SKKN Giúp học sinh khắc phục những lỗi sai cơ bản về chính tả, lỗi dùng từ và dấu câu

SKKN Giúp học sinh khắc phục những lỗi sai cơ bản về chính tả, lỗi dùng từ và dấu câu

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành dân tộc. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có tiếng nói riêng của mình, có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu thứ ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ đêu mang những phong cách riêng và những nét đặc thù khác nhau. Từ lúc mới sinh, con người có thể nói bằng thứ ngôn ngữ của dân tộc mình. Trong quá trình học từ thấp đến cao con người có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo.Tiếng Việt như một dòng máu thắm chuyển tải văn hóa Việt qua các thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao .qua kho tàng thư tích hàng ngàn năm để lại. Dòng máu thắm ấy đã xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của đất nước con người Việt nam.

 Trong thời đại ngày nay, văn hóa khoa học ngày càng được chú ý và phát triển mạnh mẽ. Do vậy phương pháp dạy học cũng cần được đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội và thời đại, nhất là môn tiếng Việt, chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

doc 19 trang thuychi01 4930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh khắc phục những lỗi sai cơ bản về chính tả, lỗi dùng từ và dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH 
TRƯỜNG THCS YÊN THÁI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI SAI CƠ BẢN VỀ CHÍNH TẢ, LỖI DÙNG TỪ VÀ DẤU CÂU
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng tổ XH
Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Thái
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ Văn
YÊN ĐỊNH NĂM 2018
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)
MỤC LỤC
TRANG
Bìa chính
1
Mục lục
2
A. Mở đầu
3
I. Lí do chọn đề tài
3
II.Mục đích nghiên cứu
4
III. Đối tượng nghiên cứu
4
IV. Các phương pháp nghiên cứu
4
B. Nội dung sáng kiến
5
I. Cơ sở lí luận
5
1. Những kiến thức khoa học liên quan đến đề tài
5
2.Vị trí, nhiệm vụ của môn tiếng Việt trong nhà trường THCS
5
II. Thực trạng: Các lỗi học sinh thường mắc, nguyên nhân và điều kiện ảnh hưởng
7
1. các lỗi thường mắc
7
2. Nguyên nhân và điều kiện ảnh hưởng
9
III. Các giải pháp khắc phục
10
1. Về chính tả
10
2. cách sữa lỗi thừa từ, lặp từ, từ không đúng nghĩa, đúng âm
11
3. Cách dùng dấu câu
12
4.Cách viết hoa và viết thường
13
5. Chữa sai câu
13
IV. Hiệu quả của sáng kiến
14
C. Kết luận
16
A. MỞ ĐẦU: 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Ngôn ngữ là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành dân tộc. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có tiếng nói riêng của mình, có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu thứ ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ đêu mang những phong cách riêng và những nét đặc thù khác nhau. Từ lúc mới sinh, con người có thể nói bằng thứ ngôn ngữ của dân tộc mình. Trong quá trình học từ thấp đến cao con người có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo.Tiếng Việt như một dòng máu thắm chuyển tải văn hóa Việt qua các thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao.qua kho tàng thư tích hàng ngàn năm để lại. Dòng máu thắm ấy đã xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của đất nước con người Việt nam.
 Trong thời đại ngày nay, văn hóa khoa học ngày càng được chú ý và phát triển mạnh mẽ. Do vậy phương pháp dạy học cũng cần được đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội và thời đại, nhất là môn tiếng Việt, chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
 Cũng như các môn học khác, môn tiếng Việt là một môn học khó song đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường cũng như trong cuộc sống mỗi con người. Bởi tiếng Việt là một công cụ để nhận thức các môn học khác. Dạy tiếng Việt là dạy cho các em tiếng nói của dân tộc mình, học tiếng Việt là học tiếng mẹ đẻ. Nó cũng là môn học góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách và tâm hồn con người Việt Nam.
