SKKN Sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học một số bài phần sinh học tế bào – Sinh học lớp 10 trung học phổ thông

SKKN Sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học một số bài phần sinh học tế bào – Sinh học lớp 10 trung học phổ thông

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt nguồn từ giáo dục.

 Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.

 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết trung ương 4 khóa VII (1/1993). Nghi quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005).

 Tuy nhiên trên thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, ít. Vì nhiều lí do khác nhau ( do thói quen phương pháp cũ, phương tiện dạy học còn thiếu, năng lực giáo viên ) mà nhiều giáo viên chưa chủ động trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, vẫn còn phổ biến sử dung phương pháp truyền thống , thuyết trình, giảng giải xen kẻ vấn đáp, tái hiện. Cũng có những giáo viên vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học tích cực nhưng còn ít. Đặc biệt trong dạy học sinh học trung học phổ thông (THPT).

 Sinh học tế bào (SHTB) là một nội dung tương đối khó với giáo viên và học sinh trong việc dạy – học. Do đặc thù của nội dung kiến thức, giáo viên chủ yếu giảng dạy phần này chủ yếu bằng phương pháp thông báo, giải thích minh họa. Còn học sinh thường không thấy hứng thú khi học phần SHTB. Một phần là nội dung kiến thức nhiều, chủ yếu là lí thuyết, mang tính trừu tượng và khái quát khá cao, đi sâu vào bản chất, cơ chế của các hiện tượng, quá trình sinh học, phần vì không được lôi cuốn bởi phương pháp truyền đạt của giáo viên nên hiệu quả dạy – học không cao.

 Mặc dù phần SHTB trong sách giáo khoa sinh học 10 hiện nay đã được biên soạn theo hướng đổi mới. Theo đó cách trình bày nội dung kiến thức SHTB đã tích cực hóa hoạt động của học sinh, đã có những hoạt động tìm tòi khám phá để người học tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Tuy nhiên, số hoạt động trong sách giáo khoa chưa nhiều, chưa phù hợp tất cả đối tượng học sinh .

 Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học một số bài phần sinh học tế bào – sinh học lớp 10 trung học phổ thông”

 

