SKKN Sử dụng một số bài tập thể lực, kỹ thuật môn cầu lông được tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích môn cầu lông cho học sinh THPT

SKKN Sử dụng một số bài tập thể lực, kỹ thuật môn cầu lông được tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích môn cầu lông cho học sinh THPT

Trong dạy học TDTT nói chung và môn học cầu lông nói riêng cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau, để nhằm cho tiết học thể dục thêm phong phú, sôi nổi và đạt kết quả cao. Từ thực tiễn của học sinh trường THPT Hà Trung, các em khi học môn cầu lông thì ở những phần cuối của tiết học giáo viên thường tập các động tác đơn lẻ làm cho học sinh sự nhàm chán và không thực hiện được động tác khó, dẫn tới kết quả tiết học không được như mong muốn. Vì vậy cần có phương pháp nào đó làm cho tiết học thể dục thêm sôi nổi và khắc phục sự mệt mỏi của các em.

Từ những vấn đê nêu trên tôi đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn cầu lông cho học sinh ở trường THPT Hà Trung đó là: "Sử dụng một số bài tập thể lực, kỹ thuật môn cầu lông được tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích môn cầu lông cho học sinh THPT"

Việc sử dụng các bài tập bổ trợ thể lực, kỹ thuật được tổ chức dưới dạng trò chơi cho môn cầu lông sẽ giúp học sinh nâng cao thể lực, hoàn thiện kĩ thuật động tác, đồng thời nâng cao chất lượng tiết học trong dạy học TDTT đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đi sâu. song từ thực tiễn của học sinh trường THPT Hà Trung tôi cần phải có những điều chỉnh để có thể hoàn thiện và khắc phục được một số hạn chế mà các tác giả chưa khai thác hết.

 

doc 14 trang thuychi01 28555
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số bài tập thể lực, kỹ thuật môn cầu lông được tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích môn cầu lông cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC, KỸ THUẬT MÔN CẦU LÔNG ĐƯỢC TỔ CHỨC DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC VÀ THÀNH TÍCH MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH THPT
 Người thực hiện : Nguyễn Ngọc Lương
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn : Thể dục
THANH HÓA, NĂM 2018
Mục lục
Trang
1.
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài 
1
1.2
Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài.
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1
1.4
Phương pháp sử dụng trong đề tài
2
1.5
Nhũng điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1
Cơ sở lý luận việc sử dụng bài tập bổ trợ dược tổ chức dưới dạng trò chơi trong dạy học môn cầu lông
2
2.1.1.
Khái niệm về trò chơi vận động
2
2.1.2.
Mối liên hệ giữa các trò chơi cho từng tiết học và từng nội dung học. 
2
2.1.3. 
Nâng cao thể chất đồng thời nâng cao thành tích của môn học cầu lông.
3
2.1.4.
Giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em.
3
2.2
Thực tiễn kinh nghiệm 
3
2.2.1
Tiến hành quan sát sư phạm
3
2.2.2
Phương pháp sử dụng trò chơi trong các tiết học đối với môn cầu lông
4
2.2.3
Những điểm chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học TDTT nói chung và môn cầu lông nói riêng
8
3.
Kết luận và kiến nghị. 
8
3.1
Kết luận
8
3.2
Hướng phát triển của đề tài
8
3.3
Kiến nghị
9
4
Tài liệu tham khảo
9
	1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong dạy học TDTT nói chung và môn học cầu lông nói riêng cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau, để nhằm cho tiết học thể dục thêm phong phú, sôi nổi và đạt kết quả cao. Từ thực tiễn của học sinh trường THPT Hà Trung, các em khi học môn cầu lông thì ở những phần cuối của tiết học giáo viên thường tập các động tác đơn lẻ làm cho học sinh sự nhàm chán và không thực hiện được động tác khó, dẫn tới kết quả tiết học không được như mong muốn. Vì vậy cần có phương pháp nào đó làm cho tiết học thể dục thêm sôi nổi và khắc phục sự mệt mỏi của các em.
