SKKN Sử dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học chương I Vật lí 10 nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm với sự phong phú về kiến thức, sự đa dạng về các hình thức thí nghiệm và các kiến thức luôn có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế đời sống. Vì vậy để việc học vật lí đạt kết quả cao, bên cạnh việc giải các bài tập tính toán thì việc vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí đã học vào đời sống thực tế còn rất nhiều hạn chế. Ví dụ: khi các em học chương I vật lí 10, các em có thể nêu được chính xác các đặc điểm của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều , phát biểu và viết đúng biểu thức của các định luật Niu-Tơn, các loại lực cơ học Tuy nhưng, khi các em gặp những câu hỏi như: “ Lấy thêm một số ví dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, thẳng biến đổi đều, chuyển động tròn đều, ” thì rất ít học sinh trả lời được. Nhiều học sinh còn không giải thích được khi gặp các hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày như: “ Tại sao trong không khí hòn đá rơi nhanh hơn chiếc lá?; Tại sao trên những đoạn đường vòng, người ta thường làm mặt đường hơi nghiêng? hoặc tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc?; Tại sao các dây phơi quần áo không nên buộc quá căng?” v.v.
Chương I vật lí 10 là phần mở đầu của vật lí phổ thông nghiên cứu các dạng chuyển động cơ. Các kiến thức trong chương này rất gần với thực tế nhưng không dễ dàng tiếp nhận và nghiên cứu đối với học sinh lớp 10, nhất là các em mới chuyển từ cấp 2 lên cấp 3. Đối với trường THPT Đặng Thai Mai, chất lượng đầu vào thấp, đa số các e kiến thức ở các lớp dưới còn khiếm khuyết, trình độ tiếp thu hạn chế và đa số học sinh cho rằng: vật lí là môn học quá khó và khô khan, nên việc truyền thụ kiến thức vật lí cho học sinh là một điều hết sức khó khăn, nhất là đối với các học sinh không chọn môn vật lí làm môn thi trung học phổ thông Quốc gia. Chính vì vậy, việc sử dụng các câu hỏi thực tế vào bài học một cách hợp lí, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội của học sinh trong phần học đầu tiên về vật lí. Qua những năm dạy Vật lí ở trường, tôi nhận thấy rằng: với các tiết học có sử dụng các câu hỏi thực tế, học sinh tỏ ra hứng thú và hiểu bài hơn, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Sử dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học chương I vật lí 10 nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.”
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm với sự phong phú về kiến thức, sự đa dạng về các hình thức thí nghiệm và các kiến thức luôn có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế đời sống. Vì vậy để việc học vật lí đạt kết quả cao, bên cạnh việc giải các bài tập tính toán thì việc vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí đã học vào đời sống thực tế còn rất nhiều hạn chế. Ví dụ: khi các em học chương I vật lí 10, các em có thể nêu được chính xác các đặc điểm của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, phát biểu và viết đúng biểu thức của các định luật Niu-Tơn, các loại lực cơ học Tuy nhưng, khi các em gặp những câu hỏi như: “ Lấy thêm một số ví dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, thẳng biến đổi đều, chuyển động tròn đều, ” thì rất ít học sinh trả lời được. Nhiều học sinh còn không giải thích được khi gặp các hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày như: “ Tại sao trong không khí hòn đá rơi nhanh hơn chiếc lá?; Tại sao trên những đoạn đường vòng, người ta thường làm mặt đường hơi nghiêng? hoặc tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc?; Tại