SKKN Sử dụng sơ đồ tạo ảnh giải các bài toán về mắt và sự tạo ảnh qua kính lúp

SKKN Sử dụng sơ đồ tạo ảnh giải các bài toán về mắt và sự tạo ảnh qua kính lúp

 Môn Vật Lí là một trong những môn học cơ bản và quan trọng trong trường THPT. Đây là một trong ba môn của tổ hợp bài thi KHTN, đồng thời là một trong ba môn tổ hợp xét tuyển của các trường ĐH, CĐ. Đối với môn Vật Lí, theo lộ trình về cách thức ra đề thi của Bộ GD & ĐT thì trong năm học này (2018 – 2019) đề thi sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức trong chương trình THPT. Là một giáo viên bộ môn Vật Lý, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

 Mặt khác, trong thời điểm hiện nay, hình thức thi TNKQ (thời gian làm bài rút ngắn hơn so với năm 2016) được áp dụng cho kỳ thi THPT quốc gia nên việc đưa ra các phương pháp giải nhanh, tối ưu hóa các bước tính toán là rất tốt và thiết thực để các em có thể đạt được kết quả cao trong các kỳ thi đó.

 Khi dạy phần Quang Học lớp 11 (Các bài toán về các tật của mắt và cách sửa, bài tập về các dụng cụ quang học .), tôi nhận thấy đa số học sinh gặp rất nhiều khó khăn, qua tìm hiểu từ học sinh và kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy sở dĩ các em gặp khó khăn, lúng túng chính là do các bài tập ở dạng này rất trừu tượng, khi các ảnh trung gian được tạo ra qua các dụng cụ quang học là cái ta không nhìn thấy được (sờ thấy được, nhìn thấy được trực quan như phần cơ học), nguyên nhân tiếp theo là đa số các em chưa có khái niệm (hoặc có nhưng hiểu chưa đầy đủ) về vật và ảnh đối với một dụng cụ quang học. Chỉ một số rất ít các em có thể làm được bài tập với kết quả đúng, nhưng cách trình bày bài thì chưa rõ ràng, thậm chí nhiều vấn đề khi được giáo viên chất vấn thì thể hiện rõ là chưa hiểu đúng bản chất.

 

doc 25 trang thuychi01 6844
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tạo ảnh giải các bài toán về mắt và sự tạo ảnh qua kính lúp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TẠO ẢNH GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ MẮT VÀ SỰ TẠO ẢNH QUA KÍNH LÚP
 Người thực hiện: Nguyễn Viết Thắng
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lí 
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.Trang 1
1.1. Lí do chọn đề tài..............1
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
2. NỘI DUNG............................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài........................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............................6
2.3. Giải pháp thực hiện.............................................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................18
3.1. Kết luận ............................................................................................................18
3.2. Kiến nghị ..........................................................................................................18
NHỮNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Số thư tự
Tên đầy đủ
Kí hiệu, viết tắt
1
Đại học, Cao đẳng
ĐH, CĐ
2
Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ GD&ĐT
3
Trung học phổ thông
THPT
4
Trắc nghiệm khách quan
TNKQ
5
Khoa học tự nhiên
KHTN
6
Sách giáo khoa
SGK
7
Học sinh giỏi
HSG
8
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Môn Vật Lí là một trong những môn học cơ bản và quan trọng trong trường THPT. Đây là một trong ba môn của tổ hợp bài thi KHTN, đồng thời là một trong ba môn tổ hợp xét tuyển của các trường ĐH, CĐ. Đối với môn Vật Lí, theo lộ trình về cách thức ra đề thi của Bộ GD & ĐT thì trong năm học này (2018 – 2019) đề thi sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức trong chương trình THPT. Là một giáo viên bộ môn Vật Lý, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
 Mặt khác, trong thời điểm hiện nay, hình thức thi TNKQ (thời gian làm bài rút ngắn hơn so với năm 2016) được áp dụng cho kỳ thi THPT quốc gia nên việc đưa ra các phương pháp giải nhanh, tối ưu hóa các bước tính toán là rất tốt và thiết thực để các em có thể đạt được kết quả cao trong các kỳ thi đó. 