doc 16 trang thuychi01 11155
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học một số bài phần sinh học tế bào – Sinh học lớp 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu...
1.1. Lí do chọn đề tài.....
1.2. Mục đích nghiên cứu......
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........
1.4. Các phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
1.4.2. Phương pháp điều tra.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học.
2. Nội dung....
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng day – học trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy – học...
2.2.2. Đặc điểm, nội dung phần kiến thức sinh học tế bào lớp 10.
2.3. Sáng kiến sử dụng hoạt động khám phá để dạy học một số bào thuộc chương trình sinh học tế bào 10 THPT..
2.3.1. Đặc điểm, nội dung phần sinh học 10 THPT...
2.3.1.1. Cấu trúc nội dung chương trình sinh học 10 bậc THPT..
2.3.1.2. Phương pháp trình bày từng bài trong sinh học 10 THPT
2.3.2. Hệ thống các hoạt động khám phá để dạy học phần SHTB lớp 10 THPT. 
2.3.2.1. Dạng 1: Hoạt động trả lời câu hỏi.....
2.3.2.2. Dạng 2: Dạng điền từ, bảng, điền sơ đồ câm....
2.3.2.3.Dạng 3: Phân tích bảng biểu, sơ đồ, mô hình...
2.3.3. Quy trình sử dụng hoạt động khám phá để dạy một số bài thuộc phần SHTB....
2.3.3.1. Quy trình chung...................
2.3.3.2. Quy trình cụ thể sử dụng hoạt động khám phá để dạy một số bài thuộc phần SHTB..
2.3.2.1. Dạng 1...
2.3.2.2. Dạng 2...
2.3.2.3. Dạng 3...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trong thực nghiệm sư phạm.....
2.4.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm........
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm...
2.4.2.1.Chọn lớp thực nghiệm.......
2.4.2.2. Nội dung thực nghiệm... 
2.4.3. Kết quả.....
2.4.4. Nhận xét...
3. Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo......
2
2
2
3
3
4
4
6
6
6
7
7
7
8
8
8
9
9
10
10
11
11
12
13
14
14
14
14
14
14
14
15
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt nguồn từ giáo dục.
	Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.
	Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết trung ương 4 khóa VII (1/1993). Nghi quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005).
	Tuy nhiên trên thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, ít. Vì nhiều lí do khác nhau ( do thói quen phương pháp cũ, phương tiện dạy học còn thiếu, năng lực giáo viên) mà nhiều giáo viên chưa chủ động trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, vẫn còn phổ biến sử dung phương pháp truyền thống , thuyết trình, giảng giải xen kẻ vấn đáp, tái hiện. Cũng có những giáo viên vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học tích cực nhưng còn ít. Đặc biệt trong dạy học sinh học trung học phổ thông (THPT).
	Sinh học tế bào (SHTB) là một nội dung tương đối khó với giáo viên và học sinh trong việc dạy – học. Do đặc thù của nội dung kiến thức, giáo viên chủ yếu giảng dạy phần này chủ yếu bằng phương pháp thông báo, giải thích minh họa. Còn học sinh thường không thấy hứng thú khi học phần SHTB. Một phần là nội dung kiến thức nhiều, chủ yếu là lí thuyết, mang tính trừu tượng và khái quát khá cao, đi sâu vào bản chất, cơ chế của các hiện tượng, quá trình sinh học, phần vì không được lôi cuốn bởi phương pháp truyền đạt của giáo viên nên hiệu quả dạy – học không cao.
	Mặc dù phần SHTB trong sách giáo khoa sinh học 10 hiện nay đã được biên soạn theo hướng đổi mới. Theo đó cách trình bày nội dung kiến thức SHTB đã tích cực hóa hoạt động của học sinh, đã có những hoạt động tìm tòi khám phá để người học tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Tuy nhiên, số hoạt động trong sách giáo khoa chưa nhiều, chưa phù hợp tất cả đối tượng học sinh .
	Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học một số bài phần sinh học tế bào – sinh học lớp 10 trung học phổ thông”
