SKKN Sử dụng chuyện kể Bác Hồ trong tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT Mường Lát

SKKN Sử dụng chuyện kể Bác Hồ trong tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT Mường Lát

"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".[1] Là nhận định của Bác về vai trò của thanh niên đối với đất nước. Với vai trò to lớn đó nên Bác-vị lãnh tụ lỗi lạc rất coi trọng việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Bác khẳng định đây là công việc trọng đại của đất nước của dân tộc. Bác đã dạy “người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì vô dụng .’’[1].Giáo dục là phải bồi dưỡng được cái đức cái vốn quý của một con người, đồng thời phải phát huy được khả năng sáng tạo vận dụng tri thức tiếp thu được vận dụng vào cuộc sống. Sinh thời, Bác luôn quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục và đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng, của nhân dân ta. Trong thư gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người viết: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Và theo Người, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, của các nhà trường là phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cho người học, nhất là thế hệ trẻ. Người căn “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa”[1]. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách. Giáo dục đạo đức nhằm hướng tới mục đich đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn.

doc 14 trang thuychi01 5100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng chuyện kể Bác Hồ trong tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".[1] Là nhận định của Bác về vai trò của thanh niên đối với đất nước. Với vai trò to lớn đó nên Bác-vị lãnh tụ lỗi lạc rất coi trọng việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Bác khẳng định đây là công việc trọng đại của đất nước của dân tộc. Bác đã dạy “người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì vô dụng ...’’[1].Giáo dục là phải bồi dưỡng được cái đức cái vốn quý của một con người, đồng thời phải phát huy được khả năng sáng tạo vận dụng tri thức tiếp thu được vận dụng vào cuộc sống. Sinh thời, Bác luôn quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục và đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng, của nhân dân ta. Trong thư gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người viết: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Và theo Người, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, của các nhà trường là phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cho người học, nhất là thế hệ trẻ. Người căn “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa”[1]. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách. Giáo dục đạo đức nhằm hướng tới mục đich đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn.
Ngày nay, trong guồng quay của sự phát triển kinh tế thị trường, nhiều gia đình cha mẹ mãi mê bươn chải để mưu sinh mà bỏ quên con cái dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa của gia đình đối với các em giảm dần. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, game bạo lực, số khác thì có lối sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ chỉ biết sống cho bản thân mình. Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều bài báo, phóng sự đề cập sự đi xuống của đạo đức học sinh như ẩu đả vì mâu thuẫn nhỏ, đánh nhau quay clip tung lên mạng, sự thờ ơ vô cảm trong cuộc sống, lối sống thực dụng, hay đáng buồn hơn là vụ việc học sinh lớp 8 có hành vi đe dọa giáo viên Tiếng anh tại Bến Tre ngày 3/3/2018 vừa qua. Hay đó là vụ việc thầy giáo chủ nhiệm ở Quảng Bình bị học sinh lớp 12 hành hung ngay cổng trường vì nhăc nhở về việc học sinh xăm hình(6/4/2018)[6]... Tất cả những hành động đó đã gióng lên hồi chuông báo động với toàn xã hội về sự xuống dốc của đạo đức ở một bộ phận học sinh. Vì vậy công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên, học sinh đang được đặt ra ngày càng cấp thiết cho xã hội. Và trong đó có trách nhiệm của các nhà trường – nơi giáo dục đạo đức con người từ khi mới cắp sách đi học đến khi bước chân vào đời. Vậy phải làm thế nào để giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao. Chúng ta thấy rằng giáo dục đạo đức không đứng độc lập, không có giáo án sẵn mà được lồng ghép vào từng bài giảng, từng hoạt động tập thể để từng bước thấm sâu vào học sinh.
Trường THPT Mường Lát với đối tượng chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, đóng chân trên địa bàn huyện miền núi xa nhất của tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, giáp ranh biên giới với nước bạn Lào. Do vậy nhiệm vụ của mỗi cán bộ giáo viên trường THPT Mường Lát càng nặng nề hơn vì không chỉ góp phần giảng dạy kiến thức mà còn giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh để các em có thể phát triển toàn diện, nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình và đất nước trong việc bảo vệ biên giới. Qua thực tế hoạt động, nhà trường đã tiến hành nhiều biện pháp giáo dục học sinh như thông qua tiết chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên do năng lực nhận thức của học sinh còn hạn chế, ý thức tự giác của các em chưa cao vì vậy công tác giáo dục càng trở nên khó khăn hơn. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng biện pháp nào vừa đơn giản, vừa hiệu quả là câu hỏi đặt ra cho cả nhà trường. Những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 1/11/2007, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân; đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, cơ bản, lâu dài, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Và để hưởng ứng, thực hiện cuộc phát động của Bộ chính trị thì ngành giáo dục cũng đã có những chỉ đạo sát sao để nâng cao ý thức của cán bộ giáo viên và đặc biệt là trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đó là kế hoạch số 307/KH-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; ngày 01/11/2006, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam ra Nghị quyết số 442/NQ-CĐN, về việc phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Hay mới đây nhất là Công văn số 4643/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tích hợp giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” để góp phần thực hiện thắng lợi các cuộc vận động của Bộ chính trị về học tập và làm theo Bác[6]. 