sao các dây phơi quần áo không nên buộc quá căng?”v.v. Chương I vật lí 10 là phần mở đầu của vật lí phổ thông nghiên cứu các dạng chuyển động cơ. Các kiến thức trong chương này rất gần với thực tế nhưng không dễ dàng tiếp nhận và nghiên cứu đối với học sinh lớp 10, nhất là các em mới chuyển từ cấp 2 lên cấp 3. Đối với trường THPT Đặng Thai Mai, chất lượng đầu vào thấp, đa số các e kiến thức ở các lớp dưới còn khiếm khuyết, trình độ tiếp thu hạn chế và đa số học sinh cho rằng: vật lí là môn học quá khó và khô khan, nên việc truyền thụ kiến thức vật lí cho học sinh là một điều hết sức khó khăn, nhất là đối với các học sinh không chọn môn vật lí làm môn thi trung học phổ thông Quốc gia. Chính vì vậy, việc sử dụng các câu hỏi thực tế vào bài học một cách hợp lí, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội của học sinh trong phần học đầu tiên về vật lí. Qua những năm dạy Vật lí ở trường, tôi nhận thấy rằng: với các tiết học có sử dụng các câu hỏi thực tế, học sinh tỏ ra hứng thú và hiểu bài hơn, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Sử dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học chương I vật lí 10 nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Giáo viên sử dụng hệ thống các câu hỏi thực tế một cách hợp lý, khoa học trong quá trình dạy học giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết để trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tế đời sống. Nội dung kiến thức cơ bản của các chương trong chương I vật lí lớp 10 và các hiện tượng vật lí liên quan. Cách sử dụng các câu hỏi thực tế có hiệu quả. Do giới hạn của thời gian nên tôi chỉ nghiên cứu cơ sở lý thuyết và bài tập của chương I vật lý 10. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Khái niệm về câu hỏi thực tế. Câu hỏi thực tế là những câu hỏi liên quan đến những vấn đề rất gần gũi với thực tế đời sống. Khi trả lời học sinh không những phải vận dụng linh hoạt các khái niệm, quy tắc định luật vật lí mà còn phải nắm chắc và vận dụng tốt những hệ quả của các khái niệm, quy tắc định luật ấy vào thực tiễn. 2.1.2. Vị trí, vai trò của câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí. Trong quá trình dạy học vật lí, bài tập giữ vai trò quan trọng, nó là phương tiện giúp giáo viên hoàn thành các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng hiệu quả các câu hỏi thực tế trong tiến trình tổ chức và kiểm tra các hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ lên lớp Việc sử dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic, tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện cho học sinh đào sâu và củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng, làm phát triển khả năng phán đoán, mơ ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống, trong kĩ thuật. Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, giúp học sinh làm việc với tinh thần tự lực cao, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. 2.1.3. Các hình thức thể hiện câu hỏi thực tế. Thể hiện câu hỏi thức tế bằng lời: khi sự vật, hiện tượng hay các thao tác kỹ thuật được đề cập đến hoàn toàn có thể mô tả một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ tưởng tượng. Khi nghe xong câu hỏi, học sinh có thể hiểu và tưởng tượng ngay một cách chính xác những thông tin về vấn đề mà các em cần phỉa giải thích. Thể hiện câu hỏi thức tế bằng cách dùng hình ảnh chụp hay video clip minh họa: sử dụng trong các trường hợp mà sự vật được nêu trong câu hỏi có nhiều chi tiết, các thao tác kỹ thuật phải trải qua nhiều giai đoạn, nếu chỉ mô tả bằng lời thì sẽ rất khó hiểu, học sinh khó tưởng tượng. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Thực tiễn cho thấy vai trò quan trọng vốn có của loại câu hỏi thực tế chưa được đặt ra một cách đúng mực trong dạy học vật lí. Việc xây dựng và sử dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học của giáo viên còn nhiều bất cập và thiếu hợp lý. Học sinh tiếp xúc với các câu hỏi thực tế còn ít. Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời lượng của một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, khó có thể đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa học được với thực tế đời sống, hoặc nếu có thì rất ít và không thể phân tích hay giải thích một cách sâu sắc và tường tận được. Mặt khác các câu hỏi thực tế chiếm tỉ lệ không nhiều trong nội dung sách giáo khoa và trong sách bài tập vật lí. Dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống thực tiễn của học sinh còn yếu. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Để phát huy tác dụng của bài tập thực tiễn, giáo viên cần căn cứ vào nội dung kiến thức giảng dạy cho học sinh trong tiết học, tùy vào điều kiện cụ thể của lớp học, thời gian cho phép và lựa chọn các bài tập thực tiễn cho phù hợp. Ngoài ra, thầy cô phải xác định những ứng dụng kỹ thuật của từng bài, giúp học sinh tăng khả năng quan sát thế giới quan khoa học ở từng bài học, từng chuyên đề cụ thể. 2.3.1. Sử dụng các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày để mở bài, tạo tình huống dạy học. Kiến thức của từng bài trong phần cơ học đều gắn liền với thực tế. Khi dạy vào bài mới giáo viên phải tích cực lựa chọn và tìm những bài tập, câu hỏi có liên quan đến những hiện tượng tự nhiên mà khi giải không cần tính toán. Giáo viên gây húng thú cho người học khi bằng cách tìm ra được bản chất vật lý của hiện tượng mà nó đã tồn tại quanh chúng ta từ rất lâu mà ta không hiểu rõ về nó. Với những tình huống có vấn đề từ các câu hỏi thực tế ở đầu buổi học hay một phần bài học sẽ làm cho lớp học trở nên sinh động hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. 2.3.2. Sử dụng các câu hỏi thực tế để hỗ trợ xây dựng các kiến thức cụ thể trong bài học. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các kiến thức cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải này thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 2.3.3. Sử dụng các câu hỏi thực tế sau khi kết thúc bài học để củng cố, vận dụng kiến thức. Khi dạy một bài nào đó dù được tiến hành theo phương pháp nào thì giáo viên cần có điểm nhấn khi kết thúc bài học và hệ thống lại kiến thức bài học. Khi đó giáo viên có thể giao cho học sinh một vài bài tập để các em tự suy nghĩ, tự vận dụng những gì mình hiểu được từ bài mới. Câu hỏi thực tế giúp giáo viên thu được thông tinh phản hồi từ học sinh về mức độ hiểu bài của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi thực tế dự đoán hiện tượng để mở rộng kiến thức và đào sâu kiến thức rất hợp lí. 2.3.4. Sử dụng các câu hỏi thực tế trong các bài kiểm tra. Giáo viên khi ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh phải chú ý: bên cạnh các câu hỏi tính toán phức tạp cần lồng ghép các câu hỏi vận dụng kiến thức thực tế, có thể không cần quá nhiều chỉ cần lồng ghép một số câu vào các đề kiểm tra 1tiết, kiểm tra học kỳ. Qua đó giúp cho học sinh thấy rõ vai trò của vật lí trong đời sống, tạo cho các em niềm đam mê và yêu thích môn vật lí. 2.3.5. Sử dụng các câu hỏi thực tế trong các bài giảng cụ thể trong chương 1 vật lí 10. Bài 1: Chuyển động cơ Câu hỏi 1: Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không ? Trả lời: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất. Sử dụng: Câu hỏi này dùng để đặt vấn đề vào