Sáng kiến kinh nghiệm Giải bài toán hình học khi sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở bậc Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Giải bài toán hình học khi sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở bậc Trung học Cơ sở

* Tính chất của tam giác cân: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh đối diện với cạnh đó.

* Ngược lại với tính chất trên ta có: Trong một tam giác, nếu hai trong 4 loại đường (đường phân giác, đường trung tuyến, đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này) trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân.

* Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tính chất ba đường đồng quy trong tam giác mà giáo viên cần giúp học sinh nắm vững, hiểu và vận dụng được để làm bài tập. Khi dạy giáo viên cũng cần khéo léo chọn lựa các bài toán phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh thấy được việc sử dụng tính chất ba đường đồng quy trong tam giác sẽ giúp cho việc giải bài toán dễ dàng và nhanh chóng hơn, qua các bài toán giúp học sinh thấy được khi giải dạng toán này ta cần chú ý điều gì, cách sử dụng tính chất như thế nào cho hợp lý, khi nào ta sử dụng được tính chất và trong một số trường hợp phải vẽ thêm yếu tố phụ như thế nào để có thể vận dụng tính chất,. Khi học sinh đã hiểu và vận dụng được ở mức độ tương tự thì giáo viên có thể đưa thêm bài tập mở rộng, nâng cao nhằm phát triển tư duy cho học sinh.

 

doc 44 trang hoathepmc36 26/02/2022 10617
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải bài toán hình học khi sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Stt
NỘI DUNG
Trang
1
1.MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
5
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3
6
1.5. Phương pháp nghiên cứu
4
7
2. NỘI DUNG
5
8
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
5
9
2.2. Thực trạng của vấn đề
7
10
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
12
11
2.4. Kết quả đạt được
38
12
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
39
13
3.1. Kết luận
39
14
3.2. Kiến nghị
40
15
4.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
42
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình dạy học Toán nói chung và dạy học Hình học ở THCS nói riêng, điều quan trọng nhất là hình thành cho học sinh một hệ thống khái niệm Toán học quan trọng; làm cho học sinh nắm vững bản chất kiến thức một cách sâu và rộng. Đó chính là cơ sở, là tiền đề quan trọng để xây dựng cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải Toán. Tuy nhiên qua nhiều năm dạy học chương trình Hình học cấp THCS, tôi nhận thấy đa số học sinh sợ học Hình học và chưa nắm vững bản chất kiến thức, chưa có khả năng vận dụng tốt kiến thức để giải bài tập cũng như vào thực tế. Do nắm kiến thức chưa sâu, hiểu vấn đề một cách mơ hồ nên học sinh thường gặp nhiều khó khăn và thường mắc sai lầm khi vẽ hình cũng như khi giải bài tập hình học. Nguyên nhân chủ yếu là do: 
Cách giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, còn khó hiểu, nhàm chán. Các tiết học chưa sinh động, chưa gây được niềm say mê, hứng thú học Hình học của học sinh. Khi giảng dạy một số giáo viên còn ít tổng hợp kiến thức cho học sinh. Hơn nữa trong một tiết học ngắn ngủi, giáo viên thường dạy lướt nhanh phần lý thuyết mà không lật đi lật lại vấn đề để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Khi dạy HS làm bài tập Hình học, một số giáo viên chú ý việc rèn kỹ năng vẽ hình và chứng minh cho HS, chưa hướng dẫn HS phân tích bài toán để từ đó HS định hướng cách giải.
Học sinh thường cảm thấy khó khăn, rất ngại hoặc không thích học lý thuyết, nếu có học thì cũng chỉ học vẹt để đối phó với việc kiểm tra bài cũ dẫn đến ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất kiến thức hoặc nắm kiến thức cơ bản chưa sâu, chưa biết kết nối giữa kiến thức này với kiến thức kia để giải một bài tập. Hơn nữa vì không nắm được lý thuyết nên kỹ năng vẽ hình của HS cũng rất kém, mà không vẽ được hình thì không thể làm được bài tập Hình học. Mặt khác do ý thức học tập của học sinh chưa cao, chưa thật sự tập trung chú ý để hiểu và ghi nhớ các công thức, quy tắc, định lý, tính chất và các hệ quả nên khi làm một bài Toán Hình học không nhớ kiến thức nào để vận dụng. 
