SKKN Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh khi giảng dạy tiết 1 bài “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành để khơi dậy hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT

SKKN Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh khi giảng dạy tiết 1 bài “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành để khơi dậy hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT

Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng những hình ảnh kiêu hùng cũng như những đau thương về một giai đoạn lịch sử ấy vẫn còn in đậm mãi trong lòng bao thế hệ người con đất Việt. Chiến tranh - một thời đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác khiến bất kì ai từng trải qua chẳng thể nào quên được. Và từ đó, chiến tranh đã trở thành một đề tài không thể thiếu trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam.

Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ có thể sống trong không khí hào hùng, sôi động của một thời đại qua các trận đánh từ tư liệu lịch sử, qua lời kể của thế hệ cha anh và qua tác phẩm văn học. Họ nhìn về lịch sử khác với thế hệ từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” nên khó có được tâm thế, khí thế để cảm nhận bản chất thực sự của một thời đại đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Vì vậy, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua dòng Văn học thời kì chống Mĩ là việc vô cùng quan trọng. Điều đó đã phần nào làm sống dậy tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc ta trong những năm tháng chiến tranh. Đồng thời nhằm tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho thế hệ trẻ ngày nay.

Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT, tôi nhận thấy việc giảng dạy Văn học nói chung và Văn học thời kì chống Mĩ nói riêng chủ yếu chỉ được tiến hành theo lối truyền thụ một chiều: thầy đọc - trò chép. Giáo viên còn lúng túng trong việc truyền đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Làm thế nào để truyền được cái “thần”, cái “hồn”, cái “khí thế” sục sôi của cả một thời đại lịch sử cho người học nhất là khi nhìn vào bối cảnh thực tại của đất nước lúc này, khi “tổ quốc chập chờn bóng giặc (“Tổ quốc nhìn từ biển” - Nguyễn Việt Chiến) là điều mà bất cứ người giáo viên dạy Văn nào khi đứng trên bục giảng cũng trăn trở. Đứng trước những tồn tại đó, tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm dạy học các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ qua đề tài: “Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh khi giảng dạy tiết 1 bài “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành để khơi dậy hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT”

 

doc 24 trang thuychi01 5623
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh khi giảng dạy tiết 1 bài “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành để khơi dậy hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, ÂM THANH KHI GIẢNG DẠY TIẾT 1 BÀI “RỪNG XÀ NU” - NGUYỄN TRUNG THÀNH ĐỂ KHƠI DẬY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT
Người thực hiện: Hoàng Thị Châm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2018
HANH HÓA NĂM 2017Mục lục
Mục lục..............................................................................................................1
A. Mở đầu.........................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài..................................................................................... .......2
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
B. Nội dung.......................................................................................................4
I. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
II. Thực trạng:....................................................................................................5
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện..............................................................5
1. Giải pháp.......................................................................................................5
1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử thi có giá trị.................................................................................................5
1.2. Xây dựng nội dung, môi trường lồng ghép..........................................6 
1.3. Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực......... 7
1.4. Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó..............................................7
1.5. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh...7 
2. Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)...................................................7	2.1. Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học.........................9
	2.2. Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.................................................................................................9
	2.3. Tổ chức hoạt động dạy học..............................................................9
IV. Hiệu quả của sáng kiến...................................................................................18 
C. Kết luận, kiến nghị...................................................................................19
I. Kết luận........................................................................................................19
II. Kiến nghị....................................................................................................19
Tài liệu tham khảo...........................................................................................21
Danh mục các đề tài SKKN 22
Phụ lục.............................................................................................................23
Mục lục
A. Mở đầu.............................................................................................................1
 MỤC LỤC.
 I.Mở đầu: ........................................................................................................1
Lí do chọn đề tài: ........................................................................................1
Mục đích nghiên cứu: .................................................................................1
Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................1
Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 2
Nội dung sáng kiến: ................................................................................. 2
Cơ sở lí luận: ............................................................................................. 2
Thực trạng: ................................................................................................ 5
Một số biện pháp sử dụng: ........................................................................ 6
 3.1.Trình chiếu tư liệu, đặt câu hỏi gợi mở nhằm tạo hứng thú cho học sinh ...................................................................................................................... 6
 3.2. Sử dụng tranh ảnh kết hợp trong quá trình giảng dạy ......................... 7
 3.3. Vận dụng kiến thức liên môn............................................................... 8
 4. Giáo án thực nghiệm bài “ Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành)-Tiết 1..... 9
 5. Kết quả thu được: ..................................................................................... 14
 5.1. Kết quả: ............................................................................................. 14
 5.2. Nhận xét: ........................................................................................... 14
 III. Kết luận và kiến nghị: ......................................................................... 14
Kết luận: .................................................................................................. 14
Kiến nghị: ................................................................................................ 15
IV. Tài liệu tham khảo: .............................................................................. 17
V. Danh mục SKKN được xếp loại: .......................................................... 18
VI. Phụ lục: .............................................................................................19-21
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài.
