SKKN Sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” Lịch sử 10

SKKN Sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” Lịch sử 10

 "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động."[1]. Để góp phần vào sự phát triển đó, bộ môn Lịch sử đã không ngừng đổi mới về phương pháp giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước.

 Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ, không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà cần phải thông qua những dấu tích của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra.

 Sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan giúp học sinh dễ hình dung về quá khứ, làm cho học sinh giống như đang “chứng kiến” các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trước mắt, đánh giá khách quan chính xác bản chất sự kiện lịch sử.

 Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là: học sinh thông qua quá trình làm việc với nguồn tư liệu, ca dao, đồ dùng trực quan để tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.

 

doc 19 trang thuychi01 8775
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
  "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động."[1]. Để góp phần vào sự phát triển đó, bộ môn Lịch sử đã không ngừng đổi mới về phương pháp giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước. 
 Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ, không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà cần phải thông qua những dấu tích của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. 
 Sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan giúp học sinh dễ hình dung về quá khứ, làm cho học sinh giống như đang “chứng kiến” các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trước mắt, đánh giá khách quan chính xác bản chất sự kiện lịch sử.
 Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là: học sinh thông qua quá trình làm việc với nguồn tư liệu, ca dao, đồ dùng trực quan để tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
 Ca dao là một bộ phận của văn học. Nó không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật dân gian mà còn tâm thức của dân gian về những hiện tượng lịch sử, xã hội nhất định. Ca dao phản ánh lịch sử trực tiếp hoặc gián tiếp, ở những góc độ, những cung bậc khác nhau. Kí ức dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong ca dao thì thường không được ghi rõ về mốc thời gian, nhưng nó rất dễ nhớ bởi nó thường được diễn đạt bởi thể thơ lục bát, bằng những hình ảnh sinh động và phản ánh rất chân thực cái nhìn của dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà nhân dân quan tâm. Vì vậy, ca dao như là một nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho các bài giảng lịch sử.
 Đồ dùng trực quan huy động được sự tham gia của nhiều giác quan của người học, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý, quan sát, góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, qua đó phát huy được tính tích cực chủ động học tập cho học sinh và nâng cao được hiệu quả bài học.
 Sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan vào dạy- học lịch bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” sẽ góp phần làm cụ thể hóa sự kiện lịch sử, gây hứng thú học tập, sáng tạo, tìm tòi, hợp tác nhóm tích cực, phát huy các năng lực học sinh và nâng cao hiệu quả bài học.
I.1. Đoạn trích "Giáo dục...thị trường lao động" trích nguyên văn TLTK số 1. 
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
 Khi nghiên cứu đề tài, tôi hướng tới mục đích nghiên cứu cơ bản sau:
- Đề ra những phương pháp tối ưu cho việc sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học lịch “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, óc quan sát, sáng tạo của học sinh.
- Phát huy năng lực làm việc nhóm đạt hiệu quả cao, tăng khả năng giao tiếp, tính mạnh dạn học sinh trong giải quyết các tình huống gắn liền với đời sống hằng ngày.
- Qua đồ dùng trực quan rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về “đọc” nội dung tranh ảnh, rèn luyện ngôn ngữ diễn đạt cho học sinh.
- Phát huy năng khiếu hội họa, thẫm mĩ cho học sinh thông qua tranh ảnh. Hình thành, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng kiến thức sâu rộng giữa các môn học có sự liên kết chặt chẽ, song vẫn độc lập khoa học về môn học của Lịch sử.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong lao động. Nêu lên trách nhiệm của học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Góp phần làm cho học sinh trân trọng, giữ gìn nền văn học dân gian, hiểu rõ về cội nguồn lịch sử dân tộc cũng như lối sống, phong tục, tập quán, đạo đức, phẩm chất của con người Việt Nam.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Là các em học sinh lớp 10 ở trường THPT Thọ Xuân 5.
 Đặc điểm về năng lực nhận thức và tiếp thu tri thức: Trường Thọ Xuân 5 có đầu vào thấp, nên khả năng tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức thấp, chậm.
 Đặc điểm tâm sinh lí: Các em mới từ cấp hai lên, nên sự bỡ ngỡ môi trường mới trong học tập, trong giao tiếp bạn bè có nhiều thay đổi và các em cũng bắt đầu thể hiện là những “người lớn”, nên sự chủ động sáng tạo của các em là nhạy bén, các em thích thú với thế giới tri thức mới, muốn thể hiện khả năng của mình, đây là thuận lợi để giáo viên sử dụng phương pháp dạy-học đa dạng, tạo sự húng thú và niềm đam mê cho các em.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
I.4.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học.
