SKKN Sử dụng mạng xã hội facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

SKKN Sử dụng mạng xã hội facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Ngày nay, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet toàn cầu, việc sử dụng các loại hình mạng xã hội đang gia tăng một cách chóng mặt như nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại trong một thế giới phẳng.

 Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chúng ta liên tục thấy sự chuyển hình mạnh mẽ của các loại hình mạng xã hội như Blog, Yahoo Messenger, Twitter, Instagram, Youtube, My space, Tumblr, Google Plus, Flickr và đặc biệt là Facebook. Ở Việt Nam, loại hình mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất chính là Facebook.

 Mạng xã hội FB thể hiện rất rõ tính ưu việt của mình là khả năng kết nối và lan truyền cực nhanh cùng với nhiều tính năng nổi bật khác, liên tục được apdate, nâng cấp, lại rất dễ sử dụng. Do vậy đây là diễn đàn được nhiều học sinh lựa chọn.

Tuy nhiên, với tâm lý bồng bột, nhất thời của độ tuổi vị thành niên, các em cũng mắc không ít những sai lầm như sử dụng FB để thóa mạ bạn bè, nói xấu giáo viên, thách thức người khác và thậm chí bị kẻ gian lợi dụng khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng được rao bán lan tràn trên FB.Vậy, làm thế nào để học sinh tránh được những sai lầm trên cũng như sử dụng FB một cách hiệu quả nhất?

 Xuất phát từ thực tế của bản thân và đồng nghiệp khi làm công tác chủ nhiệm. Đó là những khó khăn trong việc tiếp cận cũng như chia sẻ với học sinh vì tâm lý em ngại, lảng tránh của các em. Tôi nhận thấy việc tìm ra một công cụ mới, gần gũi với cả giáo viên và học sinh để kết nối giữa chúng tôi và các em là điều vô cùng cần thiết. Việc sử dụng FB để quản lý học sinh không chỉ là cách giúp chúng tôi đến gần hơn với học sinh, mà còn giúp chúng tôi quản lý học sinh một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi nhất dù cho tôi đang ở đâu và vào bất kỳ thời điểm nào.

 

doc 36 trang thuychi01 17392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng mạng xã hội facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI - SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
“SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ, GIÁO DỤC HỌC SINH THPT”
Giáo viên	: Lê Thị Thủy
Tổ	: Văn - GDCD
Đơn vị công tác	: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
NĂM HỌC 2018– 2019
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ được viết tắt
Từ viết tắt
Giáo viên
GV
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Học sinh
HS
Facebook
FB
Thực nghiệm
TN
Trung học phổ thông 
THPT
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Ngày nay, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet toàn cầu, việc sử dụng các loại hình mạng xã hội đang gia tăng một cách chóng mặt như nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại trong một thế giới phẳng.
	Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chúng ta liên tục thấy sự chuyển hình mạnh mẽ của các loại hình mạng xã hội như Blog, Yahoo Messenger, Twitter, Instagram, Youtube, My space, Tumblr, Google Plus, Flickr và đặc biệt là Facebook. Ở Việt Nam, loại hình mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất chính là Facebook.
	Mạng xã hội FB thể hiện rất rõ tính ưu việt của mình là khả năng kết nối và lan truyền cực nhanh cùng với nhiều tính năng nổi bật khác, liên tục được apdate, nâng cấp, lại rất dễ sử dụng. Do vậy đây là diễn đàn được nhiều học sinh lựa chọn.
Tuy nhiên, với tâm lý bồng bột, nhất thời của độ tuổi vị thành niên, các em cũng mắc không ít những sai lầm như sử dụng FB để thóa mạ bạn bè, nói xấu giáo viên, thách thức người khác và thậm chí bị kẻ gian lợi dụng khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng được rao bán lan tràn trên FB...Vậy, làm thế nào để học sinh tránh được những sai lầm trên cũng như sử dụng FB một cách hiệu quả nhất?
	Xuất phát từ thực tế của bản thân và đồng nghiệp khi làm công tác chủ nhiệm. Đó là những khó khăn trong việc tiếp cận cũng như chia sẻ với học sinh vì tâm lý em ngại, lảng tránh của các em. Tôi nhận thấy việc tìm ra một công cụ mới, gần gũi với cả giáo viên và học sinh để kết nối giữa chúng tôi và các em là điều vô cùng cần thiết. Việc sử dụng FB để quản lý học sinh không chỉ là cách giúp chúng tôi đến gần hơn với học sinh, mà còn giúp chúng tôi quản lý học sinh một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi nhất dù cho tôi đang ở đâu và vào bất kỳ thời điểm nào.
