SKKN Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”)

SKKN Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”)

Lịch sử địa phương là một bộ phận có mối quan hệ hữu cơ, làm phong phú, sáng tỏ thêm tri thức lịch sử dân tộc. Việc giảng dạy lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc, trang bị thêm kiến thức, rèn luyện thêm kĩ năng mà còn giáo dục cho các em tình cảm yêu mến, lòng tự hào về quê hương, con đường tiến tới tình yêu đất nước. Chính vì vậy, “học sinh không chỉ biết lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc mà còn phải biết yêu mến và tự hào về truyền thống lịch sử và bảo vệ quê hương” ( ).

 Bắt nguồn từ vai trò quan trọng của việc giảng dạy lịch sử địa phương, từ năm học 2013 – 2014 trở đi, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã đưa sách giáo khoa lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy trên toàn tỉnh, thay thế cho tài liệu địa phương cũ. Sách giáo khoa lịch sử địa phương Thanh Hóa được biên soạn theo nguyên tắc: Phù hợp với nội dung chương trình về dạy học lịch sử địa phương; phản ánh được những thành tựu hiện đại về khoa học lịch sử trong tỉnh, cung cấp những kiến thức tương đối ổn định trong nghiên cứu; đảm bảo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về mặt lịch sử và giáo dục, đảm bảo tính thẩm mĩ.

 Từ đầu năm 2015, Sở phát hành tài liệu Thiết kế bài giảng lịch sử Thanh Hóa. Đây là bước tiến mạnh mẽ, thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lí giáo dục đến vấn đề dạy học lịch sử địa phương. Nhiều giáo viên đã đầu tư thời gian, công sức cho các giờ học lịch sử địa phương (sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh, tổ chức thăm di tích lịch sử, mời nói chuyện truyền thống, ).

 Tuy nhiên, việc dạy học lịch sử địa phương vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều giáo viên vẫn xem tiết lịch sử địa phương chỉ là những tiết “chữa cháy”, chỉ được giảng dạy qua loa, thậm chí không dạy. Phương pháp dạy học lịch sử địa phương vì thế cũng chưa được chú trọng đổi mới, chưa thật thúc đẩy tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc sử dụng công nghệ thông tin hay bản đồ tư duy vào dạy học lịch sử địa phương còn hạn chế.

 Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương nói chung và bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945” nói riêng, tôi đã tìm hiểu và thực hiện đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”).

 

doc 28 trang thuychi01 9133
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN	 TRANG
A. Mở đầu	2
I. Lí do chọn đề tài	2
II. Mục đích nghiên cứu	2
III. Đối tượng nghiên cứu	2
IV. Phương pháp nghiên cứu	3
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	4
I. Cơ sở lí luận	4
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	5
III. Các giải pháp	6
IV. Kiểm nghiệm kết quả và bài học kinh nghiệm	12
C. Kết luận và đề xuất	16
I. Kết luận	16
II. Đề xuất	16
Tài liệu tham khảo	18
Phụ lục	19
A . MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
	Lịch sử địa phương là một bộ phận có mối quan hệ hữu cơ, làm phong phú, sáng tỏ thêm tri thức lịch sử dân tộc. Việc giảng dạy lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc, trang bị thêm kiến thức, rèn luyện thêm kĩ năng mà còn giáo dục cho các em tình cảm yêu mến, lòng tự hào về quê hương, con đường tiến tới tình yêu đất nước. Chính vì vậy, “học sinh không chỉ biết lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc mà còn phải biết yêu mến và tự hào về truyền thống lịch sử và bảo vệ quê hương” ( Nguyễn Văn Hồ, Trịnh Trung Châu – Lịch sử địa phương (sách dùng trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa), NXB Giáo Dục, H.2013,Tr.3
).
