Một số kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả phương pháp trò chơi học tập trong dạy học ngữ văn ở trường THPT

Một số kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả phương pháp trò chơi học tập trong dạy học ngữ văn ở trường THPT

 Nhiệm vụ chính của HS trong nhà trường phổ thông hiện nay là học tập, là tiếp thu, chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại để phát triển trí tuệ, hoàn thiện bản thân; bồi dưỡng và phát triển nhân cách của chính mình. Có một triết gia đã nói “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Như vậy có thể thấy rằng niềm yêu thích, sự say mê làm nên động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của HS nói riêng, của mỗi người nói chung. Vì thế với cương vị là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoat động học tập và chiếm lĩnh kiến thức của HS, người GV phải luôn học hỏi trau dồi kiến thức cũng như phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Phải khơi gợi được niềm hứng thú, sự say mê học tập của các em .

 Ngữ văn là một môn học thú vị nhưng HS bây giờ luôn không thích học văn, ngại học văn vì các em phần lớn đều cho rằng môn này khó; cần phải có năng khiếu để cảm thụ văn chương. Nhiều GV dạy văn nhận thấy trong giờ học Ngữ văn các em thường không tập trung, có tâm lí ngại học văn, hoặc học một cách đối phó: để có điểm, để không phải thi lại, để thi tốt nghiệp. Còn những HS thực sự say mê và yêu môn văn thì rất ít.

 Đứng trước vấn đề này, tôi đã phải nỗ lực cố gắng thay đổi các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho những giờ dạy được nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng; tăng hứng thú, thu hút và “lôi kéo” HS đến với môn văn của mình. Cụ thể là tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. Sau khi áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình trong, tôi thấy có hiệu quả đáng kể. Tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT”.

 

doc 28 trang thuychi01 9290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả phương pháp trò chơi học tập trong dạy học ngữ văn ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG 
DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
 Người thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu sơn 4
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
 THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
1
Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
Cơ sở lý luận
2
Hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập
2
Phương pháp trò chơi trong học tập
3
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
Các SKKN đã áp dụng để giải quyết vấn đề
5
Kinh nghiệm về cách lựa chọn và thiết kế trò chơi
5
Cần lựa chọn những trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện
5
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
6
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần nội dung trong tiến trình dạy học
7
Hình thức chơi đa dạng, phong phú; giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp; giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động
9
Trò chơi phải gợi được sự tò mò, kích thích hứng thú, sự ganh đua, cạnh tranh của người chơi
11
Cần lựa chọn cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường khả năng học tập hợp tác
13
Cần lựa chọn và tổ chức trò chơi phát huy cá tính sáng tạo và tài năng của HS
14
Kinh nghiệm về cách lựa chọn quản trò chơi
16
Kinh nghiệm về thiết kế phần thưởng trong các trò chơi
17
Kinh nghiệm khi kết thúc trò chơi
18
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
GV
Giáo viên
2
HS
Học sinh
3
PPDH
Phương pháp dạy học
4
CM
Cách mạng
5
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
6
KN
Kỹ năng
1. MỞ ĐẦU:
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Nhiệm vụ chính của HS trong nhà trường phổ thông hiện nay là học tập, là tiếp thu, chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại để phát triển trí tuệ, hoàn thiện bản thân; bồi dưỡng và phát triển nhân cách của chính mình. Có một triết gia đã nói “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Như vậy có thể thấy rằng niềm yêu thích, sự say mê làm nên động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của HS nói riêng, của mỗi người nói chung. Vì thế với cương vị là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoat động học tập và chiếm lĩnh kiến thức của HS, người GV phải luôn học hỏi trau dồi kiến thức cũng như phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Phải khơi gợi được niềm hứng thú, sự say mê học tập của các em .
 Ngữ văn là một môn học thú vị nhưng HS bây giờ luôn không thích học văn, ngại học văn vì các em phần lớn đều cho rằng môn này khó; cần phải có năng khiếu để cảm thụ văn chương. Nhiều GV dạy văn nhận thấy trong giờ học Ngữ văn các em thường không tập trung, có tâm lí ngại học văn, hoặc học một cách đối phó: để có điểm, để không phải thi lại, để thi tốt nghiệp... Còn những HS thực sự say mê và yêu môn văn thì rất ít.
