SKKN Sử dụng các trò chơi vào các tiết dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học

SKKN Sử dụng các trò chơi vào các tiết dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học

 Âm nhạc là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta. Thông qua bộ môn âm nhạc nhằm giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp trong cuộc sống học tập và sinh hoạt hàng ngày thông qua những tác phẩm âm nhạc. Ngay từ khi lọt lòng, giao tiếp sớm nhất của trẻ thơ đối với thế giới cũng chính nhờ thông qua âm nhạc; đó là những lời ru của bà, của mẹ, đó là những câu đồng giao, câu vè câu ví Cũng nhờ có âm nhạc mà các em phát triển trí tuệ, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới. Âm nhạc chân chính làm cho tâm hồn chúng ta ngày càng gần gũi với những gì tốt đẹp nhất của loài người và làm cho mỗi người biết sống một cách nhân văn và cao đẹp hơn.

Có người cho rằng âm nhạc là ngôn ngữ có tính chất quốc tế, không cần phải phiên dịch. Điều đó hoàn toàn đúng, bởi khi tìm hiểu kho tàng âm nhạc thế giới, chúng ta nhận thấy những điều gần gũi giữa nền dân ca các nước. Cả những tác phẩm cổ điển của Mô Da (Áo); Trai côp X Ki (Nga); Gơ-rích (Na uy); Bét-tô-ven (Đức). cũng có thể mang lại cho chúng ta những niềm xúc động sâu sắc và đẹp đẽ.

 Vì vậy vai trò của người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc trong các nhà trường phổ thông mà đặc biệt là ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng đối với quá trình giáo dục học sinh. Một yêu cầu đặt ra đó là mỗi người giáo viên dạy môn Âm nhạc phải xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Để mà từ đó không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm cải tiến, đổi mới nội dung phương pháp dạy học góp phần phấn đấu đưa chất lượng giảng dạy của Giáo viên và chất lượng học tập của Học sinh ngày càng đạt kết quả tốt hơn.

 Vậy làm thế nào để giảng dạy bộ môn học âm nhạc đạt hiệu quả cao hơn ? Đây không chỉ là câu hỏi dành riêng cho giáo viên âm nhạc mà là câu hỏi đang đặt ra cho mọi người, nhất là người giáo viên và nhà quản lý giáo dục, cần quan tâm trong việc nhìn nhận đánh giá đúng đắn vị trí vai trò và ý nghĩa của môn học này trong quá trrình giáo dục học sinh nói riêng và sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trẻ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập nói chung.

 

doc 13 trang thuychi01 8991
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng các trò chơi vào các tiết dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 
 Nội dung
Trang
 I. MỞ ĐẦU 
2
1. lí do chọn đề tài
2
 2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG 
4
1. Cơ sở lý luận
4
2. Thực trạng của việc dạy âm nhạc trong nhà trường trước khi áp dụng phương pháp mới
4
3. Giải pháp thực hiện
4
4. Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng thực tiễn
9
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
12
I - PHẦN MỞ ĐẦU
	1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Âm nhạc là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta. Thông qua bộ môn âm nhạc nhằm giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp trong cuộc sống học tập và sinh hoạt hàng ngày thông qua những tác phẩm âm nhạc. Ngay từ khi lọt lòng, giao tiếp sớm nhất của trẻ thơ đối với thế giới cũng chính nhờ thông qua âm nhạc; đó là những lời ru của bà, của mẹ, đó là những câu đồng giao, câu vè câu víCũng nhờ có âm nhạc mà các em phát triển trí tuệ, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới. Âm nhạc chân chính làm cho tâm hồn chúng ta ngày càng gần gũi với những gì tốt đẹp nhất của loài người và làm cho mỗi người biết sống một cách nhân văn và cao đẹp hơn. 