- Các công trình về lý luận dạy học chung và lý luận dạy học môn lịch sử.
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 10, sách đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, tập 2, sách giáo viên lịch sử 10, các tài liệu lịch sử có liên quân
- Sách hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan, kênh hình dạy học lịch sử trong trường THPT.
- Sách văn học lớp 10, ca dao, tục ngữ Việt Nam, ca dao trong sự phát triển lịch sử dân tộc.
I.4.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra thực tế dạy- học lịch sử ở trường THPT bằng các hình thức: Dự giờ, quan sát, kiểm tra, phát phiếu thăm dò ý kiến về thực trạng dạy- học lịch sử hiện nay cho học sinh và giáo viên, tổng kết đánh giá rút ra kinh nghiệm sư phạm cho bản thân.
- Tiến hành dạy học đối chứng và thực nghiệm bài học cụ thể ở lớp 10C2, 10C4 tại trường THPT Thọ Xuân 5.
II. NỘI DUNG.
II.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
 Đồ dùng trực gồm có bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng thống kê(bảng niên biểu), phòng trưng bày hiện vật, bảo tàng...góp phần tạo hình ảnh, biểu tượng, làm cụ thể hóa về sự kiện, hiện tượng lịch sử, giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu về sự kiện, hiện tượng lịch sử. K.Đ.U.Sin-xki đã nhận xét “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta, là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan và những hình ảnh nào khắc sâu vào trí nhớ chúng ta, thì cũng được chúng ta nhớ kỹ, hiểu sâu những tư tưởng của nó”. [3]
 Ca dao (tiếng Pháp: chanson populaire), hay còn gọi là phong dao, đây là một thuật ngữ được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. [7]
 Ca dao là bộ bách khoa vĩ đại, là nơi kết tinh rực rỡ những tri thức, tài năng nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhân dân, ca dao là nguồn tư liệu lịch sử quí giá, nó phản ánh “trần trụi” hiện thực xã hội đương thời, do đó ca dao cung cấp một tính khách quan cho sự kiện, hiện tượng lịch sử.
 Ca dao kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy- học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” không chỉ làm cho học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức lịch sử của bài học mà còn tác động đến tư tưởng, tình cảm, lối sống, thái độ của học sinh về sự kiện, hiện tượng lịch sử cụ thể, góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết như yêu mến lao động, quý trọng người lao động, lên án sâu sắc đối với bọn áp bức, bóc lột vua quan của nhà Nguyễn, đồng tình với những cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân lao động, có lòng yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ quốc. Từ đó dạy-học lịch sử sẽ đạt được hiệu quả cao.
II.2. Thực trạng vấn đề dạy-học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
 Qua điều tra thực tế dạy- học lịch sử ở trường THPT bằng các hình thức: Dự giờ, quan sát, kiểm tra, phát phiếu thăm dò ý kiến, tôi nhận thấy trong dạy-học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, giáo viên dạy bài này chủ yếu kể chuyện đời tư các vua chúa, quan lại nhà Nguyễn cho học sinh nghe hoặc chủ yếu kể chuyện tiếu lâm, truyện cười ở thời kỳ này mà không có hoạt động học gì hay có giáo viên nặng về phương pháp thuyết trình các chính sách chính trị cai trị hà khắc, bóc lột, vơ vét tàn bạo của vua quan mà quên mất dạy-học phần đấu tranh của nông dân, binh lính, các đồng bào dân tộc thiểu số. 
II.1. Đoạn " Hình ảnh...tư tưởng của nó" trích nguyên văn TLTK số 3. Đoạn " Ca dao...có khúc điệu" trích tham khảo TLTK số 7.
 Với cách dạy-học này làm cho học sinh chỉ ngồi nghe mà không hiểu bài, không nắm được kiến thức trọng tâm của bài học, học xong học sinh không hiểu gì, không nhớ gì, không biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn.
 Sự bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ đã góp phần thay đổi phương pháp dạy học như ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học lịch sử, ứng dụng đa dạng, hiệu quả các phương pháp dạy-học, nâng cao hiệu quả bài học. Song không phải giáo viên nào cũng biết sử dụng công nghệ thông tin trên tinh thần phát huy ưu điểm của nó, mà ngược lại có giáo viên dùng cả bài giảng điện tử bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu, nội dung bài học, câu hỏi, trình chiếu cho học sinh xem, học sinh chỉ làm một việc là nhìn lên máy chiếu chép nội dung bài học.
