SKKN Sử dụng công cụ google form để hỗ trợ học sinh làm bài tập ở nhà môn hóa học

SKKN Sử dụng công cụ google form để hỗ trợ học sinh làm bài tập ở nhà môn hóa học

Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với việc áp dụng công nghệ vào mỗi lớp học sẽ mang lại hiệu quả đối với quá trình giảng dạy. Mỗi nỗ lực, cố gắng của các thầy cô trong việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đưa học sinh đến với những chân trời tri thức mới, tăng khả năng kết nối, hợp tác, để lớp học của chúng ta sẽ thực sự là lớp học của thế kỉ XXI, để mỗi giáo viên thực sự trở thành một chuyên gia, một nhà giáo dục hiện đại.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh.

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa học THPT, THCS thì công tác hỗ trợ học sinh làm bài tập ở nhà, kết nối với Thầy cô qua mạng để trao đổi học tập rất quan trọng. Với những lí do đó tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:

“SỬ DỤNG CÔNG CỤ GOOGLE FORM ĐỂ HỖ TRỢ HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ MÔN HÓA HỌC”

 

doc 18 trang thuychi01 117495
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng công cụ google form để hỗ trợ học sinh làm bài tập ở nhà môn hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với việc áp dụng công nghệ vào mỗi lớp học sẽ mang lại hiệu quả đối với quá trình giảng dạy. Mỗi nỗ lực, cố gắng của các thầy cô trong việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đưa học sinh đến với những chân trời tri thức mới, tăng khả năng kết nối, hợp tác, để lớp học của chúng ta sẽ thực sự là lớp học của thế kỉ XXI, để mỗi giáo viên thực sự trở thành một chuyên gia, một nhà giáo dục hiện đại.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh. 
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa học THPT, THCS thì công tác hỗ trợ học sinh làm bài tập ở nhà, kết nối với Thầy cô qua mạng để trao đổi học tập rất quan trọng. Với những lí do đó tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: 
“SỬ DỤNG CÔNG CỤ GOOGLE FORM ĐỂ HỖ TRỢ HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ MÔN HÓA HỌC”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Sự phát triển của công nghệ khiến tri thức của nhân loại không ngừng tăng lên theo cấp số nhân, những gì mà người giáo viên dạy cho học trò theo cách truyền thống sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu. Công nghệ cũng khiến các thầy cô giáo sẽ mất đi vị trí độc tôn, không còn là người có quyền lực tối cao về tri thức. 
Các lớp học trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ, với những ưu thế như: Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, đào tạo mọi lúc mọi nơi... Đôi lúc làm Thầy cô trên lớp thực chỉ như một sự kiện hành chính. 
Học sinh có điện thoại, máy tính để kết nối mạng là rất phổ biến. Sáng kiến sử dụng công cụ Google Form để hỗ trợ, kiểm tra việc học sinh làm bài tập ở nhà một cách nhanh chóng. Thầy cô sẽ nhận được phản hồi về kết quả nhanh chóng, đưa ra những giúp đỡ kịp thời cho học sinh. Đồng bộ được người Thầy qua mạng và người Thầy lên lớp thực tế.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biểu mẫu Google hay Form Google chính là một trong số các công cụ được Google phát triển. Và hỗ trợ từ công cụ này đó chính là giúp người dùng dễ dàng lưu trữ đang các thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu số liệu thống kê. 
Với Google Form chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng câu hỏi dưới dạng tự luận hay trắc nghiệm, chữ hay hình ảnh, câu trả lời có thể dưới dạng tự luận, trắc nghiệm, 1 đáp án đúng hay nhiều đáp án đúng, Chúng ta hoàn toàn có thể tự do lựa chọn.
Kết quả phản hồi được phân tích rõ ràng: Sau khi nhận được câu trả lời, Google Form sẽ tự động phân tích kết quả dựa trên số câu trả lời nhận được tại thời điểm hiện tại để phân tích phần trăm số người lựa chọn đáp án trên tổng số các đáp án. Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng biểu đồ dễ quan sát. 
Nhóm học sinh được lựa chọn trong các lớp học 12A1, 12A2, 12A3 năm học 2018 - 2019. 
Môi trường làm việc có mạng Internet, máy tính Windows, điện thoại thông minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
	- Phương pháp thực nghiệm.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Công nghệ thông tin: là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Như vậy, “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, của con người”. 