 Hiện nay trong nhà trường THCS Yên Thái việc nói và viết tiếng Việt của đa số học sinh còn nhiều tồn tại, đó là: Học sinh nói và viết chưa đạt kết quả như mong muốn của giáo viên. Học sinh còn mắc nhiều lỗi như: Lỗi ngữ âm, lỗi từ ngữ, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ đặt câu. Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học nói riêng và chất lượng dạy học trong các nhà trường nói chung. Vì vậy việc học tập và rèn luyện tiếng Việt đang là nhu cầu cấp thiết ở các trường THCS. Bên cạnh việc học lý thuyết, vấn đề vận dụng vào thực hành, vào bài viết là một thực tế vô cùng khó khăn đối với học sinh THCS. Để viết đúng và sử dụng đúng ngôn ngữ Tiếng Việt cần phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản về ngữ pháp, phong cách.
 	Qua thực tế giảng dạy các lớp nói chung và lớp 9 nói riêng của trường THCS Yên Thái tôi thấy rằng học sinh chưa để ý đến lời giảng của giáo viên, chưa yêu thích bộ môn này hoặc do giáo viên chưa khơi nguồn hứng thú cho các em. Đặc biệt trong sinh hoạt hàng ngày học sinh sẽ không lường được rằng: một lá thư viết đi, một lời nói phát ngôn sẽ khiến người đối thoại phải khó chịu bởi trong đó chứa đựng những lời vô nghĩa, những từ sai chính tả, dùng từ không đúng nghĩa, viết hoa một cách tuỳ tiện .
 Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ nhu cầu thực tiễn nhận thức được tầm quan trọng và nguy cơ của nó trong quá trình giảng dạy tại trường, tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc giúp các em học sinh ở trường THCS có thể tự rèn chính tả,lỗi dùng từ, lỗi dấu câu cho mình để có được kết quả học tập tốt hơn.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Nghiên cứu để thấy được thực trạng của học sinh trong lớp, trường được khảo sát qua những bài viết văn, một số vở ghi, vở soạn văn, vở bài tập về nhà từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa
	Sau khi tìm ra nguyên nhân, thực trạng của học sinh, tôi xin đề ra một số biện pháp và cách khắc phục cho học sinh nhằm nâng cao thành tích học tập của các em, giúp các em đạt được kết quả tốt trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời với bản thân tôi, tôi cũng bổ khuyết thêm trong nhận thức của bản thân.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
- Với khuôn khổ của một bản báo cáo khoa học, đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi: - Nghiên cứu các bài viết văn của học sinh ở một số khối lớp mà tôi từng giảng dạy
- Các tiết chữa lỗi dùng từ trong chương trình Ngữ văn THCS 
 - Các giờ dạy của bản thân và đồng nghiệp .
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Điều tra qua bài kiểm tra vở ghi chép của học sinh
-Nghiên cứu qua các giờ dự của đồng nghiệp , các bài kiểm tra của học sinh kết hợp với các giờ dạy cụ thể trên lớp.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 	
 I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1) Những kiến thức khoa học giáo dục có liên quan đến đề tài.
 Bậc học THCS là bậc học rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Nó là khâu trung gian nối giữa bậc học tiểu học với bậc THPT, là giai đoạn các em tích luỹ tri thức để đủ sức chuyển lên một bậc học cao hơn là THPT. Song do đặc điểm lứa tuổi trong giai đoạn này các em chưa biết tự ý học tập, mặt khác gia đình các em chưa thật để tâm đến con cái trong giai đoạn này nên một só em đã để hổng kiến thức khá dày, đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và học tập môn học này vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo học kiến thức ở các lớp trên. Điều này dẫn tới tình trạng bỏ học và lười trau rồi vốn từ ngữ của mình thậm trí dẫn tới tình trạng bỏ học ở một số em.
Đây chính là vấn đề cơ bản có liên quan đến môn tiếng Việt. Bởi vì học sinh có thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập này không, có tiếp nhận được các thông tin này không, trước hết rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt bởi vì nó là chia khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ.
2). Vị trí nhiệm vụ của việc dạy học trong nhà trường THCS
a. Vị trí môn tiếng Việt:
Để xác định vị trí của môn tiếng Việt, chúng ta phải làm rõ bản chất của môn học này với tư cáh là một ngành khoa học vì mối quan hệ của nó với môn học khác 
a.1) Tiếng Việt với tư cách môn học độc lập: 
 Trong chương trình cải cáh giáo dục cũng như trong chương trình thí điểm chuyên ban , tiếng Việt được khẳng định là một môn học độc lập.. với tư cách đó tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp.
Mặt khác tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy nên môn học này còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp, để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường.