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, với thực tế của đơn vị công tác, bám sát sự chỉ đạo của ngành, cuộc vận động của Đảng; là một đảng viên, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, đồng thời kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm với lớp 12B bản thân cũng đã cố gắng tìm các giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiêm nói riêng và học sinh toàn trường nói chung.Trong đó bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng chuyện kể Bác Hồ trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh vào tiết sinh hoạt cuối tuần thực sự có hiệu quả. Vì đó là những câu chuyện giản dị về Bác, thông qua đó các em vừa biết thêm về nhân cách, tài năng, tư tưởng đạo dức của Người, vừa soi mình vào để rèn luyện đạo đức. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng chuyện kể Bác Hồ trong tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT Mường Lát” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Thực hiện đề tài với mục đích:
- Giúp học sinh có hiểu biết hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ đó có nhận thức đúng đắn về vấn đề đạo đức, có ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống phù hợp, chuẩn mực theo tấm gương của Bác.
- Góp phần thực hiện thành công tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Giúp cho giáo viên chủ nhiệm có thêm giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để góp phần giải quyết sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về những câu chuyện kể Bác hồ có giá trị giáo dục đạo đức. lối sống. Từ đó đề xuất các biện pháp sử dụng các mẫu chuyện trong tiết sinh hoạt cuối tuần và yêu cầu học sinh rút ra bài học từ các mẫu chuyện nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. Tổng kết những ưu điểm, kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: tìm hiểu đọc tài liệu, so sánh, tổng hợp, nhận xét, đánh giá.
2. Nội dung sang kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” [2]
Các gái trị đạo đức ở Việt nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp cảu dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù, sang tạo, yêu lao động, tình yêu quê hương, dất nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn minh, lành mạnh, có tinh thần nhân đạo, đoàn kết.
2.1.1.2. Lối sống.
Theo Phạm Hồng Tung: “Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình thực hiện các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng” [3]
Như vây, lối sống là một thói quen có định hướng, là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của con người hay cộng đồng. Lối sống phụ thuộc vào thời đại con người đang sống, với các điều kiện vật chất, kinh tế, các quan hệ xã hội, các thói quen, tập quán, tục lệ của thời đại đó.
Bên cạnh khái niệm lối sống, hiện nay chúng ta cũng bàn nhiều đến khái niệm lối sống mới. “Lối sống mới là phương thức sống của con người thể hiện ở sự chọn lựa các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hộ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người troàn diện trên các lĩnh vực đức, trí, thể, mĩ”.[4]
2.1.1.3. Giáo dục đạo đức, lối sống
Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi các nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.
2.1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức, lối sống
Giáo dục đạo đức, lối sống giúp cho mỗi cá nhân nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo dục hình thành những gái trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục những thói hư tật xấu hay những hiện tượng phi đạo đức.
Giáo dục đạo đức, lối sống giúp con người nhận ra giá trị của các gia strij đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc.[5] 
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần hình thành ý thức, tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của học sinh. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước những biến động phức tạp của đạo đức xã hội, trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên thì công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ngày càng trở nên quan trong.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Cấp học THPT là cấp học mà đối tượng học sinh đang trong giai đoạn mới lớn, có nhiều thay đổi về tâm sinh lí nên sẽ chịu rất nhiều tác động từ ngoại cảnh đến đạo đức và lối sống của các em, do vậy vai trò của các thầy cô là rất quan trọng. Qua thực tế công tác tại trường THPT Mường Lát, đặc biệt là kiêm nhiệm thêm công việc của một giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với các em tôi nhận thấy đang còn một số tồn tại về vấn đề đạo đức, lối sống các em như sau:
Cùng với những vấn đề chung về đạo đức lối sống của thanh thiếu niên trên cả nước thì học sinh trường THPT Mường Lát cũng tồn tại. Đó là nhiều em sa vào các tệ nạn như hút thuốc, rượu bia, nghiện game bỏ bê việc học, gia đình không thể quản lí. Các em học đòi theo lối sống hiện đại với những bộ trang phục, những kiểu và màu tóc không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Chính từ việc ảnh hưởng tiêu cực của cuộc sống mới, cùng với sự hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nên có một số trường hợp học sinh có thái độ chưa chuẩn mực đối với thầy cô giáo
Với đặc thù của một trường miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi một dân tộc có một phong tục tập quán riêng, có nếp sống khác nhau thậm chí là đối nghịch nhau. Do hiểu biết của nhiều em chưa cao, cách xử lí tình huống hạn chế nên đã xảy ra một số xích mích, mâu thuẫn giữa các em của các dân tộc khác nhau làm ảnh hưởng đến sức mạnh tập thể, truyền thống đoàn kết.