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tạo hứng thú học Hình học cho HS, giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, biết cách vẽ hình và vận dụng được kiến thức để làm bài tập nhằm nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn? Muốn vậy khi dạy một chương, một bài nào đó, giáo viên phải giúp HS nắm vững kiến thức trọng tâm đã học, đưa ra những bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, hướng dẫn để HS có thể vận dụng được kiến thức vào làm bài tập. Khi tự mình làm được bài tập và được sự động viên khuyến khích của GV, HS sẽ tự tin hơn, cảm thấy Hình học không khó như mình nghĩ và sẽ có hứng thú hơn với việc học Hình học.
Trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi ở THCS, tôi nhận thấy có rất nhiều bài toán sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác (Tính chất ba đường trung tuyến, ba đường phân giác, ba đường cao, ba đường trung trực). Tuy nhiên khi gặp những bài toán này, nhiều học sinh lúng túng, không biết vẽ hình, không nhớ tính chất. Nhiều học sinh nắm được tính chất chưa vững, không hiểu bản chất kiến thức nên không biết vận dụng tính chất để làm bài như thế nào, không biết cách phân tích bài toán để định hướng cách giải. Chính vì vậy việc giúp học sinh nắm vững kiến thức và làm được bài tập về đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao, đường trung trực và tính chất của các đường này trong tam giác là vô cùng quan trọng ngay từ chương trình Hình học lớp 7. Việc nắm vững kiến thức và áp dụng được vào bài tập sẽ làm cho học sinh tự tin và thấy yêu thích môn Hình học hơn, làm cho các em không còn cảm giác sợ học Hình học như trước, điều này không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của môn Toán lớp 7 mà khi học lên lớp 8, lớp 9, học sinh vẫn có thể làm được dạng bài tập có sử dụng kiến thức về tính chất ba đường đồng quy của tam giác.
Để học sinh có thể hiểu sâu và nắm vững kiến thức về tính chất ba đường đồng quy trong tam giác từ đó áp dụng vào giải bài tập Hình học mà không phải học thuộc lòng từng câu chữ, giúp cho học sinh cảm thấy việc học nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn và cũng là để rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải bài toán hình học khi sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở bậc THCS”. Rất mong được sự góp ý và trao đổi chân thành của quý thầy cô để kinh nghiệm nhỏ này hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong dạy học Toán ở trường THCS.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu về các phương pháp sử dụng Tính chất ba đường đồng quy trong tam giác trong dạy học Hình học cấp THCS nhằm giúp học sinh khắc sâu và nắm vững bản chất kiến thức hơn để vận dụng vào việc giải bài tập cũng như vào thực tế. Khắc phục được những sai lầm thường gặp của học sinh. Tạo niềm say mê, hứng thú học Toán của học sinh, đặc biệt là môn Hình học, môn học mà hầu hết học sinh đều sợ và không thích học.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giảng dạy,chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém; phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của giáo viên cũng như của học sinh trong quá trình dạy - học môn Hình học cấp THCS.
Giúp học sinh nắm vững bản chất kiến thức về Tính chất ba đường đồng quy trong tam giác một cách sâu và rộng hơn, biết cách vẽ hình, phân tích bài toán để định hướng và trình bày cách giải, có hứng thú hơn trong học tập cũng như nhanh nhạy hơn khi xử lý các tình huống gặp phải trong quá trình học Hình học cấp THCS.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp. Giúp đồng nghiệp thấy được sự quan trọng của việc giải bài toán sử dụng Tính chất ba đường đồng quy trong tam giác khi dạy Hình học ở THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Giáo viên và học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Dựa trên những nghiên cứu về phương pháp dạy học Toán cấp THCS và các vấn đề thường gặp khi giảng dạy môn Toán ở trường THCS Nguyễn Tất Thành
- Phương pháp sử dụng giải bài toán sử dụng Tính chất ba đường đồng quy trong tam giáckhi dạy - học Hình học ở cấp THCS.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Trong các môn học, Toán học là môn có nhiều khả năng nhất trong việc rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, muốn đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học Toán thì phải có phương pháp dạy và học tốt. Không có phương pháp tốt, không có hiệu quả cao. Biết cách dạy Toán và biết cách học Toán, hiệu quả dạy và học sẽ tăng gấp nhiều lần. Bên cạnh việc giảng dạy của giáo viên thì khi giải các dạng Toán đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. 