 Khi dạy phần Quang Học lớp 11 (Các bài toán về các tật của mắt và cách sửa, bài tập về các dụng cụ quang học ...), tôi nhận thấy đa số học sinh gặp rất nhiều khó khăn, qua tìm hiểu từ học sinh và kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy sở dĩ các em gặp khó khăn, lúng túng chính là do các bài tập ở dạng này rất trừu tượng, khi các ảnh trung gian được tạo ra qua các dụng cụ quang học là cái ta không nhìn thấy được (sờ thấy được, nhìn thấy được trực quan như phần cơ học), nguyên nhân tiếp theo là đa số các em chưa có khái niệm (hoặc có nhưng hiểu chưa đầy đủ) về vật và ảnh đối với một dụng cụ quang học. Chỉ một số rất ít các em có thể làm được bài tập với kết quả đúng, nhưng cách trình bày bài thì chưa rõ ràng, thậm chí nhiều vấn đề khi được giáo viên chất vấn thì thể hiện rõ là chưa hiểu đúng bản chất. 
 Theo lộ trình thi THPT Quốc Gia, năm học 2018 – 2019 đề thi sẽ bao gồm toàn bộ chương trình THPT, vì vậy hoàn toàn có thể xảy ra, các câu hỏi và bài tập dạng này sẽ xuất hiện trong đề thi THPT, thậm chí là ở mức độ vận dụng, và vận dụng cao. Vì vậy, nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy giúp các em học tốt phần này là rất cần thiết, cấp bách, và mang tính đón đầu.
 Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng sơ đồ tạo ảnh giải các bài toán về mắt và sự tạo ảnh qua kính lúp”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 a. Mục đích nghiên cứu
 Phân loại các dạng bài tập về các tật của mắt và cách sửa, sự tạo ảnh qua kính lúp, phương pháp giải quyết các dạng bài tập đó ở mức tối ưu, các bước làm cụ thể, quy chuẩn, giúp các em học sinh vận dụng giải quyết tốt phần này.
 Nêu lên một số sai sót, khuyết điểm thường gặp phải khi giải quyết các bài toán dạng này, chính xác hóa kiến thức và nêu kinh nghiệm khắc phục sai sót.
 b. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết về cách tạo ảnh qua thấu kính, hệ quang học, xây dựng các công thức thấu kính, công thức thấu kính mở rộng, quy ước dấu, xây dựng phương pháp giải quyết các bài toán.
 Vận dụng lý thuyết và các kinh nghiệm có được, đưa ra sơ đồ tạo ảnh để có cái nhìn trực quan giải các bài toán về mắt và sự tạo ảnh qua kính lúp ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao có thể xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ đưa ra phần lý thuyết và các dạng bài tập về mắt và sự tạo ảnh qua kính lúp ở chương trình Vật Lí 11 THPT. 
 Đề tài này nghiên cứu để tìm ra phương pháp giải đơn giản, dễ hiểu, trực quan thậm chí đi đến sơ đồ giải các bài toán về các tật của mắt và sự tạo ảnh qua kính lúp để mọi học sinh đều có thể làm được.
 Đối tượng áp dụng: Tất cả học sinh dự thi THPT Quốc Gia, dự thi bài KHTN, học sinh trong đội tuyển dự thi HSG cấp tỉnh. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 a. Nghiên cứu lý thuyết
 Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phần thấu kính, sự tạo ảnh qua thấu kính và quang hệ, cấu tạo, đặc điểm của mắt, các tật của mắt.
 b. Nghiên cứu thực tiễn
 Dự giờ bài “Các tật của mắt và cách khắc phục” và bài “Kính lúp” của đồng nghiệp ở một số lớp 11C2,11C4, và 11C8.
 Chọn một lớp dạy bình thường theo SGK và một lớp dạy theo kinh nghiệm đúc rút được. So sánh đối chiếu kết quả giờ dạy và rút ra bài học kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
 Phần Thấu kính mỏng thuộc chương VII của chương trình Vật Lý 11 nâng cao. Phần bài tập về mắt và kính lúp có kiến thức liên quan thuộc bài “Các tật của mắt và cách khắc phục” và bài “Kính lúp”.
 Nội dung kiến thức của phần: Mắt. Các tật của mắt và cách sửa. Kính lúp, được trình bày tóm tắt như sau.
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ THẤU KÍNH MỎNG
+ Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.
+ Phân loại: Chia hai loại thấu kính.
 - Thấu kính mép mỏng, gọi là thấu kính hội tụ.