	Với những nhận thức trên, chúng ta thấy môn tiếng Việt là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong các môn khoa học xã hội nhân văn, có vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. Chất lượng giảng dạy tiếng Việt ở phổ thông có liên quan trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của các thế hệ nối tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của các thế hệ nối tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến Tiếng Việt - vận mệnh văn hoá của Việt Nam
a.2.) Quan hệ Tiếng Việt với các môn khác.
	Lâu nay khi bàn đến quan hệ của Tiếng Việt, người ta thường bàn đến quan hệ giữa môn này với môn kia (môn Văn). Điều đó là đúng song chưa đủ, cần phải thấy môn tiếng Việt không chỉ có quan hệ với môn Văn mà còn có quan hệ với tất cả các môn học khác trong nhà trường
	Với các môn học khác trong nhà trường phổ thông trung học. Môn tiếng Việt như trên đã nói, giữ vai trò “môn học công cụ” giúp học sinh tiếp nhận và diễn đạt tốt các thông tin khoa học được giảng dạy trong nhà trường. Thiếu quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện năng lực tiếng Việt học sinh không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ học tập của các môn khác.
	Trong số các môn học, môn Tiếng Việt có quan hệ gần gũi với môn Văn, những năm gần đây người ta đã nhập Tiếng Việt – Văn - Tập làm văn thành một môn với tên chung là Ngữ Văn. Chính vì vậy ở đề tài này, khi xét các lỗi về Tiếng việt của học sinh, xét chúng ở cách viết câu, các dấu câu và các lỗi chính tả trong các bài làm văn của các em.
b. Nhiệm vụ của môn tiếng Việt trong trường THCS
	Tích cực nâng cao, hoàn chỉnh hoá cho học sinh trí thức về tiếng Việt, về ngữ nghĩa.
 Nâng cao hoàn chỉnh hoá cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ, các kỹ năng mà học sinh học từ bậc tiểu học đã hình thành. Học sinh cần có năng lực tạo lập tốt các loại ngôn bản bao hàm năng lực nói và viết đúng chuẩn mực tiếng Việt. Biết làm cho ngôn bản của mình thích hợp với mục đích hoàn cảnh giao tiếp. Biết tự đánh giá, điều chỉnh cách viết, cách nói của mình phù hợp với ngôn ngữ. Cần tạo cho học sinh năng lực thưởng thức thẩm định giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương, phong cách của nhà văn để xây dựng phong cách của mình.
	Góp phần hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đẹp như: Lòng yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn, ý thức trách nhiệm với cuộc sống, lòng yêu quý và ý thức giữ gìn bản sắc giàu đẹp của Tiếng việt, một thứ của cải “ vô cùng phong phú, vô cùng lâu đời” của dân tộc như Hồ Chủ Tịch từng dạy.
II/.THỰC TRẠNG : CÁC LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG
1. Các lỗi học sinh thường mắc
1.1. Các lỗi chính tả về âm vị đoạn trích và siêu đoạn 
* Khái niệm: 
	+Âm vị đoạn trích là âm vị có thể chia tách ra được trên trục hình tuyến gồm các phụ âm và nguyên âm.
	+Âm vị siêu đoạn trích là âm vị không chia tách ra được trên trục hình tuyến gồm sáu thanh điệu ( ngang, huyền, hỏi, nặng, ngã, sắc)
a) Lỗi về âm vị đoạn trích 
Ví dụ 1: Bà huyện Thanh Quan là một chong những nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam.
Vĩ dụ 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào thời kì đất lước ta đang trong giai đoạn tiến lên xây dựng đất lước.
Ví dụ 3: Chị Dậu dất thương con nhưng vẫn buộc phải bán con nhà cụ Nghị bởi chị không còn cách nào khác.
Ví dụ 4: Xứ Huế mộng và mơ nà nguồn cảm hứng để Thanh Hải viết “Mùa xuân nho nhỏ”
* Nhận xét: Các từ gạch chân ở vị trí trên đều sai về lỗi chính tả, các cặp phụ âm bị lẫn lộn ở đây là tr/ch; r/d; n/l .
b) Lỗi về âm vị siêu đoạn trích.
	VD1: Viển Phương là một trong nhửng cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kì chống Mỉ cứu nước.