 Đứng trước vấn đề này, tôi đã phải nỗ lực cố gắng thay đổi các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho những giờ dạy được nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng; tăng hứng thú, thu hút và “lôi kéo” HS đến với môn văn của mình. Cụ thể là tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. Sau khi áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình trong, tôi thấy có hiệu quả đáng kể. Tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Góp phần đổi mới PPDH ở trường THPT. Làm cho tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên; tạo không khí học tập sôi nổi, phấn khởi.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập nói chung và trong môn Ngữ văn nói riêng.
Kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc trong các hoạt động nhóm của HS.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Ngữ văn của HS trong nhà trường.
Rèn luyện cho HS một số kỹ năng học tập hợp tác cho HS.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh các lớp C1, C3, B2, B3 Trường THPT Triệu Sơn 4 trong 2 năm học 2017 – 2018 và 2018 - 2019
Các trò chơi học tập theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tìm và nghiên cứu tài liệu: 
 Tìm kiếm những tài liệu để hiểu rõ về phương pháp trò chơi học tập trong dạy học.
 Tìm hiểu cách thức tổ chức các trò chơi và cách thiết kế trò chơi học tập.
- Phương pháp trò chuyện: 
 Trò chuyện với những giáo viên có kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi trong dạy học.
- Phương pháp quan sát: 
 Quan sát hoạt động học của HS thông qua thực tế giảng dạy trên lớp của bản thân và dự giờ đồng nghiệp để thấy cái được, cái hạn chế và tìm ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp phỏng vấn: 
 Phỏng vấn, trò chuyện với các đối tượng HS tìm hiểu sự hứng thú của các em đối với tò chơi học tập.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: 
 Theo dõi hoạt động học của HS nhằm tìm hiểu kỹ về mức độ hứng thú đối với hình thức trò chơi học tập; sự tích cực, chủ động trong học tập và các kỹ năng được biểu hiện của các em.
- Phương pháp thống kê toán học: 
 Lập bảng thống kê, phân tích, xử lí số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: 
 Xem xét những thành quả của hoạt động thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong dạy học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập
 Theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2002, định nghĩa “hứng thú là sự ham thích” [1].
 Luật Giáo dục năm 2005, điều 28.2 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. [2]
 Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú trong bất kì công việc gì con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, thành công hơn. Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi, giảm căng thẳng. Bất kì môn học nào cũng cần phải có hứng thú thì HS mới có thể tiếp cận bài học một cách tốt nhất. Đặc biệt với môn Ngữ văn, một môn học thiên nhiều về cảm xúc và tâm hồn, thì tạo sự hứng thú cho HS là một trong những điều đầu tiên GV cần làm. Vì vậy khi lên lớp, GV không phải chỉ truyền tải kiến thức mà quan trọng hơn chính là phải không ngừng tìm tòi đổi mới các PPDH để tạo hứng thú cho các em. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo của HS đúng như định hướng giáo dục hiện nay.
Phương pháp trò chơi học tập
Khái quát chung
 Bản chất của phương pháp trò chơi học tập là dạy học thông qua thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
 Sử dụng trò chơi học tập là để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Tuy nhiên việc tổ chức cho HS chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
 Chơi trò chơi học tập, HS không chỉ có cơ hội tìm hiểu, ôn tập lại kiến thức mà còn được thể nghiệm hành vi, rèn luyện kỹ năng, sự tư duy, phản ứng nhanh. Các em sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn phương án đúng, cách giải quyết các tình huống. Đây cũng là một bước để HS có sự trải nghiệm thực tế để đúc rút kiến thức và kinh nghiệm.
 Trò chơi cũng là biện pháp tăng cường sự ganh đua, phấn đấu tích cực trong cá nhân hoặc các nhóm HS; tăng khả năng làm việc nhóm, phát triển các kỹ năng giao tiếp cho HS. [3], [4]
 Phương pháp trò chơi học tập là PPDH thú vị trong dạy học Ngữ văn. Sử dụng hiệu quả PPDH này sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn hiện nay.