	Với đặc điểm là một giáo viên trẻ tuổi, cũng là một Facebooker, tôi phát hiện những mặt được và mặt trái của mạng xã hội FB. Tôi nhận ra rằng, FB nếu biết cách sử dụng hoàn toàn có thể trở thành một công cụ giáo dục hiệu quả. Bằng trải nghiệm thực tế của gần một năm sử dụng FB làm công cụ quản lý học sinh, tôi càng tin tưởng hơn bao giờ hết những tiềm năng mà mạng xã hội đem lại cho ngành giáo dục. 
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn nội dung “Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
	- Định hướng học sinh khai thác, sử dụng FB một cách hiệu quả nhất.
	- Nhằm giảm bớt gánh nặng cho GV, đặc biệt là GVCN trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.
	- Nghiên cứu các quy trình, cách thức ứng dụng mạng xã hội FB vào quản lý học sinh.
	- Góp phần đổi mới phương pháp quản lý, giáo dục học sinh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội.
	- Nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng hoạt động cho giáo viên cho công tác chủ nhiệm,
	- Đề ra giải pháp hợp lý trong việc quản lý, giáo dục học sinh nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh một cách toàn diện. 
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nghiên cứu thực trạng sử dụng FB hiện nay của giới trẻ nói chung và HS trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng ( đặc biệt là lớp chủ nhiệm 10G)
- Nghiên cứu những tiện ích của mạng xã hội FB và khả năng ứng dụng FB vào quản lý học sinh.
	- Đưa ra kết luận: những mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội FB trong quản lý và giáo dục học sinh và những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu 
4.1. Nghiên cứu lý thuyết 
Đọc các tài liệu có liên quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ của đề tài như : 
- Cơ sở về tâm lí, sinh lí học của đối tượng học sinh THPT làm cơ sở cho việc thiết kế giáo án giờ sinh hoạt lớp theo hướng nghiên cứu của đề tài.
- Các tài liệu khác có liên quan đến: Vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội FB: Lịch sử mạng xã hội FB, nghiên cứu phân tích người dùng FB tại Việt Nam, cách thức tạo lập một tài khoản và sử dụng FB, những tiện ích của mạng xã hội FB...
4.2. Quan sát sư phạm :
- Quan sát hành vi, thái độ của học sinh khi sử dụng FB.
- Tìm hiểu những tiện ích của mạng xã hội FB và khả năng ứng dụng của nó vào công tác quản lý.
4.3. Thực nghiệm sư phạm
- Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi năm học 2017 – 2018. Trọng tâm là HS lớp 10G.
- Tạo lập một tài khoản FB và nhóm kín của lớp 10G.
- Thực hiện quản lý học sinh thông qua mạng xã hội FB. 
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trang sử dụng FB hiện nay của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi
1.1. Thống kê số lượng người truy cập và số học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi sử dụng mạng xã hội Facebook
Theo thống kê mới đây nhất, tính đến tháng 6/2012, Facebook đã đạt số lượng người truy cập lên tới 955 triệu người và trở thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh chỉ sau 12 năm ra đời. Với nhiều tính năng vượt trội cùng khả năng kết nối một cách nhanh chóng, Facebook cũng đồng thời trở thành trang mạng xã hội lớn nhất Việt Nam với số lượng người sử dụng lên tới 26% dân số (25 triệu/93 triệu. Trong số những người sử dụng Facebook, học sinh bậc THPT chiếm 21%.
Với đặc thù là sử dụng tiện lợi, ngày nay người ta có thể dễ dàng sử dụng Facebook trên cả điện thoại, điều này khiến cho số lượng người sử dụng Facebook càng gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê, số lượng người truy cập trang mạng này thông qua điện thoại đã lên tới 33%.
Là một trường học nằm ở khu du lịch, học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi có mức sống khá cao so với học sinh của các trường trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa do vậy mức độ sử dụng điện thoại và internet khá phổ biến. Nhu cầu kết nối xã hội cùng vì thế ngày một tăng cao. Trong đó, mạng xã hội FB vẫn được sử dụng nhiều nhất, minh chứng là trong hai địa chỉ quen thuộc của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi là Nguyễn Thị Lợi Hội và Hội những người cute nhất Nguyễn Thị Lợi, số lượng thành viên lần lượt lên tới 811 và 697 thành viên. Theo khảo sát gần đây của người thực hiện, số lượng học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi sử dụng FB lên tới 79,3%.