	Bắt nguồn từ vai trò quan trọng của việc giảng dạy lịch sử địa phương, từ năm học 2013 – 2014 trở đi, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã đưa sách giáo khoa lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy trên toàn tỉnh, thay thế cho tài liệu địa phương cũ. Sách giáo khoa lịch sử địa phương Thanh Hóa được biên soạn theo nguyên tắc: Phù hợp với nội dung chương trình về dạy học lịch sử địa phương; phản ánh được những thành tựu hiện đại về khoa học lịch sử trong tỉnh, cung cấp những kiến thức tương đối ổn định trong nghiên cứu; đảm bảo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về mặt lịch sử và giáo dục, đảm bảo tính thẩm mĩ.
	Từ đầu năm 2015, Sở phát hành tài liệu Thiết kế bài giảng lịch sử Thanh Hóa. Đây là bước tiến mạnh mẽ, thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lí giáo dục đến vấn đề dạy học lịch sử địa phương. Nhiều giáo viên đã đầu tư thời gian, công sức cho các giờ học lịch sử địa phương (sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh, tổ chức thăm di tích lịch sử, mời nói chuyện truyền thống, ).
	Tuy nhiên, việc dạy học lịch sử địa phương vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều giáo viên vẫn xem tiết lịch sử địa phương chỉ là những tiết “chữa cháy”, chỉ được giảng dạy qua loa, thậm chí không dạy. Phương pháp dạy học lịch sử địa phương vì thế cũng chưa được chú trọng đổi mới, chưa thật thúc đẩy tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc sử dụng công nghệ thông tin hay bản đồ tư duy vào dạy học lịch sử địa phương còn hạn chế.
	Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương nói chung và bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945” nói riêng, tôi đã tìm hiểu và thực hiện đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”).
II. Mục đích nghiên cứu:
	Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học lịch sử địa phương Thanh Hóa giúp các em hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử từ đó thể hiện lòng tự hào về lịch sử địa phương mình nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
III. Đối tượng nghiên cứu:
	Chương trình lịch sử địa phương lớp 9 (bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”).
	Học sinh khối 9 trường THCS Hoằng Đạt – Hoằng Hóa – Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
	- Tìm hiểu lí luận phương pháp nghiên cứu dạy học tích cực bằng bản đồ tư duy.
	- Soạn giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng điện tử bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”.
	- Giảng dạy thể nghiệm, kiểm tra học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng, đánh giá và so sánh.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận:
	Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 4 – 11 – 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh nghiệp vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, trong đó việc “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học”, là một trong những giải pháp chủ yếu. Những chỉ thị, hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp quản lí ngành giáo dục đã và đang cụ thế hóa những nhiệm vụ, giải pháp trên vào thực tiễn.
	Bản đồ tư duy (BĐTD) (mindmap, còn gọi là sơ đồ tư duy), ‘chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,  bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực”( Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Phan Thị Luyến, Module THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực, Tài liệu BDTX GV THCS, Tr.104.
)
	“Dạy học bằng BĐTD là dạy học GV, HS thực hiện nhiệm vụ dạy học thông qua việc lập BĐTD, trong đó chủ đạo hơn là giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề một nhiệm vụ học tập thông qua BĐTD”( Sđd, Tr. 105
).
	Phương pháp dạy học bằng BĐTD có ưu điểm là kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh mở rộng ý tưởng, đào sâu hệ thống hóa, ôn tập kiến thức, giúp ghi nhớ nhanh, sâu, lâu kiến thức. BĐTD cho phép phát triển ý tưởng dễ dạy, dễ học, dễ nhớ, dễ thực hiện và tiện lợi. Đó là phương pháp trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu do được thể hiện bằng màu sắc, có liên hệ, liên kết giữa các ý của một vấn đề.( Sđd. Tr. 108
).
	Đối với giáo viên, BĐTD góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp dạy học tích cực, giúp công việc của giáo viên nhẹ nhàng hơn so với cách dạy truyền thống. Dạy bằng BĐTD sẽ làm cho thầy và trò không bị mất thời gian vào các chi tiết vụn vặt, trùng lặp mà tập trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõi của bài. Dạy học bằng BĐTD còn có tác dụng phân loại đối tượng học sinh: học sinh khá, giỏi, phát huy được khả năng sáng tạo, lập bản đồ tư duy theo sự hiểu biết của mình, hiểu bài, nhớ bài lâu và sâu. Trái lại, học sinh trung bình trở xuống khó tiếp cận, vận dụng chậm hơn. Do đó, khi dạy học theo BĐTD giáo viên có thế giành thời gian hướng dẫn cho những đối tượng học sinh này nhiều hơn.