bài nhằm tạo sự thắc mắc tò mò trong học sinh. Câu hỏi 2: Làm thế nào để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên? Trả lời: Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên ta cần so sánh với những vật cố định như cây bên đường, dòng sông, cột mốc,... Sử dụng: Câu hỏi này dùng để tạo tình huống có vấn đề khi bước sang mục II: Cách xác định vị trí của vật trong không gian. Câu hỏi 3: Một truyện dân gian có kể rằng: Khi chết Phú Ông đã để lại cho người con mình một hũ vàng chôn trong một khu vườn rộng và một mảnh giấy vẽ sơ đồ trong đó chỉ rõ: Đi về phía đông 12 bước chân sau đó rẽ phải 8 bước chân, đào sâu 1m. Hỏi với chỉ dẫn này người con có tìm được hũ vàng không? Vì sao?[3] Trả lời: Không tìm được vì không có vật làm mốc. Sử dụng: Câu hỏi này dùng sau khi học sinh tìm hiểu phần II: Cách xác định vị trí của vật trong không gian. Bài 2: Chuyển động thẳng đều Câu hỏi 1: Lấy một số ví dụ về chuyển động thẳng đều trong thực tế? Trả lời: Các đĩa thức ăn được vận chuyển trên băng chuyển thẳng đang chuyển động thẳng đều đến thực khách. Hàng hóa được vận chuyển trên băng chuyền thẳng, người đứng yên trên thang cuốn chuyển động thẳng đều đối với mặt đất. [4] [4] Sử dụng: Câu hỏi này giáo viên dùng để giúp các em học sinh củng cố, vận dụng kiến thức sau khi kết thúc bài học. Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều Câu hỏi 1: Chỉ số của đồng hồ tốc độ của một chiếc xe máy dưới đây cho ta biết điều gì?[1] [4] Trả lời: Cho ta biết độ lớn lớn của vận tốc tức thời ( tốc độ) của xe là 40 Km/h. Sử dụng: Câu hỏi này dùng sau khi học sinh tìm hiểu phần I mục 1: Độ lớn của vận tốc tức thời. Câu hỏi 2: Hãy lấy một số ví dụ về chuyển động biến đổi? Trả lời: Chiếc xe tàu lửa đang hãm phanh để vào sân ga chuyển động chậm dần. Các phương tiện giao thông bắt đầu xuất phát chuyển động nhanh dần. Sử dụng: Câu hỏi này giáo viên dùng để giúp các em học sinh củng cố, vận dụng kiến thức sau khi kết thúc bài học. [4] Câu hỏi 3: Hãy lấy một số ví dụ về chuyển động thẳng biến biến đổi đều? Trả lời: Khi đi lên hoặc xuống các tầng của tòa nhà cao tầng, người trong thang máy sẽ chuyển động thành 3 giai đoạn : Giai đoạn 1 chuyển động thẳng nhanh dần đều, giai đoạn 2 chuyển động thẳng đều, giai đoạn 3 chuyển động thẳng chậm dần đều đối với mặt đất. [4] Sử dụng: Câu hỏi này giáo viên dùng để giúp các em học sinh củng cố, vận dụng kiến thức sau khi kết thúc bài học. Bài 4: Chuyển động rơi tự do Câu hỏi 1: Tại sao trong không khí hòn đá rơi nhanh hơn chiếc lá? Trả lời: do lực cản của môi trường tác dụng vào chiếc lá lớn hơn vào hòn đá. Sử dụng: Câu hỏi này dùng để đặt vấn đề vào bài. Câu hỏi 2: Một ly nước đặt trong một thang máy. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong thời gian thang rơi tự do ta úp ngược cốc nước? Trả lời: Bình thường nếu úp ngược ly nước thì nước sẽ đổ xuống vì trọng lực. Khi nước và cốc đặt trong thang máy đang rơi tự do thì cốc nước cũng rơi tự do cùng với thang máy. Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong chân không chỉ dưới tác dụng của trọng lực, trọng lượng khi vật đang rơi bằng không tức là ở trạng thái không trọng lượng. Thang máy đang rơi tự do kéo theo cốc và nước trong cốc cũng rơi tự do. Vì vậy, nước không đổ ra ngoài, chúng chuyển động như nhau và không có chuyển động tương đối với nhau. Sử dụng: Câu hỏi này giáo viên dùng để giúp các em học sinh củng cố, vận dụng kiến thức sau khi kết thúc bài học. Câu hỏi 3: Quan sát một vận động viên nhảy dù, cái gì đã giúp anh ta có thể hạ xuống chậm chạp một cách an toàn? [4] Trả lời: Do sức cản của không khí cản trở chuyển động của dù làm cho vận động viên và dù rơi xuống một cách chậm chạp và an toàn. Nếu vận động viên sau khi thả mình rơi tự do trên không mà không bung dù thì vận động viên sẽ tăng tốc rất nhanh, khi hạ mình xuống đất sẽ rất nguy hiểm. Sử dụng: Câu hỏi này giáo viên dùng để giúp các em học sinh củng cố, vận dụng kiến thức sau khi kết thúc bài học. Bài 5: Chuyển động tròn đều Câu hỏi 1: Chuyển động của đầu một chiếc kim đồng hồ và điểm đầu một cánh quạt máy giống và khác nhau như thế nào?