 Quy trình thực hiện:
Bước 1: GV giới thiệu tên và mục đích của trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn HS chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội chơi, giám khảo, trọng tài.
Các dụng cụ để chơi
Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
Cách xác nhận kết quả, cách tính điểm
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét cuộc chơi
Trọng tài công bố kết quả cuộc chơi, trao thưởng
GV nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của người chơi, đội chơi, rút kinh nghiệm
HS nêu ý kiến cá nhân về trò chơi [5], [7]
Ưu điểm của phương pháp trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là giờ học các kiến thức lý thuyết mới.
Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS [5], [7]
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 Môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp dạy học, song vẫn chưa đồng bộ, một số GV ngại đổi mới vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống. Một số GV muốn áp dụng phương pháp dạy học mới nhưng cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng theo yêu cầu. Trong các PPDH học tích cực, phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học văn còn rất nghèo nàn, ít phổ biến. Nhiều GV hầu như không biết đến phương pháp này vì ít có tài liệu tham khảo hay khả năng thiết kế trò chơi còn hạn chế. Qua tìm hiểu một số GV về việc tổ chức trò chơi học tập thì đa số đều trả lời rằng họ rất ngại sử dụng phương pháp này vì mỗi tiết học chỉ thực hiện dạy được trong khoảng 35-40 phút, nội dung các bài học tương đối dài không đủ thời gian để tổ chức. Còn các em HS khi được hỏi đều trả lời rất thích khi trong giờ học được học mà chơi–chơi mà học nhưng các thầy cô giáo ít khi tổ chức hình thức học tập này.
 Hiện nay, nhìn chung đa số HS đều rất lười học và đặc biệt là không có hứng thú với bộ môn Ngữ văn. Các em thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ; trên lớp các em lại không tập trung học tập, cho nên không nắm chắc được nội dung bài học. Đa số HS chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn những câu hỏi tổng hợp yêu cầu phải tư duy thì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung. 
 Qua các lần kiểm tra đối với lớp C1, C3, B2 và B3, tôi có sử dụng một số PPDH thông thường, chủ yếu HS khá giỏi tham gia học tập, số HS yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, GV ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân.
 Đầu năm học 2017 – 2018, tôi tiến hành khảo sát tình hình học tập của HS lớp C1 (42HS), C3 (41HS), B2 (40 HS), B3 (43HS) và đã thu được kết quả như sau: 
Nội dung
Thường xuyên
Đôi khi
Không
C1
C3
B2
B3
C1
C3
B2
B3
C1
C3
B2
B3
Chú ý nghe giảng
14
14
16
15
15
17
10
12
13
10
14
13
Tham gia trả lời câu hỏi
12
15
13
13
10
6
5
4
20
20
22
26
Nhận xét ý kiến của bạn
6
7
4
8
12
9
10
7
24
25
26
28
Tự giác làm bài tập
16
14
13
14
16
12
15
13
10
15
12
26
 -> Kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ hứng thú học tập, chú ý nghe giảng của HS còn hạn chế. HS tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn HS chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều HS hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất yếu kém, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với GV, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến kết quả học tập của HS. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do PPDH, KTDH của GV chưa kích thích được sự hứng, sự tích cực chủ động học tập của HS.