1.2, Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần SHTB sinh học lớp 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy – học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các hoạt động khám phá dạy học phần SHTB lớp10 THPT.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích cấu trúc, nội dung phần sinh học lớp10 THPT làm cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động khám phá.
- Xây dựng các hoạt động khám phá trong dạy – học phần SHTB lớp 10 THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hoạt động khám phá đã xây dựng được.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Tìm hiểu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy – học.
- Tìm hiểu các tài liệu cơ bản dùng cho học sinh và giáo viên phần SHTB.
- Tìm hiểu các tài liệu lí luận dạy – học đặc biệt là dạy học bằng các hoạt động khám phá làm cơ sở cho việc vận dụng vào dạy – học phần SHTB lớp 10 THPT.
1.4.2. Phương pháp điều tra.
Sử dụng phiếu điều tra giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy – học sinh học nói chung và SHTB nói riêng.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm.
Dạy thử nghiệm ở 2 lớp, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm giáo án thiết kế theo hướng sử dụng các hoạt động khám phá. 
Lớp đối chứng giáo án thiết kế theo phương pháp cũ.
Điều kiện dạy – học, hệ thống câu hỏi đánh giá sau mỗi tiết học là như nhau.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học.
- Phần trăm (%)
- Trung bình cộng 
X = 1/n*ΣXini
Trong đó: Xi: giá trị của từng điểm số (thang điểm 10; i 1 10).
 ni: số bài có điểm Xi
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Dạy học khám phá là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả cần được phát huy trong nhà trường phổ thông hiện nay. Khám phá là một thuật ngữ trong dạy học dùng để chỉ cách đặt câu hỏi, cách tìm kiếm kiến thức hoặc thông tin tìm hiểu về các hiện tượng, phất hiện ra những điều ẩn dấu, bí mật bên trong sự vật, hiện tượng. 
- Trong dạy học khám phá những dấu hiệu dễ nhận thấy là học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng các hoạt động tìm tòi, phát hiện dưới sự tổ chức của giáo viên, dạy học khám đặt hoạt động của người học lên vị trí trung tâm. Người dạy tổ chức cho người học hợp tác, tra đổi, thảo luận với nhau để phát hiện ra tri thức mới. Qua hoạt động tự lực khám phá, học sinh tự rút ra kinh nghiệm học tập từ bạn bè, giáo viên để điều chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp nhất, hiệu quả nhất đối với bản than. Đồng thời học sinh biết cách tự học, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.
- Dạy học bằng các hoạt động khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung tiết học. Trong đó giáo viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề.
- Dạy học khám phá là một hướng tiếp cận mới của dạy học mà chúng ta đã làm quen trước đây.
+ Dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề.
+ Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung các bài.
+ Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh chưa hoàn chỉnh khả năng tư duy logic trong nghiên cứu khoa học cũng như trong cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề.
Ưu nhược điểm 
- Ưu điểm: so với dạy học bằng phương pháp thông báo, giải thích thì dạy học khám phá có một số ưu điểm sau:
+ Học sinh coi việc học là của mình từ đó phát huy tính tích cực – độc lập – chủ động – sáng tạo trong quá trình học tập.
+ Hoạt động khám phá tạo ra hứng thú đem lại nguồn vui, kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh.
+ Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của mình là cơ sở hình thành phương pháp tự học.
+ Giải quyết vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.
+ Đối thoại thầy và trò tạo bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong lớp học, trong nhà trường.
- Nhược:
+ Dạy học bằng hoạt động khám phá nếu không hợp lí sẽ mang lại hậu quả xấu như học sinh lúng túng không thực hiện được các hoạt động nhất là học sinh yếu kém, gây lãng phí thời gian, giảm sút hứng thú, một số học sinh đâm ra lười biếng.
+ Nếu hướng dẫn không tốt học sinh có thể đi tới những khám phá sai lầm.
+ Hoạt động khám phá cần nhiều thời gian, nếu học sinh không quen có thể làm chậm tiến độ.
+ Có những nội dung không thích hợp với dạy học bằng các hoạt động khám phá.
- Nguyên tắc thiết kế hoạt động khám phá:
+ Thiết kế hoạt động khám phá phải đảm bảo tính logic, đặt trong mối quan hệ với bài trước, bài sau và mang tính vừa sức, kích thích sự tìm tòi của học sinh
+ Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết, lôi cuốn được học sinh.
+ Giáo viên phải bám sát các hoạt động của học sinh, gần gũi với học sinh, phát hiện sớm những nhóm đi lệch hướng để kị thời điều chỉnh.
+ Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá cần tránh 2 xu hướng, thứ nhất là xu hướng hình thức( tức là vấn đề nào dễ để học sinh khám phá mới tổ chức hoạt động), thứ hai là xu hướng cực đoan( tức là muốn biến toàn bộ nội dung bài học thành hoạt động khám phá).
- Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ trình độ thấp lên cao tùy theo năng lực của học sinh và được tổ chức theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn tùy theo mức độ phức tạp của vấn đềcần khám phá các nội dung sau:
+ Mục tiêu học tập: 
Hình thành các kiến thức, kĩ năng mới.
	Xây dựng giá trị, thái độ, niềm tin.
 Rèn luyện tư duy, năng lực xử trí tình huống, giải quyết vấn đề.
+ Dạng học tập: 
Thảo luận trả lời câu hỏi, bài tập, phiếu học tập
Điền từ, điền bảng, điền tranh câm.
Lập bảng biểu đồ, đồ thị, bản đồ đọc và phân tích.
	Thảo luận, trao đổi vấn đề học tập.
	Giải bài toán nhận thức, xử lí tình huống.
	Nghiên cứu các điển hình, điều tra thực trạng, đề xuất.
 Làm thí nghiệm, đề xuất giả thuyết, phân tích nguyên nhân, thông báo kết quả.
+ Hình thức tổ chức học tập: 
	Hoạt động độc lập
	Hợp tác trong nhóm
	Làm việc chung cả lớp
	Trò chơi
	Mô phỏng
Qua phân tích cấu trúc, nội dung chương trình và yêu cầu thiết kế hoạt động khám phá để thiết kế các hoạt động khám phá sau:
 Hoạt động dạng trả lời câu hỏi.
 Hoạt động dạng điền từ, điền bảng.
 Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ, mô hình.
2.2. Thực trạng dạy – học trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng dạy học.
Phần lớn giáo viên còn dạy học theo phương pháp thuyết trình, giảng giải, giải thích, minh họa. Cũng có một số giáo viên đã có những bước đổi mới trong phương pháp dạy học nhưng chưa thường xuyên hoặc sử dụng còn ít, đặc việt là phương pháp dạy học có sử dụng hoạt động khám phá như: sử dụng bài tập tình huống, dạy học có sử dụng bài tập thực nghiệm, dạy học theo nhómĐiều này đã làm hạn chế chất lượng và giảm hứng thú học tập của bộ môn sinh
2.2.2. Đặc điểm nội dung phần kiến thức SHTB lớp 10.
Nội dung kiến thức phần SHTB chương trình sinh học 10 được biên hoạn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Cụ thể là ở đa số mỗi bài đều có các câu hỏi lệnh để giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giúp học sinh có thể tự mình tìm ra được nội dung kiến thức của bài học. Các dạng hoạt động phần SHTB chương trình sinh học 10 được thống kê ở bảng sau:
Tên chương
Tên bài
Nội dung có hoạt động
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào
Các nguyên tố hóa học và nước
Cacbonhidrat & lipit
Protein
Axit Nucleic
Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước
Cacbonhidrat
Chức năng của protein
Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN
Chương II: Cấu trúc của tế bào
- Tế bào nhân sơ
- Tế bào nhân thực
- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, thành phần tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
- Chức năng của nhân tế bào
Bộ máy gôngi
Ti thể
Lục lạp
Lizôxôm