	Đối với lớp 10G, lớp có tất cả 39/43 học sinh sử dụng FB một cách thường xuyên.
	Rõ ràng, những con số trên đây đã phản ánh một cách thực tế nhu cầu sử dụng FB của giới trẻ Việt Nam nói chung, và của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng. Vì thế, việc sử dụng FB như một công cụ quản lý chắc chắn sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.
1.2. Mục đích sử dụng FB của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi
	Với đặc điểm tâm lý của tuổi mới lớn, hầu hết học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi đều sử dụng FB với những mục đích sau:
	Thứ nhất, thể hiện trạng thái cảm xúc, tình cảm như vui, buồn, biết ơn, tự hào, lo lắng, cáu giận, bực tức,...
	Thứ hai, thông báo một kế hoạch làm việc chung của cá nhân, nhóm, tập thể hoặc cả lớp như kế hoạch đi chơi, ăn uống, tụ tập hay hỏi về lịch thi, kế hoạch chụp ảnh áo dài, kế hoạch thi đấu thể thao.
	Thứ ba, khoe ảnh với nhiều nội dung như ảnh đi chơi, ảnh gia đình, ảnh thầy cô, bạn bè, và đặc biệt là ảnh “tự sướng”.
	Thứ tư, chia sẻ thông tin. Khi đọc được một bài báo, một bài hát, một câu chuyện, một kinh nghiệp hay một hình ảnh ấn tượng hoặc có ý nghĩa sâu sắc, các em thường chia sẻ cho nhau, lan truyền một cách chóng mặt, gây nên những “hiện tượng mạng” trong thời gian vừa qua.
	Thứ năm, sử dụng FB làm công cụ mua, bán hàng hóa trực tuyến.
	Thứ sáu, FB còn được sử dụng như một chiếc đồng hồ báo thức, nhắc nhở các Facebooker về sinh nhật của bạn bè và giúp bạn gửi lời chúc mừng sinh nhật và các món quà tinh thần, lời chúc ý nghĩa trong những dịp trọng đại.
	Thứ bảy, với nhiều học sinh FB còn là nơi tìm hiểu tính cách, tình hình công việc, cuộc sống của bạn bè, người thân.
	Thứ tám, FB còn được sử dụng với mục đích học tập như chia sẻ, cùng nhau giải quyết các bài tập khó, trao đổi thông tin về thi cử....
	Thứ chín, liên lạc trực tiếp bằng hình thức chat (thậm chí người sử dụng còn có thể chat voice, chat video) hoặc gửi tin nhắn hay thư từ cho bạn bè.
	Thứ mười, giải trí trực tuyến trên FB bằng các game được cái đặt hoặc quảng cáo sẵn.
	Với nhiều mục đích sử dụng như trên, FB ngày càng trở nên gần gũi, thiết thực với cuộc sống của học sinh, với nhiều em, FB như một người bạn, một cuốn từ điển bách khoa và thậm chí là một cuốn nhật ký không ngày nào không viết thêm vào đó những điều mới mẻ.
 1.3. Thời gian sử dụng FB của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi
	Với khả năng ứng dụng được trên cả điện thoại, FB đang được sử dụng với tần suất ngày càng dày đặc, gần như liên tục 24/24. 
Trong đó, khoảng thời gian được sử dụng nhiều nhất là từ 19h tối tới 23h tối thông qua máy điện thoại.
	Thông thường vào thời gian học, học sinh thường dùng chế độ di động cho trạng thái đăng nhập của mình.
1.4. Những mặt tích cực và hạn chế của học sinh THPT Nguyễn Thị Lợi khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
a. Mặt tích cực
	Đối với một số học sinh biết cân bằng thời gian giữa việc học và chơi đồng thời sử dụng internet hiệu quả, việc sử dụng FB đích thực đã mang lại rất nhiều tích cực.
	Thứ nhất, các em có thể tham gia vào các nhóm hội học tập ví dụ Hội những người yêu sử, Hội những người luyện thi Tofel, Ielts; Hội những người thi khối A, B, C, D; Hội những người yêu toán... để tìm kiến thông tin, trao đổi những kinh nghiệm học tập. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này với học sinh THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng rất hạn chế.