Làm cho học sinh nắm vững bản chất kiến thức để tránh sai lầm khi áp dụng vào bài tập là vô cùng quan trọng. Vì vậy trong mỗi tiết dạy bài mới, luyện tập hay ôn tập giáo viên cần linh động phối hợp các phương pháp dạy học một cách hiệu quả, phù hợp với đối tượng và tâm sinh lý của học sinh. Sau khi học xong các em sẽ tự hệ thống hóa được các kiến thức cần nhớ để áp dụng vào bài tập và vào thực tế, việc học vì thế cũng sẽ nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn. các em sẽ giải được bài Toán nhẹ nhàng và nhanh chóng, không còn thụ động trông chờ vào người khác.
Việc phát triển tư duy đồng thời gây hứng thú học tập cho HS, phát triển trí tuệ cho HS qua bộ môn Hình học là một vấn đề rất quan trọng, cần được thực hiện trong mọi khâu của việc giảng dạy: cách đặt vấn đề, nội dung các câu hỏi gợi mở của GV khi giảng bài, cách GV kiểm tra và nội dung các câu hỏi, bài tập kiểm tra, cách yêu cầu HS phân tích, phê phán các câu trả lời, các bài làm...có tác dụng rất lớn đến việc giáo dục tư duy độc lập, sáng tạo, óc phê phán cho HS, giúp các em biết thắc mắc, biết lật đi, lật lại vấn đề, dám tìm tòi và suy nghĩ... Chính vì thế giúp học sinh nắm vững bản chất kiến thức và vận dụng kiến thức vào làm bài tập một cách hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Do đó khi dạy các dạng bài toán sử dụng Tính chất ba đường đồng quy trong tam giác, giáo viên cần giúp học sinh biết cách vẽ hình, nắm được kiến thức cơ bản về đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao, đường trung trực và tính chất của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác, ba đường cao, ba đường trung trực trong tam giác:
- Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác:
Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.
(Giao điểm ba đường trung tuyến được gọi là trọng tâm của tam giác)
- Tính chất ba đường phân giác của tam giác:
Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
(Giao điểm ba đường phân giác là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác đó)
- Tính chất ba đường trung trực của tam giác:
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
(Giao điểm ba đường trung trực là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác đó)
- Tính chất ba đường cao của tam giác:
Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm.
(Giao điểm ba đường cao được gọi là trực tâm của tam giác)
- Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân:
* Tính chất của tam giác cân: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh đối diện với cạnh đó.
* Ngược lại với tính chất trên ta có: Trong một tam giác, nếu hai trong 4 loại đường (đường phân giác, đường trung tuyến, đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này) trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân.
* Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về tính chất ba đường đồng quy trong tam giác mà giáo viên cần giúp học sinh nắm vững, hiểu và vận dụng được để làm bài tập. Khi dạy giáo viên cũng cần khéo léo chọn lựa các bài toán phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh thấy được việc sử dụng tính chất ba đường đồng quy trong tam giác sẽ giúp cho việc giải bài toán dễ dàng và nhanh chóng hơn, qua các bài toán giúp học sinh thấy được khi giải dạng toán này ta cần chú ý điều gì, cách sử dụng tính chất như thế nào cho hợp lý, khi nào ta sử dụng được tính chất và trong một số trường hợp phải vẽ thêm yếu tố phụ như thế nào để có thể vận dụng tính chất,.... Khi học sinh đã hiểu và vận dụng được ở mức độ tương tự thì giáo viên có thể đưa thêm bài tập mở rộng, nâng cao nhằm phát triển tư duy cho học sinh.
 Sáng kiến “Giải bài toán hình học khi sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở bậc THCS” sẽ giúp giáo viên trau dồi được kiến thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy; giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giải Toán, đồng thời giáo dục tư tưởng, ý thức, thái độ, lòng say mê học Toán cho học sinh.
2.2.Thực trạng:
2.2.1.Thuận lợi – Khó khăn:
*Thuận lợi:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã được Lãnh đạo trường, các Thầy cô, bạn bè đồng nghiệp của trường THCS Nguyễn Tất Thành giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, được dự giờ một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, trong đó có một số HS khá giỏi đã biết cách giải bài toán hình học sử dụng tính chất ba đường đồng quy trong tam giác.