Chức năng của màng sinh chất
- Vận chuyển thụ động
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
- Hô hấp tế bào
- Quang hợp
- Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
- Khái niệm hô hấp tế bào
- Các pha của quang hợp
Chương IV: Phân bào
- Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân
- Giảm phân
- Phân chia tế bào chất.
- Giảm phân II
Các hoạt động trên đã góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đưa học sinh đến vị trí là chủ thể của hoạt động nhận thức. Tuy nhiên các hoạt động khám phá ở sách giáo khoa sinh 10 chưa nhiều và hầu hết các hoạt động trên là các hoạt động trả lời câu hỏi. Tính đa dạng của các hoạt động chưa cao, chưa có nhiều phương tiện để kích thích sự tìm tòi , khám phá của học sinh, chưa phù hợp với đa số các đối tượng học sinh. Các hoạt động còn đơn giản, chưa phát huy được hết năng lực tự nhận thức của học sinh.
Do đó việc chỉnh sửa, thiết kế thêm và sử dụng các hoạt động khám phá phần SHTB sinh học 10 là cần thiết.
2.3. Sáng kiến sử dụng hoạt động khám phá để dạy học một số bài phần sinh học tế bào lớp 10 trung học phổ thông.
2.3.1. Đặc điểm, nội dung phần sinh học tế bào lớp 10 THPT.
2.3.1.1. Cấu trúc nội dung chương trình sinh học bậc THPT.
Lớp 10: - Giới thiệu chung về thế giới sống
Sinh học tế bào
Sinh học vi sinh vật
Lớp 11: - Sinh học cơ thể: - Thực vật
	 - Động vật
Lớp 12: - Sinh học các hệ lớn: + Di truyền học
	 + Tiến hóa
	 + Sinh thái học
	 - Tổng kết toàn cấp
Chúng ta thấy chương trình SGK sắp xếp lôgic các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao thì sinh học 11 nghiên cứu cơ thể, quá trình sinh học xảy ra ở cấp độ cơ thể và cuối cùng chương sinh học 12 với các phần như di truyền, tiến hóa, sinh thái học lại nghiên cứu các quá trình đó ở cấp độ quần thể và trên quần thể.
Phần SHTB lớp 10 THPT được bố trí thời lượng đáng kể và có 1 vị trí rất quan trọng. Giúp học sinh thấy được tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản và là đơn vị chức năng của sự sống. Nó cung cấp những kiến thức cơ sở để học sinh có thể tiếp thu những kiến thức ở mức độ cao hơn( sinh học cơ thể, di truyền, tiến hóa, sinh thái). Phần SHTB 10 THPT gồm 4 chương:
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào
Các nguyên tố hóa học và nước
Cacbonhidrat và lipit
Protein
Axit Nucleic
Chương II: Cấu trúc tế bào
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Khái quát năng lượng và chuyển hóa vật chất
Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Thực hành một số thí nghiệm về enzim
Hô hấp tế bào
Quang hợp
Chương IV: Phân bào
Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân
Giảm phân
Thực hành quan sát các kỳ của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
Ôn tập phần SHTB
2.3.1.2. Phương pháp trình bày từng bài trong phần SHTB lớp 10 THPT.
Phân tích cấu trúc các bài trong phần SHTB lớp 10 THPT thì đa số các bài được trình bày cả kênh chữ và kênh hình.
Kênh chữ bao gồm các nội dung:
Tên bài học
Nội dung bài học trình bày theo các đề mục( I.1...)
Đầu, giữa hoặc cuối mỗi mục thường là các lệnh, là các hoạt động cho học sinh làm việc.
Phần tóm tắt những nội dung chính của bài học là kiến thức học sinh cần ghi nhớ, lĩnh hội được trình bày trong khung, chữ in nghiêng.
Phần củng cố và vận dụng kiến thức toàn bài được trình bày dưới dạng câu hỏi ở cuối bài có sự phân hóa về trình độ của học sinh.
Hầu hết các bài đều có phần kiến thức bổ sung ngắn gọn qua phần “Em có biết” giúp học sinh mở rộng kiến thức.
Kênh hình:
Kênh hình vừa là công cụ minh họa cho kiến thức bài học vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp học sinh tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức.
Một số hình đóng vai trò minh họa cho kênh chữ: 3.1; 4.1; 4.2; 5.1; 6.2; 7.1; 7.2; 8.1; 9.2; 10.1; 10.2; 11.1; 11.2; 13.1; 13.2; 14.1; 14.2; 16.1; 16.2; 16.3; 17.1; 17.2; 18.1; 18.2; 19.1