	Với vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế, cách làm đơn giản, dạy học bằng BĐTD có thế áp dụng được ở tất cả các trường học nơi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoặc đầu tư chưa được đầy đủ.
	Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lí thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm của nó để chuyển đổi lưu trữ, bảo vệ, xử lí truyền và thu thông tin.
	Có nhiều hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: E-learning (học trực tuyến), sử dụng bài giảng điện tử (BGĐT) trong giảng dạy, sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin phục vụ dạy học, trao đổi chuyên sâu, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội, ...
	Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ xã hội loài người. Do đó, việc tiếp cận và tái hiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại là một việc rất khó khăn. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu lịch sử như: Hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, phim tư liệu, ... vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học sinh có thể tái hiện lại những sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại – đây là điều rất quan trọng với môn lịch sử, nhất là lịch sử địa phương. Bài giảng điện tử là công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình, ...) đến hiện đại như Cassette, ti vi, đầu video, ...). Nếu được đầu tư xây dựng cẩn thận thì các bài giảng điện tử sẽ tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng được dễ dàng hơn. Bài giảng điện tử cũng góp phần đưa “CNTT trở thành phương tiện, công cụ để làm tăng hiệu quả và chất lượng của công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, giúp học sinh hoàn toàn chủ động lựa chọn thời gian, không gian học tập, tài liệu học tập, phương pháp học tập”( ‘Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả”. Báo Nhân dân số ra ngày 18/4/2007
). Với giáo viên, thiết kế bài giảng điện tử giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, có thêm thời gian để hỗ trợ học sinh mà không mất thời gian cho việc viết, treo đồ dùng dạy học.
	Đề tài này chỉ đề cập đến CNTT với vai trò là phương tiện thiết bị hỗ trợ dạy học, nhằm cung cấp thêm kiến thức mà bài học yêu cầu học sinh tìm hiểu. CNTT đã giúp tôi khai thác một số tư liệu về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, một số đoạn video để xây dựng bài giảng điện tử phục vụ việc dạy học lịch sử địa phương. Với Internet, tôi có thể dễ dàng hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xây dựng một bản đồ tư duy, tìm kiếm thông tin và thuyết trình một số vấn đề có liên quan đến bài học lịch sử địa phương Thanh Hóa giai đoạn 1919 – 1945.
	Sự phát triển như vũ bão của CNTT trong những năm gần đây tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Khai thác tốt BĐTD và CNTT là một trong những cách hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Là một giáo viên dạy lịch sử ở trường THCS, tôi thấy tình hình dạy và học lịch sử địa phương như sau:
	- Nhiều giáo viên không chú trọng đúng mức công tác thực hành trong giảng dạy lịch sử địa phương.
	- Dạy lịch sử địa phương không đúng yêu cầu, biến giờ học trên lớp thành kể chuyện truyền thống, tóm tắt lịch sử địa phương. 
	- Nhiều nơi chưa thực hiện đúng chương trình quy định: bỏ các tiết học lịch sử địa phương, dạy không đủ số giờ
	- Nhiều học sinh không hứng thú học tập, vì bài học không hấp dẫn, không phát huy tính tích cực của học sinh.
	- Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng lịch sử địa phương trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình.
	Nếu được chuẩn bị kĩ càng, việc sử dụng CNTT và BĐTD trong dạy học sẽ giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy cho các em, đồng thời khắc phục được phần lớn những hạn chế nêu trên của việc dạy học lịch sử địa phương.
