SKKN Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực - Kỹ thuật mảnh ghép vào giảng dạy một số bài Lịch sử 10 ở trường THPT Nga Sơn

SKKN Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực - Kỹ thuật mảnh ghép vào giảng dạy một số bài Lịch sử 10 ở trường THPT Nga Sơn

Đầu tiên xin trích dẫn câu chuyện: Vị giáo sư và ông lão lái đò.

“Một giáo sư thuê một người chèo đò chở ông ta qua dòng sông. Trên đường đi họ cùng trò chuyện:

Giáo sư hỏi: “Ông có biết gì về địa chất không?”

Người lái đò trả lời: “Tôi không biết”

“Thế thì ông đã đánh mất 1/3 cuộc đời rồi”- vị giáo sư nói.

Sau đó vị giáo sư hỏi tiếp: “Vậy ông có biết gì về bộ môn Thực vật học không ? Người lái đò lúc này hơi bối rối và thẹn thùng: " Uhm.tôi cũng không biết."

Giáo sư lắc đầu và nói bằng giọng kiêu căng: “Thế ông lại đánh mất hơn nửa cuộc đời của mình rồi”.

Người lái đò cúi mặt, lặng lẽ chèo. Bất chợt một cơn gió to nổi lên, làm lật con thuyền, 2 người đều ngã xuống sông. Trong lúc cả hai người đều ngoi ngóp dưới nước, Người lái đò hỏi: Thế ông có biết bơi không?

Vị giáo sư run rẩy: “Không! Tôi không biết, cứu tôi với!.”

Người lái đò đáp lại – “Thế thì ông đã đánh mất cả cuộc đời rồi!.”

 Tất cả những ai, nếu đang trên cương vị là một người giáo viên chắc chắn sẽ không ai trong chúng ta, muốn đào tạo ra một học sinh giống vị giáo sư trong câu chuyện trên, có thể biết tất cả tri thức trên đời, nhưng cuối cùng lại chết ở một thế giới thật.

 Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ phát triển của nhân loại là được tính bằng giây và mọi tri thức được sản sinh tính bằng cấp con số nhân, thì việc truyền thụ kiến thức đơn thuần như trước đây đã không còn hợp lý. Vậy cái mà các em học sinh cần đó là năng lực, là kỹ năng và thái độ sống. Chính những yếu tố đó mới giúp các em tồn tại và thành công trên con đường tương lai phía trước.

 Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh, chính là phương pháp tối ưu nhất trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phát huy những thế mạnh và sở trường của mỗi học sinh, giúp hình thành các kỹ năng cần thiết để phát triển. Đây cũng chính là hướng đi phù hợp với xu thế của thế giới và đáp ứng những đòi hỏi của đất nước ta trong thời đại mới.

 Để có phương pháp dạy học tích cực, chúng ta có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực: Như kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật động não, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật lược đồ tư duy. Trong các kỹ thuật đó , tôi thường xuyên sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong các bài giảng của mình và đem lại hiệu quả giáo dục cao, đặc biệt là hiệu quả về phát huy năng lực của học sinh.

 Vì vậy, từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực - kỹ thuật mảnh ghép vào giảng dạy một số bài Lịch sử 10 ở trường THPT Nga Sơn”.

 