[2] Trả lời: Giống nhau: Chúng đều là các chuyển động tròn. Khác nhau: Điểm đầu kim giây Điểm đầu cánh quạt - Kim giây đồng hồ thì cứ sau mỗi giây lại dừng một chút rồi mới tiếp tục chuyển động. Do đó điểm đầu kim giây đồng hồ chuyển động không đều. - Tốc độ góc trung bình và tốc độ dài trung bình đều nhỏ. - Bán kính quỹ đạo nhỏ. - Ngoài gia tốc hướng tâm còn có gia tốc tiếp tuyến với quỹ đạo. - Cánh quạt luôn quay liên tục. Như vậy điểm đầu cánh quạt chuyển động tròn đều. - Tốc độ góc và tốc độ dài đều lớn. - Bán kính quỹ đạo lớn. - Chỉ có gia tốc hướng tâm Sử dụng: Câu hỏi này dùng để đặt vấn đề vào bài. Câu hỏi 2: Hãy nêu một vài ví dụ về chuyển động tròn đều?[1] Trả lời: Chuyển động của một điểm trên đầu cánh quạt, chuyển động của trái đất tự quay quanh trục của nó. Sử dụng: Câu hỏi này dùng sau khi học sinh tìm hiểu phần I mục 3: Chuyển động tròn đều. Câu hỏi 3: Để các tia nước từ các bánh xe đạp không thể bắn vào người đi xe, phía trên bánh xe người ta gắn những cái chắn bùn, khi đó phải gắn những cái chắn bùn như thế nào? Trả lời: Phải gắn những cái chắn bùn sao cho mép dưới cắt đường tiếp tuyến đi qua điểm thấp nhất của bàn đạp với bánh trước xe đạp. Sử dụng: Câu hỏi này sử dụng khi chuyển sang phần I mục 3: Đặc điểm của vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều”. Câu hỏi 4: Quan sát những tia lửa đỏ (Thực chất là những hạt bụi đá mài) bắn ra khi mài một vật kim loại trên một đá mài quay tròn, hình ảnh đó cho ta liên tưởng đến đại lượng vật lý nào của chuyển động tròn? Trả lời: Vận tốc dài có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Vậy, qua hiện tượng ta có liên tưởng đến phương của vecto vận tốc của một điểm trên mép đĩa mài. Sử dụng: Câu hỏi này sử dụng sau khi học kết thúc bài học, để củng cố, vận dụng kiến thức. Bài 6: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc Câu hỏi 1: Lý do nào khiến những chú chim lại có đủ sức mạnh để đâm vỡ kính và móp đầu máy bay khi nó va vào máy bay đang bay? [4] Trả lời: Khi chim bay ngược chiều với máy bay, theo công thức cộng vận tốc thì vận tốc của chim đối với máy bay bằng vận tốc của máy bay đối với mặt đất cộng với vận tốc của chim đối với mặt đất, vì vậy lúc này tạo ra 1 vận tốc rất lớn (tương đương với viên đạn) gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Sử dụng: Câu hỏi này dùng để đặt vấn đề vào bài. Câu hỏi 2: Khi trời mưa, không có gió, nếu ta đứng yên thì sẽ thấy các giọt nước mưa sẽ rơi thẳng đứng và không thể hắt vào mặt ta. Vậy tại sao khi đi xe máy ta lại thấy các giọt nước mưa rơi nghiêng, hắt vào mặt ta ? Trả lời: Khi không có gió, những giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng so với đất, nhưng lại rơi theo phương xiên đối với người lái xe máy. Gọi vmđ, vnđ, vmn là vận tốc của giọt mưa so với đất, vận tốc của người so với đất, vận tốc của giọt mưa so với người đi xe. Theo công thức cộng vận tốc ta có : Ta thấy nếu so với người thì giọt mưa sẽ rơi theo phương xiên. Vì vậy ta thấy các giọt nước mưa rơi nghiêng, hắt vào mặt ta. Sử dụng: Câu hỏi này dùng để đặt vấn đề vào bài. Câu hỏi 3: Nêu ví dụ về tính tương đối của vận tốc, của quỹ đạo? Trả lời: Một người