SKKN Sử dụng một số giải pháp để nâng cao hiệu quả năng lực sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 5
Môn Thể dục tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kĩ năng vận động để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lí lứa tuổi, giới tính ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức khác tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh.
Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những lời tâm huyết đối với sự nghiệp của chúng ta đó là: “Thể dục là một mục tiêu Giáo dục của chúng ta nó là cơ sở, là nền tảng, là sức khỏe để tiếp thu tốt đức dục, trí dục và mĩ dục”. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức sâu sắc mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của giáo dục thể dục ở trường Tiểu học để có những bài tập khoa học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh.
Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục thì đa số học sinh ham thích môn học, thích luyện tập. Tuy nhiên bên cạnh đó trong một lớp học, còn một bộ phận nhỏ học sinh do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh lí của các em còn chậm chạp chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học, tác phong còn chậm chạp chưa nhạy bén, linh hoạt, ý thức tự tin trong học tập còn hạn chế dẫn đến tiếp thu bài học còn thụ động khi thực hiện các nội dung bài học trong chương trình không đúng theo yêu cầu nên giờ học hiệu quả không cao. Do vậy để toàn thể các em hăng say học tập đòi hỏi ta cần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức day học sao cho hiệu quả, hứng thú và hấp dẫn. [1]
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2 2 2 2-3 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận . 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thực trạng. 2.2.2. Kết quả của thực trạng. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục . 3 3-4 4 4 4-7 7-10 10-12 3 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. 12 12 12-13 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lí do chọn đề tài: Môn Thể dục tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kĩ năng vận động để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lí lứa tuổi, giới tính ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức khác tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh. Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những lời tâm huyết đối với sự nghiệp của chúng ta đó là: “Thể dục là một mục tiêu Giáo dục của chúng ta nó là cơ sở, là nền tảng, là sức khỏe để tiếp thu tốt đức dục, trí dục và mĩ dục”. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức sâu sắc mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của giáo dục thể dục ở trường Tiểu học để có những bài tập khoa học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh. Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục thì đa số học sinh ham thích môn học, thích luyện tập. Tuy nhiên bên cạnh đó trong một lớp học, còn một bộ phận nhỏ học sinh do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh lí của các em còn chậm chạp chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học, tác phong còn chậm chạp chưa nhạy bén, linh hoạt, ý thức tự tin trong học tập còn hạn chế dẫn đến tiếp thu bài học còn thụ động khi thực hiện các nội dung bài học trong chương trình không đúng theo yêu cầu nên giờ học hiệu quả không cao. Do vậy để toàn thể các em hăng say học tập đòi hỏi ta cần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức day học sao cho hiệu quả, hứng thú và hấp dẫn. [1] 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra “Sử dụng một số giải pháp để nâng cao hiệu quả năng lực sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 5” (lứa tuổi 11) thông qua bài tập chạy nhanh 30m trong hoạt động giáo dục thể chất ở trường Tiểu học Hà Tiến 1, đồng thời gúp các em phát triển toàn diện, các tố chất thể lực, hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 20 học sinh lớp 5A trường Tiểu học Hà Tiến 1, Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa. Thông qua bài tập chạy nhanh 30m trong hoạt động giáo dục thể chất ở trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra Giáo dục. Phương pháp quan sát sư phạm. Phương pháp phân tích so sánh tổng hợp tài liệu. Phương pháp thực hành thực, nghiệm sư phạm. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin. Phương pháp kiểm tra đánh giá. Phương pháp toán học thống kê. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Thể dục thể thao ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện của con người. Các hoạt động Thể dục thể thao luôn là phương tiện để rèn luyện thể lực, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của sự nghiệp Thể dục thể thao đối với đất nước ta, ngay sau khi cuộc cách mạng tháng 8 thành công (2/9/1945) nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh thành lập nha Thể dục trung ương. Người nhận thức được vai trò to lớn của Thể dục thể thao đối với sự nghiệp phát triển đất nước và coi đó là biện pháp "Bồi bổ sức khỏe, hữu hiệu ít tốn kém vì nó làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ và già trẻ trai gái ai cũng có thể làm được". Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn khuyến khích phát triển phong trào Thể dục thể thao trong toàn dân. Bởi vậy Đảng ta đã có quan điểm: Con người là mục tiêu và là động lực chính của sự nghiệp phát triển đất nước và Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu được trong chính sách xã hội nhằm chăm lo cho con người. Con người có sức khỏe thì mới hạnh phúc, mới làm cho đất nước phát triển. Tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh tự tay viết “Lời kêu gọi toàn dân tập Thể dục”, trong tác phẩm có đoạn viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công" và "Dân cường thì nước mới thịnh" vậy nên tập luyện Thể dục thể thao bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Song song với việc “Dạy chữ - Rèn người”, ngành Thể dục thể thao nước ta cũng ra đời từ rất sớm. Từ tháng 3 năm 1946 đến nay đã có bề dày lịch sử hoạt động. Với 70 năm xây dựng và phát triển với sứ mệnh nặng nề và vẻ vang góp phần vun trồng cho con người Việt Nam cường tráng thể lực, trong sáng về đạo đức và phát triển trí tuệ. Không những thế Thể dục thể thao đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần khẳng định năng lực sáng tạo của dân tộc ta trong lĩnh vực văn hóa thể chất, Thể dục thể thao phục vụ đắc lực cho sự đoàn kết, an ninh, kinh tế chính trị xã hội của nước nhà. Do vai trò to lớn của Thể dục thể thao, tháng 9 năm 2000 Quốc hội nước ta đã thông qua pháp lệnh Thể dục thể thao. Đất nước ta trên con đường phát triển về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, do đó nhân tố sức khỏe của nhân dân ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm coi trọng. Vì đó là nguồn lực cơ bản của lực lượng lao động nói chung, đồng thời vì hạnh phúc con người nói riêng. Vì vậy giáo dục và giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một trong những nội dung quan trọng, không chỉ riêng cho ngành Giáo dục và Đào tạo và là còn mối quan tâm của toàn xã hội, do vậy nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã nêu: "Công tác Thể dục thể thao cần chú trọng và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn quần chúng nội dung rèn luyện thân thể hàng ngày, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao. Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã lãnh đạo nhân dân bước vào công cuộc đổi mới đất nước và đã mang lại nhiều thành công to lớn trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị văn hóa xã hội, từ những tiền đề đó đã tạo tiền đề và nền tảng cho nền Thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ góp phần hội nhập vào phong trào Thể dục thể thao trong khu vực Đông Nam á, châu Á và trên thế giới. Những thành công của nền Thể dục thể thao Việt Nam trong đấu trường khu vực và Quốc tế trong những năm qua cũng cho thấy rõ được của toàn ngành cũng như sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nhà trường là nơi trang bị những kiến thức cơ bản đồng thời thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho các em nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa trong nhà trường, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, những người xây dựng tương lai cho đất nước. Giáo dục thể chất trong nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức ,xây dựng nhân cách. Những biện pháp để nâng cao năng lực sức mạnh cho học sinh bằng những biện pháp tập luyện các nội dung trong chương trình giảng dạy thể dục nội khóa ở trường Tiểu học như: Nhảy dây, bật xa tại chỗ, chạy 30m, ném bóng 150g, bật cao bằng một chân. Các trò chơi vận động như: “Mèo đuổi chuột’’, “Chim về tổ”, “Chuyền nhanh, “nhảy nhanh”, “Kiệu người’’[2] rất quan trọng. Để phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 5, thông qua bài tập Chạy nhanh 30m yêu cầu học sinh phải phối hợp được các động tác nhịp nhàng, khi chạy phải chạy hết sức, mũi bàn chân phải tiếp đất , đồng thời khi hướng dẫn học sinh thực hiện, người giáo viên cần dùng còi hoặc lời tác động đúng lúc để học sinh chú ý lợi thế xuất phát tạo hưng phấn khi thực hiện chạy. Xuất phát từ tầm quan trọng nâng cao hiệu quả, năng lực sức mạnh tốc độ trong việc phát triển con người toàn diện, từ tình hình thực tế của học sinh. Tôi đã đưa ra “Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả năng lực sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 5” (lứa tuổi 11) thông qua bài tập chạy nhanh 30m trong hoạt động giáo dục thể chất ở trường Tiểu học Hà Tiến 1 - huyện Hà Trung - Thanh Hóa. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1 Thực trạng. Năm học 2016 - 2017, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy môn Thể dục từ khối 1 đến khối 5. Tôi nhận thấy năng lực sức mạnh tốc độ của học sinh lớp 5 còn nhiều hạn chế như : Xuất phát không đúng hiệu lệnh: chậm hoặc trước hiệu lệnh. Phối hợp các động tác tay và chân không nhịp nhàng. Khi thực hiện chạy bằng cả bàn chân. (phải chạy bằng mũi bàn chân) Khi về đích chưa gắng hết sức. Thực hiện bài tập chưa đạt yêu cầu. [3] Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thành tích sức mạnh tốc độ của học sinh khối 5 nói chung và học sinh lớp 5A trường Tiểu học Hà Tiến 1 nói riêng: Về cơ sở vật chất: Mặc dù gần đây được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường cơ sở vật chất đang học có phần được tăng cường. Song chưa đáp ứng được nhu cầu và thực tiễn trong công tác giáo dục thể chất. Các đồ dùng, dụng cụ thể dục thể thao còn thiếu (cụ thể như dây nhảy, cầu đá, bóng rổ, bóng đá, bóng bàn) có nhưng rất hạn chế không đủ cho số lượng học sinh học trong giờ nội khóa dẫn đến số lần thực hiện bài tập ít, hạn chế khả năng phát triển các tố chất thể lực của học sinh đặc biệt là nâng cao năng lực sức mạnh tốc độ. Về phía giáo viên: Hiện nay đang áp dụng mỗi trường một giáo viên chuyên thể dục, trong nhiều năm qua giáo viên dạy môn Thể dục không thường xuyên sinh hoạt cụm, việc học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp có nhiều hạn chế. Về học sinh: Hầu hết các em xuất thân từ các gia đình làm nghề nông nghiệp. Cuộc sống gia đình về kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhiều hộ nghèo, là địa phương có phong trào luyện thể dục thể thao thấp. Việc thực hiện mặc đồng phục cho học sinh khi học tập trong giờ học nội khoá, ngoại khoá không được thường xuyên. Mà trong công tác giáo dục thể chất muốn đạt được thành tích cao đòi hỏi phải rèn luyện thường xuyên và liên tục có hệ thống và khoa học . Về phụ huynh học sinh: Trong vài năm gần đây đất nước ta trên đà phát triển, đời sống nhân dân dần được cải thiện, nền thể dục thể thao nước nhà đã có những bước phát triển mạnh trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và trên thế giới. Tuy nhiên sự nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, coi thể dục thể thao chỉ là môn vui chơi, giải trí, thậm chí có nhiều phụ huynh còn coi đó là môn phụ. 2.2.2 Kiểm nghiệm Kết quả, thực trạng trước kiểm nghiệm. Để đánh giá được thực trạng sức mạnh cho học sinh trong trường nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, tôi tiến hành kiểm tra giữa học kì 1 thành tích 20 học sinh lớp 5A thông qua bài tập chạy nhanh 30m được trình bày ở bảng 1 và bảng 2. “Đối chiếu với bảng điểm quy định của Luật Điền kinh đối với học sinh lớp 5 (lứa tuổi 11)” trong bài tập chạy nhanh 30m. [4] Số TT Tên bài tập Giới tính Đơn vị tính Không đạt Đạt 1 Chạy 30m Nam 30m/s Trên 6,0s Dưới 6,0s 2 Chạy 30m Nữ 30m/s Trên 6,6s Dưới 6,6s Bảng 1 Biên bản kiểm tra thành tích nội dung chạy nhanh 30m của nam học sinh lớp 5A trường Tiểu học Hà Tiến 1 giữa học kỳ 1. Số TT Họ và tên Lớp Thành tích ( 30m/s) Xếp loại Ghi chú 1 Nguyễn Việt Quang 5A 5,8 Đạt 2 Bùi Anh Tài 5A 6,4 K. Đạt 3 Tống Trọng Phú 5A 6,1 Đạt 4 Lê Xuân Đạt 5A 6,0 Đạt 5 Nguyễn Tuấn Hùng 5A 5,7 Đạt 6 Nguyễn Mạnh Duy 5A 6,2 K. Đạt 7 Nguyễn Văn An 5A 6,5 K.