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng những hình ảnh kiêu hùng cũng như những đau thương về một giai đoạn lịch sử ấy vẫn còn in đậm mãi trong lòng bao thế hệ người con đất Việt. Chiến tranh - một thời đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác khiến bất kì ai từng trải qua chẳng thể nào quên được. Và từ đó, chiến tranh đã trở thành một đề tài không thể thiếu trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam. 
Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ có thể sống trong không khí hào hùng, sôi động của một thời đại qua các trận đánh từ tư liệu lịch sử, qua lời kể của thế hệ cha anh và qua tác phẩm văn học. Họ nhìn về lịch sử khác với thế hệ từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” nên khó có được tâm thế, khí thế để cảm nhận bản chất thực sự của một thời đại đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Vì vậy, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua dòng Văn học thời kì chống Mĩ là việc vô cùng quan trọng. Điều đó đã phần nào làm sống dậy tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc ta trong những năm tháng chiến tranh. Đồng thời nhằm tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho thế hệ trẻ ngày nay. 
Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT, tôi nhận thấy việc giảng dạy Văn học nói chung và Văn học thời kì chống Mĩ nói riêng chủ yếu chỉ được tiến hành theo lối truyền thụ một chiều: thầy đọc - trò chép. Giáo viên còn lúng túng trong việc truyền đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Làm thế nào để truyền được cái “thần”, cái “hồn”, cái “khí thế” sục sôi của cả một thời đại lịch sử cho người học nhất là khi nhìn vào bối cảnh thực tại của đất nước lúc này, khi “tổ quốc chập chờn bóng giặc (“Tổ quốc nhìn từ biển” - Nguyễn Việt Chiến) là điều mà bất cứ người giáo viên dạy Văn nào khi đứng trên bục giảng cũng trăn trở. Đứng trước những tồn tại đó, tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm dạy học các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ qua đề tài: “Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh khi giảng dạy tiết 1 bài “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành để khơi dậy hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT”
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc trưng Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật trên cơ sở đó tìm ra một số biện pháp dạy học có hiệu quả các tác phẩm văn học giai đoạn kháng chiến chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12. 
 3. Đối tượng nghiên cứu. 
Đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mĩ trong chương trình sách giáo khoa THPT lớp 12 cơ bản (không tính tác phẩm đọc thêm), Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, cá nhân tôi xin được tập trung đi sâu thêm vào một tiết học cụ thể trong chương trình Ngữ văn 12, đó là tiết 63 tác phẩm văn xuôi “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
 4. Phương pháp nghiên cứu. 
	Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thông qua bài kiểm tra).
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1. Cơ sở lý luận.
 	Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động: dạy và học. Trong đó, hoạt động dạy là sự điều khiển, tổ chức của người giáo viên tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức để hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động dạy có chức năng là truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học.
Hoạt động học là sự tự giác, tích cực và sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy (thầy, cô giáo) nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học. Từ đó, hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách của người học.
Trong quá trình dạy học người dạy phải tìm ra phương pháp, cách thức, phương tiện nhằm giúp người học dễ dàng chiếm lĩnh được tri thức. 
Đối với một tác phẩm văn học nói chung nếu biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm thì người học sẽ nhận thấy chức năng đặc thù của nó trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách. Nó trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt khô khan, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong nhịp sống sôi động, hối hả của cuộc sống hiện đại, quá khứ dần bị lãng quên. Văn học chống Mĩ cũng vậy! Nó bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, thái độ trân trọng truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc; giúp các em sống có lí tưởng, mục đích, đạo đức và biết quý trọng tình nghĩa Thông qua giá trị nhân văn từ những tác phẩm văn học chống Mĩ giúp khơi dậy tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ trở thành nguồn sức mạnh tinh thần là điều cần thiết và có ý nghĩa lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ ngày nay.