 - Thấu kính mép dày, gọi là thấu kính phân kỳ. [2]
2.1.2. KHÁI NIỆM VẬT VÀ ẢNH ĐỐI VỚI MỘT DỤNG CỤ QUANG HỌC
a. KHÁI NIỆM VẬT ĐỐI VỚI MỘT DỤNG CỤ QUANG HỌC (QUANG CỤ)
+ Giao điểm của các tia sáng tới một dụng cụ quang học nào đó được gọi là vật đối với dụng cụ quang học ấy. Nếu giao điểm này có thật thì là vật thật, nếu giao điểm này chỉ là đường kéo dài của các tia cắt nhau thì là vật ảo.
+ Nhận thấy, vật thật là giao điểm của chùm tia tới phân kỳ và nằm trước quang cụ, vật ảo là giao điểm không có thật của chùm tia tới hội tụ và nằm sau quang cụ.
 Vật thật. Vật ảo.
b. KHÁI NIỆM ẢNH CỦA VẬT QUA MỘT DỤNG CỤ QUANG HỌC
+ Giao điểm của các tia phản xạ hay khúc xạ từ một dụng cụ quang học nào đó được gọi là ảnh cho bởi quang cụ ấy. Nếu giao điểm đó có thật thì là ảnh thật, nếu giao điểm đó chỉ là đường kéo dài của các tia cắt nhau thì là ảnh ảo.
 Ảnh thật Ảnh ảo 
+ Nhận thấy, ảnh thật là giao điểm có thật của chùm phản xạ hay khúc xạ hội tụ, ảnh ảo là giao không có thật của chùm phản xạ hay khúc xạ phân kỳ.
2.1.3. CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA VẬT, ẢNH QUA THẤU KÍNH
a. QUY ƯỚC VỀ DẤU
+ Vật thật d > 0, vật ảo d < 0.
+ Ảnh thật d’ > 0, ảnh ảo d’ < 0. 
+ Thấu kính hội tụ f > 0; thấu kính phân kỳ f < 0. 
+ Vật và ảnh cùng chiều nhau: k > 0; vật và ảnh ngược chiều nhau k < 0. [2]
b. CÔNG THỨC THẤU KÍNH
+ Công thức này áp dụng được cho tất cả các trường hợp tạo ảnh qua thấu kính.
- Vị trí của ảnh qua thấu kính : 
- Vị trí của vật : 
- Xác định tiêu cự f : 
- Số phóng đại ảnh : k = [2]
c. CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ẢNH QUA QUANG HỆ
+ Sơ đồ tạo ảnh qua quang hệ ghép xa nhau gồm 2 thấu kính
+ Sử dụng các công thức thấu kính và công thức liên hệ
+ Số phóng đại của ảnh cuối cùng qua quang hệ
 k = = . = k1. k2. [7]
2.1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THUỘC PHẦN MẮT, KÍNH LÚP
a. MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHẦN MẮT
+ Điểm cực cận Cc: Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt còn nhìn rõ gọi là điểm cực cận.Khi nhìn vật tại điểm Cc, mắt phải điều tiết tối đa.
+ Điểm cực viễn CV: Điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt còn nhìn rõ gọi là điểm cực viễn.Khi nhìn vật ở điểm CV, mắt không phải điều tiết.
+ Khoảng cách từ điểm cực cận CC đến điểm cực viễn CV gọi là khoảng nhìn rõ của mắt. 
+ Năng suất phân ly của mắt (kí hiệu ) là góc trông nhỏ nhất αMin khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm A, B. Khi đó, hai ảnh A’ và B’ của A, B nằm tại hai tế bào nhạy sáng cạnh nhau trên võng mạc. Muốn phân biệt được hai điểm A, B thì α ≥ αMin. 
+ Khái niệm mắt cận thị: Mắt cận thị là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc. 
+ Đặc điểm của mắt cận thị:
 - Điểm cực viễn CV cách mắt một khoảng không lớn (cỡ 2 m trở lại).
 - Điểm cực cận CC ở rất gần mắt
+ Khái niệm mắt viễn thị: Mắt viễn thị là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm sau võng mạc. 
+ Đặc điểm của mắt viễn thị: 
 - Mắt viễn thị nhìn vật ở vô cực đã phải điều tiết (điểm cực viễn CV là cực viễn ảo).
 Điểm cực viễn này nằm ở đâu? Vì ảnh phải rơi lên võng mạc d’ = OV = 2,2 cm, và vì giả sử cm chẳng hạn. 