	Thứ hai, các em có thể kết bạn với nhiều bạn ở nhiều vùng miền, nhiều quốc gia trên thế giới. Qua đó, nâng cao kiến thức, văn hóa cũng như cải thiện vốn ngoại ngữ của mình đồng thời có thêm nhiều cơ hội gặp gỡ những người bạn ưu tú, những người trưởng thành để có thêm kinh nghiệm sống, học tập và làm việc.
	Thứ ba, HS có thể lên FB tìm kiếm thông tin, trong đó có rất nhiều thông tin có giá trị như thông tin về các học bổng, những thầy thuốc giỏi, những bài thuốc bí truyền chữa được bệnh hiểm nghèo hay những mẹo hay trong cuộc sống...để làm giàu hơn các kỹ năng của mình.
	Thứ tư, HS còn biết sử dụng FB như một công cụ liên lạc hiệu quả, ít tốn kém vì FB có cả tình năng chat, video call và gửi tin nhắn.
	Thứ năm, việc sử dụng FB một cách hợp lý còn đem lại cho HS tiếng cười, sự sảng khoái sau những giờ học căng thẳng.
	Thứ sáu, đây còn là nhịp cầu kết nối các thành viên lại với nhau làm cho khối đoàn kết thêm vững vàng.
b. Mặt hạn chế
FB sẽ trở thành hạn chế nếu như người sử dụng không cân bằng được thời gian, sống quá phụ thuộc vào FB và không kiểm soát được bản thân. Và thực tế đã chứng kiến biết bao câu chuyện đau buồn về việc lạm dụng FB.
Hạn chế đầu tiên phải kể đến là việc sử dụng FB quá nhiều với tần suất liên tục từ 5 – 7 tiếng mỗi ngày trở lên khiến cho HS không đảm bảo được việc học, lãng phí thời gian một cách vô ích. Không chỉ thế, nhiều HS còn rơi vào tình trạng “nghiện FB” và sống ảo, dẫn tới trạng thái tâm thần bất ổn, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây những hậu quả khôn lường.
Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng FB còn bị “nghiện update”, “cuồng like” dẫn đến việc đăng tải một cách vô tội vạ các thông tin liên quan đến bản thân, thậm chí làm hạ thấp nhân phẩm và danh dự của bản thân. Ví dụ từ những việc nhỏ nhặt như thức dậy, ăn gì vào buổi sáng, ăn gì vào buổi chiều, ra đường gặp trời nắng, mưa... hay thậm chí cả hành động tung ảnh nóng, clip nóng trên mạng chỉ để nổi tiếng. Rất may, điều tệ hại này chưa xảy ra ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
Tác hại nữa phải kể đến là, các thông tin trên mạng xã hội quá nhiều, không được kiểm duyệt nên khiến cho khá nhiều học sinh ở tuổi THPT bị mắc lừa như: mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây nguy hại cho sức khỏe; chia sẻ các thông tin độc hại ảnh hưởng tới chế độ và nhà nước.
Thực tế, việc sử dụng FB của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi hiện nay còn tồn tại rất nhiều bất cập:
Nhiều học sinh do không kiểm soát được cảm xúc đã biến FB thành nơi thóa mạ, hạ nhục nhân phẩm của HS khác và cả GVCN. Nhiều em sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường học đường.
Một số HS sử dụng FB đăng tải những nội dung thiếu tính giáo dục, nhiều khi ngông cuồng, thiển cận nhằm mục đích câu like như hình ảnh các vụ tai nạn giao thông kinh hoàng, giết người man rợ, hình ảnh đồi trụy...
Thậm chí, nhiều em biến FB thành nơi kể lể, than vãn với quá nhiều câu chuyện vô nghĩa; coi FB như một công cụ tán tỉnh, đong đưa, đàm tiếu và bình phẩm về nhân phẩm người khác.
Một số HS thể hiện bản thân thái quá, luôn luôn tranh thủ chụp ảnh mọi lúc, mọi nơi để nhanh chóng úp FB nhằm câu view, câu like khiến người xem không khỏi ngán ngẩm. 
2. Những khó khăn của giáo viên trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trước khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
	Trước khi sử dụng FB, chúng tôi với tư cách là GVCN phải rất vất vả trong công tác quản lý, giáo dục HS. 