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90”: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm. Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Với đặc thù là trường THPT ở khu vực miền núi, sau khi khảo sát không ghi tên vào phiếu, ba lớp 12 tôi dạy, đã thu được kết quả như sau:
Online 30 – 40 phút
Biết sử dụng Fb, Zalo
Có mua gói học online
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
150/160
93,75%
155/160
96,88%
40/160
25,00%
Trao đổi kiến thức online với gv
Đã sử dụng Google Form
Số lượng
%
Số lượng
%
10/160
6,25%
2/160
1,25%
Qua số liệu, tôi thấy việc học sinh online đã trở thành một thói quen, đồng nghĩa với việc các em tiếp xúc với máy tính, điện thoại thông minh hàng ngày. Nhưng chủ yếu online facebook, zalo để tâm sự, chia sẻ khoảnh khắc, like là chính, đôi khi lên mạng cãi nhau, hẹn hò mà việc vận dụng vào học tập còn ít.
Một số phụ huynh đã đầu tư mua các gói học tập cho học sinh, mặc dù học sinh đã học chính khóa, học buổi hai ở trường. Rõ ràng phụ huynh chưa yên tâm với khối lượng kiến thức, các truyền đạt mà các Thầy cô dạy trực tiếp trên lớp giảng dạy.
Kiến thức được trao đổi với Thầy cô qua mạng còn rất ít, nhiều Thầy cô còn chưa sử dụng thành thạo các dịch vụ trực tuyến.
Hiện nay, trên các trang dạy học online, các Thầy cô cũng đã tiến hành gửi mẫu form cho học sinh điền đáp án. Tuy nhiên do số lượng học sinh nhiều nên chỉ phản hồi câu nào đúng câu nào sai của đề trắc nghiệm. Có nhiều bài giảng online hay nhưng chủ yếu để quảng cáo cho các trung tâm luyện thi. Học sinh càng ngày càng mông lung với biển kiến thức. Sau một thời gian, nếu không hiểu bài, học sinh lại nhiễm phải hiện tượng lang thang trên mạng
Qua khảo sát, tôi thấy việc sử dụng Google Form, một trong những thành phần quan trọng trong hệ sinh thái Google, có nhiều ưu điểm trong việc tổ chức lớp học online.
Trong quá trình giảng dạy, việc tôi đưa Google Form vào để hỗ trợ học sinh làm bài tập ở nhà được phụ huynh hết sức hoan nghênh. Biết được lên mạng học với ai, trao đổi với ai. Khi triển khai với các đồng nghiệp trong tổ, mọi người đều đánh giá cao việc vận dụng sản phẩm này của Google vào giảng dạy là phù hợp.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Hướng dẫn sử dụng:
2.3.1.1. Đăng nhập vào Google:
Bước 1: Chúng ta đăng nhập vào Gmail sau đó Click vào Thêm.
Sau đó chọn vào biểu tượng Google Forms 
Tôi đã đăng nhập với email lexuanthe273@gmail.com, trong môi trường chuẩn bị làm việc với Google Form (biểu mẫu). 
2.3.1.2. Thiết kế biểu mẫu:
Để đặt tên Tiêu đề, chúng ta click chuột vào Mẫu không có tiêu đề, sau đó gõ tên tiêu đề chúng ta muốn đặt. Nếu muốn mô tả về nội dung khảo sát chúng ta có thể gõ vào mục Mô tả biểu mẫu.
 Để nhập nội dung câu hỏi, chúng ta click chuột vào Câu hỏi không có tiêu đề và gõ nội dung vào. Nếu câu hỏi chúng ta muốn chèn thêm hình ảnh chúng ta Click chọn vào biểu tượng Picture. Hình có thể được tải từ trên máy của chúng ta hoặc được tìm kiếm trực tiếp hay qua URL hình ảnh,
	Dưới đây là biểu mẫu dành cho kiểm tra trắc nghiệm 4 lựa chọn:
Chèn ảnh đề bài vào Google Form, ở đây tôi chèn ảnh chụp đề bài từ câu 1 đến câu 5. Phần chụp ảnh đề bài và chèn vào tài liệu tương tự như việc đính kèm ảnh vào Facebook, zalo mà thôi!
Đến phần tạo câu hỏi, chúng ta chỉ cần tạo mình tên câu, ví dụ câu 1, câu 2 và các đáp án A, B, C, D.
Để chọn hình thức trả lời chúng ta chọn vào nút show. Các dạng trả lời sẽ xuất hiện.
Trả lời ngắn: dành cho câu trả lời tự luận ngắn.
Đoạn: Dành cho câu trả lời tự luận dài.
Trắc nghiệm: dành để thiết lập câu trả lời trắc nghiệm và được lựa 1 đáp án duy nhất. Chọn phần Thêm Khác nếu các đáp án chúng ta đưa ra không phải lựa chọn của người trả lời.  
Hộp kiểm: thiết lập câu trả lời trắc nghiệm và có thể lựa chọn hơn 1 đáp án.