Đạt 8 Ngô Văn Dương 5A 6,3 K. Đạt 9 Mai Văn Hiếu 5A 5,9 Đạt 10 Bùi Đức Thuận 5A 6,8 K. đạt Trị số trung bình cộng của 10 học sinh nam giữa học kỳ 1, thành tích đạt được là : Xnam = 6,17 (30m/s) [5] Bảng 2 Biên bản kiểm tra thành tích nội dung chạy nhanh 30m của nữ học sinh lớp 5A trường Tiểu học Hà Tiến 1 giữa học kỳ 1. SốTT Họ và tên Lớp Thành tích (30m/s) Xếp loại Ghi chú 1 Nguyễn Thị Hồng 5A 7,3 K. Đạt 2 Mai Thanh Quý 5A 7,4 K. Đạt 3 Lê Thị Yến 5A 7,5 K. Đạt 4 Trịnh Anh Vân 5A 6,8 K. Đạt 5 Nguyễn Thị Yến Lâm 5A 6,3 Đạt 6 Nguyễn Thanh Thảo 5A 6,3 Đạt 7 Trần Thị Thu Thúy 5A 7,6 K.đạt 8 Lê Thị Thủy Ngân 5A 6,4 Đạt 9 Tống Thị Thảo Vân 5A 6,7 K. Đạt 10 Nguyễn Thị Thanh Thu 5A 7,2 K. Đạt Trị số trung bình cộng của 10 học sinh nữ giữa học kỳ 1, thành tích đạt được là : X nữ = 6,95 (30m/s) [5] Bảng 3 Bảng tổng hợp kiểm tra thành tích sức mạnh tốc độ thông qua bài tập chạy nhanh 30m : (n = 20) Môn kiểm tra Giới tính Số học sinh kiểm tra Không đạt Đạt Chạy 30m Nam 10 5 5 Chạy 30m Nữ 10 7 3 Tổng cộng 20 12 8 Đánh giá chung: Để đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ hiện có của học sinh trường Tiểu học Hà Tiến 1 - Hà Trung. Tôi dựa vào bảng 5 “Bảng điểm quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Luật Điền kinh đối với học sinh lớp 5 (lứa tuổi 11)”. [4] Kết quả kiểm tra cho thấy có 8/20 em; tỷ lệ 40% Đạt yêu cầu ở nội dung kiểm tra thành tích của bài tập chạy nhanh 30m nam, nữ. Số học sinh không đạt yêu cầu: 12 học sinh chiếm 60% Qua kiểm tra, đối chiếu với quy định chuẩn đánh giá của Luật Điền kinh đối với học sinh lớp 5 (lứa tuổi 11), tôi thấy thực trạng sức mạnh tốc độ của học sinh nam, nữ trường Tiểu học Hà Tiến 1 đạt được trị số trung bình cộng là : Xnam= 6,17 (30m/s) Xnữ = 6,95 (30m/s) So sánh với bảng 5, bảng điểm quy định rèn luyện thân thể Luật Điền kinh đối với học sinh lớp 5 (lứa tuổi 11) thì số học sinh nam, nữ không đạt ở mức rèn luyện thân thể theo Luật Điền kinh quy định. Như vậy công tác giáo dục thể chất cho Học sinh ở trường Tiểu học Hà Tiến 1 đặc biệt là nâng cao hiệu quả giáo dục năng lực sức mạnh tốc độ yêu cầu đạt được còn thấp trong việc rèn luyện thân thể theo Luật Điền kinh quy định. 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề : Giải pháp 1. Thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình, quy trình giảng dạy của nội dung chạy nhanh 30m cho học sinh lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học trong chương trình giáo dục Tiểu học, Thể dục có tác dụng giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao. Nó trang bị cho học sinh một số hiểu biết và những kỹ năng cơ bản về bài tập rèn luyện tư thế chuẩn bị phù hợp với khả năng, trình độ và đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi giới tính của các em. Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. Thể dục tạo điều kiện cho các em vận dụng những kiến thức, kỹ năng để học, tự tập luyện và vui chơi hàng ngày.Yêu cầu học sinh phải tự giác chấp hành những quy định của giờ học, tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục - thể thao. Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính. Yêu cầu giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình giảng dạy môn thể dục của từng lớp, từng nội dung học, yêu cầu mức độ cần đạt được của từng nội dung đó để có phương pháp dạy học và các hình thức thức dạy học giúp học sinh tiếp thu và thực hành đạt hiệu quả tốt nhất. Thực hiện đúng quy định về đánh giá xếp loại học sinh theo quy định của thông tư 22 và thực hiện đúng quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo cho học sinh khối 5 trong bài tập chạy nhanh 30m đảm bảo đúng chất lượng, công bằng đối với học sinh, khuyến khích những học sinh có cố gắng đạt thành tích tăng dần trong học tập. Giải