	VD2: Dù chỉ được đừng bên Bác vài phút, song thời gian ngắn ngủi mà vô cùng quý giá ấy sẽ trỡ thành không thể nào quên trong suốt cuộc đời của nhà thơ
	* Nhận xét: Các thanh: Thanh “ngã” viết thành thanh “sắc”, thanh “sắc” viết thành thanh ‘huyền”, thanh hỏi viết thành thanh ngã. Đây là lỗi về thanh điệu.
1.2. Lỗi về dùng từ thừa, từ lặp, từ không đúng nghĩa, đúng âm.
a) Dùng từ thừa, từ lặp.
	Ví dụ 1: Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ đó là giọng điệu thành kính, trang nghiêm, phù hợp với không khí thanh tĩnh, trang nghiêm, phù hợp với không khí thanh tĩnh, thiêng liêng nơi Bác yên nghỉ.
	VD1: “Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác” là lời thông báo kể giản dị như một câu văn.
	Ví dụ 2: Viễn Phương là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt nam giai đoạn Miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước.
	* Nhận xét: Phần gạch chân ở vị trí trên đều là từ thừa, từ lặp dẫn đến câu văn, đoạn văn lủng củng, tối nghĩa.
b) Dùng từ không đúng nghĩa, đúng âm.
	Ví dụ 1: Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm chân thành và giản dị và súc tích của đồng bào Nam Bộ đối với Bác.
	Ví dụ 2: Cây tre đã trở thành biểu tượng quen thuộc của nông dân Việt nam.
	Ví dụ 3: từ láy “ngày ngày” đã góp phần vĩnh viễn hoá, bất tử hoá hiện tượng Bác Hồ
	*Nhận xét: Dùng từ không đúng nghĩa, câu văn không có sức thuyết phục.
1.3. Lỗi về câu.
	VD1: Trong nền văn học Việt nam có rất nhiều bài viết về Bác Hồ 
Nhận xét: Câu sai do thiếu chủ ngữ, vị ngữ
	VD2: Được sáng tác vào năm 1976, lúc này Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Lăng Chủ tịch cũng vừa khánh thành.
Nhận xét: Câu sai do thiếu chủ ngữ
	VD3: “ Trong kho tàng văn học Việt Nam từ cổ đến hiện đại chúng ta có biết bao nhiêu những nhà thơ, nhà văn hoá lớn, và đã có cả anh hùng văn hoá .”
Nhận xét: Câu sai do không hiểu nghĩa của từ chính xác, người viết diễn đạt ý tưởng của mình một cách vụng về, ngô nghê.
1.4. Lỗi về dấu câu.
a) Dấu chấm:
	Ví dụ1: Mùa xuân nho nhỏ “là một trong những bài thơ hay và đặc sắc nhất của Thanh hải viết về mùa xuân, bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời (1980)
	*Nhận xét: Dấu chấm bị thay bằng dấu phẩy.
 Ví dụ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
	Nhận xét: Thiếu dấu chấm ở cuối câu.
b) Dấu phẩy.
	Ví dụ 1: Viễn Phương (1928 – 2005) tên khai sinh là Phạm Thanh viễn. Quê ở An Giang.
Nhận xét: dấu phẩy bị thay bằng dấu chấm.
	Ví dụ 2: Nguyễn Trãi là một nhà thơ. Nhà quân sự. Nhà chính trị tài ba.
Nhận xét: Nhầm giữa dấu phẩy thành dấu chấm.
c) Dấu ngoặc đơn, ngoặc kép.
 Ví dụ 1:	 Núi cao chi lắm núi ơi
	Núi che mặt trời chẳng thấy người ơi
	“Ca dao”
Nhận xét: Nhầm dấu ngoặc đơn thành dấu ngoặc kép 
	Ví dụ 2:
Bài thơ " Viếng lăng Bác " viết năm 1976 và in trong tập như mây mùa xuân 1978 
Nhận xét: thiếu dâu ngoạc kép, ngoặc đơn
1.5) Lỗi về viết hoa và viết thường.