 Khi nhìn vật đặt ở cực viễn, mắt không phải điều tiết f = fMax = 3 cm; d’ = 2,2 cm. 
 = = - 8,25 cm (đây là cực viễn ảo, nằm sau mắt)
 - Điểm cực cận CC nằm xa mắt hơn so với mắt thường (lớn hơn 25 cm).
+ Khái niệm mắt lão thị: Lão thị là tật thông thường ở người nhiều tuổi, khi đó cực cận CC xa mắt hơn so với mắt thường. 
+ Đặc điểm của mắt lão thị:
 - Điểm cực viễn CV ở vô cực (giống như mắt thường).
 - Điểm cực cận CC nằm xa mắt hơn so với mắt thường (lớn hơn 25 cm), (giống như mắt viễn thị). [3]
b. MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHẦN KÍNH LÚP
+ Khái niệm: Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
+ Số bội giác: G = = .
 - Khi ngắm chừng ở cực cận: GC = k
 - Khi ngắm chừng ở vô cực: = . Quy ước lấy D = 0,25 (m), =(m).
 [3]
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Thực tiễn giảng dạy, tôi đã ra một đề kiểm tra 15 phút tại 2 lớp 11 mà tôi đang giảng dạy, lớp 11 C1 và lớp 11C3 là hai lớp thuộc ban KHTN và có trình độ nhận thức tương đương nhau. Nội dung đề thi và kết quả đạt được như sau.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 
Bài 1. Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ D = - 2 dp sẽ nhìn rõ các vật đặt cách kính từ 12,5 cm đến 50 cm. 
Hỏi khi không đeo kính, người đó chỉ có thể thấy vật đặt trong khoảng nào?
Để nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết thì phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? Khi đó điểm gần nhất mà mắt nhìn rõ khi đeo kính cách kính bao nhiêu? Biết kính luôn đeo cách mắt một khoảng L = 1 cm. 
Bài 2. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 0,5 m và điểm cực cận cách mắt 0,15 m. 
Nếu người ấy muốn nhìn rõ các vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu? Khi đó, người đó nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? 
Nếu người ấy muốn điểm nhìn rõ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu?
KẾT QUẢ
Lớp dạy
Tổng số bài
Điểm 0 – 4
Điểm 5 – 7
Điểm 8 – 10
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Lớp 11C1
42
22
52,4%
19
45,2%
1
2,4%
Lớp 11C3
41
26
63,4%
15
36,6%
0
0,0%
 Theo đánh giá của tôi, sở dĩ kết quả làm bài ở cả 2 lớp đều không tốt là vì các em còn đang gặp những khó khăn sau:
 + Các em thực sự vẫn chưa hiểu đúng bản chất các khái niệm vật và ảnh đối với 1 dụng cụ quang học, thế nào là vật thật, thế nào là vật ảo, thế nào là ảnh thật, thế nào là ảnh ảo. Khi tạo ảnh qua quang hệ, A’B’ là ảnh thật của dụng cụ trước nhưng có thể lại là vật ảo của dụng cụ tiếp theo.
 + Học sinh mới chỉ làm tốt những bài tập khi tạo ảnh qua một thấu kính, khi tạo ảnh qua quang hệ thì các em còn lúng túng, chưa tìm được liên hệ giữa d1’; L và d2.
 + Trong chương trình SGK mới chỉ đề cập sửa tật cận thị cho trường hợp L = 0, trường hợp L 0, sửa tật viễn thị, xác định phạm vi đặt vật trước kính, xác định giới hạn nhìn rõ của mắt ... thì chưa đề cập tới.
 + Một số ít em có hiểu và biết cách làm tuy nhiên tính toán qua quang hệ dài dòng mất nhiều thời gian dẫn đến chưa hoàn thành bài kiểm tra.
 + Các ảnh và vật trung gian, vị trí cực cận, cực viễn vẫn là những vấn đề trừu tượng nên gây khó khăn trong việc tư duy, gây khó hiểu cho học sinh.
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Để khắc phục những tình trạng trên nhằm nâng cao hiệu quả làm bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí (cụ thể phần các tật của mắt và cách sửa. Kính lúp), đồng thời tạo cho học sinh yêu thích và hứng thú với những bài toán về mắt và các dụng cụ quang học. Tôi đã tiến hành các giải pháp sư phạm sau đây:
2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản và trọng tâm
2.3.2 Giải pháp thứ hai: Xây dựng phương pháp mới, phương pháp dùng sơ đồ tạo ảnh cùng hệ thống bài tập và tổ chức giảng dạy nhằm phát triển năng lực tư duy và hình thành kỹ năng, năng lực giải quyết các bài tập về mắt và sự tạo ảnh qua các dụng cụ quang học.