 Nhiều giáo viên sử dụng giáo án điện tử như một hằng đẳng thức, soạn một lần hoặc đao từ trên mạng về một lần, sử dụng giáo án trong nhiều năm chỉ bằng cách thay đổi ngày tháng năm của bài soạn mà không có sự đầu tư về phương pháp dạy-học cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh ở từng trường, từng vùng miền.
 Mặt khác, trên thực tế theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia môn lịch sử nằm trong bài thi khoa học xã hội và đến năm 2019 lịch sử sẽ thi cả ba khối, gồm lịch sử lớp 10, lớp 11, lớp 12. Do đó bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” nằm trong khung ôn tập và đề thi của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Vì vậy sử dụng cao dao và đồ dùng dạy-học lịch sử không chỉ nâng cao hiệu quả bài học mà còn đáp ứng yêu cầu nguyện vọng học tập của học sinh, “học gì thi nấy”.
 Tại trường THPT Thọ Xuân 5 chất lượng đầu vào của học sinh đang còn thấp, năng lực tiếp thu tri thức lịch sử, năng lực sáng tạo, hoạt động tích cực, tự chủ, năng lực thực hành bộ môn, năng lực hoạt động nhóm rất hạn chế, các em chọn học môn lịch sử để tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, vì các em cho rằng môn lịch sử dễ học, dễ lấy điểm hơn các môn tự nhiên hoặc có học sinh học lịch sử chỉ vì muốn điểm tổng kết cao, làm cho điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông thấp đi, dễ đậu tốt nghiệp.
 Đứng trước thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy-học sử dụng ca dao kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy- học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” nhằm thu hút sự chú ý, tạo sự yêu thích, sự đam mê, đặc biệt tạo ra năng lực chủ động khám phá, làm chủ tri thức lịch sử của các em học sinh và hiệu quả bài học sẽ được nâng cao.
 II.3. Phương pháp sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”
II.3.1. Sử dụng ca dao, lược dồ tạo sự chú ý, hứng thú và khám phá bài học cho học sinh.
 Giáo viên sử dụng ca dao sau.
“Từ ngày Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ thái bình mới dễ làm ăn.”[7]
Lược đồ hành chính nước ta nữa đầu thế kỷ XIX [4]
 Em hãy cho biết những câu ca dao trên nói về ông vua nào và triều đại nào? Lược đồ hành chính nước ta dưới triều đại nào? Em có nhận xét gì về cách phân chia đơn vị hành chính này? Bên cạnh sự phân chia hành chính như vậy thì xã hội thời Nguyễn như thế nào, được phân chia mấy giai cấp, tầng lớp, đời sống nhân dân ra sao? Những người nông dân đã làm gì để giành quyền sống dưới thời Nguyễn? Các cuộc đấu tranh đó mang đặc điểm gì, kết quả ra sao? So với các triều đại trước các cuộc đấu tranh có gì khác, ý nghĩa của nó ra sao?
 Phương pháp này kích thích sự chú ý ngay từ đầu bài học cho học sinh, lôi cuốn các em vào nội dung bài học. Từ những câu ca dao trên các em trả lời, đó 
 là vua Tự Đức. Qua lược đồ các em biết rằng đó là lược đồ phân chia đơn vị hành chính thời vua Minh Mạng. 
Trang này ca dao " Từ ngày...làm ăn" trích nguyên văn TLTK số 7. Lược đồ tham khảo TLTK số 4.
 Với sự thích khám phá, thích tìm cái mới, thích chiếm lĩnh toàn bộ tri thức lịch sử trong bài học nên các em đã bị hấp dẫn bởi câu hỏi về xã hội, về đời sống các giai cấp, tầng lớp và các cuộc đấu tranh của nhân dân, do đó các em rất hăng say, nhiệt tình tham gia vào hoạt động học của mình.
II.3.2. Sử dụng ca dao, đồ dùng trực quan và kỹ thuật dạy học mảnh ghép vào mục 1. “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”
 Ở mục này giáo viên sử dụng ca dao.
“Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
 “Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi.”[7]
Cho bảng thống kê.
Thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX
 Thời Lê sơ ở thế kỷ XV
 “Bắt dân đào kênh
Đo đất đếm người
Một suất đinh hai thước
.Chồng lại phải phu phen”
“Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng xóa ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vất vơ đi ăn mày
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
 Cảnh hoang tàn đói rét..”.[2], [7]
“Đứng mãi nào hay ngày đã tận
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh”[7]
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng thèm ăn”[2]
 Hình ảnh địa chủ, cường hào Hình ảnh người nông dân [6]
II.3.2. Các câu ca dao trích nguyên văn TLTK số 2, số 7. Tranh ảnh tham khảo TLTK số 6.
 Cho học sinh xem thêm tư liệu sau.
“Cái hại quan lại là một, hai phần, còn cái hại cường hào đến 8, 9 phần. Cái hại cường hào nó làm con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành góa bụa, giết cả tính mạng người ta cứ công nhiên mà không sợ gì.”[2]
 “Trong một cuộc tuần du ra Bắc Kì của Thiệu Trị năm 1842 số quân lính và người theo hầu lên đến 17.500 người với 44 con voi, 172 con ngựa. Nhân dân dọc đường phải xây dựng 44 hành cung cho vua nghỉ.” [2]
 “Thời Minh Mạng, Thanh Hoá đói to, Lê Đăng Doanh được vua sai đến phát chẩn đến nơi, dân đói đến lãnh chẩn ngày càng nhiềucó người chưa đến nơi đã chết, có nơi tranh nhau sang đò chết đuối đến 600 người, có người phơi nắng dầm sương, ngồi chờ mà chết” [2]
Đám cưới chuột- Tranh Đông Hồ Đàn lợn- Tranh Đông Hồ [6]
 Giáo viên sử dụng máy chiếu cho học sinh đọc những câu ca dao, nội dung trong bảng thống kê, tranh ảnh và chia hoạt động học thành 2 vòng.
Vòng 1: Hoạt động học chia làm 4 nhóm
 Nhóm 1: Xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX được chia làm mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào? Nêu đời sống của từng giai cấp?
 Nhóm 2: Hoàn thiện bảng thống kê so sánh đời sống nông dân ở thời Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX với đời sống nông dân thời Lê sơ ở thế kỷ XV theo các tiêu chí: Ruộng đất; Nộp tô thuế; Đi lính, đi phu, đi lao dịch; Hậu quả. 
 Nhóm 3: Nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nông dân? Tranh “Đám cưới chuột” và tranh “Đàn lợn” phản ánh nội dung gì? Ước mơ của nông dân lúc bấy giờ là gì?
 Nhóm 4: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thời Nguyễn lúc bấy giờ? Theo em để giải quyết mâu thuẫn đó, nông dân đã làm gì? 
Trang này. Đoạn "Cái hại...sợ gì"; "Trong một ...vua nghỉ"; "Thời Minh Mạng...chờ mà chết" trích nguyên văn TLTK số 2. Tranh ảnh TLTK số 6.
 Vòng 2: Trộn các nhóm vòng 1 lại với nhau theo công thức 1, 2,3, 4 thành 1 nhóm mới,5, 6, 7, 8 thành 1 nhóm mới và như vậy nhóm mới làm việc chung với một câu hỏi sau. 
Em có nhận xét gì về đời sống nông dân dưới thời Nguyễn? 
 Qua ca dao, bảng thống kê, tranh ảnh, nhóm 1 trả lời rất tốt, xã hội Việt Nam thời Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX chia làm thành 2 giai cấp:
+ Thống trị: vua, quan, địa chủ, cường hào. Sống sung sướng, hưởng bổng lộc, không phải làm các nghĩa vụ nhà nước, nắm quyền lực, bóc lột nông dân nặng nề bằng tô thuế, sở hữu ruộng đất trong tay.
+ Bị trị: nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân), bị bóc lột, phải làm nghĩa vụ nhà nước nặng nề như nộp thuế, đi lính, đi phu, đi lao dịch.
 Đối với nhóm 2 các em lập được bảng so sánh với các tiêu chí rõ ràng.
Tiêu chí
Đời sống nông dân ở thời Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX
Đời sống nông dân thời Lê sơ 
ở thế kỷ XV
Ruộng đất
Thực hiện chính sách quân điền nhưng chỉ chiếm 20% duện tích. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, cường hào.
Đặt phép quân điền, chia ruộng 
công làng xã cho nông dân cày cấy.