 Kết quả hai kỳ khảo sát chất lượng đầu năm và giữa học kỳ 1 năm học 2017 - 2018 ở 4 lớp kết quả môn Ngữ văn đạt được như sau:
Khảo sát
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Đầu năm
C1
0
0
10
24
22
52
10
24
0
0
C3
0
0
08
20
20
48,6
12
29
01
2,4
B2
0
0
10
25
15
37,5
12
30
03
7,5
B3
0
0
09
21
17
39,5
13
30,2
04
9,3
Giữa
 kỳ 1
C1
0
0
10
24
29
69
3
7
0
0
C3
0
0
08
20
24
58,2
7
17
02
4,8
B2
0
0
11
27,5
23
57,5
4
10
02
5
B3
0
0
10
23,3
27
62,7
4
9,3
02
4,7
 Từ thực tế trên, tôi đã tìm đọc tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, đầu tư thời gian để lựa chọn và thiết kế các hình thức trò chơi học tập để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở cả 3 khối lớp 10,11,12. Mục đích là nhằm phát triển tư duy, khơi gợi hứng thú, nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho HS các lớp được phân công giảng dạy trong các năm học 2017 – 2018 và 2018 - 2019. Rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các bạn đồng nghiệp để vận dụng có hiệu quả hơn SKKN này trong bộ môn Ngữ văn THPT nói riêng và trong dạy học nói chung.
CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất cả các lớp ở bậc THPT, cả lớp 10, 11, 12.
 Để sử dụng phương pháp dạy học này đạt hiệu quả cao, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Kinh nghiệm về cách lựa chọn và thiết kế trò chơi
Cần lựa chọn những trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. 
 Do thời lượng của mỗi tiết học hạn chế (từ 45-90 phút) nên các trò chơi mà GV lựa chọn và thiết kế nên là những trò chơi có luật chơi đơn giản, phổ biến nhanh; HS dễ tiếp thu, dễ nhớ và dễ thực hiện. Hiện nay, trên truyền hình có rất nhiều những trò chơi đã rất quen thuộc với mọi người. GV có thể lựa chọn và thiết kế những trò chơi ấy cho phù hợp với dạy học môn Ngữ văn thì người chơi là HS sẽ không cảm thấy lạ lẫm. GV đỡ tốn thời gian phổ biến về luật chơi mà vẫn tổ chức trò chơi có hiệu quả cao. Ví dụ như trò chơi: Ai là triệu phú, Đường lên đỉnh Ô-lem-pi-a, Ô cửa bí mật, Đuổi hình bắt chữ, Đối mặt
 Ví dụ: Dạy bài “Chí Phèo” (Ngữ văn 11): Sau khi HS học xong về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo, để củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS đồng thời tạo ra không khí vui chơi, thư giãn cho giờ học, tôi đã thiết kế sáng tạo trò chơi Đối mặt dựa trên phiên bản của trò chơi đã phát sóng trên truyền hình.
Cách chơi như sau: 
 Trò chơi gồm có ba vòng thi với 6 HS được cử ra từ các tổ. HS nào đạt giải nhất được 10 điểm, nhì 9 điểm, kèm theo mỗi giải là một món quà nhỏ đã được chuẩn bị trước.
Vòng loại: 6 HS sẽ lần lượt trả lời nhanh 18 câu hỏi do GV đưa ra. HS nào trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì HS tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi đó. Nếu HS đó cũng không trả lời được câu hỏi thì HS tiếp theo sẽ chuyển sang câu hỏi khác. Lần lượt cho đến hết 18 câu hỏi. Vòng loại sẽ loại 2 HS trả lời được ít câu hỏi nhất, 4 HS thắng cuộc sẽ vào tiếp vòng trong.
Vòng bán kết: 4 HS chia làm hai cặp thi đấu loại trực tiếp đối thủ để vào vòng chung kết. HS nào được nhiều điểm hơn sẽ đặt cược đáp án trước. Nếu HS nào được mời trả lời, trả lời đủ đáp án đúng như đã đặt cược thì sẽ là người chiến thắng. Nếu trả lời sai hoặc không đủ thì thì HS còn lại chiến thắng.
Vòng chung kết: 2 HS với 3 câu hỏi. Nếu một HS thua trong hai câu hỏi thì không phải trải qua câu hỏi thứ ba. Khi giáo viên nêu câu hỏi, các HS lần lượt trả lời. Nếu 1 trong 2 HS trả lời sai hoặc không nêu được câu trả lời thì người còn lại sẽ chiến thắng.
