SKKN Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

SKKN Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

Ngày 10 tháng 7 năm 2018 bộ giáo dục đào tạo đã công bố phổ điểm thi THPT quốc gia năm 2018, theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử trên cả nước là 3,79 điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 468.628 TS – chiếm 83,24%. Số TS có điểm liệt (<=1 điểm)="" là="" 1.277="" ts.="" điểm="" số="" có="" nhiều="" ts="" đạt="" nhất="" là="" 3,25="" điểm,="" có="" 527="" ts="" điểm="">

Với việc có 527 thí sinh có “điểm 0” môn Lịch sử trong các kỳ thi tuyển sinh đã khiến dư luận, đặc biệt là những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục không khỏi lo lắng về tình trạng dạy và học môn Lịch sử trong các nhà trường THPT hiện nay. Tình trạng trên cho thấy kết quả học tập môn Lịch sử quá thấp, “điểm 0” nghĩa là thí sinh chẳng biết gì hoặc sai tất cả kiến thức lịch sử được học trong nhà trường.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến kết quả thi môn Lịch sử quá thấp: môn Lịch sử chưa được các nhà quản lý giáo dục chú ý đúng với vị trí cần có – bị coi là môn học phụ, việc cắt xén chương trình và dạy dồn giờ để dành thời gian cho những “môn chính”, phụ huynh thúc giục con em tập trung học những môn chính (để thi đại học), quan niệm môn Lịch sử là “môn học thuộc lòng” nên lơ là, không thích nghe gợi mở khi học Đó là những sai lầm gây hậu quả kéo dài.

Giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng dạy – học môn Lịch sử là phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm đối với môn Lịch sử ở bậc phổ thông. Vị thế của môn Lịch sử phải coi như những môn học cơ bản trong việc trang bị kiến thức và giáo dục bản lĩnh con người Việt Nam. Đồng thời, cần phải xem xét lại, xác định rõ yêu cầu dạy học Lịch sử hiện nay nhằm mục tiêu gì, tránh tình trạng tóm lươc chương trình lịch sử của người lớn lại rồi bắt các em học, nặng nề về tư duy, cao xa và mênh mông không hợp với tuổi trẻ.

 