Từ những vấn đê nêu trên tôi đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn cầu lông cho học sinh ở trường THPT Hà Trung đó là: "Sử dụng một số bài tập thể lực, kỹ thuật môn cầu lông được tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích môn cầu lông cho học sinh THPT" 
Việc sử dụng các bài tập bổ trợ thể lực, kỹ thuật được tổ chức dưới dạng trò chơi cho môn cầu lông sẽ giúp học sinh nâng cao thể lực, hoàn thiện kĩ thuật động tác, đồng thời nâng cao chất lượng tiết học trong dạy học TDTT đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đi sâu. song từ thực tiễn của học sinh trường THPT Hà Trung tôi cần phải có những điều chỉnh để có thể hoàn thiện và khắc phục được một số hạn chế mà các tác giả chưa khai thác hết.
1.2. 	Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
 - Nhằm giúp các em nắm bắt động tác một cách nhanh nhất để mang lại kết quả cao cho tiết học, mặt khác nó góp phần lớn trong việc nâng cao thể chất cho học sinh để các em có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như xây dưng và bảo vệ tổ quốc.
 - Giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Các trò chơi này về hình thức tổ chức là giống nhau nhưng nội dung lại khác nhau. Vì vậy tuỳ từng nội dung tiết học mà bố trí các bài bổ trợ một cách hợp lí để mang lại hiệu quả cao cho tiết học mà vẫn không làm thay đổi nội dung của bài học.
1.2.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Phải hiểu được thế nào trò chơi vân động
- Phải giải quyết được mối liên hệ giữa các trò chơi cho từng tiết học, từng nội dung học đối với môn cầu lông.
- Phải nâng cao thể chât cũng như thành tích môn cầu lông khi sử dụng phương pháp trò chơi trong tiết học.
- Phải giáo dục được tư tưởng đạo đức cho các em
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tôi chọn là 2 lớp 10, với 80 học sinh, tỉ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương nhau, thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần bằng nhau.
 Được chia thành 2 nhóm: Nhóm1: Thực nghiệm
	 	 Nhóm2: Đối chứng
Nhóm 1: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm( Sử dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực, kĩ thuật môn cầu lông tổ chức dưới dạng trò chơi). Gồm các lớp: 10A có 41 học sinh, 
Nhóm 2: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của sách giáo khoa(các bài tập thể lực, kĩ thuật đơn lẻ). Gồm các lớp: 10C có 39 học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp quan sát sư phạm.
 - Phương pháp phỏng vấn
 - Toán học thống kê.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học được viết nên từ thực tiễn dạy học ở các trường THPT nói chung và trường THPT hà trung nói riêng. Khi viết tôi đã cố gắng trình bày một cách chi tiết các bài tập bổ trợ thể lưc, kỹ thuật được tổ chức dưới dạng trò chơi và chú ý tới các phương pháp sử dụng những trò chơi đó, từ những việc cách thức chơi, tổ chức chơi và áp dụng cho từng nội dung bài học cho mỗi loại trò chơi. 
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận việc sử dụng bài tập bổ trợ được tổ chức dưới dạng trò chơi trong dạy học môn cầu lông
2.1.1. Khái niệm về trò chơi vận động
Trò chơi vận động là hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi 2 yếu tố:
- Vui chơi giải trí , thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần. 
- GIáo dục giáo dưỡng thể chất góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các tố chất kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống. Đồng thời thông qua trò chơi phát triển thể chất và bổ trợ cho các nội dung dạy học.
 2.1.2. Mối liên hệ giữa các trò chơi cho từng tiết học và từng nội dung học.
Đối với hoạt động dạy học TDTT nói chung và dạy hoc môn cầu lông nói riêng thì sự phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một tiết học hoặc lồng ghép các nội dung dạy học vào một tiết học là rất khó. Vì vậy đòi hỏi sự tổ chức lớp của giáo viên phải thật tốt, để có một tiết học sôi nổi và hiệu quả cần phải có nhiều hình thức tập luyện dưới hình thức trò chơi.
Để có một tiết dạy học môn cầu lông đạt kết quả cao hỏi phải tổ chức trò chơi hợp lý, đối với những tiết học mà nội dung là những động tác khó, phức tạp sẽ làm học sinh khó thực hiện được động tác, mà giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy bình thường giống như các động tác dễ khác sẽ dẫn đến các em chán nản và không muốn luyện tập nữa. Nhưng khi những động tác khó này có thêm bài tập bổ trợ sẽ làm các em thực hiện tốt hơn, các em sẽ tích cực luyện tập hơn và mang lại hiệu quả cao trong tập luyện. 
