SKKN Sử dụng hình ảnh trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông
1.1. Lí do chọn đề tài: Là giáo viên khi đứng trên bục giảng và chứng kiến học sinh nói chuyện riêng, không chú ý đến bài học, liên tục xem giờ, lôi bài môn khác ra học hay học sinh gục mặt xuống bàn.đó là dấu hiệu của một tiết học nhàm chán.
Và câu hỏi đặt ra là: “Làm sao để thiết kế một tiết dạy thành công ?”, “làm sao để người học thực sự hứng thú và phát huy được trí tưởng tưởng, sáng tạo, tư duy của mình?”. Đó là lúc các thầy cô giáo phải nghĩ ra những phương pháp mới để biến giờ học của mình trở nên thú vị hơn như đưa thực tế vào bài giảng, thí nghiệm trực quan, trò trơi ô chữ Và một trong những phương pháp đó là sử dụng hình ảnh trong dạy học.
Hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học. Bởi vì hình ảnh mang tính trực quan, sinh động, cụ thể; giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng nhận thức và hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức hóa học.
Xuất phát từ lý do nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê Hà Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 2 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa Học THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: 01 Mục đích nghiên cứu: 01 Đối tượng nghiên cứu: 01 Phương pháp nghiên cứu: 01 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sang kiến kinh nghiệm 01 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 03 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp thực hiện 2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 2.3.2.1. Sử dụng hình ảnh khi dạy kiến thức mới 2.3.2.2.Sử dụng hình ảnh khi sửa bài tập 2.3.2.3.Sử dụng hình ảnh khi ôn tập củng cố 2.3.2.4. Sử dụng hình ảnh để mở rộng kiến thức, giải thích các hiện tượng 2.3.2.5. Sử dụng hình ảnh trong kiểm tra, đánh giá học sinh 2.3.2.6. Sử dụng hình ảnh trong học nhóm, chuyên đề, câu lạc bộ hóa học. 03 03 04 04 07 08 09 11 13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị 20 1. MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Là giáo viên khi đứng trên bục giảng và chứng kiến học sinh nói chuyện riêng, không chú ý đến bài học, liên tục xem giờ, lôi bài môn khác ra học hay học sinh gục mặt xuống bàn...đó là dấu hiệu của một tiết học nhàm chán. Và câu hỏi đặt ra là: “Làm sao để thiết kế một tiết dạy thành công ?”, “làm sao để người học thực sự hứng thú và phát huy được trí tưởng tưởng, sáng tạo, tư duy của mình?”. Đó là lúc các thầy cô giáo phải nghĩ ra những phương pháp mới để biến giờ học của mình trở nên thú vị hơn như đưa thực tế vào bài giảng, thí nghiệm trực quan, trò trơi ô chữVà một trong những phương pháp đó là sử dụng hình ảnh trong dạy học. Hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học. Bởi vì hình ảnh mang tính trực quan, sinh động, cụ thể; giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng nhận thức và hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức hóa học. Xuất phát từ lý do nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ” Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nhằm nghiên cứu các nội dung hóa học, các bài tập hóa học có thể sử dụng hình ảnh trực quan trong chương trình hóa học THPT, từ đó giúp học sinh có thể tiếp cận bài học Hóa Học một cách nhẹ nhàng, gần gủi, dễ hiểu, cũng như tạo được sự hứng thú trong học môn Hóa Học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Hóa Học. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hình ảnh Hóa Học trực quan sinh động có thể áp dụng trong phạm vi kiến thức Hóa Học trường THPT trong những bài học lý thuyết cụ thể, những câu chuyện hình ảnh vui về Hóa Học hay những bài tập trắc nghiệm, mỗi tiết lên lớp đều có các hình ảnh phù hợp để học sinh có thể hiểu một cách dễ dàng, từ đó tạo hứng học tập, giáo viên truyền đạt kiến thức giúp học sinh lĩnh hội một cách hiệu quả nhất. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở , kỹ thuật xây dựng hệ thống hình ảnh phù hợp cho đề tài. - Nghiên cứu hệ thống bài học nội dung kiến thức SGK, tài liệu hình ảnh liên quan đến bài học, bài tập. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sang kiến kinh nghiệm: Việc sử dụng hình ảnh trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông có sự khác biệt so với các lĩnh vực khác. Do đó, để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh, người giáo viên cần phải nắm vững một số nguyên tắc sau đây: Hình ảnh phải chính xác, khoa học Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của một hình ảnh, đặc biệt là đối với các môn khoa học tự nhiên. Hình ảnh phải mang tính trung thực, khách quan, không được hư cấu, thêm bớt sự thật. Bởi vì hình ảnh sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ và tư tưởng của học sinh. Do đó, để truyền đạt những kiến thức, thông tin đúng cho học sinh thì tất yếu hình ảnh phải mang tính chính xác và khoa học. Hình ảnh có tính đơn giản, dễ hiểu Một hình ảnh sẽ truyền tải được rất nhiều thông tin mà nếu dùng ngôn ngữ thì khó diễn tả hết. Tuy nhiên, ở trường phổ thông thì giáo viên nên chọn những hình ảnh đơn giản, dễ hiểu; bởi vì ở lứa tuổi học sinh, khả năng tư duy của các em còn hạn chế và chưa phát triển nhiều. Nếu sử dụng những hình ảnh quá phức tạp, khó hiểu thì sẽ làm cản trở quá trình phát triển tư duy của các em, các em sẽ khó hiểu vấn đề, từ đó sẽ nhàm chán và không hứng thú với môn học. Đảm bảo sự phù hợp giữa hình thức và nội dung Hình thức và nội dung của một hình ảnh luôn là hai yếu tố hòa quyện, đan xen lẫn nhau. Một hình ảnh có nội dung hay nhưng không được đẹp, kém chất lượng, không rõ nét thì hiệu quả truyền tải thông tin không cao, không lôi cuốn, hấp dẫn được người xem. Ngược lại, một hình ảnh đẹp, chất lượng, rõ nét nhưng không phù hợp với nội dung thì cũng không đạt được kết quả mong muốn. Hình ảnh phải hài hòa, cân đối Một trong các tiêu chí quan trọng của hình ảnh là sự hài hòa, cân đối. Khi sử dụng, tùy theo địa điểm, mục đích và đối tượng, chúng ta cần phải lựa chọn hình ảnh có kích thước, màu sắc, nội dung phù hợp, tránh tình trạng sử dụng hình ảnh quá lòe loẹt, mờ nhạt hay có kích thước không thực tế. Đặc biệt là khi tự thiết kế các hình ảnh, người giáo viên cần phải chú ý về màu sắc và tỉ lệ kích thước, đảm bảo cho hình ảnh trung thực, khách quan, hợp lí. Kết hợp linh hoạt giữa hình ảnh và lời nói để hỗ trợ, gợi mở cho học sinh Sử dụng hình ảnh là một trong những phương pháp tối ưu nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, khả năng nhận thức và nhận xét ở lứa tuổi của các em còn rất hạn chế. Do đó, người giáo viên phải biết hỗ trợ, gợi mở cho các em trong quá trình xem. Giáo viên không nên trực tiếp nói ra các vấn đề mà cần khéo léo trong việc đặt câu hỏi, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, nhận ra các vấn đề đó. Nếu cho học sinh xem hình ảnh mà giáo viên chỉ im lặng quan sát, theo dõi thì các em sẽ không tập trung, không biết hướng vào nội dung chính. Các em sẽ bị phân tán và hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Do đó, giáo