	Qua tìm hiểu thực tế tình hình về sử dụng CNTT và BĐTD tôi nhận thấy có nhiều giáo viên đã áp dụng BĐTD vào dạy học song mới chỉ dừng ở việc cho học sinh quan sát những bản đồ tư duy có sẵn vào cuối giờ học với mục đích củng cố kiến thức đã tiếp thu chứ chưa dạy cho học sinh cách lập BĐTD, học bằng BĐTD, chưa tự vẽ BĐTD bằng phần mềm hay thủ công để phục vụ dạy học. Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường đã được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng xanh – sạch – đẹp, song vẫn chưa có phòng máy chiếu, chưa đủ điều kiện ứng dụng triệt để CNTT vào dạy học.
	Về phía học sinh, hầu hết học sinh được hỏi đều biết về BĐTD, song chưa học sinh nào biết cách lập BĐTD, sử dụng công cụ hữu ích này vào học tập. Các em chưa có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập như giấy khổ lớn, bút màu, bút chì, tẩy hoặc bảng phụ trong tiết học lịch sử mà chỉ dùng cho học mĩ thuật. Các em nhanh quên kiến thức môn Lịch sử dẫn đến chất lượng học tập bộ môn còn hạn chế.
III. Các giải pháp:
III. 1. Xây dựng BĐTD trên phần mềm iMindmap:
	Để xây dựng BĐTD làm đồ dùng dạy học trên phương tiện dạy học hiện đại, tôi đã tải và cài đặt phần mềm iMindmap trên máy tính. Sau đó sử dụng phần mềm này để xây dựng BĐTD.
* Để tạo một BĐTD tôi đã:
	- Click đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindmap trên màn hình Desktop hoặc vào menu Start -> All Programs -> iMindmap 5 -> iMindmap 5.
	- tạo ‘ý tưởng trung tâm” (Central Idea).
	- Vẽ các nhánh cấp 1, 2, 3, 4 ...
	Việc vẽ và chỉnh sửa BĐTD khá giống với các thao tác trong Word. Cần chỉnh sửa ở đâu, tôi chỉ cần nháy vào đó và thực hiện chỉnh sửa. Nếu cần thay đổi định dạng của của BĐTD tôi bôi đen toàn bộ (Ctrl + A) rồi vào các lệnh để thay đổi.
* Sau đó tôi đưa BĐTD vào bài giảng:
	Sau khi đã hoàn chỉnh bản đồ, tôi xuất bản đồ dưới dạng hình ảnh để chèn vào các tư liệu khác như Word, Powerpoint, ...
	Click chọn menu File -> Export -> Image (xuất ảnh) hoặc Interactive Presentation (xuất dạng trình chiếu). Thay đổi các tùy chọn cho phù hợp rồi click nút Export. Các hộp thoại xuất hiện cho phép tôi đặt tên tập tin và chỉ định nơi lưu tập tin.
	Cũng trong menu File, tôi có thể thực hiện các thao tác lưu tập tin, mở tập tin có sẵn trên đĩa tương tự như các phần mềm khác.
	Để chèn ảnh hoặc Slide có BĐTD vào bài giảng, tôi copy ảnh hoặc slide đó và paste vào vị trí cần chèn.
III. 2. Sử dụng BGĐT và mạng Internet để dạy cách vẽ BĐTD cho học sinh:
* Cách vẽ một BĐTD:
	Với BGĐT, tôi hướng dẫn học sinh vẽ BĐTD qua ba bước, mỗi bước có minh họa cụ thể bằng hình ảnh:
	Bước 1: Đọc kĩ bài, chủ đề định đưa vào BĐTD.
	Bước 2: Vẽ hình ảnh trung tâm -> vẽ các ý chính (ý cấp 1) -> vẽ ý con (ý cấp 2, 3, 4, ).
	Mỗi ý chính nên sử dụng một màu. Nên viết tắt bằng kí hiệu chung hoặc kí hiệu riêng, ngắn gọn song đầy đủ ý. Viết có tổ chức. Các từ khóa càng ngắn ngọn càng súc tích càng tốt, vì nó yêu cầu não bộ phải liên tưởng, gợi nhớ.