Ngoài ra, việc giáo viên thương sử dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực một cách đơn lẻ sẽ làm cho tiết học nhàm chán và mệt mỏi, nhưng khi các bài tập thể lực này được tổ chức dưới dạng trò chơi lai hoàn toàn khác, nó làm kích thích được tính tích cực của học sinh, các em sẽ tập luyện tích cực hơn vì ở đây có sự ghanh đua giữa các tổ nhóm trong tổ, trong lớp. Ở đây giáo viên dã khai thác dược tính hiếu thắng của giới trẻ, vì vậy việc sử dụng trò chơi cho nội dung thể lưc sẽ mang lại hiệu quả rất cao, mặt khác lại làm cho học sinh thích thú với tiết học hơn và làm quên đi sự mệt mỏi mà cơ thể mình vừa mới trải qua.
2.1.3. Nâng cao thể chất đồng thời nâng cao thành tích của môn học cầu lông.
Có thể nói, khi tổ chức lồng ghép các trò chơi vào các tiết học cầu lông sẽ làm cho các em tập luyện tích cực hơn, sự mệt mỏi của các em được hồi phục nhanh chóng hơn, chính vì lý do đó mà thể chất của các em không ngừng được phát triển, điều này được thể hiện là thành tích của các em ở các nội dung cầu lông được nâng lên đáng kể. Khi mà thể chất của các em phát triển thì đã góp phần rất lớn cho công tác học tập của các em trong trường THPT. Mặt khác nó còn góp phần lớn cho các em lập nghiệp, vi co sức khỏe là có tất cả.
2.1.4. Giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em.
Việc tổ chức trò chơi trong các tiết hoc thể dục nói chung và môn học cầu lông nói riêng là tạo ra sự ghanh đua giữa các đội , vì vậy đòi hỏi từng em học sinh trong đội phải phát huy tính đoàn kết tập thể, có đoàn kết mới tạo ra sức mạnh cho toàn đội và giành chiến thắng cho đội mình. Mặt khác khi chơi trò chơi đòi hỏi mỗi thành viên của mỗi đội phải cố gắng hết mình để dành chiến thắng cho đội nhà. Chính vì vậy mà thông qua trò chơi chúng ta có thể rèn luyện cho các em ý chí phấn đấu hết mình và tính sống vì mọi người trong khi chơi trò chơi, nó rèn luyện cho các em tính trung thực trong thi đấu cũng như trong cuộc sống
2.2 Thực tiễn kinh nghiệm 
Thực tiễn: Việc giảng dạy Thể dục nói chung và dạy học môn cầu lông nói riêng ở trường THPT Hà Trung là không được thuận lợi, vì tiết học thể dục còn xen kẽ với tiết học văn hóa, do đó rất khó khăn cho việc triển khai các bài tập mang tính chất thể lực, vì khi tập các em sợ mệt mỏi, sợ bẩn quần áo..., đến khi vào học các môn trong lớp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ học cho các tiết học tiếp theo. Vì vậy các bài tập bổ trợ thể lực,kĩ thuật cần phải tổ chức dưới dạng trò chơi để tạo hứng thú cho tiết học cầu lông và làm giảm đi sự mệt mỏi trong tiết học thể dục.
2.2.1. Tiến hành quan sát sư phạm
Sau khi giảng dạy đựơc một thời gian tôi thấy, trong chương trình giảng dạy môn cầu lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các em chỉ được học kỹ thuật của môn cầu lông chứ không được trang bị thể lực, nếu giáo viên có đưa bài tập thể lực vào dạy học thì cũng là bài tập thể lực đơn lẻ, vì thế đa số các em tập luyện không tích cực, không mang tính tự giác. 
Để đảm bảo việc phát triển thể chất nhưng lại không làm ảnh hưởng tới chất lượng giờ học tiếp theo thì cần có một phương pháp dạy học cho phù hợp.
Trước khi tôi đưa phương pháp này vào thì có tới 90% số các em học sinh được tôi hỏi, các em đều trả lời: "Chúng em tập hết sức mệt mỏi vả chán tập". Chính vì lí do đó tôi đã đưa bài tập bổ trợ thể lực, kĩ thuật được tổ chức dưới dạng trò chơi vào các tiết học, để tận dụng được sự tích cực của học sinh trong tiết học.