1. Sửa tật cận thị : Là đeo kính phân kỳ để nhìn rõ các vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
 - Để nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết, thì vật ở vô cực qua kính cho ảnh tại tiêu điểm của kính và cũng chính là tại điểm cực viễn của mắt CV. 
 Vì dM = L – d’ OCV = L – f 
 f = L - OCV
 Để sửa tật cận thị thì độ tụ của kính cân đeo : D = ( I )
2. Sửa tật viễn thị và tật lão thị : Là đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần nhất cách mắt 25 cm mà mắt phải điều tiết tối đa.
Để nhìn rõ các vật ở gần nhất cách mắt 25 (cm), tức là cách kính 25 – L (cm) thì vật ở điểm đó qua kính cho ảnh ảo rơi vào cực cận Cc của mắt. 
Vì dM = L – d’ OCC = L – d’ 
 d’ = L - OCC
Để sửa tật viễn thị thì độ tụ của kính cần đeo : D = = + ( II )
3. Xác định phạm vi đặt vật hoặc giới hạn nhìn rõ của mắt : 
 Mắt nhìn được các vật cách nó từ OCC đến OCV. Khi đeo kính có tiêu cự f mắt nhìn được các vật cách kính từ dC đến dV. Để tính các đại lượng ta sử dụng sơ đồ tạo ảnh.
Ta có : dM = L – d’ d’ = L - dM
Khi ảnh rơi vào cực cận thì : d = dC ; d’ = L – OCC.
 = 
- Khi ảnh rơi vào cực viễn thì: d = dV; d’ = L – OCV.
 = 
 ( III )
4. Nếu kính đeo sát mắt ( L = 0 ) : 
 Sơ đồ tạo ảnh.
- Chữa tật cận thị : Dc = .
- Chữa tật viễn thị, lão thị : 
 DV = + 
- Để tính phạm vi đặt vật trước kính hoặc phạm vi nhìn rõ của mắt ta sử dụng:
5. Kính lúp: Sơ đồ tạo ảnh là :
+ Khi ngắm chừng ở cực cận : dM = OCC 
d’ = L – OCC 
 = 
+ Khi ngắm chừng ở cực viễn : 
dM = OCV d’ = L – OCV 
 = 
 ( IV )
+ Số bội giác, ta cần ghi nhớ : . 
Nếu d = f ( vật đặt tại tiêu điểm) Ngắm chừng ở vô cực : = .
Biến đổi : G = = = = 
 Nếu có L = f thì G = .
Tóm lại: Nếu có thì G = . ( V )
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Thực nghiệm sư phạm
	 - Mục đích của thực nghiệm: Bước đầu kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giải pháp thứ nhất và giải pháp thứ hai.
	 - Tổ chức thử nghiệm: Lớp thử nghiệm là 11C3 – Lớp thực nghiệm và lớp 11C1 – Lớp đối chứng.
	 - Nội dung thử nghiệm: Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tạo ảnh, các công thức (I); (II); (III); (IV) và (V) vào giải các bài toán về các tật của mắt và kính lúp trong các tiết dạy trên lớp, kiểm tra hiệu quả của phương pháp mới thông qua bài kiểm tra 15 phút. 
Bài 1. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 80 cm. Muốn nhìn rõ vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu? [1]
Hướng dẫn. 
 - Để nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết, thì vật ở vô cực qua kính cho ảnh tại tiêu điểm của kính và cũng chính là tại điểm cực viễn của mắt CV. 
 - Vì dM = L – d’ OCV = 0 – f 
 f = - OCV
 - Để sửa tật cận thị, kính đeo sát mắt thì độ tụ của kính cần đeo : D = = = = - 1,25 dp. 
Lưu ý : Ta có thể áp dụng ngay công thức giải nhanh cho trường hợp L = 0. 
 Dc = 
Bài 2. Một người lớn tuổi có thể nhìn rõ các vật ở rất xa mà không phải điều tiết, nhưng muốn đọc được dòng chữ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ 1 dp. Biết kính đeo cách mắt 5 cm. Khoảng cực cận của mắt người đó là. [5]
Hướng dẫn.