Trường đạt chuẩn quốc gia và đang tiến tới xây dựng mô hình trường trọng điểm chất lượng cao nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đa số học sinh có ý thức học tập, hợp tác tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
	*Khó khăn:
Chưa có nhiều tài liệu viết về phương pháp giải bài toán hình học sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác trong dạy học Hình học ở THCS. Việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm ít ỏi của bản thân trong quá trình dạy học Hình học. Số tiết dự giờ để học hỏi kinh nghiệm giải bài toán sử dụng tính chất ba đường đồng quy trong tam giác của những giáo viên có trình độ chuyên môn cao còn ít
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhiều học sinh không thích học Hình học nên không mấy hứng thú với việc làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên, nhiều học sinh không nắm vững kiến thức, không biết cách vẽ hình nên rất mất thời gian trong việc ôn lại kiến thức và hướng dẫn học sinh vẽ hình. Mặt khác nhiều học sinh chưa biết phân tích bài toán, chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài.
2.2.2. Thành công - hạn chế:
* Thành công:
	Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi nhận thấy chất lượng học Hình học của học sinh được nâng cao rõ rệt, nhiều học sinh đã nắm được tính chất ba đường đồng quy trong tam giác, phân biệt được các loại đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao, biết vẽ hình theo yêu cầu đề bài và bước đầu biết vận dụng tính chất để làm các bài tập tương tự. Các tiết học Hình học cũng trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ và bớt căng thẳng hơn, thu hút được sự chú ý vào bài giảng và tạo hứng thú học tập cho HS. 
* Hạn chế:
Vẫn còn nhiều học sinh học yếu môn Hình học, chưa hiểu và chưa vận dụng được tính chất vào bài tập tương tự. Chất lượng đại trà môn Toán đặc biệt là Hình học được nâng lên nhưng chưa đạt được như yêu cầu đặt ra. Số học sinh làm được bài tập mở rộng, nâng cao chưa nhiều.
2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Mỗi ví dụ đưa ra trong đề tài đều có phân tích đề bài chi tiết, định hướng cụ thể, dẫn dắt để vẽ thêm yếu tố phụ, chỉ ra được kiến thức cần vận dụng để hình thành phương pháp giải. Qua đó, củng cố, khắc sâu, mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh, rèn khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, phát triển khả năng tư duy của học sinh. Mặt khác, nội dung, ngôn ngữ và cách trình bày các ví dụ đơn giản, dễ hiểu nên cả giáo viên và học sinh đều có thể tham khảo và vận dụng đề tài dễ dàng trong quá trình dạy và học.
*Mặt yếu:
Các giải pháp mang lại hiệu quả cao hơn trước nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra về việc nâng cao chất lượng đại trà vì còn nhiều học sinh bị mất gốc, chưa nắm được kiến thức cơ bản của hình học, khả năng tư duy, kỹ năng vẽ hình và trình bày bài chưa tốt, nên rất khó khăn trong việc vận dụng đề tài. Hơn nữa trong một tiết học ngắn ngủi không thể đưa ra được đầy đủ các dạng toán phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Để vận dụng đề tài hiệu quả thì đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải nắm vững kiến thức Hình học một cách sâu và rộng, và không phải lúc nào việc sử dụng tính chất ba đường đồng quy để giải bài toán hình học cũng có hiệu quả, nếu không sử dụng hợp lý thì càng làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách mơ hồ và không tự tin khi học và vận dụng kiến thức vào bài tập và vào thực tế.
2.2.4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
*Nguyên nhân của thành công:
Các bài tập được đưa ra trong đề tài từ dễ đến khó, tương đối phù hợp với từng đối tượng học sinh. Mỗi bài tập đều có phân tích chi tiết, định hướng phương pháp giải cụ thể, dễ hiểu nên cả giáo viên và học sinh đều có thể tham khảo và vận dụng dễ dàng trong quá trình dạy và học.
Để có thể khai thác và mở rộng kiến thức theo nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đưa ra được các bài toán sử dụng tính chất ba đường đồng quy trong tam giác một cách có hiệu quả, kích thích được sự phát triển tư duy của học sinh và giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn thì GV phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, bổ sung kiến thức mới, tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học, nhờ đó mà năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng được nâng lên rõ rệt.