viên phải sử dụng lời nói hỗ trợ kèm theo trong quá trình xem nhằm giúp các em dễ hiểu, hướng vào nội dung chính mà hình ảnh muốn truyền tải. Tuy nhiên, nếu sử dụng lời nói quá nhiều trong khi xem sẽ làm cho học sinh nhàm chán, không còn hứng thú. Cho nên việc sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, biết đặt những câu hỏi, gợi ý hợp lí, logic sẽ phát huy được khả năng truyền tải thông tin mà hình ảnh mang lại một cách tối đa. Sử dụng hình ảnh đúng liều lượng, đúng thời điểm Việc sử dụng hình ảnh trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong một tiết dạy, người giáo viên không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh sẽ làm cho tiết học bị loãng, không tập trung vào trọng tâm, học sinh sẽ bị phân tán và suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau. Ngoài ra, hình ảnh chỉ sử dụng đúng thời điểm cần thiết thì mới phát huy tối đa hiệu quả của nó. Ví dụ: khi cần giải thích những hiện tượng thực tế, các ứng dụng trong đời sống, tìm hiểu về lịch sử hay vấn đề trừu tượng... trong hóa học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Qua thực tế giảng dạy bộ môn Hoá Học tôi nhận thấy rằng học sinh dù khả năng tư duy của các em có cao tới bao nhiêu đi nữa thì vẫn rất ngại những bài học, bài tập khô khan trừu tượng mang tính lí thuyết hàn lâm mà trái lại các em tỏ ra hứng thú với những bài giảng, bài tập có hình ảnh trực quan sinh động các em tỏ ra tò mò, hiếu kì và đã chủ động tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Để khẳng định cho cơ sở trên trong năm học 2018 – 2019 tôi tiến hành khảo sát về khả năng của học sinh “chủ động tìm tòi khám phá Hóa Học qua hình ảnh ” 2 lớp khối 10 đầu năm học so với kết thúc học kì I tôi nhận thấy học sinh đã từng bước chủ động tiếp thu và chiếm lĩnh khiến thức khoa học trừu tượng khô khan một cách thích thú và có niềm đam mê, mỗi khi các em thảo luận với nhau về một hình ảnh Hóa Học vui đẹp mắt các em đã học được nhiều kiến thức và nhen nhóm niềm đam mê môn học ngày một nhiều hơn. Qua việc khảo sát này tôi thiết nghĩ dạy Hoá Học qua hình ảnh vô cùng bổ ích. Chia sẻ với các đồng nghiệp của mình tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm : “SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG”. trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi không có tham vọng đưa ra tất cả hình ảnh Hoá Học chỉ nêu lên một vài suy nghĩ của cá nhân coi đó là kinh nghiệm thực tế để các đồng nghiệp tham khảo và có thể áp dụng nếu thấy hợp lí. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp thực hiện: - Đối với bản thân: Trước hết tôi tìm hiểu đặc điểm của học sinh về khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức, luôn khích lệ các em tìm hiểu các phương pháp học hiệu quả nhất cho bản thân mình. Tìm hiểu những tranh ảnh Hóa Học vui, lành mạnh, bắt mắt giúp học sinh hứng thú và có khả năng tiếp nhận kiến thức hiệu quả dễ dàng. - Đối với học sinh: yêu cầu học sinh biết phân tích, nhận dạng liên hệ và vận dụng phù hợp để lựa chọn tiếp thu tri thức. 2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 2.3.2.1. Sử dụng hình ảnh khi dạy kiến thức mới Khi dạy kiến thức mới, hình ảnh sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong việc truyền tải kiến thức đến học sinh. Bởi vì, một bức ảnh sẽ nói lên được rất nhiều ý tưởng mà lời nói của giáo viên không thể nào diễn đạt hết được. Do đó, sử dụng hình ảnh có hỗ trợ của máy chiếu sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian và sức lực mà tính