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trải qua nhiều cam go, khốc liệt để đi tới thắng lợi trọn vẹn ngày 30 - 4 - 1975. Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Văn học Việt Nam. Từ văn học kháng chiến chống Pháp đến chống Mĩ là sự kế tục và phát triển liền mạch của Văn học chiến tranh. Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước (1955 - 1975) có một vị trí trong lịch sử văn học dân tộc. Dòng văn học này luôn dạt dào tuôn chảy nhờ sự góp sức của nhiều giọng văn, nhiều tiếng thơ độc đáo, sôi nổi. Nó đã góp một tiếng nói nhỏ vào cuộc đời lớn. Có thể khẳng định sự phát triển của văn học thời kì này trước hết là ở đội ngũ sáng tác. Chưa bao giờ lực lượng sáng tác lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách, vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì này. Thế hệ các nhà thơ, nhà văn xuất hiện từ trước năm 1945 như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nam Cao, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân  vẫn tiếp tục sáng tác khá dồi dào và nhiều người đạt được đỉnh cao mới, tạo ra chặng đường mới trên con đường sự nghiệp của mình. Các tác giả trẻ xuất hiện đông đảo trong thời kì chiến tranh chống Mĩ, đã đem đến cho nền Văn học cách mạng sức sáng tạo mới, trẻ trung, sôi nổi mà trong đó có không ít tài năng đã được chú ý và khẳng định: Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật Đặc biệt, lớp nhà văn, nhà thơ - chiến sĩ là những người trực tiếp cầm súng đi vào chiến trường và viết nên tác phẩm bằng sự trải nghiệm, cảm xúc chân thực của bản thân: Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm  
Giá trị nổi bật và bền vững của Văn học kháng chiến chống Mĩ là ở nội dung tư tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tư tưởng, tình cảm lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân về những thế hệ con người Việt Nam anh dũng trong công cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Đất nước. Đó cũng là sự kế tục truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc qua nhiều thời đại.
Văn học kháng chiến chống Mĩ đã đưa nền Văn học cách mạng đến giai đoạn phát triển cao và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Chặng đường ấy đã đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại mình, đồng thời cũng là một giai đoạn không thể bỏ qua trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại.
Tuổi trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ Thọ Xuân nói riêng là thế hệ ra đời sau 1975 nên chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, báo chí. Họ nhận thức về chiến tranh chống kẻ thù xâm lược chủ yếu qua kí ức của cha anh, qua tác phẩm văn chương cách mạng, qua những kỉ vật kháng chiến ít ỏi Thế hệ trẻ ngày nay không ít người hiểu chưa đầy đủ, toàn diện thậm chí còn hiểu sai về văn học của một thời bão lửa. Vì thế, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua các tác phẩm văn học chiến tranh nhằm khơi dậy tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ, trở thành nguồn năng lượng lịch sử là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ học sinh ngày nay.
Thơ văn chống Mĩ là tiếng nói tâm tình, đằm thắm, là khúc anh hùng ca hào hùng; là lời tự bộc lộ chân tình, là ý chí, nghị lực của cả một dân tộc quyết chiến và quyết thắng. Văn học chống Mĩ phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt - hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối của quy luật hiện đại hóa. Do đó, văn học lúc này thực hiện tốt nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ chính trị, yêu nước, cổ vũ cho cuộc kháng chiến vĩ đại ở miền Nam và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nền văn học chống Mĩ đạt được nhiều thành tựu lớn về số lượng tác phẩm cũng như nghệ thuật biểu hiện. Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt ấy văn học chống Mĩ mang những đặc điểm riêng:
- Về nội dung: 
+ Văn học chống Mĩ làm nổi bật hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt. 
+ Văn học tập trung thể hiện những tình cảm và tư tưởng lớn, bao trùm trong đời sống tinh thần của con người thời đại chống Mĩ cứu nước.
+ Đề cao tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Đoạn trích Trường ca mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi).
+ Thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống đời thường (Sóng - Xuân Quỳnh)
- Về nghệ thuật:
+ Văn học chống Mĩ mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận.
+ Mang đậm cảm hứng anh hùng ca.
	Văn học chống Mĩ mang nội dung yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần xả thân vì Đất nước. Bằng những giọng điệu riêng, mỗi tác giả góp một tiếng nói vào bản hùng ca về Tổ quốc. Trên đây là những đặc điểm cơ bản tạo nên diện mạo riêng của nền văn học này.