Nộp tô thuế
Sưu cao, thuế nặng, chia vùng đánh thuế
“Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cáchthuế khóa và lao dịch thì tăng lên gấp 3 ”.
Nộp tô thuế theo nghĩa vụ nhà nước, khuyến khích nhân dân cày cấy, khai hoang.
Đi lính, đi phu, đi lao dịch
Tập trung sức dân, của cải xây dựng kinh thành. Mỗi năm người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch
Tập trung sức dân phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, đặc biệt làng nghề, mở mang thương nghiệp thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hậu quả.
Thiên tai mất mùa, đói kém, đời sống nông dân khổ cực, dẫn tới bùng nổ các cuộc đấu tranh.
Đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội ổn định, đất nước cường thịnh.
 Học sinh nhóm 3 chỉ ra nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nông dân, không ai khác đó là giai cấp thống trị, gồm có vua, quan, địa chủ, cường hào chỉ lo xây dựng lăng tẩm, thành quách, ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân tàn bạo với sưu cao thuế nặng, nạn tham ô, tham nhũng phát triển, nhà nước không có chính sách hay việc làm gì để hạn chế nạn đục khoét vơ vết của cải nhân dân của bọn quan lại, cường hào. 
 Tranh “ Đám cưới chuột”, học sinh sẽ nêu được ý nghĩa bức tranh, đó là: Nhân vật mèo cường hào ác bá, họ hàng nhà chuột thấp cổ bé họng cả đời không được sống yên thân vì lo sợ sẽ bị mèo ăn thịt. Bức tranh đã phản đúng thực trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nhân vật “Mèo” đại diện cho địa chủ, cường hào, nhân vật “Chuột” đại diện cho nông dân. Nông dân muốn yên ổn phải nộp cống phẩm cho quan lại( đó là hình chuột cầm chim, cá giao nộp cho mèo).
 Tranh “ Đàn lợn” lại được khắc họa trên mỗi con lợn đều có hai cái khoáy được thể hiện bằng biểu tượng  âm dương. Bên con lợn nái béo đẫy đà là đàn lợn con béo tròn. Bức tranh biểu hiện sự sinh sôi nảy nở, nói lên ước mơ của nhân dân là có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sum vầy, đủ đầy. Ước mơ đó giản dị nhưng là một khát vọng sống cháy mỏng và xa sỉ đối với người nông dân trong xã hội thời Nguyễn bấy giờ.
 Nhóm 4 cũng đạt kết quả hoạt động học của mình: Mâu thuẫn chủ yếu xã hội lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa vua, quan, địa chủ, cường hào với nông dân. Để giải quyết mâu thuẫn đó nông dân đã nổi dạy đấu tranh giành lấy quyền sống của mình.
 Phương pháp dạy - học trên đã tạo ra không khí học sôi nổi khi mà học sinh ở tất cả các nhóm đều xung phong phát biểu ý kiến và đưa nhận xét tổng quát về đời sống nhân dân là phải chịu sưu cao thuế nặng, chế độ lao dịch nặng nề. Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Đời sống nhân dân cực khổ. Quan lại từ trung ương đến địa phương ra sức bóc lột nhân dân. Chế độ phong kiến thời Nguyễn thể hiện đặc điểm với bộ máy chính quyền gia tăng tính chuyên chế, độc đoán, rơi vào sự khủng hoảng, bất ổn, loạn lạc không còn kỷ cương phép nước.
 Sau các hoạt động học của học sinh, giáo viên khái quát nội dung mục 1 “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân” bằng sơ đồ sau.
Xã hội thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX.
Khổ cực
Thống trị
Bị trị
Vua, quan lại,
địa chủ, cường hào
Quan lại 
tham 
ô
Cường
 hào 
ức 
hiếp
dân
Bóc lột
tô thuế,
 lao dịch 
nặng nề
Thiên tai mất mùa,
 bảo lụt, đói kém
Nhân dân lao 
động (nông dân)
><
—
 Giáo viên đặt câu hỏi mở cho các nhóm học sinh: Nhìn vào sơ đồ hãy rút ra bài học cho công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay là gì?
 Sau khi chiếm lĩnh toàn bộ tri thức lịch sự, hiểu được bản chất sự kiện lịch sử, hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ca_dao_va_do_dung_truc_quan_nham_nang_cao_hieu.doc
  • docMục lục SKKN.doc
  • docSKKN - bìa -.doc