến thức Ghi chép Giáo viên nên hướng dẫn HS xây dựng cuốn sổ tay dành riêng cho chuyên đề nghị luận xã hội. Các em ghi chép lại những dẫn chứng thu thập được, những câu nói bổ ích, những cách viết ấn tượng, hoặc ghi lại những vấn đề xã hội mà các em quan tâm, những vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều người Thói quen ghi chép vừa giúp các em khắc sâu kiến thức, vừa lưu giữ lại những dẫn chứng cần thiết để có thể sử dụng khi cần. Khi ghi chép, học sinh nên phân loại theo mảng, theo chủ đề. Mỗi một chủ đề, giáo viên cho học sinh tích lũy theo nhiều mức độ, tránh áp lực để HS phải nhớ nhiều. Đối với hiện tượng đời sống, giáo viên nên hướng dẫn HS tìm số liệu làm nguồn minh chứng xác thực, để khi cần vận dụng sẽ huy động kiến thức nhanh hơn. Hình thành sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy hình thức ghi chép nhằm đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa chủ đề bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Chúng tôi sử dụng linh hoạt phương pháp này trong nhiều trường hợp, chẳng hạn: - HS tóm tắt nội dung chính của một bài nói chuyện, trao đổi trên mạng xã hội. Tóm tắt những ý chính khi các em đọc một ĐV hay, hoặc một tài liệu dài. Tóm tắt dàn ý của một đề văn trong quá trình ôn luyện. Đặc biệt, sau mỗi đề văn đã lập dàn ý chi tiết, giáo viên sửa chữa, học sinh đều phải lập sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức. * Hướng dẫn học sinh cách tư duy Qua trao đổi với đồng nghiệp ở các trường lân cận, chúng tôi nhận thấy đa phần học sinh chưa viết văn bằng chính suy nghĩ của mình. Lối nói theo, viết theo, rập khuôn đang là hiện tượng phổ biến trong các bài văn. Một số em có suy nghĩ riêng thì lại non nớt, hời hợt, thậm chí sai lệch. Do đó, giáo viên cần có các hoạt động dạy học giúp các em có thói quen suy nghĩ, bàn bạc về những vấn đề tư tưởng, đạo lí, hay các sự việc, hiện tượng của đời sống; có ý tưởng đúng đắn, phong phú, đồng thời biết thể hiện chính kiến của mình trước vấn đề, hay sự việc, hiện tượng đó. Trước khi hướng dẫn học sinh ôn luyện chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội, giáo viên nên hướng dẫn học sinh có thói quen suy nghĩ về những vấn đề tư tưởng, đạo lý và đời sống. Giáo viên có thể tiến hành như sau: - Giáo viên cho một câu hỏi. Nội dung câu hỏi nên là những vấn đề gần gũi, quen thuộc và thú vị đối với HS. - Giáo viên yêu cầu suy nghĩ nhanh và viết ngắn gọn ra giấy ý kiến của mình. - Sau đó mời từng HS trình bày suy nghĩ của bản thân. - Cuối cùng, giáo viên chia sẻ suy nghĩ với HS. Hoạt động dạy học trên rèn luyện cho HS năng lực tư duy, phản xạ nhạy bén khi đứng trước một tình huống buộc phải bày tỏ quan điểm cá nhân. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý đề văn về sự thay đổi giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về việc PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải cách bảng chữ cái tiếng Việt? Em Lê Hoàng Hiếu trình bày: trước vấn đề PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải cách bảng chữ cái đang gây xôn xao dư luận, nhiều cá nhân cho rằng xã hội cần thay đổi, không nên giữ mãi điều đã cũ. Riêng tôi không nghĩ như vậy. Bởi thay đổi ấy trên thực tế, mang lại lợi ích không nhiều mà việc đổi ngôn ngữ dẫn đến nhiều hệ lụy, từ giáo dục, kinh tế đến việc làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Cổ hủ quá là không nên nhưng thay đổi quá nhanh, đột ngột cũng là không thể. Em Trương Thị Huyền lại chia sẻ: thay đổi là một yêu cầu trong tiến trình phát triển của xã hội. Bởi vậy, ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền cũng xuất phát từ quy luật chung đó. Mọi sự thay đổi đều cần thời gian để kiểm chứng, để đánh giá xem ý kiến đưa ra có thiết thực hay không? Không nên dùng những lời lẽ, thái độ chỉ trích quá nặng nề, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người tạo ra công trình nghiên cứu nhiều năm và mất nhiều chất xám. Như vậy, việc đưa ra những câu hỏi có vấn đề và thường xuyên tiến hành bài tập ngắn như trên, chắc chắn học sinh sẽ trưởng thành trong suy nghĩ, chín chắn trong hành động. Mặt khác ý tưởng của người dạy sẽ gợi lên trong các em bao điều mới mẻ và thú vị. 2.3.1.4. Giúp học sinh nhận diện ra các kiểu dạng nghị luận xã hội Qua tìm hiểu, khảo sát các đề thi THPT QG những năm gần đây, chúng tôi thấy có các kiểu dạng nghị luận xã hội cơ bản sau: * Nghị luận về một tư tưởng đạo
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_on_thi.doc