	Hình ảnh vẽ vào BĐTD phải đảm bảo làm sao khi nhìn lại BĐTD chỉ cần nhìn hình là lập tức nhớ ngay đến từ khóa của nhánh đó.
	Học sinh cần nghĩ trước khi viết. Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần).
	Bước 3: Bổ sung BĐTD sau khi nghe bài giảng của giáo viên trên lớp.
* Cách sử dụng một BĐTD:
	- Học sinh dùng BĐTD để ghi bài, học bài ở lớp và ở nhà.
	- Chỉnh sửa, bổ sung kiến thức trong quá trình học tập.
	Sau đó tôi cho học sinh xem Video ‘Ứng dụng BĐTD trong dạy học” (Video của dự án THCS II) từ Youtube giới thiệu về bản BĐTD. Video ngắn (hơn 6 phút) tại về tại địa chỉ: 
* Lưu ý học sinh những sai lầm cần tránh:
	+ Sợ xấu, sợ bẩn, sợ giáo viên đánh giá, sợ tốn giấy,  với BĐTD mục đích nhớ bài là quan trọng nhất.
	+ Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
	+ Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.
	+ Dành quá nhiều thời gian để tô vẽ.
	+ Vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học.
	+ Quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết hoặc ghi quá sơ sài không có thông tin.
	Việc xây dựng một BĐTD có khá nhiều thủ thuật, mẹo, quy tắc. Song tôi chỉ giới thiệu ngắn gọn, lấy ví dụ rõ ràng ở mức độ vừa phải vì đối tượng là học sinh THCS. Nếu giới thiệu quá phức tạp, học sinh dễ chán ngay khi chưa tiếp xúc thực sự với BĐTD. Dần dần, nếu thích và ở những lớp học cao hơn, các em sẽ tiếp thu thêm những thủ thuật này.
III. 3. Sử dụng BĐTD và CNTT nâng cao hiệu quả dạy và học bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”:
III. 3. 1. Chuẩn bị các điều kiện dạy và học:
Về mục tiêu tiết học, ở bài này, HS cần:
	Về kiến thức:
	- Nắm được những nét chung về phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa theo con đường cách mạng vô sản.
	- Nắm được sự thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Thanh Hóa (1930).
	- Phong trào cách mạng Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa (1930 – 1945).
	Về tư tưởng: Giáo dục học sinh 
	- Lòng yêu quê hương, tự hào về truyền thống vẻ vang của quê hương.
	- Ý thức trách nhiệm của học sinh với quê hương mình.
	Về kĩ năng: Học sinh có thể:
	- Trình bày các vấn đề lịch sử.
	- Sưu tầm lịch sử địa phương.
Công tác chuẩn bị:
	Về phía giáo viên:
	- Lên kế hoạch giảng dạy.
	- Tôi đã liên hệ với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa tìm tư liệu, hình ảnh cho bài dạy.
	- Tìm tài liệu trên Internet.
	- Chụp ảnh di tích lịch sử nhà đồng chí Lê Quang Trường, tìm hiểu về Lê Quang Trường và thân nhân của ông.
	- Soạn giáo án, bài giảng điện tử phục vụ bài giảng.
	- Các điều kiện vật chất: Máy chiếu, phấn màu, 
	Về phía học sinh:
	- Vẽ BĐTD theo hướng dẫn của giáo viên (thực chất là đọc trước bài ở nhà).
	- Sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương thời kì này để chia sẻ với các bạn.
	- Bảng phụ, bút dạ.
III. 3. 2. Sử dụng BĐTD và trong dạy và học bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”:
	Trước khi vào bài mới, tôi tiến hành hai công việc sau:
	- Yêu cầu học sinh hoàn thành niên biểu về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (vừa để kiểm tra kiến thức cũ, vừa nhắc lại những sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc thời gian này, giúp học sinh nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc).
Thời gian
Sự kiện
7/1920
Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin
3/2/1930
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
1930 - 1931
 Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết – Nghệ Tĩnh. 
1936 – 1939
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939.