Có người cho rằng âm nhạc là ngôn ngữ có tính chất quốc tế, không cần phải phiên dịch. Điều đó hoàn toàn đúng, bởi khi tìm hiểu kho tàng âm nhạc thế giới, chúng ta nhận thấy những điều gần gũi giữa nền dân ca các nước. Cả những tác phẩm cổ điển của Mô Da (Áo); Trai côp X Ki (Nga); Gơ-rích (Na uy); Bét-tô-ven (Đức)... cũng có thể mang lại cho chúng ta những niềm xúc động sâu sắc và đẹp đẽ.
	Vì vậy vai trò của người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc trong các nhà trường phổ thông mà đặc biệt là ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng đối với quá trình giáo dục học sinh. Một yêu cầu đặt ra đó là mỗi người giáo viên dạy môn Âm nhạc phải xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Để mà từ đó không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm cải tiến, đổi mới nội dung phương pháp dạy học góp phần phấn đấu đưa chất lượng giảng dạy của Giáo viên và chất lượng học tập của Học sinh ngày càng đạt kết quả tốt hơn. 
 Vậy làm thế nào để giảng dạy bộ môn học âm nhạc đạt hiệu quả cao hơn ? Đây không chỉ là câu hỏi dành riêng cho giáo viên âm nhạc mà là câu hỏi đang đặt ra cho mọi người, nhất là người giáo viên và nhà quản lý giáo dục, cần quan tâm trong việc nhìn nhận đánh giá đúng đắn vị trí vai trò và ý nghĩa của môn học này trong quá trrình giáo dục học sinh nói riêng và sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trẻ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập nói chung.. 
	Chúng ta có thể thấy rằng âm nhạc rất gần gủi và gắn bó suốt đời với cuộc sống của mỗi con người. Từ nhà trẻ, lớp mẫu giáo tới các trường học phổ thông, đâu đâu chúng ta cũng có thể nghe ngân vang lời ca tiếng hát, âm nhạc rõ ràng là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người nói chung và tuổi thơ nói riêng.Vì thế người giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh. Nắm chắc mục tiêu bài học dự kiến đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài và với điều kiện thực tế ở địa phương, lựa chọn phương pháp truyền thụ khoa học và hiệu quả nhất. Có như vậy chất lượng Dạy và Học ở bộ môn này mới sớm được đổi mới và nâng lên.
2 – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đưa các trò chơi vào quá trình dạy học âm nhạc 4 nói riêng và dạy Âm nhạc ở bậc Tiểu học nói chung đạt hiệu quả hơn.
	- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi sử dụng trò chơi. Để từ đó rút kinh nghiệm thay đổi trò chơi cho phù hợp.
- Khai thác tính khả thi và hiệu quả của từng trò chơi.
	- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động của bản thân.
	- Nắm vững luật chơi và tác dụng của từng trò chơi để áp dụng một cách có hiệu quả trong quá trình giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	-Trong năm đầu tiên, năm học 2014 – 2015 tôi đã thử nghiệm và áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy tập trung chủ yếu ở các lớp khối 4. 
- Từ năm học 2015 – 2016 đến nay, sau khi thấy được hiệu quả của nó tôi tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng cho tất cả các khối lớp và đều đạt kết quả rất tốt.
- Hiện nay tôi đang hoàn thiện việc tổng kết kinh từ việc áp dụng phương pháp này để vận dụng và áp dụng rộng rãi trong các tiết dạy ở tất cả các khối lớp, đồng thời trao đổi với đồng nghiệp
4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Giúp giáo viên âm nhạc sử dụng trong quá trình giảng âm nhạc trong tất cả các khối lớp ở bậc Tiểu học cũng như THCS. ( Vấn đề là chọn nội dung trò chơi cho phù hợp mà thôi).
	Tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công phương pháp vận dụng đưa các trò chơi vào dạy âm nhạc cho học sinh khối 4 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung. Đây là một phương pháp dạy học mà theo tôi nó hoàn toàn phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay; nó phát huy một cách tích cực tính chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tổi học sinh Tiểu học; tạo ra một bầu không khí học tập sôi nổi và tình cảm gắn bó, gần gủi giữa người Thầy với Học trò. Đồng thời nó khắc phục được thực trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn âm nhạc hiện nay của đại đa số các nhà trường ở nông thôn và miền núi, mà hiệu quả giáo dục qua phương pháp này lại rất cao.