doc 20 trang thuychi01 45823
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực - Kỹ thuật mảnh ghép vào giảng dạy một số bài Lịch sử 10 ở trường THPT Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
 1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài............2
Mục đích nghiên cứu.............3
Đối tượng nghiên cứu....................3
Phương pháp nghiên cứu...................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm................3
2.2. Thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học..4
2.3. Một số lý luận về kỹ thuật dạy học mảnh ghép.........................5
2.3.1. Khái niệm............5
2.3.2. Mục tiêu...........................................................................................................5
2.3.3.Tác dụng đối với học sinh................................................................................5
2.3.4. Cách tiến hành.................................................................................................5
2.3.5. Một số lưu ý khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghép................................................7
2.3.6. Quy trình thực hiện kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học..................................8
2.4. Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép để dạy một số bài Lịch sử 10..8
2.5. Kết quả đạt được..16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.............17
3.2 Kiến nghị...............18
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19
5. DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đầu tiên xin trích dẫn câu chuyện: Vị giáo sư và ông lão lái đò.
“Một giáo sư thuê một người chèo đò chở ông ta qua dòng sông. Trên đường đi họ cùng trò chuyện:
Giáo sư hỏi: “Ông có biết gì về địa chất không?”
Người lái đò trả lời: “Tôi không biết”
“Thế thì ông đã đánh mất 1/3 cuộc đời rồi”- vị giáo sư nói.
Sau đó vị giáo sư hỏi tiếp: “Vậy ông có biết gì về bộ môn Thực vật học không ? Người lái đò lúc này hơi bối rối và thẹn thùng: " Uhm..tôi cũng không biết."
Giáo sư lắc đầu và nói bằng giọng kiêu căng: “Thế ông lại đánh mất hơn nửa cuộc đời của mình rồi”.
Người lái đò cúi mặt, lặng lẽ chèo. Bất chợt một cơn gió to nổi lên, làm lật con thuyền, 2 người đều ngã xuống sông. Trong lúc cả hai người đều ngoi ngóp dưới nước, Người lái đò hỏi: Thế ông có biết bơi không?
Vị giáo sư run rẩy: “Không! Tôi không biết, cứu tôi với!..”
Người lái đò đáp lại – “Thế thì ông đã đánh mất cả cuộc đời rồi!.”
 Tất cả những ai, nếu đang trên cương vị là một người giáo viên chắc chắn sẽ không ai trong chúng ta, muốn đào tạo ra một học sinh giống vị giáo sư trong câu chuyện trên, có thể biết tất cả tri thức trên đời, nhưng cuối cùng lại chết ở một thế giới thật.
 Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ phát triển của nhân loại là được tính bằng giây và mọi tri thức được sản sinh tính bằng cấp con số nhân, thì việc truyền thụ kiến thức đơn thuần như trước đây đã không còn hợp lý. Vậy cái mà các em học sinh cần đó là năng lực, là kỹ năng và thái độ sống. Chính những yếu tố đó mới giúp các em tồn tại và thành công trên con đường tương lai phía trước.
 Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh, chính là phương pháp tối ưu nhất trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phát huy những thế mạnh và sở trường của mỗi học sinh, giúp hình thành các kỹ năng cần thiết để phát triển. Đây cũng chính là hướng đi phù hợp với xu thế của thế giới và đáp ứng những đòi hỏi của đất nước ta trong thời đại mới. 
 Để có phương pháp dạy học tích cực, chúng ta có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực: Như kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật động não, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật lược đồ tư duy... Trong các kỹ thuật đó , tôi thường xuyên sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong các bài giảng của mình và đem lại hiệu quả giáo dục cao, đặc biệt là hiệu quả về phát huy năng lực của học sinh. 
 Vì vậy, từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực - kỹ thuật mảnh ghép vào giảng dạy một số bài Lịch sử 10 ở trường THPT Nga Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Giúp cho giáo viên tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh đạt hiệu quả.
- Phát huy tính tích cực chủ động của hầu hết học sinh trong lớp, khắc phục những hạn chế của các phương pháp thảo luận nhóm truyền thống.
- Kĩ thuật mảnh ghép sẽ giúp giải quyết được những nội dung kiến thức ở cấp độ vận dụng thấp và vận dụng cao, đòi hỏi nhiều kĩ năng trong môn lịch sử mà mỗi cá nhân không thể hoàn thành được trong thời gian ngắn, cần có sự hợp tác tích cực của các thành viên trong nhóm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 10, trường THPT Nga Sơn. Cụ thể: Lớp 10A, 10D, 10H.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát nhằm phân tích được ưu nhược điểm của học sinh qua mỗi lần thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép để lần sau đạt hiệu quả cao hơn lần trước.