19/8/1945
Ngày cách mạng tháng Tám
2/9/1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 	- Kiểm tra BĐTD vẽ ở nhà
Mục I: Phong trào yêu nước Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1939:
1. Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng bộ:
	Tôi giới thiệu về chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Thanh Hóa, hình ảnh Văn tự bán con ở Thọ Xuân
	Sau đó tôi cho học sinh xem một BĐTD và yêu cầu cá nhân mỗi học sinh hoàn thành. Học sinh lựa chọn được từ ngữ để diễn đạt kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhưng phải đảm bảo chọn được ý chính. Cùng lúc, tôi cho một học sinh lên vẽ bằng phấn màu, sau đó trình bày BĐTD mà học sinh đó vừa vẽ.	Hình 1: BĐTD mở
	Tiếp theo, tôi trình chiếu BĐTD và hình ảnh đã chuẩn bị sẵn (hình 2 – phụ lục 1) để học sinh khác nhận xét, bổ sung, kết luận. Cuối cùng, học sinh ghi BĐTD vào vở.
	Để giới thiệu về người cộng sản đầu tiên của tỉnh, tôi cho học sinh xem hình ảnh đồng chí Lê Hữu Lập (hình 2 – phụ lục 3) và đặt câu hỏi: Trình bày những thông tin mà em thu thập được về đồng chí Lê Hữu Lập? 
	Học sinh trình bày những thông tin thu thập được về đồng chí Lê Hữu Lập. Các thông tin cần nêu rõ nguồn trước khi trình bày ( Xem Phụ lục
).
	(Giáo viên giới thiệu hình ảnh khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập) (Hình 1 - phụ lục 3).
2. Sự thành lập Đảng bộ Cộng sản Thanh Hóa và phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 – 1939).
a. Sự thành lập Đảng bộ Thanh Hóa:
	Học sinh xem một số hình ảnh về sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, treo bản đồ Thanh Hóa, cho học sinh lên dán các chấm tròn đỏ vào vị trí tương ứng của bản đồ với nơi thành lập ba chi bộ cộng sản ở Thanh Hóa (Hình 9 phụ lục 3).
	Tôi cho học sinh xem một đoạn băng về sự kiện thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tại thôn Yên trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân ngày 29 – 7 – 1930 (tải từ website của Đài truyền hình Thanh Hóa).
	Tiếp theo tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bằng cách vẽ BĐTD vào bảng phụ theo hướng dẫn:
	- Nhóm 1, 2: Trình bày những nét chính về hội nghị thành lập Đảng bộ Cộng sản Thanh Hóa? (Các gợi ý: Thời gian, địa điểm, người chủ trì, số người tham gia, nội dung).
	- Nhóm 3, 4: Ý nghĩa của sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa?
	Sau khi đại diện học sinh các nhóm trình bày, tôi cho học sinh xem BĐTD đã chuẩn bị (hình 3, 4 – phụ lục 1) để học sinh tự điều chỉnh BĐTD của nhóm mình.
	Tiếp theo tôi giới thiệu sự thành lập Đảng bộ cộng sản Hoằng Hóa: Đầu tháng 9 – 1930, chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa được thành	Hình 2: BĐTD về Hội nghị thành lập 
 Đảng bộ Thanh Hóa
lập tại thôn Cự Đà (xã Hoằng Minh) với 3 đảng viên do đồng chí Lê Viết Phồn làm Bí thư. Chi bộ Cự Đà đã ‘giương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Hoằng Hóa” ( Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Hóa, tập 1, xuất bản năm 1995, Tr 58, 59
). 
b. Phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (1930 – 1939)
Tôi gọi một học sinh đọc và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng ở tỉnh ta giai đoạn này? (mức độ quyết liệt, ý nghĩa).
Học sinh thấy được: Phong trào cách mạng ở tỉnh ta giai đoạn này phát triển sôi nổi, song song với phong trào cách mạng cả nước, đã tạo ra một lực lượ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cong_nghe_thong_tin_va_ban_do_tu_duy_nham_nang.doc