	Với tinh thần nhiệt huyết của nột người giáo viên trẻ, yêu nghề và gắn bó với sự nghiệp giáo dục. Tôi mạnh dạn xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp kinh nghiệm : “Sử dụng các trò chơi vào các tiết dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học”.
 Các đồng chí giáo viên TPT Đội có thể áp dụng kinh nghiệm này để tổ chức trò chơi cho các em trong các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao bổ ích và hấp dẫn hơn.
II - NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phương pháp dạy học môn Âm Nhạc phải dựa trên những cơ sở thực tế, những kết quả nghiên cứu để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học.
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thê thiếu trong nhà trường phổ thông, trong đó môn âm nhạc góp phần không nhỏ trong việc giáo dục thẩm mỹ, giúp cho học sinh phát triển toàn diện đức – trí – thể - mỹ. Âm nhạc là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đến được cái đích là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành nhân cách con người mới. Với tư cách là một môn học nghệ thuật cụ thể thì bộ môn Âm nhạc sẽ giúp cho học sinh biết cảm thụ, thưởng thức, biết cách biểu cảm, biểu lộ thái độ tính cảm của mình về cái hay, cái đẹp. Như vậy, giáo dục cách biểu cảm là giáo dục cách sáng tạo, cách biểu diễn, trình diễn các nghệ thuật diễn cảm và giúp các em tự tin, dựa trên kết quả của việc giáo dục kể trên thì các bài hát, các bản nhạc chính là phương tiện giáo dục. Trong đó phân môn hát góp phần hết sức quan trọng vì đối tượng lĩnh hội ở đây không chỉ thuần túy là một bài hát mà chính là cái hay, cái đẹp của những lời ca, những giai điệu gắn liền với cuộc sống của chúng ta mà nó nằm bên trong bài hát. Với trách nhiệm lương tâm của người giáo viên tôi nghĩ phải làm thế nào để giúp học sinh chủ động tập hát, chủ động cảm nhận cái hay, cái đẹp. Từ đó các em yêu thích phân môn này, đồng thời làm thế nào để không những hát mà các em còn biết cách phát huy khả năng âm nhạc của mình.
2. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY ÂM NHẠC TRONG NHÀ TRƯỜNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỚI
Trước hết ta phải khẳng định một điều không phải em nào cũng hát các bài hát một cách chuẩn xác và hay được mà điều này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng, năng khiếu và chất giọng của mỗi em.
Trong giờ học hát thường các em chỉ coi đó là môn phụ nên tâm lý đối với môn này còn ểu oải, không có hứng thú, không chuẩn bị bài học trước, nhiều em còn chưa có hứng thú học thuộc bài hát, chưa hăng say xung phong lên bảng biểu diễn các bài hát. Giờ học Âm Nhạc đáng lẽ ra là một giờ thay đổi không khí học tập, giúp học sinh thư giãn, sổi nổi thì lại thường buồn tẻ.
Vì vậy tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công phương pháp vận dụng đưa các trò chơi vào dạy âm nhạc cho học sinh khối 4 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung, giúp cho giờ học Âm Nhạc trở nên sôi nổi và hào hứng
3 – GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- SỬ DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO CÁC TIẾT DẠY ÂM NHẠC CHO 
HỌC SINH TIỂU HỌC 
	Chúng ta đã biết về mục tiêu và chương trình môn âm nhạc 4. Để học sinh biết hát đúng cao độ, trường độ và thể hiện diễn cảm đúng tính chất, nội dung của mỗi bài hát, nhận biết một số nhạc cụ dân tộc, biết các kí hiệu ghi nhạc thông dụng và tập đọc một số bài tập đọc nhạc đơn giản. Qua học hát, tập đọc nhạc và nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc, các em được giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh , phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc và thẩm mĩ âm nhạc. Động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động ca hát trong và ngoài nhà trường.