+ Sửa tật viễn thị, kính đeo cách mắt L = 5 cm.
+ Vận dụng công thức: D = = + 
 1 = OCC = 0,3 m. 
Bài 3. Một người lớn tuổi có thể nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết, nhưng muốn đọc được dòng chữ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ 1 dp. Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa. [3]
Hướng dẫn. 
+ Nhìn rõ vật ở xa mà mắt không phải điều tiết, nên OCV = ∞.
+ Khi nhìn vật gần nhất cách mắt 25 cm thì qua kính cho một ảnh ảo tại cực cận của mắt.
d = 0,25 – L = 0,25 m 
dM = L – d’ = OCC 
d’ = L – OCC = - OCC 
1 = + OCC = (m)
+ Từ biểu thức: = DMax – DMin = - = 3 dp.
Bài 4. Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ D = - 2 dp sẽ nhìn rõ các vật đặt cách kính từ 12,5 cm đến 50 cm. 
Hỏi khi không đeo kính, người đó chỉ có thể thấy vật đặt trong khoảng nào?
Để nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết thì phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu ? Khi đó điểm gần nhất mà mắt nhìn rõ khi đeo kính cách kính bao nhiêu ? Biết kính luôn đeo cách mắt một khoảng L = 1 cm. 
Hướng dẫn. 
a. + Vận dụng công thức : 
 OCC = 0,11 m; OCV = 0,26 m.
b. Nhìn rõ các vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
+ Vận dụng : D = 
 D = = - 4 dp.
+ Điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ khi đeo kính này cách kính là. 
 = - 4 = dC = 1/6 (m).
Bài 5. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 0,5 m và điểm cực cận cách mắt 0,15 m. 
Nếu người ấy muốn nhìn rõ các vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu? Khi đó, người đó nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? 
Nếu người ấy muốn điểm nhìn rõ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu? [5]
Hướng dẫn. 
+ Nhìn rõ các vật xa vô cực mà mắt không phải điều tiết.
Dc = = = - 2 dp.
 + Khi nhìn các vật gần nhất, ảnh ảo rơi vào cực cân : 
 = - 2 = dC = 0,214 m. 
+ Muốn điểm nhìn rõ gần nhất cách mắt 25 cm, thì ảnh rơi vào cực cận.
Vận dụng : D = = + D = + = -2,67 dp.
Bài 6. Một người cận thị khi về già nhìn rõ các vật nằm trong khoảng từ 40 cm đến 80 cm.
Để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết người đó phải đeo kính L1 sát mắt có độ tụ bao nhiêu.
Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 0,25 cm người đó phải dán thêm vào L1 một thấu kính L2. Tính độ tụ của L2. [4]
Hướng dẫn. 
a. Sửa tật cận thị, kính đeo sát mắt L = 0.
+ Vận dụng : D1 = = = - 1,25 dp. 
b. Nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 0,25 m. 
+ Vận dụng: = = D D = = 1,5 dp.
+ Công thức tính độ tụ của quang hệ ghép sát: D = D1 + D2 D2 = D – D1 = 1,5 – (- 1,25) = 2,75 dp. 
Bài 7. Một người mang kính sát mắt có độ tụ D = - 2 dp thì có thể nhìn rõ các vật từ 20 cm đến vô cực. 
Xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi không đeo kính
Người này không đeo kính và dùng kính lúp trên vành có ghi X5 để quan sát vật nhỏ. Kính đặt cách mắt 5 cm. Hỏi vật phải đặt trong khoảng nào trước kính. Tính số bội giác G khi đó. 
Hướng dẫn. 
a. Phạm vi nhìn rõ khi không đeo kính.
+ Vận dụng công thức : 
 OCC = 0,1428 m; OCV = 0,5 m. 
b. Tính phạm vi đặt vật trước kính
+ Ta có G∞ = = 5 f = 5 cm. 
+ Sơ đồ tạo ảnh: 
+ Vận dụng công thức
 dC = 3,25 cm ; dV = 4,5 cm. 
+ Vì L = f = 5 cm Số bội giác GC = GV = = 2,856. 
Bài 8. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt ở trong khoảng từ 20 cm đến 45 cm. Người này dùng kính lúp có độ tụ D = 20 dp để quan sát một vật nhỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tao_anh_giai_cac_bai_toan_ve_mat_va_su_ta.doc