ngồi yên trên một chiếc ô tô đang chuyển động thẳng đều, người đó thả một quả bóng xuống mặt đường. Đối với hệ quy chiếu gắn với người đứng bên đường thì quả bóng chuyển động theo quỹ đạo cong, vận tốc của quả bóng có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Nhưng nếu xét với hệ quy chiếu gắn với ô tô thì quả bóng đang chuyển động rơi tự do, quỹ đạo chuyển động là đường thẳng đứng, vận tốc có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Sử dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này sau khi các em học xong phần I. tính tương đối của chuyển động. Câu hỏi 4: Quan sát một bánh xe đạp đang lăn trên đường ta thấy các nan hoa ở phía trên đang quay như hòa vào nhau, trong khi đó ta lại có thể phân biệt được từng nan hoa ở phần dưới của trục bánh xe. Hãy giải thích? Trả lời: Vận tốc có tính tương đối, chuyển động của nan hoa bánh xe cũng có tính tương đối. Vì vận tốc so với đất của các điểm bên dưới trục quay nhỏ hơn vận tốc những điểm bên trên trục quay. Sử dụng: Câu hỏi này dùng để vận dụng, củng cố sau khi kết thúc bài học. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục Tôi đã áp dụng đề tài trên vào giảng dạy ba lớp: 10A4, 10A7, 10A8 của trường THPT đặng thai Mai với các mức độ áp dụng khác nhau. Kết quả thu được như sau: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh 3 lớp sau khi học xong chương 1. Lớp Mức độ Kết quả Rất hứng thú Hứng thú Trung bình Không hứng thú Chán 10A7 Không áp dụng 2,6% 7,9% 31,6% 44,7% 13,2% 10A4 Có áp dụng 5,4% 10,8% 35,1% 37,9% 10,8% 10A8 Thường Xuyên áp dụng 10,5% 15,6% 39,5% 26,5% 7,9% Kết quả kiểm tra của 3 lớp sau khi học xong chương 1. Lớp Sĩ số Mức độ Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém 10A7 38 Không áp dụng 0% 2,6% 40,5% 42,1% 14,8% 10A4 37 Có áp dụng 0% 5,4% 48,6% 37,9% 8,1% 10A8 38 Thường Xuyên áp dụng 5,2% 10,5% 50,0% 29,1% 5,2% Theo kết qủa khảo sát mà tôi đã tiến hành, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt với các lớp thường xuyên áp dụng. Học sinh rất say mê hứng thú học tập, biết cộng tác nhóm, biết đặt vấn đề và giải quyết vần đề mà giáo viên đưa ra. 2.4.2. Đối với bản thân Đề tài này giúp tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân về việc đưa các câu hỏi thực tế vào trong các bài giảng nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học. Trên cơ sở đó có thể vận dụng vào công việc giảng dạy của mình. 2.4.3. Đối với đồng nghiệp Đề tài này có thể là một tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp trong việc sử dụng các câu hỏi thực tế vào việc dạy học chương I vật lí 10. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Đề tài “Sử dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học chương I vật lí 10 nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh” đã đưa ra các câu hỏi thực tế và cách vận dụng vào các bài học cụ thể của chương I vật lí 10. Việc đưa các câu hỏi thực tế một cách hợp lí vào các bài dạy đã tạo cho học sinh sự hứng thú, yêu thích bộ môn vật lí hơn. Học sinh cảm thấy rất hào hứng khi đến các tiết học vật lí. Tiết học ở trên lớp trước đây thật căng thẳng thì giờ đã trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh chủ động tìm thêm các hiện tượng khác liên quan đến bài học để thắc mắc trước lớp. Vì vậy đề tài đã góp phần mang lại hiệu quả cao của bộ môn, đồng thời giúp học sinh đào sâu, củng cố kiến thức, giúp giáo viên kiểm tra kiến thức và kỹ năng thực hành và vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đời sống. 3.2. Đề xuất, kiến nghị. 3.2.1. Đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_cac_cau_hoi_thuc_te_trong_day_hoc_chuong_i_vat.doc