SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lí. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển và danh tiếng của nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn chính là môi trường để bồi dưỡng đội ngũ một cách hiệu quả thiết thực nhất. Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nằm trong tổ chức giáo dục của các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Vì vậy, nếu tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn thì sẽ góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.

 Nói đến hoạt động chuyên môn trong trường THPT thì Tổ chuyên môn là tổ chức vô cùng quan trọng, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn?

 Là Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp nhiều năm gắn bó với nhà trường, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường. Bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chuyên môn, phải tạo ra được bước đột phá trong việc dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết đối với các trường THPT nói chung và trường THPT Tĩnh Gia 5 nói riêng. Một trong những đổi mới đó là phải cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực? Từ tình hình thực tế của nhà trường và những lý do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài SKKN: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn”.

 

doc 13 trang thuychi01 73456
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài
	Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lí. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển và danh tiếng của nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn chính là môi trường để bồi dưỡng đội ngũ một cách hiệu quả thiết thực nhất. Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nằm trong tổ chức giáo dục của các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Vì vậy, nếu tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn thì sẽ góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.
 Nói đến hoạt động chuyên môn trong trường THPT thì Tổ chuyên môn là tổ chức vô cùng quan trọng, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? 
 Là Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp nhiều năm gắn bó với nhà trường, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường. Bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự  đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chuyên môn, phải tạo ra được bước đột phá trong việc dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết đối với các trường THPT nói chung và trường THPT Tĩnh Gia 5 nói riêng. Một trong những đổi mới đó là phải cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực? Từ tình hình thực tế của nhà trường và những lý do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài SKKN: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài SKKN này nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các giáo viên để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình; tạo động lực làm việc cho giáo viên, phát huy vai trò tự chủ của giáo viên trong chuyên môn.
Phát huy tốt vai trò của tổ trưởng, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ; tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các giáo viên trong tổ. 
Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, tổng kết về các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên mônTổ Lý – Hóa – KTCN trường THPT Tĩnh Gia 5, huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết kết hợp áp dụng với thực tiễn nghiên cứu trên đối tượng tổ chuyên môn mà bản thân được giao làm tổ trưởng tại tổ Lý Hóa KTCN trường THPT Tĩnh Gia 5.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
	Trong SKKN này tập trung đề ra giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của tổ trưởng chuyên môn, chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Giải pháp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. Tạo môi trường để tất cả các giáo viên học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác, tạo sự gắn kết trong tình cảm đồng nghiệp; qua sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tổ chuyên môn
 Tổ chuyên môn là một đơn vị trong bộ máy tổ chức của trường THPT; bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục; trực tiếp triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch dạy và hoạt động giáo dục; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác của các thành viên trong tổ.
Với vị trí là bộ phận cấu thành bộ máy tổ chức nhà trường; là nơi trực tiếp triển khai toàn bộ các hoạt động tới các GV và HS, Tổ chuyên môn giúp hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, trong đó TTCM cùng với tổ phó chuyên môn giúp Hiệu trưởng quản lí GV, thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch chung của nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS trong khối lớp phụ trách.
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, đảm bảo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
2. 1.2. Tổ chức, hoạt động của tổ chuyên môn
- Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có Tổ trưởng, nếu tổ từ 7 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
Sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường hiện nay thường diễn ra theo  hai hình thức: Sinh hoạt theo chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học.
Ở hình thức thứ nhất sinh hoạt chuyên môn bao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn phương pháp dạy học. Bên cạnh đó là việc tổ chức trao đổi, thảo luận, học tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình cũng như điều kiện thực tế của mỗi nhà trường như: Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy một dạng bài, kiểu bài nào đó, Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn  tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với hình thức thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học, các nhà trường tổ chức thường xuyên hơn. Trong mỗi buỗi dự giờ có sự tham gia của phó hiệu trưởng, tổ trưởng và hầu hết giáo viên trong tổ. Sau dự giờ tổ chuyên môn tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại tay nghề giáo viên dạy.
2.1.3. Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn
Theo Điều lệ trường THPT, tổ chuyên môn có nhiệm vụ các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; 
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; 
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 
2.1.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
Nhiều năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn ở các trường THPT đã được tổ chức thực hiện và duy trì khá thường xuyên. Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn tạo môi trường để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của mỗi nhà trường.