	Mỗi bài học đều có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức và đều có phương pháp dạy học riêng. Vì thế khi thiết kế trò chơi, tôi đã căn cứ vào tính chất đặc trưng của từng bài học để thiết kế trò chơi cho phù hợp. Mỗi trò chơi củng cố được nội dung âm nhạc trong chương trình âm nhạc 4. Có thể là kiến thức trọng tâm của mỗi bài, hoặc kiến thức tổng hợp của các bài học kết hợp.
Xin được giới thiệu minh họa một số trò chơi
 và phương pháp vận dụng trò chơi đưa vào các tiết giảng dạy âm nhạc có hiệu quả:
* TRÒ CHƠI 1: 
	* Tên trò chơi: NGHE NHẠC ĐOÁN TÊN BÀI HÁT VÀ NÊU TÁC GIẢ
(Nếu là dân ca nêu rõ dân ca vùng nào?)
	* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ tên các bài hát đã học và nhớ tên tác giả của từng bài hát.
	- Rèn luyện khả năng nghe nhạc chính xác, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt cho học sinh.
	+ Người chơi: Các nhóm học sinh
	+ Thời gian chơi: 5 phút
	+ Chuẩn bị : Một đàn oóc gan điện tử.
	- Giáo viên chuẩn bị đàn thành thạo giai điệu các bài hát dự kiến sẽ sử dụng cho trò chơi.
	- Chuẩn bị hai cái trống con (Làm hiệu lệnh)
	* Cách chơi:
Khi cô đàn giai điệu một câu nhạc thì tất cả học sinh lắng nghe, chia lớp thành 2 dãy (2 tổ) lấy tín hiệu bằng trống con do tổ trưởng cầm và nếu tổ trưởng nào có tín hiệu trước thì tổ đó dành được quyền trả lời, sau 5 phút giáo viên tổng kết tổ nào trả lời đúng, chính xác và có số lượng nhiều hơn thì tổ đó thắng cuộc.
	- Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở các tiết học âm nhạc của các khối lớp khác nhau như ở lớp 1, 2, 3, 4, 5.
	* Lưu ý: Chọn bài hát phù hợp với đối tượng học sinh.
* TRÒ CHƠI 2:
	* Tên trò chơi: EM TẬP VỖ TAY CHO ĐỀU 
Vỗ tay đệm theo 3 cách, nhịp, phách, tiết tấu lời ca, cho một bài hát.
	* Mục tiêu: Giúp học sinh hát đúng nhạc và vỗ đệm đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca cho từng bài hát.
	+ Người chơi : 	Cả lớp cùng chơi
	+ Thời gian chơi: 	5 phút
	+ Chuẩn bị : 	Các bài hát đã học ở lớp 4
	* Cách chơi:
 Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát một bài hát đã học và giơ tay ra lệnh khi cô giơ một ngón tay thì cả lớp vừa hát vừa vỗ đệm theo nhịp, khi cô giơ 2 ngón tay thì cả lớp hát và vỗ đệm theo phách, khi cô giơ 3 ngón tay thì cả lớp hát và vỗ đệm theo tiết tấu lời ca, cứ như vậy sau 5 phút, giáo viên dừng lại và khi thực hiện giáo viên quan sát em nào vỗ sai thì bị phạt lặc cò cò xung quanh lớp một vòng.
 ( Trò chơi này có thể sử dụng tương tự ở các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5).
*TRÒ CHƠI 3: 
	*Tên trò chơi:	AI NHANH, AI ĐÚNG.
	* Mục tiêu:
 Giúp học sinh rèn luyện tính nhanh nhẹn và tai nghe chuẩn, hát đúng cao độ, trường độ từng câu hát.
	+ Thời gian: 5 phút 
	+ Chuẩn bị: Giáo viên đàn giai điệu thành thạo từng câu hát của các bài hát đã chọn cho trò chơi.