Menu thả xuống: Tạo menu sổ ra đáp án cho người trả lời lựa chọn.
Tải tệp lên: Câu hỏi cho phép người trả lời đưa tệp sẵn có để trả lời. Lưu ý: nếu chúng ta muốn câu trả lời dưới dạng loại tệp nhất định, chúng ta chọn mục Chỉ cho phép các loại tệp cụ thể. Chúng ta lựa chọn số lượng tệp tối đa ( từ 1 đến 10) và kích thước tệp tối đa ( từ 1MB đến 10GB).
Thực hiện lệnh copy để nhân bản câu hỏi.
Chúng ta chỉ sửa lại tiêu đề câu là xong. Nên việc tạo 40 câu cũng rất nhanh chóng.
2.3.1.3. Nạp đáp án:
	Chúng ta vào phần cài đặt để chuyển Biểu mẫu thành bài kiểm tra:
Tùy theo đối tượng học sinh, loại bài tập để giáo viên cài đặt các tính năng, như cho biết điểm ngay hay hiện các câu trả lời sai.
Tiếp tục trở lại phần Biểu mẫu: Để cập nhật đáp án, cho điểm. Lưu ý phần cho điểm, do phần mềm chỉ cho được điểm là các số tự nhiên nên không thể nhập số điểm là số thập phân.
	Nháy vào chỗ “Đáp án” để nhập đáp án và số điểm.
Sau khi hoàn thành, nháy vào biểu tượng “con mắt”:
Để xem tổng thể bản trình bày.
2.3.1.4. Gửi đề thi (bản trình bày cho học sinh):
	Hướng dẫn học sinh tạo email. Để thuận lợi cho việc thu thập hoặc hỗ trợ cho việc quản lý tốt hơn. Giáo viên nên gợi ý học sinh tạo email theo mẫu:
Giúp giáo viên nhận diện nhanh chóng ra học sinh. Vì nhiều học sinh đặt email khác hoàn toàn tên mình.
	Giáo viên bước sang phần:
Tìm đến mục: Gửi để chuyển đề đến học sinh 
Nếu cần gửi lên facebook thì chọn biểu tượng link → chọn rút ngắn URL→ chọn Sao chép rồi gửi địa chỉ URL đó cho học sinh mà mình ta muốn học sinh đó trả lời.
Giáo viên nên gửi cho email của mình để kiểm tra lại. Trong email được gửi đến đã có tất cả biểu mẫu, học sinh chỉ cần làm bài tích đáp án
Thực hiện công việc gửi thì gmail sẽ có cảnh báo: Ok.
2.3.1.4. Xử lý kết quả:
	Sau khi học sinh làm và nộp bài. Giáo viên khóa phần nộp bài:
Tích vào ô chấp nhận phản hồi để chuyển sang chế độ không nhận đáp án nữa.
Lúc này học sinh có nộp bài cũng không thể. 
Dữ liệu thu được: 
	+ Gồm 11 học sinh làm bài.
	+ Có bảng tóm tắt về tình hình làm bài của học sinh: 
Số câu đúng
20
21
22
23
24
25
26
Số học sinh
2
5
2
1
0
1
0
	+ Xác định được số câu thường sai: Câu 2, câu 13, câu 19.
	+ Thu thập được email của học sinh.
Giáo viên quan sát thống kê đáp án từng câu của học sinh:
Ví dụ câu 1:
Ta nhận thấy, câu 1 học sinh làm rất tốt. 100% học sinh làm đúng.
Nhưng với câu 2 thì kết quả lựa chọn đáp án của học sinh rất đa dạng:
Qua đó giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về nội dung kiến thức trong câu. Giúp học sinh nắm vững kiến thức, giúp học sinh vượt qua trở ngại.
Chúng ta chuyển sang tab câu hỏi để xem những học sinh nào làm đúng, làm sai:
	Đồng thời giáo viên cũng xem lại nội dung của câu hỏi, có khó hiểu không hay đây là câu có phần nhử hay. 
	Đặc biệt Google Form có phần chuyển sang trang tính (Sheets) để tiện việc in ấn. 
2.3.2. Hướng phát triển:
	Google Form không chỉ hỗ trợ để ra đề và chấm trắc nghiệm, còn rất nhiều các hình thái khác trong thư viện mẫu:
Trong cách trả lời thì có thể theo kiểu tự luận, lưới trắc nghiệm, phạm vi tuyến tính.
	Khi Thầy cô đã nắm được mảng kiến thức học sinh chưa vững từ bảng thống kê. Thầy cô có thể thực hiện việc chuyển tải nhanh, giải đáp nhanh bằng cách trả lời trực tiếp qua các phương tiện online như livestream, youtube..