- Phương pháp điều tra nhằm lấy ý kiến đóng góp của học sinh sau mỗi lần thảo luận để các em tự nói những điểm mạnh của kĩ thuật mảnh ghép.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
 Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Chúng ta hiểu phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh trong phạm trù hoạt động dạy và học nhằm mục đích giáo dục và trau dồi học vấn cho thế hệ trẻ.
 Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức họat động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức.
 Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ động. Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề thật cần thiết.
 Để có phương pháp dạy học tích cực, chúng ta có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại.
 Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy.
Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng.
 Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Kĩ thuật mảnh ghép là một trong nhiều kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang được áp dụng trong nhiều môn học.
 Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và nó được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
2.2. Thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực ở trường THPT Nga Sơn
 Có một thực tế mà tôi nhận thấy là việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong môn lịch sử không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh... Vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức... 
 Riêng đối với trường THPT Nga Sơn, việc ứng dụng các kỹ thuật dạy học đã và đang thực hiện ở nhiều môn học một cách đồng bộ. Đặc biệt trong hai năm học 2017- 2018 và 2018-2019, Nhà trường đã chỉ đạo cho tất cả các tổ nhóm chuyên môn phải lên kế hoạch và thực hiện có hiệu quả việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của người học. Mỗi giáo viên phải thực hiện tối thiểu 4 tiết dạy theo phương pháp mới trong mỗi năm học, và có sự dự giờ rút kinh nghiệm đến từ tất cả các giáo viên trong trường. Trong kế hoạch chung đó, nhóm Lịch sử đã phân công nhiệm vụ giảng dạy cho 3 thành viên trong nhóm, mỗi đồng chí chọn 5 bài trong chương trình Lịch sử THPT để thực hiện giảng dạy. Sau mỗi bài giảng sẽ làm báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm.
 Đặc biệt, vào tháng 11 năm 2018, Ban chuyên môn nhà trường đã tổ chức buổi hội thảo : “ Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy năng lực của người học”, đã cung cấp những vấn đề về mặt lý luận, các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cho các giáo viên trong nhà trường.
 Từ thực tế được áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực qua mỗi bài giảng, được lắng nghe ý kiến đóng góp từ Ban giám hiệu và đồng nghiệp, và được tham gia dự giờ và tiếp thu nội dung buổi hội thảo khoa học, các giáo viên trong trường và với bản thân tôi nói riêng cũng đã “vỡ vạc” ra ít nhiều những kiến thức cơ bản về đổi mới phương pháp theo hướng phát huy năng lực người học, cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm riêng cho bản thân trong quá trình thực hiện đổi mới. 
 Trong rất nhiều các kỹ thuật dạy học tích cực, kỹ thuật dạy học mảnh ghép được sử dụng khá nhiều, dễ áp dụng, có nhiều ưu điểm, mang lại hiệu quả cao trong việc phát huy năng lực người học.
2.3. Một số lí luận về kỹ thuật mảnh ghép
2.3.1. Khái niệm
 Khái niệm kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.
2.3.2. Mục tiêu
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác(Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn)
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
2.3.3. Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức
- Học sinh được phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác.
- Thể hiện khả năng, năng lực cá nhân.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
2.3.4 Cách tiến hành:
* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
- Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 3-8 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu giống như nhìn thấy một “ bức tranh” tổng thể.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
2.3.5. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kĩ thuật mảnh ghép:
- Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thường bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung hay chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu, nghiên cứu. Cần lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau. Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.
- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu”, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm. Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.
- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”. Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
- Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát , tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”.
- Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phát triển năng lực độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp. Trước khi lên lớp giáo viên phải giới thiệu trước cho học sinh một số tài liệu có liên quan đến nội dung bài học để học sinh có thời gian tìm kiếm và tự nghiên cứu.
Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một chủ đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm học sinh sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện cho học sinh tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.
- Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề mà giáo viên nêu ra. Về phía giáo viên thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với giáo viên và ý thức rằng mình làm việc một cách nghiêm túc.
* Để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau:
Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Phân công nhiệm vụ
Hậu cần
Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản biện
Ghi chép kết quả
Phản biện
Đặt các câu hỏi phản biện
* BẢNG TÓM TẮT CÁCH TIẾN HÀNH KĨ THUẬT MẢNH GHÉP:
VÒNG 1
VÒNG 2
Ø Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người,
Ø Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người( 1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3,)
Ø Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ( Ví dụ: nhóm 1 nhiệm vụ A, nhóm 2 nhiệm vụ B, nhóm 3 nhiệm vụ C,)
Ø Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Ø Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Ø Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
Ø Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
Ø Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2.
2.3.6. Quy trình thực hiện kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học
- Bước 1: Giáo viên chia nhóm chuyên sâu.
- Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên sâu.
- Bước 3: Học sinh nhóm chuyên sâu thảo luận nhóm.
- Bước 4: Giáo viên chia nhóm mảnh ghép.
- Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận.
- Bước 6: Giáo viên giao nhiệm vụ mới.
- Bước 7: Học sinh nhóm mảnh ghép lên bảng trình bày.
- Bước 8: Học sinh nhóm khác bổ sung.
- Bước 9: Giáo viên kết luận.
2.4. Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép khi tổ chức dạy các bài lịch sử 10
Ví dụ 1: Bài 3 : các quốc gia cổ đại Phương Đông
 Mục 5: Văn hóa cổ đại Phương Đông
* Vòng 1: Nhóm thảo luận chuyên sâu
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
- Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên sâu ( hoàn thành trong 3 phút)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cơ sở ra đời, thành tựu và ý nghĩa của Lịch pháp và Thiên văn học
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cơ sở ra đời, thành tựu và ý nghĩa của Chữ viết
+ Nhóm 3: Tìm hiểu cơ sở ra đời, thành tựu và ý nghĩa của Toán học
+ Nhóm 4: Tìm hiểu cơ sở ra đời, thành tựu và ý nghĩa của Kiến trúc
Mẫu phiếu nhóm chuyên sâu
Nhóm 1	
Lĩnh vực
Cơ sở ra đời
Thành tựu
Ý nghĩa
Lịch pháp và thiên văn học
Lĩnh vực
Cơ sở ra đời
Thành tựu
Ý nghĩa
Chữ viết
Lĩnh vực
Cơ sở ra đời
Thành tựu
Ý nghĩa
Toán học
Lĩnh vực
Cơ sở ra đời
Thành tựu
Ý nghĩa
Kiến trúc
- Bước 3: Từng nhóm chuyên sau thảo luận nhiệm vụ
* Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Bước 4: Giáo viên chia thành các nhóm mảnh ghép 
Mẫu phiếu của nhóm ghép ( hoàn thành trong 4 phút)
Lĩnh vực
Cơ sở ra đời
Thành Tựu
Ý nghĩa
Lịch pháp và Thiên văn học
Chữ viết
Toán học
Kiến trúc
- Bước 5: Các thành viên trong nhóm ghép hợp tác hoàn thành mẫu phiếu
- Bước 6: Giáo viên giao nhiệm vụ mới “ Trong các thành tựu đạt được của các quốc gia cổ dại Phương Đông, thành tựu nào có ý nghĩa nhất, vì sao?
- Bước 7: Học sinh nhóm mảnh ghép lên bảng trình bày.
- Bước 8: Học sinh nhóm khác bổ sung.
- Bước 9: Giáo viên kết luận.
Giáo viên chuẩn bị kiến thức trên máy
Lĩnh vực
Nguyên nhân ra đời
Thành Tựu
Ý nghĩa
Lịch pháp và Thiên văn học
Do nhu cầu sản xuất nông nghệp
- Ra đời sớm nhất
- Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, mặt Trăng. Tính được nông lịch, một năm chia 12 tháng, mỗi ngày có 24 giờ. 
- cách tính lịch chỉ tương đối chính xác, nhưng có ý nghĩa quan trọng cho việc tính mùa vụ gieo trồng.
Chữ viết
Do nhu cầu ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. 
- Ra đời khoảng TNK IV TCN
- Các loại chữ: Chữ Tượng hình, chữ tượng ý.
- Nguyên liệu để viết chữ: Giấy papyrut, đất sét, mai rùa
- Là phát minh lớn, cho chúng ta hiểu rõ hơn về thời cổ đại.
Toán học
Do nhu cầu tính toán lại ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_ky_thuat_manh_ghep_va.doc