Ví dụ 1:
Ông hai trong truyện ngắn " Làng" của nhà văn kim Lân là hình tượng tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam những năm đầu của cuộc kháng chiến chống mĩ
Nhận xét: Danh từ diêng không viết hoa
Ví dụ 2:
Bà huyện Thanh Quan là một trong số những nhà thơ Nữ nổi tiếng của dân tộc ta
2. Nguyên nhân và điều kiện ảnh hưởng 
2.1. Lỗi về âm vị đoan tính và siêu đoán tính
	+ Do thiếu ý thức rèn luyện thường xuyên
	+ Do thói quen của việc sử dụng ngôn ngữ địa phương
2.2. Lỗi do dùng từ thừa, từ lặp, từ không đúng nghĩa, đúng âm
	+ Do sự cẩu thả, thiếu hiểu biết, hoặc do trình độ nhận thức thấp viết mà không hiểu mình viết gì?
2.3. Lỗi về dấu câu.
	+Do không nắm bắt được nguyên tắc dùng các loại dấu câu, kí hiệu, chức năng của từng dấu câu, dấu chấm dùng khi nào, dấu phẩy và dấu ngoặc đơn dùng trong trường hợp nào.
2.4. Lỗi về viết hoa và viết thường.
	+Loại lỗi này hình thành do sự tuỳ tiện của người viết và không hiểu biết gì về quy định viết hoa, viết thường. Đây là dạng lỗi phổ biến trong học sinh do không có ý thức học hành. Theo thống kê những học sinh mắc loại lỗi này nhiều hơn có từ 40% - 60% học sinh trong một lớp mắc loại lỗi này.
2.5. Lỗi về câu
	+ Câu sai do việc sử dụng câu có thể là không hiểu nghĩa của các từ 
	+ Sai do không biết dùng dấu câu, không biết tách ý một cách hợp lý. Đặc biệt không biết chấm câu.
	+Câu sai do không hiểu phong cách chức năng đang được người viết sử dụng..
	Như vậy tất cả các lỗi đáng tiếc trên, dù rất đơn giản nhưng lại ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, rèn luyện của các em. Không chỉ hiện tại ở cấp THCS mà cấp học sau này, khi ra công tác hoặc trong đời sống giao tiếp hàng ngày.
Từ thực trạng trên chúng ta cần phải có biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những thiếu sót trên
III/. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Về chính tả.
	Chúng ta nên tuân thủ theo quy ước chung được tích luỹ trong các từ điển Tiếng Việtvà các từ điển chính tả phổ thông
 a) Tr/ ch
Khi tr/ ch cùng cấu tạo danh từ 
 + Các đồ vật trong nhà hoặc một số cây ra hoa kết trái thường viết bằng " ch"
Ví dụ: Chùm, chĩnh, chiếu, chăn., chôm chôm, chuối, chanh
 + Cây thực vật, thân gỗ thường viết bằng " tr " 
Ví dụ: Tràm, trúc, tre,.
Cặp chuyện - truyện
 + Khi là danh từ chỉ các tác phẩm ta viết bằng " truyện "
Ví dụ: Truyện dài, truyện ngắn, phim truyện
 + Khi chỉ hoạt động viết bằng "chuyện"
Ví dụ: Chuyện làm ăn, chuyện ngày xưa,..
Cặp chuyền - truyền
 + Khi hoạt động, trạng thái hoạt động diễn ra không nhiều thấy vật thể chuyển động hoặc thấy đổi chuyển động ta viết " tr "
Ví dụ: Truyền máu, truyền nhiệt,.
 + Khi hoạt động trong trạng thái hoạt động diễn ra, cơ thể, nhìn thấy vật thể chuyển động hoạc là danh từ thì viết " ch " 
Ví dụ: Chuyền bóng, chơi bóng, chuyền cầu, dây chuyền,.
b) D - r
 + Các động từ, tính từ hoặc đi kèm bổ nghĩa cho động từ thì viết " r "
Ví dụ: Rầu rĩ, buồn rầu, rụng rời, rõ ràng,..
 + Các danh từ hoặc từ di kèm bổ nghĩa cho danh từ viết " d "
Ví dụ: Dọc đường, dọc mùng, dưa chuột, dứa,
c) D - gi
 + Hoạt động mạnh mẽ muỗn đoạt lấy về mình thì viết " gi "
Ví dụ: Giữ gìn, giấu giếm,.
d) X - s:
Cặp sa - xa
 + Động từ, danh từ là kết quả của quá trình hoạt động, chuyển động viết " sa"
Ví dụ: Sa cơ lỡ vận, sa sầm, sa đoạ..
 + Danh từ, trạng từ, tính từ thường viết " xa "
Ví dụ: Xa giá, xa xôi, xa hoa,..