	Ngay từ khâu đầu vào, chúng tôi phải sử dụng rất nhiều phiếu thăm dò để biết rõ hơn về học sinh như: học lực, hạnh kiểm, sở thích, sở trường, thành phần gia đình... Nhưng thực tế, kết quả nhận được lại rất tệ vì đa số HS không chịu hợp tác hoặc còn e ngại nên viết thông tin cá nhân sơ sài, thiếu sót hoặc thậm chí không chính xác. Ngay cả khi phát phiếu này cho phụ huynh, kết quả cũng không khả quan hơn vì họ không có đủ hiểu biết về chính con cái mình.
	Đối với một số học sinh cá biệt, GVCN phải thiết lập rất nhiều kênh liên lạc như bạn bè, gia đình, giáo viên cũ để cùng phối hợp quản lý, giáo dục. Nhưng chúng tôi cũng không thể tìm hiểu được nguyên nhân vì sao HS ấy nghỉ học, đánh nhau hay có những biểu hiện tiêu cực khác thông qua những nguồn ấy.
	Do có quá nhiều công việc, mà bản thân tôi đã từng quên rất nhiều việc không phổ biến tới lớp chủ nhiệm như: thay đổi thời khóa biểu, thay đổi lịch giáo dục văn minh thanh lịch... Trước đây, mỗi lần như vậy, tôi lại phải gọi điện tới các cán bộ lớp rồi các tổ trướng nhắc nhở, dặn dò các em phổ biến đến các bạn. Cách làm này không chỉ vất vả, tốn kém mà hiệu quả cũng rất thấp vì có một số HS ít giao lưu hoặc không sử dụng điện thoại, cán bộ lớp không thể tìm ra cách liên lạc đều không cập nhật được thông tin mới này. Do đó, số ít các em còn quên sách vở, ảnh hưởng đến việc học.
	Có một số vấn đề tế nhị mà bản thân tôi từng cảm thấy rất khó khăn trong việc gặp gỡ học sinh và nhắc nhở các em. Thậm chí, việc gặp riêng, nhắc nhở những học sinh mắc lỗi với tần suất quá nhiều cũng khiến các em thêm mặc cảm, tự ti khi gặp GVCN và không dám nói lên chính kiến của mình làm cho cô trò thêm xa cách.
	Thêm vào đó, môn học tôi dạy - môn GDCD là một môn có khối lượng kiến thức rất rộng, lại có số tiết trong tuần ít, để học và làm bài hiệu quả lại càng khó. Nên thời lượng 45 phút mỗi tiết không đủ để tôi có thể truyền tải hết kiến thức cũng như đưa ra phương pháp học tối ưu đến học sinh. Do vậy, kết quả đạt được không cao.	Bởi vậy, tôi luôn muốn thiết lâp một kênh thông tin mới đơn giản, phổ biến, gần gũi, để quản lý và giáo dục các em hiệu quả hơn; khiến cô trò thêm gắn bó. Đồng thời, giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT.
Kết luận:
	Rõ ràng những lợi ích mà FB mang lại là không hề nhỏ tuy nhiên, tác hại mà nó gây ra cũng rất lớn nếu như người dùng quá lạm dụng.
	Với đặc điểm tâm lý tuổi vị thành niên, các em thường có xu hướng ham chơi, giao lưu rộng, dễ tin người, suy nghĩ còn non nớt, bồng bột... HS thường có xu hướng lệch lạc, sử dụng FB sai mục đích và gây nên bao tác hại.
	Vậy, phải làm thế nào để hạn chế những tác hại và phát huy những lợi ích của FB? Làm thế nào để GVCN có thể đến gần hơn được với học sinh của mình và giáo dục các em một cách hiệu quả nhất? 
	Từ thực trạng trên, tôi nghĩ rằng bản thân cần được trẻ hóa, cùng tham gia vào mạng xã hội FB chính là cách thức trẻ hóa mình hiệu quả nhất để khiến khoảng cách cô – trò ngắn lại và từ đây chúng ta sẽ tìm ra phương pháp tối ưu để đem lại những điều tuyệt vời nhất cho HS của mình.
II. CÁCH THỨC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀO VIỆC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC HỌC SINH THPT.
1. Các bước cần thiết để quản lý, giáo dục học sinh bằng Facebook
	Điều quan trọng đầu tiên mà mỗi giáo viên cần phải có là một tài khoản FB của riêng mình (cách thức lập tài khoản đã được người viết trình bày trong phụ lục 1 – Cách thức lập một tài khoản).