	+ Người chơi: Các nhóm học sinh.
	*Cách chơi: 
 Các nhóm thi đua với nhau (3 tổ). Trước tiên các em nghe nhạc và dự đoán tên bài hát sau đó hát lại câu nhạc cô vừa đàn bằng lời ca thật chính xác và yêu cầu đúng nhạc và lời với những động tác phụ hoạ cho câu hát đó. Nếu tổ nào hát đúng, hát hay, múa phụ hoạ đẹp thì tổ đó thắng cuộc.
* TRÒ CHƠI 4: 
	*Tên trò chơi: THI GÕ TIẾT TẤU ( thực hiện cho tiết ôn tập )
	* Mục tiêu: 
 Trò chơi nhằm giúp học sinh phát triển khả năng nghe nhạc, nhận biết và thực hiện chính xác các âm hình tiết tấu.
	+ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ (song loan, trống nhỏ, thanh phách...)
	+ Người chơi: Các nhóm học sinh
* Cách chơi:
 Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
- Giáo viên lần lượt dùng các nhạc cụ gõ đánh lên các âm hình tiết tấu, mỗi âm hình tiết tấu gõ một đến hai lần, học sinh nào nghe và lên thực hiện đúng hình thức tiết tấu đó sẽ được thưởng và ghi điểm cho nhóm của mình.
- Khi dùng trống nhỏ để gõ tiết tấu, giáo viên có thể dùng cách gõ vào mặt trống và thành trống tạo âm thanh sinh động hơn đồng thời thử xem học sinh có thể gõ lại đúng âm thanh tiết tấu đã nghe không.
- Tuỳ theo khả năng nhận biết tiết tấu của học sinh mỗi nơi mà giáo viên có thể đưa ra các âm hình tiết tấu phù hợp hoặc nâng cao hơn. 
* TRÒ CHƠI 5:
* Tên trò chơi: NGHE GIỌNG HÁT TÌM CA SĨ
* Mục tiêu:
 Giúp học sinh nâng cao khả năng nghe, phân biệt giọng hát của các bạn trong lớp.
* Chuẩn bị: Cassette và băng nhạc có một số bài hát đã học
* Người chơi: Cả lớp học. Thời gian chơi 5 phút
* Cách chơi:
 GV mời 1 HS lên bảng đứng quay lưng xuống lớp. GV chỉ định một HS bất kì hát, sau khi bạn hát xong học sinh quay lưng lại đoán tên bạn vừa hát, nếu đoán đúng bạn đó được quay về chỗ ngồi của mình và bạn bị đoán đúng lên thay thế.
Ngược lại nếu không đúng thì đứng tiếp, đến khi tìm đúng bạn hát.
Nếu đến 3 lần vẫn không đoán đúng thì GV mời HS khác lên thay thế.
Lưu ý: Yêu cầu lớp giữ trật tự, không nói tên bạn được chỉ định hát.
* TRÒ CHƠI 6:
*Tên trò chơi: CÙNG HOÀ TẤU.
* Mục tiêu: giúp HS vừa học hát vừa tập sử dụng các nhạc cụ gõ đệm cũng như vỗ tay đúng phách, đúng nhịp đúng tiết tấu lời ca.
+ Chuẩn bị:
- Các nhạc cụ gõ thanh phách, song loan, trống nhỏ.
- Thẻ điểm.
+ Người chơi: Nhóm học sinh
* Cách chơi:
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: 	Song loan
Nhóm 2: 	Thanh phách
Nhóm 3: 	Trống nhỏ.
+ GV cho HS biết hiệu lệnh.
+ GV đưa 1 ngón tay: nhóm 1 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ song loan gõ đệm theo.
+ GV đưa 2 ngón tay: nhóm 2 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ thanh phách gõ đệm theo.
+ GV đưa 3 ngón tay: nhóm 3 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ trống nhỏ đệm theo.