 2. Thực trạng.
Mặc dù văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại nhưng hiện nay xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không hứng thú học vì nó đơn điệu, khô khan. Vị trí của các tác phẩm này ngày càng mờ nhạt trong tâm thức học sinh. Đa số học sinh THPT tỏ ra không có hứng thú khi nghe lại thời đại lịch sử đã qua. Học sinh thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Số phận nhân vật, tiếng nói tâm tình của tác giả ít gây được sự đồng cảm với chúng. Các em không cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp mà tác phẩm mang lại. Đây cũng là tình trạng chung đối với những giờ học Văn trong nhà trường. 
Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do nhận thức của học sinh về vấn đề học tập, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử Hơn nữa, theo thời gian cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi vào quá vãng, cách xa thời đại chúng ta đang sống nên những câu chuyện về thời chiến không còn đủ sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ ngày nay. Ngày nay, các em chỉ được nghe về chiến tranh hào hùng qua lời kể của ông bà hay trên phương tiện truyền thông đại chúng. Nó không đủ sức hấp dẫn so với các cám dỗ của thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Học sinh có thể dành thời gian cả ngày để chơi game, lướt website, Facebook nhưng để ngồi yên trước màn hình vô tuyến 30 phút để xem phim tài liệu về chiến tranh là điều vô cùng khó khăn. Do đó, các em khó có thể “nắm” được tư tưởng, không “cảm”, không “hiểu” được cái hay, cái đẹp từ tác phẩm. Từ đó, dẫn đến việc dạy và học Văn học chống Mĩ trong trường THPT chưa đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay, phần lớn giờ dạy Văn trong nhà trường nhìn chung chưa thực sự tạo được sức cuốn hút, nếu không muốn nói đa phần là nhàm chán, đơn điệu và cứng nhắc đối với học sinh. Dường như đã thành thông lệ, giáo viên lên lớp là phải thực hiện đầy đủ các bước: Từ việc kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, lời dẫn vào bài, giảng bài cho đến củng cố bài và hướng dẫn bài mới. Thiếu một bước xem như tiết học không thành công. Quy trình dạy học này đảm bảo sự kĩ lưỡng, chỉn chu cho tiết dạy nhưng nó lại làm giảm khả năng sáng tạo, hạn chế sự thăng hoa của người thầy. Cho nên, người dạy không đủ thời gian đi sâu vào bài giảng để truyền được khí thế sục sôi của cả một thời đại văn học khiến cho học sinh chưa có được những ấn tượng sâu sắc về văn học chống Mĩ.
Năm học 2017 - 2018, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 3 lớp 12 gồm: 12A1, 12A4, 12A7 trong đó 12A1, 12A4 là lớp có năng lực cảm thụ văn chương kém hơn, 12A7 là lớp có khả năng cảm thụ tốt hơn. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức Ngữ văn 12 tương đối nhiều mà khả năng ghi nhớ của học sinh còn hạn chế khiến các em “ngại” học, “chán” học. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của nhà trường, tác động trực tiếp tới giáo viên đứng lớp như chúng tôi. Do đó, việc tập trung cho chuyên môn luôn được đề cao. Làm thế nào để thu hút các em trong những giờ học văn? Làm thế nào để cung cấp kiến thức vừa phù hợp đối tượng học sinh lại vừa theo kịp được xu thế giáo dục chung của cả nước? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục? Đó là những nội dung “làm nóng” các buổi sinh hoạt chuyên môn của Tổ, họp BGH mở rộng và Hội đồng giáo dục nhà trường. 
Cả một giai đoạn lịch sử dần bị mai một, lãng quên. Cả một nền văn học yêu nước bị phai mờ trước nền kinh tế thị trường, trước sức nặng của những trò chơi, giải trí mới như Facebook, Zalo, Game....Giờ đây trong các buổi sinh hoạt của các em, trong các cuộc nói chuyện của các em ko phải là lịch sử cha ông, không phải là lòng yêu nước mà là vô vàn các câu chuyện của cuộc sống, của tuổi mới lớn.
Cơ sở vật chất (sách báo, thiết bị, tư liệu, tranh ảnh văn học) tuy đã được nhà trường trang bị nhưng vẫn chưa thể đầy đủ, đa dạng để đáp ứng hết nhu cầu của từng bài dạy. Vậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_he_thong_hinh_anh_am_thanh_khi_giang_day_tiet_1.doc