	Hạn chế của Google Form là việc tạo nội dung từng câu hỏi và nạp đáp án. Không thể theo kiểu load file đã soạn sẵn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
	Thứ nhất, sáng kiến kinh nghiệm đã giúp bản thân ôn tập cho học sinh hiệu quả hơn. Chỉ rõ chính xác từng em sai câu nào ở phần nhận biết, thông hiểu. Biết được ngay em nào chưa làm bài tập về nhà, thời gian nộp bài. Trong giai đoạn ôn tập cuối năm học 2018 – 2019, việc sử dụng Google Form đã làm cho các em bớt mông lung khi lên mạng học tập. Tỉ lệ học sinh trao đổi kiến thức qua mạng với giáo viên đã tăng lên đáng kể 112/160 (70%), số đó đều biết sử dụng Google Form.
Thứ hai, chương trình mới, nhưng các hình ảnh mô phỏng dễ hiểu. Giúp cho giáo viên làm việc dễ dàng. Hình ảnh về các bài làm của học sinh được lưu trữ khoa học. Giáo viên có thể gửi ngay kết quả bài làm cho học sinh để học sinh rút kinh nghiệm. Gửi cho phụ huynh qua mạng một cách nhanh chóng, để phụ huynh nắm bắt được lực học của con cái. Giúp cho việc tư vấn về tuyển sinh được dễ dàng.
	Thứ ba, tận dụng được tài nguyên sẵn có, như máy tính, điện thoại thông minh. Việc chấm bài chính xác, tốc độ cao đem đến sự tin tưởng của học sinh. Giúp giáo viên làm việc khoa học, đỡ vất vả hơn, giúp học sinh thấy được sự tiến bộ của mình qua từng bài thi. Giúp phụ huynh một phần việc quản lý con cái lên mạng. 
	Thứ tư, ý tưởng của sáng kiến đã giúp cho cho việc kết nối với học sinh qua cả kênh thực và kênh ảo. Giúp cho việc giáo dục học sinh được dễ dàng hơn. Một số đồng nghiệp trong Nhà trường đã sử dụng. Cụ thể tổ Hóa học trong quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi được thử nghiệm. dựa trên bảng tổng hợp của phần mềm về câu hỏi, tổ Hóa học đã lựa chọn được các câu trong phần nhận biết, phần hiểu tương đối phù hợp với học sinh của nhà trường trong các đợt kiểm tra. Các Thầy cô tổ Hóa học có kế hoạch phối hợp tạo các Google Form chung, lấy dữ liệu từ ngân hàng câu hỏi. Từ đó học sinh dễ dàng ôn tập mọi lúc mọi nơi qua mạng.
III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Thông qua kết quả thực tế đã đạt được, tôi thấy việc sử dụng Google Form rất khả quan. 
Tăng tốc độ chấm thi, chấm chính xác, lưu trữ bài thi khoa học. Dành thời gian cho nội dung giáo án, đề thi. Đánh giá mức độ tiếp thu mỗi phần kiến thức của học sinh dễ dàng.
Hỗ trợ các em qua mỗi đề bài tập về nhà. Cụ thể như thấy học sinh sai nhiều ở những câu trong mảng kiến thức nào đó. Khi giáo viên đến lớp sẽ dạy lại hoặc ôn tập phần đó kỹ hơn.
Tăng tính kết nối giữa Thầy cô với học sinh không những ngoài đời thực mà cả trong thế giới ảo. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, động viên kịp thời, ngăn chặn những thông tin sai lệch được đưa lên mạng từ học sinh.
Nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp và học sinh, trong và ngoài nhà trường. Tăng tính kết nối với học sinh trên các vùng miền. 
Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác dữ liệu vẫn gặp phải sức ỳ ngại sự thay đổi của một số đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị:
	Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tăng cường mở các lớp tập huấn về các phương pháp nghiên cứu khoa học. Để giáo viên có thể hình thành những ý tưởng, xây dựng những sáng kiến, nâng cao được trình độ chuyên môn, trình độ tin học của mình.
	Đề nghị Nhà trường: Động viên giáo viên sử dụng các cải tiến mới. Thực hiện hội thảo khoa học cấp trường, để giáo viên được giải cấp tỉnh báo cáo sáng kiến của mình trước hội đồng khoa học nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2019
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người thực hiện
LÊ XUÂN THẾ
Tài liệu tham khảo
1. https://store.office.com. Phần bổ trợ cho Word, Excel.
2. https://docs.google.com/forms. Tạo Google Form.
3.  Hỗ trợ dịch tài liệu.
4. https://taogiaoduc.vn. Kinh nghiệm trong việc tạo động lực cho học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cong_cu_google_form_de_ho_tro_hoc_sinh_lam_bai.doc