+ GV xoè cả 5 ngón tay: tất cả 3 nhóm cùng hát cùng gõ đệm.
+ GV nắm các ngón tay lại: 3 nhóm chỉ hát mà không gõ đệm.
Cuối cùng: GV nhận xét và tuyên dương nhóm nào thực hiện hiệu lệnh, hát và kết hợp nhạc cụ đúng nhất.
Lưu ý:
- Trò chơi này chỉ có thể thực hiện sau khi học sinh đã thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, đúng tiết tấu.
- GV có thể thay đổi hình thức chơi theo nhóm hoặc chơi theo tổ bằng cách cử đại diện từng nhóm hoặc tổ thi đua (mỗi nhóm hoặc tổ cử một em tham gia).
Ơ
* TRÒ CHƠI 7:
* Tên trò chơi: HÁT TO, HÁT NHỎ
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh biết được cách hát theo sắc thái to nhỏ qua kí hiệu tay trong từng bài hát.
* Chuẩn bị: 	Một số bài hát đã học
* Người chơi: 	Tập thể lớp.
* Cách chơi: 
GV qui ước kí hiệu tay. Khi giáo viên giơ 2 tay cách nhau xa thì HS hát to, 2 tay thu lại gần nhau thì hát nhỏ hơn, khi 2 tay gần sát nhau thì HS hát thầm.
- GV bắt nhịp, cả lớp hát theo kí hiệu tay của GV.
Lưu ý:
- HS không hát quá to, không gào thét mà cần tập trung thực hiện theo đúng hiệu lệnh.
* TRÒ CHƠI 8:
*Tên trò chơi: HÁT NHANH - HÁT CHẬM
* Mục tiêu: Qua kí hiệu tay của GV, học sinh biết hát nhanh, hát chậm theo đúng hiệu lệnh.
+ Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số bài hát
	- Băng đĩa 12 bài hát
	- Đàn oóc gan điện tử
+ Người chơi: Tập thể lớp
* Cách chơi:
- GV qui ước kí hiệu tay. Khi giáo viên đánh nhịp tay nhanh thì học sinh hát nhanh, khi GV đánh nhịp tay chậm hơn thì HS hát chậm hơn.
- GV bắt nhịp cả lớp hát theo kí hiệu của GV.
Lưu ý: 
- Không hát quá nhanh, không hát dồn nhịp mà cần tập trung thực hiện theo đúng hiệu lệnh của giáo viên.
*TRÒ CHƠI 9:
* Tên trò chơi: NGHE GIAI ĐIỆU ĐOÁN TÊN BÀI HÁT
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại giai điệu các bài hát đã học và nâng cao trình độ nhạy cảm của các em.
+ Chuẩn bị: - GV hướng dẫn cả lớp cách hát theo giai điệu các bài hát đã học bằng các nguyên âm a, o, u, i ... và tiếng tượng thanh la, lu, li...
- Cassette và băng nhạc 12 bài hát đã thu.
+ Người chơi: Học sinh cả lớp
* Cách chơi: 
GV hướng dẫn cho một học sinh hát theo giai điệu một bài hát đã học bằng các nguyên âm sau. A, O, U, I và tiếng tượng thanh la, lu, li... (HS chỉ cần hát 1 đoạn trong bài hát). Sau khi học sinh hát xong GV cho học sinh đoán tên bài hát và hát lại toàn bộ bài hát đó bằng lời ca mà mình đã thuộc, ai đoán đúng, hát hay sẽ được cả lớp vỗ tay và được tiếp tục trò chơi để đố các bạn đoán bài hát khác.
Trò chơi này có thể áp dụng được vào các lớp 1 - 2 - 3 - 4 - 5 (Nhưng yêu cầu giáo viên phải chọn bài hát phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối lớp khác nhau).
 * MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI:
- Trò chơi phải mang tính khoa học, thẩm mĩ.
- GV phải chuẩn bị nội dung chơi đầy đủ, rõ ràng
- Khi chơi phải hướng dẫn tỉ mỉ, không dài dòng khó hiểu, cần cụ thể ngắn gọn.