2.2.2. Phương pháp sử dụng trò chơi trong các tiết học đối với môn cầu lông.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy các bài tập bổ trợ thể lực, kĩ thuật, được tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm phát triển thể lực kĩ thuật.
* Các trò chơi phát triển sức mạnh:
Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong pham vi sân của mình bằng những bước chạy, bật nhảy cùng với việc kết hợp các động tác đánh cầu nhanh, mạnh. Trong các đông tác chơi cầu thì sức mạnh thể hiện rõ ở động tác bật nhảy, di chuyển nhanh và đập cầu. Từ đó cho ta thấy trong môn cầu lông rất cần đến sức mạnh. Ở các bài tập phát triển sức mạnh giáo viên thường bắt học sinh tập các bài tập đơn lẻ như: bật cóc, lò cò 1chân,... Nếu tổ chức các bài tập đơn lẻ này thì cũng không thể phát huy hết sức lực của học sinh vì vậy tốt nhât là tổ chức các bài tập này dưới dạng trò chơi để phát huy hết năng lực của học sinh. Đó là trò chơi "bật cóc tiếp sức".
Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội đứng thành 4 hàng dọc, 4 hang này cách cột mốc 20m, khi có hiệu lệnh của giáo viên 4 học sinh ở đầu hàng sẽ bật cóc đến cột mốc, sau đó chạy vòng qua cột mốc về chạm vào tay người tiếp theo, người tiếp theo mới được bật cóc tiếp. Cứ như vậy cho tới người cuối cùng, đội nào về trước và đúng luật sẽ là đội thắng cuộc. Đội thua sẽ phải hát 1 bài tặng đội thắng
 Vạch xuất phát
 ******** +
 ******** +
 ******** +
 ******** +
*Các trò chơi phát triển sức nhanh
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông thi yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản, no thể hiện ở những đường cầu với tốc đọ nhanh, biến hóa đòi hỏi học sinh phải có phản ứng nhanh. Quan trọng nhất là sức nhanh di chuyển để thưc hiên động tác đánh cầu, để cho học sinh di chuyển một cách nhanh nhẹn ,thì giáo viên thường cho học sinh tập những bài tập đơn lẻ như: di chuyển ngang sân, di chuyển chéo sân lên 2 góc lưới, hoặc di chuyển tiến lùi..., khi tập các bài tập thể lực này thì các em thường không thích vì các em chỉ thích đánh cầu chứ không muốn tập thể lực. Vì vậy các bài tập này cần tổ chức dưới dạng trò chơi.
 - Trò chơi: di chuyển chéo sân tiếp sức
 + Mục đích: phát triển sức nhanh, mạnh của đôi chân
 + Cách chơi: chia lớp thành 2 đội đều nhau, mỗi một đội đứng bên một nửa sân, đứng theo hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của trọng tài, hai học sinh đứng ở đầu hàng nhanh chóng di chuyển lên góc lưới phải tay chạm vào cột lưới, sau đó di chuyển về vị trí cũ, rồi tiếp tục di chuyển lên góc lưới trái trạm tay vào cột lưới rồi quay về vị trí ban đầu chạm tay vào người tiếp theo thì người kế tiếp mới được thực hiện, cứ như vậy cho tới người cuối cùng. Đội thắng là đội thực hiện hết trước và đúng luật. Đội thua phải thực hiện 10 cái chống đẩy 
***** *****
 Sơ đồ trò chơi "di chuyển chéo sân tiếp sức"
- Trò chơi: di chuyển ngang nhặt cầu tiếp sức
+ Mục đích: Phát triển tố chất nhanh nhẹn, sức bật của chân
+ Công tác chuẩn bị: 10 quả cầu lông, sân cầu lông bằng phẳng sạch sẽ, 4 cái rỏ đựng cầu
+ Cách chơi: chia lớp thành 2 đội, mỗi đội đứng bên một nửa sân, đứng theo hàng dọc. Khi có lệnh của giáo viên, 2 học sinh đứng ở 2 đầu hàng di chuyển lên chạy sang bên phải nhặt từng quả cầu ở đường biên dọc bên phải rồi di chuyển sang bên trái bỏ vào rỏ ở đường biên dọc bên trái, cứ như vậy cho hết 5 quả cầu sau đó trở về vị trí ban đầu và người kế tiếp mới được thực hiện. Người kế tiếp lại nhặt cầu từ giỏ bên trái sang giỏ bên phải cho hết. Cứ như vậy cho tới người cuối cùng, đội thắng là đội hết trước và đúng luật. Đội thua phải thực hiện nhảy lò cò quanh sân cầu lông 1 vòng.