Hoạt động sinh hoạt chuyên môn đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy vậy sinh hoạt chuyên môn hiện nay còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi. Đó là: chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao. Nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng, nhất là việc phổ biến áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Các báo cáo chuyên đề, SKKN được nghiệm thu xong để đấy. Đối với công tác dự giờ và đặc biệt là việc trao đổi rút kinh nghiệm tiết học giáo viên cũng không mấy hứng thú nên buổi thảo luận thường trầm lắng, ít ý kiến phát biểu. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Để đạt được mục tiêu đó thì việc nâng cao trình độ lí luận nghiệp vụ cho giáo viên càng trở nên cấp thiết. Một nhà trường mà giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu thế giáo dục thời đại.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trường. Lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm, chính vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, đảm bảo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là một yêu cầu cần thiết đối với các nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Đặc điểm, tình hình chung của trường THPT Tĩnh Gia 5
Trường THPT Tĩnh gia 5 là ngôi trường mới thành lập 15 năm. Vị trí đóng tại địa bàn thị trấn Tĩnh gia, chung địa bàn với trường THPT Tĩnh gia 1 là ngôi trường có bề dày truyền thống, có chất lượng rất tốt nên sự tuyển sinh có nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Toàn trường có 684 học sinh, chia thành 20 lớp. Khối 10: 7 lớp; Khối 11: 7 lớp; Khối 12: 6 lớp.
Về đội ngũ: nhà trường có 72 cán bộ, giáo viên, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, trong đó trình độ trên chuẩn chiếm 36 %.
Cơ cấu tổ chức gồm 6 tổ chuyên môn, 01 tổ hành chính.
Đội ngũ giáo viên đa số tuổi nghề tuổi đời còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. điều này cũng là một khó khăn, thách thức trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường.
Tuy nhiên hầu hết giáo viên đều nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong công việc, thực hiện tốt mọi nội quy, quy chế của nhà trường, đoàn thể đề ra, thương yêu, tôn trọng học sinh. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của sinh hoạt tổ chuyên môn
- Nhận thức rõ đổi mới sinh hoạt chuyên môn là quyết sách quan trọng, tạo ra sự chuyển biến nhanh hơn, rõ hơn về chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Từ đó, nâng cao nhận thức và tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ thông qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn một cách có hiệu quả. Xây dựng tinh thần trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên. 
- Bản thân xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc điều hành hoạt động của tổ. Phải luôn gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Là người đóng vai trò trung tâm, có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát công việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp. Linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo trong công việc, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ. Xây dựng mối đoàn kết trong tổ, là người biết lắng nghe, biết chia sẻ đặc biệt biết cách phản hồi tích cực.
- Giáo viên hiểu rõ đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn là vấn đề then chốt, là chìa khóa để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thường gặp trong giảng dạy, giúp giáo viên tự tin hơn trong quá trình lên lớp. Qua sinh hoạt chuyên môn, cán bộ giáo viên hiểu sâu rộng hơn về học sinh, về đồng nghiệp và bản thân, cùng nhau xây dựng tình đồng chí, đồng nghiệp, mối quan hệ nhà trường thân thiện. 
Để nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, hàng tháng thống nhất chỉ đạo trong cấp ủy, quán triệt trong các cuộc họp chi bộ, họp hội đồng sư phạm. Thông qua đội ngũ cốt cán, tổ trưởng chuyên môn và các đồng chí đảng viên luôn tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động, họ sẽ là những người đầu tiên có trách nhiệm cao đồng thời có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động sâu rộng đến các quần chúng giáo viên trong trường.
2.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho tổ trưởng chuyên môn
Hoạt động chuyên môn trong trường THPT chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, tổ trưởng chuyên môn phải là người hiểu biết nhiều về chuyên môn, biết tập hợp giáo viên, biết quản lí giáo viên trong tổ thực hiện nhiệm vụ được giao. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ thì người tổ trưởng phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và phải là tấm gương về sự tự học tự bồi dưỡng. Người tổ trưởng phải biết chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết của nhà trường cũng như kế hoạch phát triển nhà trường với giáo viên để họ hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện. Điều quan trọng là người tổ trưởng phải có uy tín, được tập thể tín nhiệm, biết điều hành các hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả. Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tổ chức chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng các kỹ năng cho tổ trưởng là rất cần thiết. 