pháp 2. Nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, quá trình hình thành và phát triển cơ thể của trẻ. Để giúp học sinh lớp 5 có thành tích nâng cao hiệu quả năng lực sức mạnh tốc độ trong tập luyện nội dung chạy 30m nói riêng và các nội dung tập luyện trong chương trình thể dục lớp 5 nói chung, khi hướng dẫn học sinh tập luyện giáo viên cần: Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khối 5 (lứa tuổi 11). Ở lứa tuổi này về tâm sinh lý của các em chưa phát triển hoàn chỉnh, chỉ số tâm sinh lý đang phát triển rất mạnh qua thử thách với hoạt động thực tế nên khi tác động một lượng hoạt động lớn sẽ biến đổi . Xương đang còn yếu, đặc biệt là xương cột sống nếu tập luyện không đúng chỉ dẫn thì sẽ dẫn đến hiện tượng cong vẹo cột sống, cơ vẫn còn yếu đặc biệt là cơ lưng nên không giữ được cơ thể lâu ở tư thế đứng nên áp dụng một vài biện pháp để tập luyện cho phù hợp . Nhu cầu ô xy ở trẻ rất lớn so với nhu cầu phát triển của cơ thể, vì vậy quá trình giáo dục năng lực sức mạnh cần phải nắm vững để sử dụng phương pháp cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động khi giảng dạy. Khi giảng dạy người giáo viên luôn tạo cho học sinh sự hứng thú trong tập luyện thể dục thể thao. Đồng thời giúp các em: Biết và vận dụng được một số kiến thức, kỹ năng vận động để tập luyện, giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh. Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. Qua giờ học giúp các em có thái độ hành vi thực hiện tốt hơn như: Tự giác chấp hành những qui định và yêu cầu của môn học, chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn trật tự, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn kỷ luật. Tiếp tục hình thành thói quen tập thể dục để rèn luyện thân thể thường xuyên, vui chơi lành mạnh. Giải pháp 3. Biết phối kết hợp các các phương pháp, các bài luyện tập với nhau để hỗ trợ nhau trong quá trình tập luyện nâng cao thành tích. Các môn thể dục thể thao trong nhà trường rất phong phú và đa dạng, có tác dụng nhiều mặt và bổ sung lẫn nhau trong việc phát triển thể chất toàn diện trong đó có sức mạnh tốc độ như: chạy nhảy, bật cóc, lò cò một chân, thể dục cơ bản, ném bóng xa, bài thể dục tay không, các trò chơi vận động. Lứa tuổi này quá trình hưng phấn của hệ thần kinh trội hơn quá trình ức chế, nên các em rất hiếu động, các tố chất nhanh, mạnh, mềm dẻo được phát triển rất tốt nhưng khả năng chịu đựng của các em trong thời gian dài chưa cao (sức bền ở lứa tuổi này chưa được tốt ) do vậy nếu như các em hoạt động nhiều, kéo dài thì khả năng phục hồi sức khỏe là rất kém , khả năng tiếp thu được kiến thức kém đi rất nhiều. Để tiếp thu được những kiến thức tốt, tiếp thu được bài giảng kỹ thuật động tác nhanh, thông minh chúng ta phải chú ý đến lứa tuổi: giới tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức khỏe của các em. Thước đo của sự phù hợp là sức khỏe. Chính vì vậy phải thường xuyên kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm. Đồng thời muốn các em phát triển các tố chất vận động đặc biệt là sức mạnh tốc độ, điều đầu tiên người giáo viên phải hướng dẫn cho các em vệ sinh thân thể, vệ sinh trong tập luyện, ăn uống điều độ đủ chất. Ở lứa tuổi này không nên đưa các động tác đòi hỏi cơ bắp phải căng thẳng tối đa và kéo dài trong buổi tập, nhất là duy trì tư thế tĩnh trong khoảng thời gian dài (độ lớn giới hạn của phụ trọng không vượt quá trọng lượng bản thân). Những lượng vận động như: kéo co , leo dây không tì chân, treo bằng một tay, thực hiện đứng nghiêm lâu hơn 8 giây và những lượng vận động tương tự có thể làm rối loạn tư thế và gây ra những hậu quả bất lợi khác. Đồng thời phải dần dần giáo dục các em khả năng gắng sức của cơ bắp trong đó có sự gắng sức của tĩnh lực, nhưng thời gian phải ngắn và những bài tập này phải loại trừ việc nín thở lâu (sự nén gây nín thở hết sức bất lợi với các em nữ). Những biện pháp chủ yếu để giáo dục năng lực sức mạnh cho các em bao gồm các bài tập phát triển chung với dụng cụ, leo lên ghế dài đặt nghiêng, leo thang dóng, nhảy, ném bóng 150g, chạy theo đường dốc, các trò chơi vận động mang tính đối khá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_hieu_qua_nang_luc.doc