HS thường có hứng thú học hơn khi có thể tự mình làm được các bài tập và thường khắc sâu được kiến thức hơn, nhớ được lâu hơn khi tự tìm tòi kiến thức mới hoặc khi mắc sai lầm và được sửa chữa sai lầm.
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:
Do chất lượng học Hình học của học sinh không đồng đều, khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh còn chênh lệch khá lớn. Hình học là một môn học khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, kém. Đa số học sinh sợ học Hình học, khả năng tư duy, phân tích tổng hợp của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh chưa có khả năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập do không nắm vững kiến thức. Khác với Đại số và Số học, khi đọc đề bài Hình học, nếu không vẽ hình ra, học sinh không biết bài toán dễ hay khó, thuộc dạng toán quen thuộc nào, mình có làm được hay, vì thế học sinh rất ngại làm vì sợ khó nên thường để bài tập hình làm sau hoặc bỏ không làm trong quá trình kiểm tra, thi cử dẫn tới kết quả đạt được chưa cao.
Hơn nữa số tiết dạy bài mới và luyên tập về tính chất ba đường đồng quy ít, lại rơi vào cuối học kỳ 2 chương trình lớp 7, vì thế không thể đưa được nhiều bài tập mở rộng, nâng cao phát triển tư duy cho học sinh. Mặt khác thời gian dành cho dạng toán về sử dụng tính chất ba đường đồng quy trong tam giác ở các lớp trên cũng không nhiều nên việc vận dụng đề tài còn gặp nhiều khó khăn, do đó kết quả cũng chưa thực sự được như mong muốn.
Một số giáo viên chưa thường xuyên và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải bài toán sử dụng Tính chất ba đường đồng quy của tam giác trong giảng dạy bộ môn Hình học. Nguyên nhân chính là do giáo viên chưa thực sự đam mê nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu kiến thức, thậm chí là chưa nắm vững kiến thức Hình học một cách sâu và rộng. Do tâm lý học sinh học yếu và sợ học môn Hình học nên khi dạy giáo viên thường chỉ dạy qua kiến thức sách giáo khoa mà không cần phải mở rộng, khai thác kiến thức theo nhiều khía cạnh khác nhau. 
2.2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy phần lớn học sinh bị hổng kiến thức rất nhiều, nhiều em chưa nắm vững được các kiến thức cơ bản cần thiết. Chính vì thế các em cảm thấy thực sự khó khăn khi học Toán, tâm lý e ngại, dẫn đến tư tưởng lười học, lười suy nghĩ, thiếu tự tin, sợ học môn Toán, đặc biệt là môn Hình học, điều này không chỉ đúng với học sinh trung bình, yếu, kém mà ngay cả học sinh khá giỏi cũng cảm thấy ngại và không thích học Hình học. Thậm chí khi kiểm tra học kỳ hoặc khi thi học sinh giỏi, học sinh cũng thường để bài Hình học làm sau hoặc bỏ qua không làm mà không cần biết dễ hay khó. Khi học khái niệm mới, học sinh chưa phân tích được các dấu hiệu bản chất, chưa nhìn thấy mối liên hệ giữa khái niệm đó với các khái niệm khác. Do chưa nắm vững kiến thức nên nhiều học sinh không biết vẽ hình hoặc vẽ hình không chính xác, dẫn đến không làm được bài tập. Một số học sinh vẽ được hình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, không biết liên kết các kiến thức nào để giải quyết vấn đề đặt ra. Khi nhìn nhận một vấn đề, HS chỉ nhìn một cách phiến diện nên dễ bị mắc sai lầm. Chính vì thế mà việc giúp HS nắm vững bản chất kiến thức, hiểu một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau, vận dụng được kiến thức vào làm bài tập và vào giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, tạo niềm say mê, hứng thú học Toán nói chung và Hình học nói riêng cho HS là vô cùng quan trọng. 
Qua các vấn đề về thực trạng đã nêu ở trên có thể thấy được những thuận lợi, thành công và mặt mạnh của việc giải bài toán sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác trong dạy học Hình học ở THCS, ngoài ra nó còn có tác dụng giáo dục học sinh về mọi mặt, đặc biệt là rèn tính cẩn thận, rèn khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác.
 Tu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_bai_toan_hinh_hoc_khi_su_dung_tin.doc