- Để nâng cao năng lực, đòi hỏi người tổ trưởng phải luôn tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 
- Để nâng cao kỹ năng quản lý tổ chuyên môn, Tổ trưởng phải rèn luyện, phát triển các kỹ năng, như: Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng phân công, phối hợp; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng kiểm tra, đánh giá
2.3.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình
Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn, tổ trưởng cần căn cứ vào điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên và học sinh trong tổ. Trong kế hoạch chuyên môn, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học hoặc bổ sung những vấn đề mà nhà trường chỉ đạo hoặc tăng cường biện pháp bồi dưỡng, nâng bậc học sinh sau mỗi lần kiểm tra định kì; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là quan tâm đến những giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Tổ trưởng phải nghiên cứu nắm tình hình hoạt động chuyên môn của tổ để tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ. 
Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm phải đảm bảo được các nội dung thiết yếu như:
- Việc thực hiện chương trình theo tuần học đầy đủ. 
- Kế hoạch dạy bồi dưỡng và nâng bậc học sinh theo từng khối lớp.
- Kế hoạch sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Kế hoạch dạy chuyên đề, thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm và thi giáo viên dạy giỏi các cấp. 
- Đăng kí các chỉ tiêu phấn đấu chuyên môn, các danh hiệu cá nhân và tập thể; các đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trong tổ, 
Số lần sinh hoạt chuyên môn theo điều lệ trường THPT đã qui định, song tùy theo thực tế mà có thể tăng số lần sinh hoạt lên nhằm mục đích cho giáo viên cập nhật được nhiều thông tin và được nghiên cứu, thực hành nhiều hơn. Từ đó, giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức mới và bổ ích hơn. 
2.3.4. Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn
Đây là nội dung quan trọng nhất, vì nếu đổi mới được nội dung sinh hoạt mang đậm màu sắc chuyên môn sẽ tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ. Đặc biệt là họp mang tính hành chính sự vụ. Qua việc nắm bắt chất lượng sinh hoạt chuyên môn của từng tổ, tôi tham mưu với Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn với những nội dung như sau:
2.3.4.1. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề
a. Xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở tổ chuyên môn.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của Sở giáo dục và đào tạo; căn cứ vào kế hoạch công tác chuyên môn của nhà trường; căn cứ vào tình hình thực tế của tổ, tổ trưởng lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề cho phù hợp, phân công giáo viên (nhóm giáo viên) nghiên cứu và báo cáo chuyên đề.
Nội dung các chuyên đề phải tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh; tháo gỡ các vướng mắc trong cách tổ chức các hoạt động học tập cá nhân, nhóm và vận dụng theo mô hình trường THPT mới. Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên đề có hiệu quả, yêu cầu phải thiết kế được các hoạt động một cách khoa học theo các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị 
- Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện, thiết bị cần cho hoạt động.
- Dự kiến nhiệm vụ của từng thành viên và thời gian hoàn thành công việc.
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề.
- Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn.
- Tổ trưởng điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc; khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.
- Các thành viên được phân công viết các chuyên đề báo cáo nội dung.
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề.
Tổ trưởng đánh giá những ưu điểm và tồn tại của chuyên đề, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy. 
 * Đối với chuyên đề có giờ dạy minh họa, để tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, cần thực hiện các bước như sau: 
Bước 1: Sinh hoạt tổ nghiên cứu chuyên đề, phân tích nội dung của chuyên đề; phân công giáo viên chuẩn bị bài dạy.
Bước 2: Tổ góp ý xây dựng bài dạy dựa trên thiết kế bài soạn của giáo viên. Chú ý những kiến thức trọng tâm, các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động học tập (nhóm, cá nhân) phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh.
Bước 3: Tổ chức dự giờ dạy minh họa.
Bước 4: Thảo luận, rút ra bài học kinh nghiệm và kết luận sư phạm.
Bước 5: Vận dụng vào giảng dạy hàng ngày. 
b. Tổ chức thao giảng dự giờ.
Thay đổi mục đích của việc dự giờ, từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để chia sẻ, học tập lẫn nhau nhằm tạo ra bầu không khí cởi mở để mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình dạy học.
Khi dự giờ, bên cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học, các hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên, người dự cần tập trung quan sát thực tế vào việc học tập của học sinh. Đánh giá thực chất chất lượng bài thao giảng thông qua đánh giá kết quả tiếp thu, nắm bắt bài học của học sinh.
Khâu tổ chức thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm sau khi dự giờ::
- Trước hết, tạo điều kiện để người dạy trình bày mục tiêu, ý tưởng xây dựng kế hoạch bài dạy, những điều đã thực hiện tốt và những điều chưa thực hiện được hoặc thực hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_to_chuye.doc