Sinh sống ở vùng núi với địa hình cách trở, khoảng cách đến trường quá xa không cho phép các em có thể đi buổi đến trường mà phải ở trọ lại trong dân hoặc ở khu làng học sinh. Vì vậy gia đình chu cấp tiền theo tháng để các em chủ động chi tiêu trong sinh hoạt. Do chưa biết cách chi tiêu, cân đối cho các khoản tiền cần phải tiêu trong tháng nên các em thường xuyên bị thiếu trước hụt sau. Bên canh đó, có một số học sinh do thiếu sự quản lí của gia đình nên các em lại chi tiêu vào những mục không phục vụ học tập như là mua sắm quần áo, điện thoại đắt tiền 
Cũng gắn liền với việc sinh sống tại vùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên theo chính sách của nhà nước với đồng bào thiểu số ở sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước trong sản xuất của hộ gia đình và trong học tập đối với học sinh. Tuy nhiên do nhận thức của một bộ phận dân cư chưa cao nên đã hình thành tư tưởng ỉ lại trong một số học sinh, các em thiếu đi sự cố gắng phấn đấu.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em, do thiếu đi sự giám sát, bảo ban của bố mẹ, nhiều em còn ham vui ham chơi, tinh thần tự giác chưa cao, chưa chú trọng vệ sinh công cộng nơi ở của mình, phòng ở của nhiều em còn thiếu ngăn nắp, gọn gàng. 
Một thức tế nữa đang còn tồn tại ở bộ phận nhỏ học sinh của trường THPT Mường Lát, và cũng là vấn đề chung mà lâu nay báo chí, truyền hình đưa tin đang tồn tại trong giới trẻ là lối sống thờ ơ, thiếu quan tâm đến những người xung quanh. Sự quan tâm của nhiều em đến bạn bè trong lớp chưa có nhiều.
2.3. Các giải pháp sử dụng 
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không nằm trong một phân môn cụ thể nào cũng như không có sách giáo khoa, giáo án cụ thể. Do đó, giáo viên phải nắm bắt tình hình thực tiễn về đạo đức lối sống của học sinh, vận dụng các câu chuyện phù hợp một cách phù hợp. Bản thân đã sử dung chuyện kể về Bác trong tiết sinh hoạt cuối tuần theo những bước sau:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch cho tiết sinh hoạt cuối tuần
Công tác chủ nhiệm lớp có nhiều nhiệm vụ cần thực hiện như nhắc nhở việc học tập, giáo dục đạo đức học sinh cũng như triển khai kế hoạch của nhà trường... Do đó, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một trong số nhiều nhiệm vụ mà người giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện. Người giáo viên phải lên được kế hoạch cụ thể, bố trí thời gian hợp lí để tránh chồng chéo các nhiệm vụ trong quá trình thực hiện. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lên kế hoạch kể chuyện Bác Hồ vào tuần đầu tiên của mỗi tháng. Chủ đề của mỗi tháng bám sát với tình hình thực tiễn về vấn đề đạo đức của học sinh trường THPT Mường Lát, gắn liền với một câu chuyện cụ thể.
Tháng 9: Bác Hồ với tinh thần nói đi đôi với làm. Định hướng bằng câu chuyện: “Bác Hồ bỏ thuốc lá”.
Tháng 10: Bác Hồ với bài học về sự đoàn kết. Định hướng bằng câu chuyện: “Câu chuyện cái đồng hồ”.
Tháng 11. Bác Hồ với tinh thần tự học. Định hướng câu chuyện Bác Hồ học ngoại ngữ. 
Tháng 12: Bác Hồ với lối sống giản dị và tiết kiệm. Định hướng câu chuyện “Đôi dép Bác Hồ”.
Tháng 1: Bác Hồ với phong cách sống gọn gàng, ngăn nắp.(phụ lục 5)
Tháng 2: Bác Hồ với tấm lòng quan tâm đến những người xung quanh. Định hướng câu chuyện “Những đêm giao thừa Bác đến thăm người nghèo”.	
Tháng 3 : Bác Hồ với lời dạy thanh niên. Định hướng bằng câu chuyện về bài thơ của Bác với thanh niên. 
Tháng 4: Bác Hồ với cách ứng xử trong cuộc sống. Định hướng bằng câu chuyện “Nước nóng, nước nguội”. 
Tháng 5: Bác Hồ với tác phong cẩn thận, ứng biến, chủ động trong cuộc sống. Định hướng câu chuyện “Bài học của thầy Mo”.