	Tiếp theo, là kết bạn với học sinh trong trường và đặc biệt là lớp chủ nhiệm. Để có thể kết bạn, chúng ta chủ ý tới tính năng gợi ý kết bạn của FB và thông qua danh sách bạn bè (List friend) của một học sinh lớp mình hoặc tham gia vào các hội nhóm có học sinh của mình.
	Để quản lý học sinh lớp chủ nhiệm hiệu quả, tốt nhất là chúng ta nên lập một hội kín gồm giáo viên chủ nhiệm và các thành viên trong lớp (cách thức lập hội kín ở phụ lục 2).
	Với ba bước trên, chúng ta đã có những điều kiện cơ bản nhất để thực hiện việc quản lý học sinh bằng FB.
2. Khả năng ứng dụng một số tiện ích của mạng xã hội Facebook vào quản lý, giáo dục học sinh.
a. Tìm hiểu hoàn cảnh và những thông tin cơ bản của học sinh
	Trên trang cá nhân của một facebooker thường có mục “Giới thiệu”. Khi tìm hiểu, chúng ta có thể biết được các thông tin cơ bản về người sử dụng như: 
	+ Công việc và học vấn
	+ Những nơi đã sống
	+ Thông tin cơ bản: Ngày sinh, quên quán.
	+ Các mối liên hệ: Anh, chị, em, bố mẹ, bạn bè, người yêu (chồng/vợ).
	+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email.
	Tất cả nội dung trên, nhiều khi không được HS ghi chú một cách đầy đủ nhưng rõ ràng với rất nhiều nội dung như vậy, GV hoàn toàn có thể tìm hiểu những thông tin cần thiết về HS của mình như: đặc điểm bạn bè của HS? hoàn cảnh gia đình? Thậm chí là cả địa chỉ email và số điện thoại của HS đó để liên lạc khi cần thiết. 
	Với những thông tin này, GV có thể tìm hiểu được một phần nguyên nhân của tình trạng học sinh học hành sa sút, nghỉ học hay trầm cảm, tiêu cực... để sớm phối hợp với gia đình, nhà trường và đưa ra biện pháp giải quyết.
	Hơn nữa, với một số học sinh không hợp tác với giáo viên, ta cũng có thể sử dụng nó làm kênh thông tin để tìm hiểu những ai là người thân thiết nhất của học sinh đó để cùng phối hợp, giúp HS tiến bộ.
b. Tìm hiểu tình trạng học sinh
	Tâm trạng quyết định hành động và hành động cũng chỉ rõ thái độ. Trên FB, có một dòng Time line là nơi các em bày tỏ thái độ, tình cảm hay các hoạt động hằng ngày. Nhìn vào đó ta hoàn toàn biết được em đó đang vui, buồn, cáu giận, nhớ nhung thậm chí là bất mãn vì một việc nào đó.
	Ví dụ trường hợp HS trên hình ảnh là do bố mẹ mâu thuẫn có nguy cơ ly hôn khiến em luôn rơi vào tình trạng buồn chán, tuyệt vọng, nhiều lần muốn tự tử. Nếu GVCN không biết được điều đó mà còn quở trách, mắng phạt thì thật phản tách dụng. Nhưng ngược lại nếu GV nắm bắt thông tin thì sẽ có cách an ủi, động viên em, trở thành chỗ dựa tinh thần giúp em vượt qua khủng hoảng.
	Hay cũng với ứng dụng này, chúng ta cũng có thể biết được những hoạt động thường xuyên của học sinh đang diễn ra trong khoảng thời gian nào đó để có liên hệ với tình trạng học tập hiện nay. Ví dụ, khi trên FB liên tục là những hình ảnh tụ tập, đi chơi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình trạng học tập. 
	c. Liên lạc trực tiếp với học sinh và gia đình học sinh thông qua tin nhắn FB
	Bên cạnh một số tính năng trên, FB còn có ứng dụng tích hợp gồm chat trực tuyến và gửi tin nhắn.
	Muốn nhắn tin tới học sinh hoặc gia đình HS, ta làm như sau: Tìm kiếm tên tài khoản. Ta sẽ thấy hiện ra một giao diện. Ở trên bên phải màn hình xuất hiện một mục có tên ”Tin nhắn”, chúng ta click vào đó và viết nội dung muốn gửi gắm. 
	Hoặc khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân của mình, ta sẽ thấy ở bên tay phải xuất hiện danh sách bạn bè của mình và tình trạng hoạt độn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mang_xa_hoi_facebook_nham_nang_cao_chat_luong_q.doc