Cặp sao - xao
 + Các danh từ, đại từ, động từ đi kèm với danh từ để bổ nghĩa cho danh từ viết " sao "
Ví dụ: Ngôi sao, sao vàng, sao chép.
 + Các động từ, tính từ, từ láy thường viết " xao "
Ví dụ: Xao động, xao xuyến, lao xao, xao xác, xôn xao,.
2) Sửa từ thừa, từ lặp, từ không đúng nghĩa đúng âm
Ví dụ a1: Sửa
	Bao hàm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ là giọng điệu trang trọng và tha thiết, phù hợp với không khí thanh tĩnh, trang nghiêm nơi Bác yên nghỉ.
Ví dụ b3: Sửa từ náy " ngày ngày" đã góp phần vĩnh viễn hoá, bất tử hoá hình tượng Bác Hồ
3)Cách dùng dấu câu
a) Dấu chấm:
	+ Dùng để kết thúc câu và được dùng ở cuối câu tả hay câu tường thuật. Kết thúc một câu ca dao hay một câu thơ.
	+ khi đọc đến dấu chấm phải ngừng lâu hơn dấu phẩy và dấu chấm phảy.
b) Dấu phẩy:
	+ được dùng làm đường danh giới ngăn cách giữa các bộ phận của câu, giữa bộ phận chính và phụ, giữa bộ phận nòng cốt và bộ phận ngoài nòng cốt.
	+ Làm danh giới giữa khởi ngữ và phần chính của câu
Ví dụ 1: Hoài ơi, Nam đã về rồi đấy.
Ví dụ 2: Bài hát ấy, tôi đã nghe cô hát nhiều lần.
	+ Làm danh giới giữa các vế của câu ghép.
Ví dụ: Cán bộ càng quan tâm tới lớp, lớp càng yêu mến cán bộ
	+ Dùng liệt kê các sự vật hiện tượng để nhấn mạnh ý 
Ví dụ: Nguyễn Trãi là nhà thơ, nhà quân sự , nhà chính trí tài ba và lỗi lạc.
	+ Làm phần ngăn cách giữa hai dòng thơ
Ví dụ: Gió mưa là bệnh của trời,
	 Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
	Khi đọc đến dấu phảy phải ngừng một lát nhưng thời gian ấy ngắn hơn khi đọc đến dấu chấm và các dấu khác. Cùng với dấu chấm, dấu phảy là một trong hai dấu được sử dụng thường xuyên nhất.
c) Dấu ngoặc đơn.
	+Thường dùng làm dấu ngăn cách giữa bộ phận chính và bộ phận phụ giải thích, chú thích . Nói đúng hơn dấu này dùng để đóng khung phần bổ sung, giải thích thêm.
	+ Giải thích thêm phần tiểu sử, lý lích 
Ví dụ: Ra - bon - đra - nát Ta Go ( 1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ 
	+ Giải thích sự kiện tâm trạng
Ví dụ: Tôi không đến dự đám cưới của Thuý ( bảo là bận) nhưng mọi người đều hiểu tôi không tán thành cuộc hôn nhân ấy 
d) Dấy ngoặc kép .
	+ Dùng để trích dẫn lời người khác hoặc dẫn lời trực tiếp của nhân vật thay cho hình thức đối thoại có khi nó dùng để nhắc lại cái từ, cái thuật ngữ của người khác với ý nửa mai phủ định
Ví dụ 1: " Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc "thể hiện tâm trạng nhớ nước của bà Huyện Thanh Quan.
Ví dụ 2:Chúng đề xướng nào là " Văn nghệ chủ quan" nào là triết lý " Duy tâm" 
( Trường chinh)
Chú ý: Khi đọc đến dấu ngoặc kép thường ngừng một lát và lên giọng
4) Viết thường và viết hoa 
a) Sau dấu chấm phải viết hoa :
+ Sau dấu chấm, tất cả các từ đều phải viết hoa.
+ Sau khi chấm xuống dòng, tất cả các từ đều phải viết hoa chữ cái mở đầu âm tiết và thụt vào đầu dòng với khoảng cách một âm tiết 
b) Sau dấu phẩy:
	+ Tất cả các từ đều viết thường, trừ tên riêng và các từ c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_khac_phuc_nhung_loi_sai_co_ban_ve_chinh_t.doc