Với việc làm này giáo viên chủ nhiệm sẽ lập ra được kế hoạch chủ nhiệm tổng quát. Mỗi tháng sẽ là một chủ đề cụ thể làm căn cứ để giao nhiệm vụ, định hướng cho học sinh chuẩn bị. Đồng thời, từ đó giáo viên có thể vận dụng linh hoạt phát động phong trào thi đua giữa các tổ trong lớp theo từng tháng theo chủ đề đã nêu ra. Như bên cạnh câu chuyện đã định hướng các em có thể tìm hiểu thêm các câu chuyện khác về Bác liên quan đến nội dung đó, nêu gương những nhân vật trong cuộc sống hàng ngày, hay thi đua thực hành về bài học đó
2.3.2. Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu, chuẩn bị các mẫu chuyện đã định hướng, tranh ảnh có liên quan.
	Giao nhiệm vụ cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng trong khi triển khai đề tài này. Bởi chỉ khi giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu, chuẩn bị nội dung học tập thì mới phát huy được tinh thần tự học, tự nghiên cứu của mình. Đồng thời gắn trách nhiệm công việc đến từng học sinh để mỗi em phải tự giác, tự thực hiện nhiệm vụ của mình. Trên cơ sở tự nghiên cứu, tìm hiểu các em sẽ biết được nhiều sâu sắc về tấm gương đạo đức của Bác.
	Giao nhiệm vụ còn là yếu tố giúp cho tiết học thành công, sôi nổi. Các em có thời gian chuẩn bị sẽ chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức bài giảng. Thức hiện lấy người học làm trung tâm. Tiết học sẽ sinh động với tranh ảnh minh họa hoặc là các đoạn phim tư liệu hoặc các bài hát có liên quan, thậm chí các em có thể đóng kịch về mẫu chuyện đó để tiết học trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.
	Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài trước cũng là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục “lấy người học làm trung tâm”
2.3.3. Tiến trình lên lớp
 Tiến trình lên lớp là quá trình thể hiện được những hoạt động của thầy và trò trong tiết học. Cụ thể giáo viên dẫn dắt như thế nào? Học sinh thực hiện nhiệm vụ ra sao? Gợi ý của giáo viên? Kết quả đạt được?
Trên cơ sở sự chuẩn bị bài của học sinh thì trong tiến trình lên lớp thông qua các hoạt động giáo viên sẽ phát hiện được năng khiếu của các em như kể chuyện, thuyết trình, hùng biện, đóng kịch
2.3.4. Rút ra bài học, liên hệ, vận dụng thực tế qua từng câu chuyện
 Mục đích cuối cùng khi thực hiện đề tài chính là sau mỗi tiết học học sinh sẽ rút ra được bài học gì? Vận dụng, liên hệ thực tế ra sao?
Thông qua các câu chuyện với những tình tiết đặc biệt được giáo viên gợi ý, nhận mạnh học sinh rút ra bài học đạo đức. Qua đó, các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu tổ quốc, yêu đồng bào và sẽ thấy xúc động hơn, ý nghĩa hơn khi các em thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ vô cùng giản dị với đôi dép cao su, hay trong đêm giao thừa lạnh buốt Bác đến thăm gia đình chị gánh nước thuê rất nghèo ở Hà Nội, với hình ảnh người thanh niên miệt mài học ngoại ngữ Tất cả hình ảnh ấy là bài học quý báu mang ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu săc để các em tự hoàn thiện mình. Từ bài học, giáo viên định hướng các em tự liên hệ, so sánh với chính mình và cuộc sống xung quanh để các em thấy mình đã làm được những điều gì? Thực hiện được bao nhiêu? Cần phải như thế nào? Bản thân có trách nhiệm ra sao? Khi trả lời được những câu hỏi đó là các em đã định hướng cho mình ý thức đạo đức, lối sống đúng đắn. Cụ thể:
* Câu chuyện Bác Hồ bỏ thuốc lá 
- Bài học: chuyện Bác Hồ bỏ thuốc lá là một minh chứng cho đạo đức “nói đi đôi với làm” của Bác và cũng cho ta thấy được ý chí kiên cường, luôn luôn vượt qua gian khổ để rèn luyện bản thân của vị lãnh tụ kính yêu. Trong lớp trẻ ngày hôm nay nhiều nam thanh niên đôi khi muốn chứng tỏ mình bằng những thói quen xấu mà không ý thức được mặt tiêu cực của nó đặc biệt là hút thuốc. Vì thế câu chuyện của Bác là bài học quý cho lớp trẻ noi theo. Một việc nhỏ, bìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_chuyen_ke_bac_ho_trong_tiet_sinh_hoat_cuoi_tuan.doc
  • docBìa.doc
  • docMỤC LỤC.doc