Một số hình đóng vai trò phát huy tính tích cực tìm tòi kiến thức của học sinh: hình 3.2; 6.1; 8.2; 19.2.
Tuy nhiên kênh chữ vẫn là chủ yếu, trong kênh hình đóng vai trò chủ đạo vẫn là các hình đóng vai trò minh họa cho kênh chữ, còn các hình đóng vai trò phát huy tính tích cực tìm tòi kiến thức của học sinh còn quá ít, nhiều kiến thức còn thiếu các hình ảnh minh họa. Vì vậy việc thiết kế bổ sung các hoạt động khám phá để tổ chức cho học sinh là hết sức cần thiết.
2.3.2. Hệ thống các hoạt động khám phá để dạy học phần SHTB lớp 10 THPT.
Các hoạt động được thiết kế dưới dạng sau:
Hoạt động dạng trả lời câu hỏi
Hoạt động dang điền từ, điền bảng, sơ đồ câm
Hoạt đông dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ, mô hình
2.3.2.1. Dạng 1: Hoạt động trả lời câu hỏi
Dạy bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước – phần II Nước và vai trò của nước trong tế bào – Mục 1 Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước.
a, Mục tiêu.
- Tìm hiểu cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hóa.
b, Phương tiện.
- Thông tin mục II.1 trang 16 SGK.
- Tranh cấu trúc hóa học phân tử nước
- Tranh mật độ của các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn.
c, Hoạt động
- Quan sát hình “cấu trúc hóa học của phân tử nước” hãy nhận xét cấu trúc hóa học của phân tử nước?
- Với cấu trúc như vậy, nước có những đặc tính lí hóa gì?
- Quan sát hình “mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn – lỏng” giải thích tại sao cùng số lượng phân tử như nhau nhưng thể tích nước đá (rắn) lớn hơn thể tích nước thường (lỏng)?
2.3.2.2. Dạng 2: Dạng điền từ, điền bảng, sơ đồ câm.
Dạy bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất – phần I vận chuyển thụ động – Phần II vận chuyển chủ động.
a, Mục tiêu
- Tìm hiểu quá trình vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hóa.
b, Phương tiện.
- Thông tin mục I, II trang 47, 48 SGK
- Bảng, tranh liên quan đến vận chuyển thụ động và chủ động.
c, Hoạt động
 	 Cho các chất sau: CO2; O2; H2O; Na+; cl-; glucozơ
- Những chất được vận chuyển thụ động qua màng sinh chất bằng khuếch tán qua lớp photpholipit kép là.......vì .......
- Những chất được vận chuyển thụ động qua kênh protein xuyên màng là.......vì .......
Điền các dấu .... trên cho thích hợp.	
2.3.2.3. Dạng 3: Hoạt động phân tích bảng biểu, sơ đồ, mô hình.
Dạy bài 6: Axit Nucleic – Phần I Axit Đeoxyribo Nucleic – mục1 Cấu trúc của ADN.
a, Mục tiêu.
- Tìm hiểu cấu trúc của ADN 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, khái quát hóa.
b, Phương tiện
- Thông tin mục I.1 trang 26, 27 SGK.
- Mô hình ADN bằng nhựa.
c, Hoạt động
Quan sát mô hình “cấu trúc phân tử ADN” theo nhóm, phân tích cấu trúc ADN theo các chỉ tiêu:
Các loại đơn phân, kích thước của các đơn phân.
Chiều xoắn của phân tử ADN
Số mạch cấu tạo nên ADN, chiều của cấu trúc mạch
Số lượng cặp nu trên 1 chu kỳ xoắn
Liên kết hóa học trên từng mạch, giữa 2 mạch.
Nội dung nguyên tắc bổ sung
2.3.3. Quy trình sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học một số bài thuộc phần SHTB lớp 10 THPT.
2.3.3.1. Quy trình chung:
Gồm 3 bước:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hoạt động và xác định nhiệm vụ cho học sinh.
	Giáo viên cung cấp phương tiện(hình vẽ, mô hình, bảng biểu, sơ đồ) chuẩn bị sẵn hoặc thông tin SGK ở từng mục tương ứng và yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận dưới sự tổ chức, theo dõi, hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.
Bước 3: Kết luận và chính xác hóa kiến thức
	Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, tự điều chỉnh và rút ra kết luận đúng.
2.3.3.2. Quy trình cụ thể sử dụng một số hoạt động khám phá để dạy – học một số bài cụ thể thuộc phần SHTB lớp 10 THPT.
2.3.3.2.1. Dạng 1: trả lời câu hỏi.
D

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hoat_dong_kham_pha_trong_day_hoc_mot_so_bai_pha.doc