 ****** * * ******
 Sơ đồ trò chơi
Trên đây tôi mới đề cập một một số trò chơi phát triển sức nhanh, ngoài ra còn một số trò chơi nhảy dây, cướp cờ...cũng phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo mà tôi chưa đề cập.
* Các trò chơi phát triển tố chất khéo léo(năng lực phối hợp vận động)
 Năng lực phối hợp vận động trong cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau như năng lực định hướng thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu và đỡ cầu môt cách chính xác. Năng lực phản ứng nhanh thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong mọi tình huống.
Có rất nhiều các bài tập để phát triển năng lực trên như: tại chỗ tâng cầu, di chuyển tâng cầu, di chuyển nhặt cầu... những bài tập này tương đối là khô khan nên tôi sử dụng các bài tập này dưới hình thức trò chơi
- Trò chơi: tâng cầu tiếp sức
+ Mục đích: xây dựng cảm giác với cầu, phát triển tố chất khéo léo
+ Cách chơi: chia lớp thành 4 đội với số nam, nữ bằng nhau, đứng thành 4 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, người đầu tiên ở mỗi hàng bước lên tay thuận cầm vợt, tay không thuận cầm cầu và tung cầu lên cao phía trước mặt và tay phải cầm vơt theo phương thẳng đứng, mặt vơt song song với mặt đất, tâng cầu liên tục phối hợp với các bước đi hoặc chạy chậm vừa đi vừa đếm số lần tâng của mình cho tới khi cầu rơi xuống đất thì người thứ 2 mới thực hiện va đếm tiếp của người thứ nhất. Cứ như vậy cho tới người cuối cùng; đội thắng đội tâng được nhiều quả nhất, đội thua phải đứng lên ngồi xuống 15 lần.
 *********** 
 ***********
 **********
 **********
- Trò chơi: "Ai khéo tay hơn"
+ Mục đích: Giúp cho học sinh di chuyển đánh cầu thuận tay và trái tay một cách chính xác hơn; Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo va khả năng phản xạ.
+ Công tác chuẩn bị: sân cầu lông bằng phẳng sạch sẽ, có 2 người phục vụ và mỗi người cầm khoảng 20-30 quả cầu đứng ở bên sân đối diện; kẻ 2 ô ở 2 góc trên lưới, mỗi ô dài 1,2m, rộng 80cm
Phương pháp tiến hành: Chia lớp thành 2 đội đều nhau, đứng thành hàng dọc trước vạch xuất phát
+ cách chơi: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, người đứng đầu hàng di chuyển lên góc bên phải để đánh cầu vào ô, người phục vụ đồng thời tung cầu sang bên phải cho đồng đội của mình, đánh cầu vào ô xong lại lùi về vị trí ban đầu để di chuyển lên góc trái đánh cầu trái tay vào ô góc trái, thực hiện song lùi về vị trí cũ đưa vợt cho người thứ 2 lên thực hiện, cứ lần lượt như vậy cho đến hết thời gian chơi, đội nào đánh được nhiều cầu vào ô và đúng luật đội đó thắng cuộc
 *
 *
 *
 *
 *
 *
 * 
 *
 *
 * 
 sơ đồ trò chơi
Luật chơi: Đánh cầu vào ô được tính 1 điểm; thời gian chơi trong 3 phút, kết thúc thời gian chơi đội nào được nhiều điểm đội đó thắng,đội thua phải chống đẩy 10 cái.
Trên đây là một số các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn được tổ chức dưới dạng trò chơi mà tôi đưa vào giảng dạy trong thời gian các em học nội dung cầu lông. Sau khi tôi đưa phương pháp này vào giảng dạy thì thấy hiệu quả rất tốt, làm cho các tiết học rất sôi nổi, học sinh tập luyện tích cực hơn. Ở đây tôi đã khai thác được tính tự giác tích cưc của học sinh mà đòi hỏi mỗi tiết học cần phải có. Tôi đã dùng phương pháp phỏng vấn ở các lớp tôi dạy thực nghiệm thì đa số các em thích phương pháp này hơn.