hiệu quả của việc truyền tải kiến thức lại cao hơn. Ví dụ 1: Hóa 10 – Bài : Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa Học. Áp dụng: Giới thiệu Hình ảnh nhà bác học Mendeleev người phát mình bảng HTTH các nguyên tố Hóa Học được vẽ bằng các ký hiệu Hóa Học. Ví dụ 2: Hóa 10 – Bài : Khái quát về nhóm Halogen. Áp dụng: Giới thiệu Hình ảnh các nguyên tố Hóa Học nhóm VIIA và tính chất. Flo là một chất oxy hóa, đồng thời là chất hóa học mạnh nhất trong số tất cả các nguyên tố Khí hiếm Neon không tác động với bất kỳ chất nào. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy Neon có tác dụng với flo. Ví dụ 3: Hóa 10 – Giới thiệu chương oxi – lưu huỳnh. Lưu huỳnh là thành phần chủ yếu trong các loại chất nổ, như diêm chẳng hạn. Ví dụ 4: Hóa 11 – Giới thiệu nguyên tố Nito – Photpho. Truyện qua tranh: Những phát minh hay phát kiến vĩ đại của con người thường được cấu thành từ 2 yếu tố là sự nỗ lực không ngừng trong quá trình thực hiện và sự tình cờ. Việc phát hiện nguyên tố phốt pho cũng không nằm ngoài quy luật này khi một nhà giả kim thuật người Đức là Hennig Brand đã tìm ra nguyên tố thứ 15 trong hệ thống bảng tuần hoàn hóa học khi ông đang cố gắng cô cạn nước tiểu với mục đích là tìm cách điều chế ra vàng. Giống như tất cả các nhà giả kim thuật khác trong lịch sử, Hennig Brand luôn mày mò nghiên cứu những phương pháp để tinh chế được vàng từ những thứ không phải là vàng. Nhiều người vẫn không hiểu vì sao ông lại cho rằng nước tiểu có thể tạo ra chất biến các kim loại khác thành vàng sau khi cô cạn đến mức tối đa, không ít ý kiến về sau đã cố tình chế nhạo ông với sự liên tưởng giữa màu vàng của nước tiểu và thứ kim loại quý giá kia. Mặc dù vậy không ai có thể phủ nhận đóng góp của ông đối với ngành công nghiệp hóa chất khi tìm ra được phốt pho trong nước tiểu thay vì tìm ra cách điều chế vàng. Ví dụ 5: Hóa 11 – Giới nguyên tố Cacbon – Silic. Ví dụ 6: Hóa 11 – Mở đầu hóa Hữu cơ. Tất cả các vật chất hữu cơ đều có sự xuất hiện của carbon, phần nhiều nguyên tố H và có thể các nguyên tố khác O, Cl, N 2.3.2.2.Sử dụng hình ảnh khi sửa bài tập Khi giải một bài tập, ngoài việc học sinh nắm vững kiến thức thì khả năng khái quát bài toán và liên kết các ý, các dữ kiện lại với nhau cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, khả năng khái quát được bài toán là rất khó khăn đối với học sinh. Do đó, việc sử dụng hình ảnh sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hơn trong việc khái quát, liên kết các ý, các dữ kiện của bài toán. Từ đó, các em sẽ giải được bài toán mà không mấy khó khăn. Khi giải các bài tập dài, có nhiều dữ kiện phức tạp, ta nên tóm tắt thành sơ đồ giúp cho học sinh dễ hình dung, liên kết được các ý và giải một cách dễ dàng hơn. Ví dụ : Nhiệt phân hoàn toàn 83,68g hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl, thu được chất rắn B gồm CaCl2 và KCl và một lượng O2 vừa đủ để oxi hóa hoàn SO2 thành SO3 dùng để điều chế 250,68g dung dịch H2SO4 60,97%. Cho chất rắn B tác dụng với 360ml dung dịch chứa K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được dung dịch D và kết tủa. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều nhất gấp 22/3 lần lượng KCl trong A. Tính khối lượng kết tủa C. Tính % khối lượng KClO3 có trong A. Bài toán này khá phức tạp, có nhiều dữ kiện, khó có thể hình dung bao quát và liên kết các ý. Để bài toán này dễ hình dung hơn có thể tóm tắt hình ảnh như sau: 2.3.2.3.Sử dụng hình ảnh khi ôn tập củng cố Khi dạy xong một tiết, một bài, một chương hay một phần kiến thức thì vấn đề quan trọng nhất là làm sao cho học sinh nắm được trọng tâm, khái quát những kiến thức đã học. Tuy nhiên, vấn đề này không phải dễ dàng đạt được. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Việc sử dụng hình ảnh như sơ đồ, sơ đồ tư duy, biểu bảng... sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong các tiết ôn tập củng cố. Ví dụ: khi dạy xong chương Oxi-lưu huỳnh ở lớp 10 giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức cần đạt được hoặc cho học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy, giúp các em hứng thú trong học tập, có cái nhìn tổng quát và dễ nhớ kiến thức hơn. Hình . Sơ đồ tư duy tóm tắt chương Oxi-lưu huỳnh 2.3.2.4. Sử dụng hình ảnh để mở rộng kiến thức, giải thích các hiện tượng Hóa học là một môn khoa học liên quan rất nhiều đến đời sống và những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng lí thuyết và ngôn ngữ thông thường để giải thích cho học sinh thì tính hiệu quả không cao mà còn gây ra sự nhàm chán. Để tăng tính thuyết phục, sự hứng thú và niềm tin của học sinh vào khoa học thì việc sử dụng hình ảnh là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi vì, một hình ảnh có thể nói lên được rất nhiều thông tin và cũng là bằng chứng đáng tin cậy nhất mà việc dùng lời không thể diễn tả hết. Ví dụ : Khi dạy chương Nitơ-Phốt Pho lớp 11 nên sử dụng các đoạn video về hiện tượng mưa axit, ma trơi. Mưa axit Nguyên nhân chính dẫn đến sự “axit hóa” các giọt nước mưa chủ yếu đến từ hoạt động của con người, điển hình như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí thiên nhiên) hoặc quá trình nung chảy quặng kim loại, sự phun trào núi lửa. Khi đó, một lượng lớn khí SO2, NO, NO2, đóng vai trò chính cho việc tạo thành mưa axit, cũng được thải ra môi trường. Sức phá hủy khủng khiếp của mưa axit Lý giải hiện tượng ma trơi theo góc nhìn khoa học Trong xương và não người có nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và sinh ra photphin (PH3) và điphotphin (P2H4). PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường. Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất thoát ra và bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất. Đó chính là nguyên nhân tạo nên ngọn lửa đốm xanh. Phản ứng hóa học này xuất hiện cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh sáng ban ngày làm ta không nhìn thấy được, mà chỉ có thể hiện rõ vào ban đêm. 2.3.2.5. Sử dụng hình ảnh trong kiểm tra, đánh giá học sinh Xu hướng mới của nền giáo dục hiện nay là hướng đến phát triển năng lực và chú ý nhiều hơn đến sở thích của người học. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp và tương xứng. Yêu cầu đặt ra là phải kiểm tra, đánh giá được nhiều năng lực của người học. Các nhà giáo dục đã chú ý tới việc sử dụng hình ảnh trong kiểm tra, đánh giá (điển hình là chương trình PISA). Bởi vì, hình ảnh chứa rất nhiều thông tin, mang tính trực quan và thực tế cao. Chính vì thế, nó đã giúp cho người học không còn áp lực nặng nề về lí thuyết mang tính hàn lâm, tránh tình trạng học tủ, học vẹt... Ví dụ 1. Nhìn hình đoán nguyên tố Hóa Học A. Heli B. Argon C. Oxy D. Nito A. Clo B. Flo C. Iot D. Brom A. Arsen B. Clo C. Lưu huỳnh D. Thủy ngân A.Phốt pho B. Brom C. Canxi D. Sắt A. Kali B. Brom C. Flo D.Iot Ví dụ 2. Cho 2 mẫu BaSO4 có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO4 tan nhanh hơn? Cốc 1 Cốc 2 Dung dịch HCl 0,1M BaSO4 dạng khối BaSO4 dạng bột A. Cốc 1 tan nhanh hơn. B. Cốc 2 tan nhanh hơn. C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau. D. BaSO4 