SKKN Sử dụng kỹ thuật kwl vào dạy bài: quang hợp ở thực vật (sgk 11 cơ bản)
Đổi mới nền giáo dục là quá trình lâu dài và đổi mới đòi hỏi sự toàn diện đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực: Đó là sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Trong bối cảnh nền giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình giaó dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học thì việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, năng lực người học là rất cần thiết.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu bài học thì cần sử dụng kỹ thuật dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, phù hợp với nội dung bài học. Xuất phát từ mục đích trên, trong quá trình dạy bài “ Quang hợp ở thực vật” ( sinh học 11- sgk cơ bản ) tôi nhận thấy áp dụng kỹ thuật dạy học KWL là phù hợp hơn cả vì những lí do sau:
- Phần lớn kiến thức trong bài liên quan đến những kiến thức các em đã được tìm hiểu ở lớp dưới: Quang hợp là gì?, cấu tạo lục lạp, thành phần của hệ sắc tố ( sgk sinh 10), hình thái , cấu tạo lá( sgk sinh học 6).
- Nội dung bài mang tính gợi mở, giải thích thêm về những vấn đề các em đã biết: đó là sự phù hợp giữa cấu tạo của lá, của lục lạp với chức năng quang hợp.
Vậy nên việc vận dụng kỹ thuật dạy học KWL để dạy bài này phù hợp với tiến trình nhận thức và tư duy logic khoa học của học sinh hơn cả.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KỸ THUẬT KWL VÀO DẠY BÀI: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT (SGK 11 CƠ BẢN) Người thực hiện:Lê Thị Hường Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Sinh học THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề.......................................................................... 1 II. Nội dung................................................................... 1 1. Cơ sở lý luận......................................................................................... 1 2. Thực trạng............................................................................................ 2 3. Sử dụng kỹ thuật KWL trong dạy học sinh học............................................ 2 4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật KWL............................. 3 5. Áp dụng vào bài dạy cụ thể........................................................................... 3 6. Sử dụng kỹ thuật KWL có thể kết hợp với các phương pháp dạy học khác.. 6 7. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm........................................................... 6 III. Kết luận........................................................................................................7 Đặt vấn đề Đổi mới nền giáo dục là quá trình lâu dài và đổi mới đòi hỏi sự toàn diện đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực: Đó là sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Trong bối cảnh nền giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình giaó dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học thì việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, năng lực người học là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu bài học thì cần sử dụng kỹ thuật dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, phù hợp với nội dung bài học. Xuất phát từ mục đích trên, trong quá trình dạy bài “ Quang hợp ở thực vật” ( sinh học 11- sgk cơ bản ) tôi nhận thấy áp dụng kỹ thuật dạy học KWL là phù hợp hơn cả vì những lí do sau: - Phần lớn kiến thức trong bài liên quan đến những kiến thức các em đã được tìm hiểu ở lớp dưới: Quang hợp là gì?, cấu tạo lục lạp, thành phần của hệ sắc tố ( sgk sinh 10), hình thái , cấu tạo lá( sgk sinh học 6)... - Nội dung bài mang tính gợi mở, giải thích thêm về những vấn đề các em đã biết: đó là sự phù hợp giữa cấu tạo của lá, của lục lạp với chức năng quang hợp. Vậy nên việc vận dụng kỹ thuật dạy học KWL để dạy bài này phù hợp với tiến trình nhận thức và tư duy logic khoa học của học sinh hơn cả. II. Nội dung 1. Cơ sở lí luận Kỹ thuật KWL là một trong những kỹ thuật của phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật này nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học trong đó các hoạt động học tập được tổ chức , định hướng bởi giáo viên , người học không thụ động , chờ đợi mà tự học tích cực tham gia vào quá trình tìm hiểu , khám phá, phát hiện kiến thức vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn , qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo Kỹ thuật KWL đem lại cho người học hứng thú , niềm vui trong học tập , muốn biết và kích thích động não học sinh giúp các em khẳng định mình trong học tập 2.Thực trạng Hiện nay khi học môn sinh học sinh chưa thật sự hứng thú, các em lĩnh hội kiến thức một cách thụ động , đôi lúc còn gò bó chưa thoải mái và chưa sẵn sàng tiếp nhận kiến thức thông tin mà giáo viên truyền đạt, điều này gây khó khăn cho người dạy . Vì vậy sử dụng kỹ thuật dạy học vào bài dạy cụ thể là hình thức hợp lí nhất giúp học sinh chủ động sẵn sàng tiếp nhận thông tin, hứng thú khi học tập, hình thành thói quen tự học, tự khán phá kiến thức phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Kỹ thuật KWL hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong quá trình giảng dạy, có thể thiết kế theo bài dạy hoặc theo chủ đề giúp người học chủ động trong việc nắm bắt kiến thức , tìm hiểu thông tin và lĩnh hội kiến thức sau khi học 3. Sử dụng kỹ thuật KWL trong dạy học sinh học. Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ hay nội dung cụ thể nào đó. Ngày nay trong quá trình đổi mới giáo dục có nhiều kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong đó có kĩ thuật KWL Kỹ thuật KWL trong đó : K( know)- những điều đã biết W(wantto know)- những điều muốn biết L (learned)- những điều đã được học Đây chính là sơ đồ liên hệ kiến thức đã biết liên quan đến bài học , các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học Kỹ thuật dạy học KWL là kỹ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh . Kỹ thuật này sử dụng thường xuyên trong suốt bài giảng , kỹ thuật này có thể khai thác thông tin, những ý tưởng và những kiến thức của học sinh từ đó giáo viên có những điều chỉnh phù hợp cho tiết giảng . Do đặc điểm của kỹ thuật này là lấy thông tin những gì đã biết , những gì muốn biết và những gì thu được nên kỹ thuật này thích hợp dạy môn xã hội như môn địa lí Sử dụng kỹ thuật dạy học KWL giáo viên chuẩn bị những bước giống như một tiết dạy bình thường . Khi sử dụng kỹ thuật này giáo viên cần thực hiện các bước sau: - Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị những phiếu KWL( theo mẫu) trên khổ giấy A0 với số lượng đủ cho mỗi nhóm một phiếu Phiếu học tập KWL môn sinh học Họ và tên: Lớp Trường ... Bài học. Ngày Tháng.Năm Những điều đã biết (K) Những điều muốn biết (W) Những điều đã học được (L) - Cách tiến hành : +Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt được sau bài học để học sinh năm được nội dung bài học và các mục đích cuối cùng cần đạt được. +Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu. +Học sinh điền thông tin vào phiếu dưới sự chỉ đạo của giáo viên *Bước đầu học sinh điền thông tin vào cột K những gì liên quan đến bài học ,hoặc chỉ điền sau khi nghe về nội dung bài học mà giáo viên giới thiệu *Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề . * Sau khi tham gia các hoạt động học tập, kết thúc bài học học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa được học , lúc này học sinh xác nhận về những điều các em đã được học qua bài học đối chiếu với điều muốn biết , đã biết để đánh giá được kết quả học tập , sự tiến bộ của mình qua giờ học. 4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật KWL - Nếu sử dụng kĩ thuật này đối với nhóm học sinh thì trước khi học sinh điền vào cột K, yêu cầu học sinh trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm - Khi áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh có thể viết những gì các em đã biết, muốn biết và đã học được vào các cột tương ứng. 5. Áp dụng vào bài dạy cụ thể Bài 8: Quang hợp ở thực vật 1. Giáo viên chuẩn bị những phiếu KWL 2. Tiến hành các bước lên lớp - Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học: Học xong bài, học sinh cần: + Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so sánh với quang hợp ở cấp độ tế bào + Trình bày được vai trò của quang hợp . + Nêu được mối liên quan giữa hình thái, giải phẫu của lá, lục lạp với chức năng quang hợp . + Phân biệt các sắc tố quang hợp về thành phần, và vai trò của từng nhóm sắc tố . - Giáo viên phân lớp thành 4-5 nhóm học tập, mỗi nhóm từ 8-10 hs; phân nhóm trưởng và thư ký. - Giáo viên phát phiếu và hướng dẫn cách sử dụng phiếu. - Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập. Học sinh tham gia các hoạt động học tập, thảo luận nhóm để thống nhất nội dung thông tin vừa rút ra trong quá trình học trước khi điền vào phiếu. - Học sinh điền thông tin. - Giáo viên thu hồi thông tin Phiếu học tập KWL môn sinh học Nhóm : Lớp 11A5- Trường THPT nông cống 4 Bài học: Quang hợp ở thực vật Ngày. Những điều đã biết (K) Những điều muốn biết (W) Điều đã được học (L) 1- Quang hợp là quá trình tổng hợp CHC ( C6H12O6) từ CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thu bởi diệp lục. - PTTQ của QH: 2.Lá là cơ quan quang hợp. -Lá cấu tạo gồm: các tế bào biểu bì ngoài cùng, trên có các khí khổng; trong có các tế bào mô giậu, mô xốp , gân lá. ( sgk sinh học 6) 3. Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp; được cấu tạo gồm chất nền stroma và cấu trúc hạt grana ( sgk sinh học 10) 4. Nhờ có hệ sắc tố mà thực vật quang hợp được. (sgk sinh học 10) - Quang hợp có những vai trò gì? -Vì sao hoạt động quang hợp lại diễn ra ở lá mà không phải là ở cơ quan khác ( thân, rễ) - Những đặc điểm cấu tạo của lá liên quan tới chức năng quang hợp như thế nào? - Các thành phần cấu trúc lục lạp có liên quan gì tới chức năng quang hợp? -Hệ săc tố gồm những thành phần săc tố nào? - Vai trò cuả các thành phần sắc tố trong quang hợp? 1. Vai trò của quang hợp: - Tổng hợp CHC cung cấp cho sự sống trên trái đất. - Biến đổi và tích lũy năng lượng( quang năng thành hóa năng trong các CHC) - Hấp thụ CO2 và thải O2, điều hòa không khí. - Lá chứa các tế bào mô giậu ( và tb bao bó mạch ở thực vật C4), các tb này chứa các lục lạp, lục lạp chứa hệ sắc tố( hấp thụ và chuyển hóa quang năng thành hóa năng) 2. Lá có hình thái, giải phẫu thích nghi với chức năng quang hợp: - Lá là bộ phận tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhất có hình thái, giải phẫu phù hợp với chức năng quang hợp: - Lá có dạng bản mỏng, luôn hướng về phía ánh sáng -> hấp thụ được nhiều ánh sáng. + Biểu bì dưới có khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá. + Bên dươí biểu bì là tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp +Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây để vận chuyển nước và sản phẩm quang hợp đến tận từng tế bào nhu mô lá 3. Lục lạp có đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng quang hợp: + Hạt grana cấu tạo từ các màng tilacoit xếp chồng lên nhau. Trên màng tilacoit chứa hệ sắc tố quang hợp và trung tâm phản ứng, giúp hấp thụ và chuyển hóa quang năng thành hóa năng; xoang tilacoit là bể chứa H+ và là nơi diễn ra phản ứng quang phân li nước, tổng hợp ATP +Chất nền stroma chứa các enzim tham gia các phản ứng đồng hóa CO2 ở pha tối. 4.Vai trò của hệ sắc tố: *Hệ sắc tố gồm 2 nhóm sắc tố: + săc tố chính: diệp lục( dl a và dl b) + sắc tố phụ: carotenoit ( caroten và xanhtophyl) * Vai trò: - Diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và xanh tím, truyền năng lượng thu được cho quá trinh phân ly nước và các phản ứng quang hóa tổng hợp ATP và NADPH. - Carotenoit sau khi hấp thu ánh sáng sẽ truyền năng lượng thu được cho dl. 6. Sử dụng kỹ thuật KWL có thể kết hợp với các phương pháp dạỵ học khác KWL là kỹ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tính cực của học sinh trong quá trình học tập. Trong quá trình thực hiện nên kết hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả đồng thời khắc phục những hạn chế của kỹ thuật này . Những phương pháp có thể kết hợp với kỹ thuật này như: Phương pháp động não, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đàm thoại và phướng thuyết trình 7. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm - Thực nghiệm có tính định lượng: Thực nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá tính khả thi khi sử dụng kỹ thuật KWL vào thực tiễn dạy học .Tôi dã tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng các câu hỏi , những bài kiểm tra để đánh giá kĩ năng kiến thức thái độ của học sinh . Từ đố tôi có thể so sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Sau khi kiểm tra từ 2 lớp ; 11A5( Lớp thực nghiệm ) và 11A6( Lớp đối chứng ) 1) Hai lớp có học sinh lực học như nhau Điểm lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng Lớp Tổng Số HS Yếu T. bình Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % 11A5 45 0 0 3 6,7 23 51,1 19 42,2 11A6 45 0 0 15 33,3 21 46,7 9 20,0 -Thực nghiệm về mặt định tính : Phát phiếu thăm dò đối với học sinh và được kết quả mức độ hứng thú của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng , khả năng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn III. Kết luận Sau khi áp dụng kỹ thuật KLW vào dạy “Bài 8 : Quang hợp ở thực vật, sgk sinh 11 Cơ bản” tôi có một số kết luận sau: Đa số học sinh hiểu bài và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Học sinh nắm vững bài hơn, kết quả kiểm tra cao hơn. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm nhiều hơn, không khí học tập sôi nổi hơn, đặc biệt là học sinh nhớ bài lâu. Như vậy có thể kết luận rằng: Sự kết hợp giữa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực là vô cùng cần thiết trong giảng dạy môn sinh hiện nay, đã đem lại kết quả cao trong học tập vì giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh đã chủ động tiếp thu kiến thức . Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã trình bày, tôi hy vọng nó sẽ có ích cho công tác giảng dạy đối với các đồng nghiệp trong chương trình dạy học đổi mới hiện nay . XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác LÊ THỊ HƯỜNG
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_ky_thuat_kwl_vao_day_bai_quang_hop_o_thuc_vat_s.doc