* Kiểm tra đánh giá
Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã được học tôi đã đưa ra 2 nội dung để kiểm tra cho cả 2 nhóm.
- Nội dung kiểm tra: Kỹ thuật đánh cầu thấp tay kết hợp với các kỹ thuật đã học 
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra
Hai học sinh cùng vào sân kiểm tra. Mỗi người đứng một bên sân câu lông sử dụng các kĩ thuật di chuyển đã học kết họp với kĩ thuật đánh cầu thuận và trái tay đẻ đánh cầu qua lại cho nhau trong phạm vi sân đơn cầu lông. Nếu cầu đánh qua lại vơi nhau được 10 lần liên tục thì kết thúc bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ được đánh giá theo số lần học sinh đánh cầu liên tục được nhiều nhất, kết hợp với đánh giá của giáo viên về chất lượng kỹ thuật cũng như thể lực mà học sinh thể hiện theo 3 mức A, B, C
- Mức A: thực hiện tốt cả hai kỹ thuật
- Mức B: còn sai sót trong các bước di chuyển hoặc ở kỹ thuật đánh cầu thấp tay
- Mức C: sai sót nhiều trong các bước di chuyển hoặc ở kỹ thuật đánh cầu thấp tay 
* Kết quả thu được
Sau khi kiểm tra 2 nội dung cho 2 lớp ở cả 2 nhóm, tính bình quân điểm kiểm tra của 2 nội dung có kết quả như sau
- Nhóm không đưa các bài tập thể lực, kỹ thuật dưới dạng trò chơi mà tập các bài tập đơn thuần theo phân phối chương trình
TT
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu,kém
1
10C
39
9em=23,1%
15em=38,5%
13em=33,3%
2em=5,1%
2
Tổng 10C có 39: 37em đạt, có 2 em chưa đạt
- Nhóm thực nghiệm
TT
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu,kém
1
10A
41
15em=36,6%
19em=46,3%
7em=17,1%
0em=0%
2
Tổng 10A có 41: 41 em đều đạt
* Nhận xét đánh giá
Qua so sánh hai bảng thành tích trên của hai nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy, kết quả học tập của các em tăng lên rõ rệt(khá, giỏi tăng; trung bình, yếu kém giảm). Điều đó nói lên sự đúng đắn của việc đưa bài tâp thể lực chuyên môn,kỹ thuật được tổ chức dưới dạng trò chơi đó là:
- Thứ nhất: Các em được chơi trò chơi sẽ có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù các em rất mệt
- Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập ở trường, ở lớp các em dã tích cực hơn trong việc tập luyện ở nhà và ở các câu lạc bộ ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ kỹ thuật của môn cầu lông.
2.3. Những điểm chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học TDTT nói chung và môn cầu lông nói riêng
- Đòi hỏi sự tổ chức khéo léo của giáo viên, nếu tổ chức không tốt sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới nội dung khác của tiết học.
 - Khi tổ chức nên phân chia các tổ nhóm chơi từ đầu năm học, nhằm tránh đi mất nhiều thời gian cho việc tổ chức trò chơi.
- Phải làm cho học sinh thật sự hứng thú và lôi cuốn trong trò chơi thì mới hoàn thành được mục đích của giá viên đề ra trong mỗi tiết học.
- Có sự chuẩn bị tốt của giáo viên trong công tác giảng dạy( sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước khi lên lớp).
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Có thể nói trong dạy học thể dục nói chung và dạy học môn cầu lông nói riêng thì việc đưa các bài tập phát triển thể lực,kỹ thuật được tổ chức dưới dạng trò chơi có một ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho học sinh học tập sôi nổi, tích cực hơn, đồng thời qua đó làm cho thể chất học sinh không ngừng phát triển va thành tích học tập cũng tăng nhanh. Việc sử dụng các trò chơi này không chỉ áp dung trong công tác dạy học mà nó có thể áp dung trong công tác huấn luyên đội t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_bai_tap_the_luc_ky_thuat_mon_cau_long_du.doc