tan nhanh nên không quan sát được. 2.3.2.6. Sử dụng hình ảnh trong học nhóm, chuyên đề, câu lạc bộ hóa học. Trong các buổi học nhóm, chuyên đề, câu lạc bộ hóa học, việc sử dụng hình ảnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn thay vì chỉ là những bài lí thuyết, diễn giảng đơn thuần hay những bài toán khô khan. Nguyên nhân là hình ảnh sẽ làm cho các em thích thú, hăng say, tích cực và hoạt động có hiệu quả hơn. Ví dụ . Chuyên đề bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa Học Giáo viên yêu cầu học sinh chia làm các nhóm hoạt động theo chủ đề: xây dựng hình ảnh của các nguyên tố Hóa Học trong bảng HTTH một cách sinh động. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Để kiểm nghiệm kết quả cho đề tài nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp, học sinh đều có trình độ ngang nhau đó là các lớp 10C2, 10C3 năm học 2018-2019 của trường THPT Thạch Thành 2. Lớp thực nghiệm là 10C2 tổ chức sử dụng hình ảnh trong dạy Hóa Học ở trường phổ thông. Lớp đối chứng là lớp 10C3 tổ chức theo cách chưa áp dụng sáng kiến kinh kinh nghiệm. Sau khi kết thúc học kì I 2 lớp làm cùng một bài kiểm tra đánh giá mức độ của Học sinh và thu được kết quả như sau: Lớp Kết quả hoc tập Dưới mức trung bình Mức trung bình Mức khá Mức giỏi 10C2 0,00 % 42,22 % 31,11 % 26,67 % 10C3 15,56% 55,55 % 28,89% 0,00% Qua thống kê chứng tỏ SKKN này giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động và có hiệu quả, góp phần xây dựng cho học sinh sự ham tìm hiểu, học hỏi để khám phá những điều lí thú. Mặc khác, giúp các em có định hướng rõ ràng trong việc đưa ra cách học sao cho phù hợp, nâng cao khả năng tư duy trong việc tiếp thu kiến thức để vận dụng vào giải các bài tập được hiệu quả hơn. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận - Với học sinh THPT để các em có khả năng tiếp thu kiến thức trừu tượng tốt là cả một công việc nặng nề đối với các em, nhất là vận dụng vào giải bài tập. Vì vậy, phương pháp dạy (mới hay cũ) đều là công cụ dạy học; sử dụng công cụ đó như thế nào cho có hiệu quả phụ thuộc vào chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. - Thời gian qua, tôi đã dùng sự kết hợp hình ảnh trong dạy học như đã nêu trên nhằm giúp cho học sinh yêu thích và say mê bộ môn Hóa Học hơn, giúp cho các em mở rộng và đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rất sâu sắc và phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh trong giảng dạy và nhà trường luôn có đầy đủ thiết bị hỗ trợ dạy học tốt nhất. Với kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy sử dụng hình ảnh Hoá Học là cần thiết và hiệu quả. 3.1. Kiến nghị Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Hoá học , vì điều kiện phạm vi SKKN và năng lực bản thân có hạn, nên việc thực hiện đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong các đồng nghiệp trao đổi và đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn chỉnh chuyên đề này và có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy trên tinh thần “Mọi cuộc trao đổi đều có lợi – trong đó học sinh hưởng phần lợi nhiều nhất” XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa, ngày 7 tháng 05 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Nguyễn Thị Lê Hà DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lê Hà Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó chuyên môn trường THPT Thạch Thàn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_hinh_anh_trong_day_hoc_hoa_hoc_o_truong_pho_tho.doc