- Đánh giá phải công bằng, khách quan.
- Động viên khuyến khích kịp thời đối với những em tham gia tích cực và có nhiều cố gắng.
 4 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỰC TIỄN:
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu nội dung chương trình môn học, nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học kết hợp với việc vận dụng kiến thức kỹ năng được bồi dưỡng tập huấn trong quá trình làm TPT Đội, tôi đã vận dụng, thiết kế để đưa một số trò chơi như đã trình bày ở trên ứng dụng vào các giờ dạy và thấy hiệu quả đạt được rất khả quan: Học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, không gò bó; giờ học sôi nổi, tạo được hứng thú, lòng say mê học âm nhạc của các em. Cũng chính nhờ sự hấp dẫn lôi cuốn của từng trò chơi, không chỉ trong giờ học mà sau mỗi tiết học, trong giờ giải lao hay trong sinh hoạt vui chơi, các em lại tự tổ chức chơi với nhau thông qua đó một lần nữa các em lại được cũng cố và ôn lại bài mình đã học. Với cách dạy và học như vậy và với chất lượng thực tiễn của học sinh qua khảo sát, đánh giá tôi khẳng định: áp dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy âm nhạc chắc chắn chất lượng và kết quả học tập môn học này của các em đạt được sẽ ngày càng cao hơn.
Sau đây tôi xin được nêu và phân tích so sánh kết quả học tập môn âm nhạc của 2 đối tượng học sinh, đó là đối tượng được áp dụng và đối tượng không áp dụng kinh nghiệm này, trong nhiều thời điểm khác nhau để chứng minh cho tính hiệu quả thiết thực của nội dung đề tài mà tôi đã tìm tòi, trải nghiệm và đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và công tác của mình, giúp các đồng chí và đồng nghiệp nghiên cứu, tham khảo.
*Bảng 1: Kết quả thu được của học sinh khối 4 (Đối tượng được áp dụng kinh nghiệm trong quá trình dạy học):
Thời điểm khảo sát: Năm học 2014 – 2015
( Trong năm đầu tiên thử nghiệm)
 Kết quả :
 Lớp 4A
Sĩ số
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
Khảo sát đầu năm
34
20
59%
14
41%
Học kì I
34
23
67%
11
33%
Học kì II
34
29
85%
5
15%
Lớp 4B
Sĩ số
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
Khảo sát đầu năm
31
18
58%
13
42%
Hoc kì I
31
20
64%
11
 36%
Hoc kì II
31
28
90%
3
10%
 *Bảng 2: Kết quả học tập môn âm nhạc của học sinh khối 3 (Đối tượng không áp dụng phương pháp nêu trên):
Thời điểm khảo sát: Năm học 2014 – 2015 
(Cùng thời điểm với đối tượng thử nghiệm Bảng 1 )
Kết quả:
 Lớp 3A
Sĩ số
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
Khảo sát đầu năm
38
22
58 %
16
42 %
Học kì I
38
24
63 %
14
37 %
Học kỳ II
38
27
71%
11
29 %
Lớp 3B
Sĩ số
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
Khảo sát đầu năm
40
23
57,5 %
17
42,5%
Hoc kì I
40
 25
62 %
15
 38 %
Học kỳ II
40
28
70 %
12
30 %
*Bảng 3: Kết quả thu được của học sinh khối 4 (Đối tượng đã được áp dụng kinh nghiệm trên trong quá trình giảng dạy):
Thời điểm khảo sát: Học kỳ I - Năm học 2015 – 2016 
Kết quả: 
 Lớp 4A
Sĩ số
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
Khảo sát đầu năm
38
29
76%
9
24%
Học kì I
38
32
84%
6
16%
Lớp 4B
Sĩ số
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
Khảo sát đầu năm
40
29
72.5%
11
27,5%
Học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cac_tro_choi_vao_cac_tiet_day_am_nhac_cho_hoc_s.doc