( Câu hỏi của từng vòng thi xem phần Phụ lục 1)
 =>Nhận xét: Tuy trò chơi này tuy đã rất quen thuộc với người xem truyền hình nhưng khi áp dụng vào quá trình dạy học môn Ngữ văn vẫn thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của HS. Bởi vì đây là hình thức chơi mà học, học mà chơi; giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, khắc phục được tâm lí ngại học văn của HS. Luật chơi cũng đơn giản, dễ nhớ, dễ chơi. Các em vừa chơi lại vừa có thể ghi nhớ, khắc sâu kiến thức bài vừa học.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
 Mục đích của trò chơi học tập là một hình thức giúp HS ôn tập củng cố kiến thức hoặc tiếp nhận kiến thức mới một cách thoải mái. Trò chơi học tập chủ yếu được tiến hành trong phòng học mà người chơi là HS nên khi lựa chọn và thiết kế trò chơi, GV cần lưu ý sử dụng các dụng cụ chơi đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ nhằm giảm áp lực về chi phí học tập cho HS. 
 Thiết kế các trò chơi nên ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính cá nhân của GV và máy chiếu trong mỗi phòng học của HS sẽ giúp GV đỡ mất thời gian phải chuẩn bị đạo cụ của trò chơi. Tuy nhiên để thiết kế được các trò chơi đó, người GV phải đầu tư nhiều thời gian và phải am hiểu về thiết kế trò chơi. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với GV, đặc biệt là GV dạy môn Ngữ văn.
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần nội dung trong tiến trình dạy học
 Vì đây là trò chơi học tập, các em vừa chơi vừa học nên mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu dạy học hoặc một phần nội dung trong tiến trình dạy học.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12), trong Phần 1: Tác giả, Mục I: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử của Bác Hồ, tôi cho HS chơi trò chơi Phản ứng nhanh để HS nắm bắt chính xác những dấu mốc, chặng đường quan trọng trong tiểu sử của Người. Trong trò chơi này tôi cho HS trả lời nhanh 7 câu hỏi. Ai trả lời được nhanh nhất, nhiều nhất là thắng.
Câu 1: Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
 (Bảo Định Giang)
Trả lời: 19/05/1890: một “Búp sen xanh” hé nở giữa làng Sen
Câu 2: Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
 Cho tôi làm song dưới con tàu đưa tiễn Bác
 (Chế Lan Viên)
Trả lời: 1911: từ bến Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước
Câu 3: “Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
 Những đất tự do, những trời nô lệ
 Những con đường cách mạng đang tìm đi”
 (Chế Lan Viên)
Trả lời: Từ năm 1932 – 1941: Bác hoạt động CM ở, Pháp, Liên Xô, Trung quốc, Thái Lan
Câu 4: “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
 Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người
 Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
 Mà đến bây giờ mới tới nơi!”
 (Tố Hữu)
Trả lời: Tháng 2/1941: Bác về nước lãnh đạo phong trào CM tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 5: Ngâm thơ ta vốn không ham
 Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
 Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
 Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do
 (Hồ Chí Minh)
Trả lời: Từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi Người sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế.
Câu 6: “Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lòa
 Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta
 Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
 (Tố Hữu)
Trả lời: 2/9/1945: Bác đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Câu 7: “Bác đã lên đường theo tổ tiên
 Mác – Lê nin thế giới người hiền
 Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
 Dắt chúng con cùng nhau tiến lên”
 (Tố Hữu)
Trả lời: 2/9/1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
 Ví dụ 2: Khi dạy bài “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Ngữ văn11), trong tiết thứ 2, tôi sử dụng trò chơi Ô chứ bí mật vừa để củng cố nội dung của tiết 1 về tác giả Victo Hugo, tiểu thuyết “Những người khốn khổ” và nhân vật Gia-ve thông qua các từ hàng ngang và mở ra chủ đề ở tiết 2 qua ô chữ hàng dọc. Cụ thể ô chữ dưới đây:
 Từ khóa: Tình thương
 ->Từ khóa này chính là nội dung tôi muốn HS hướng tới khi tìm hiểu về nhân vật Giăng Văn-giăng ở phần đầu tiết 2 của bài học “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” và đây cũng là chủ đề chung của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
(Câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_giup_su_dung_hieu_qua_phuong_phap_tro_cho.doc