doc 21 trang thuychi01 10533
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 2 
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................	.....................................	3	1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................	3	1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.............................. 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.	4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................	4	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....	4
2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 
nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh 5
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................. 14
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.	
 3.1. Kết luận......................................................................................... 17
 3.2. Kiến nghị...........................................................................................17	TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................19	 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN................................ 21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày 10 tháng 7 năm 2018 bộ giáo dục đào tạo đã công bố phổ điểm thi THPT quốc gia năm 2018, theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử  trên cả nước là 3,79 điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 468.628 TS – chiếm 83,24%. Số TS có điểm liệt (<=1 điểm) là 1.277 TS. Điểm số có nhiều TS đạt nhất là 3,25 điểm, có 527 TS điểm 0.
Với việc có 527 thí sinh có “điểm 0” môn Lịch sử trong các kỳ thi tuyển sinh đã khiến dư luận, đặc biệt là những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục không khỏi lo lắng về tình trạng dạy và học môn Lịch sử trong các nhà trường THPT hiện nay. Tình trạng trên cho thấy kết quả học tập môn Lịch sử quá thấp, “điểm 0” nghĩa là thí sinh chẳng biết gì hoặc sai tất cả kiến thức lịch sử được học trong nhà trường. 
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến kết quả thi môn Lịch sử quá thấp: môn Lịch sử chưa được các nhà quản lý giáo dục chú ý đúng với vị trí cần có – bị coi là môn học phụ, việc cắt xén chương trình và dạy dồn giờ để dành thời gian cho những “môn chính”, phụ huynh thúc giục con em tập trung học những môn chính (để thi đại học), quan niệm môn Lịch sử là “môn học thuộc lòng” nên lơ là, không thích nghe gợi mở khi học Đó là những sai lầm gây hậu quả kéo dài.
Giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng dạy – học môn Lịch sử là phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm đối với môn Lịch sử ở bậc phổ thông. Vị thế của môn Lịch sử phải coi như những môn học cơ bản trong việc trang bị kiến thức và giáo dục bản lĩnh con người Việt Nam. Đồng thời, cần phải xem xét lại, xác định rõ yêu cầu dạy học Lịch sử hiện nay nhằm mục tiêu gì, tránh tình trạng tóm lươc chương trình lịch sử của người lớn lại rồi bắt các em học, nặng nề về tư duy, cao xa và mênh mông không hợp với tuổi trẻ.
 Yêu cầu cấp bách đặt ra lúc này đối với cán bộ quản lý cũng như đội ngũ
 giáo viên giảng dạy môn Lịch sử hiện nay là phải làm sao để các em học sinh yêu môn Sử rồi mới đến yêu kiến thức môn Sử. Sách giáo khoa và chương trình học Lịch sử phải thay đổi, nhất là cách dạy Sử phải thay đổi, không thể truyền thụ như hiện nay mà phải giao lưu, đối thoại giữa giáo viên và học sinh. Đã có nhiều hội thảo, nhiều buổi giao lưu về Sử học để đưa vấn đề dạy và học Lịch sử ra trước công luận cho mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm của mình, thúc đẩy việc học Sử tiến bộ nhanh chóng hơn. Ở nhà trường phổ thông, cán bộ, giáo viên cũng đang tích cực thay đổi phương thức quản lý, thay đổi phương pháp giảng dạy đối với môn Lịch sử. Có nhiều phương pháp được đưa vào áp dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; tăng cường sự giao lưu giữa giáo viên và học sinh: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng bản đồ tư duy, sử dụng bảng biểu so sánh Trong bài viết này, với vị trí là một giáo viên trực tiếp làm công việc giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân dựa trên việc “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT” nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn mới hơn, sinh động hơn, dễ dàng ghi nhớ một số sự kiện trong lịch sử dân tộc. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài“Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh ” nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn mới hơn, sinh động hơn, dễ dàng ghi nhớ một số sự kiện trong lịch sử dân tộc, nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Khái niệm ca dao, tục ngữ.
Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học có tác động như thế nào đến hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh.
Đơn vị nghiên cứu: Trường THPT Thạch Thành 2 gồm: Học sinh khối 10 gồm 4 lớp 10C4, 10C5, 10C6, 10C8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản thân. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng của ca dao, tục ngữ đối với việc giảng dạy Lịch Sử
- Sử dụng ca dao, tục ngữ là một trong những phương tiện dạy 
học Lịch Sử giúp học sinh dễ hiểu và yêu thích môn học hơn. 
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn Lịch Sử 
lớp 10 và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu, đọc thêm. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, các thông tư, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều xác định phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’ 
Việc dạy học Lịch Sử nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là 
các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. 
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ 
để hình thành khái niệm, kiến thức Lịch Sử đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. 
Trong thực tế nội dung Lịch Sử đã có trong những câu tục ngữ, ca dao. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta dùng để phản ánh các nhân vật, sự kiện Lịch Sử . Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. 
Việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng hơn khi ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập Lịch Sử qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học Lịch Sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có cũng chưa được nghiên cứu một các đầy đủ chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường THPT Thạch Thành 2, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của việc học tập Lịch Sử được nâng lên rõ rệt. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
“ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mà ai trong chúng ta- những giáo viên dạy sử cũng có thể thấy được. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng
 như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chung thường giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, truyền thụ kiến thức theo phương pháp đọc - chép do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học trở nên nặng nề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích học bộ môn Lịch Sử.
Tuy nhiên, trái với thực trạng trên. Qua giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp trong mấy năm qua, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi áp dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy Lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi thầy giáo đọc ca dao, tục ngữ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ thầy giáo đọc để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua thể nghiệm nhiều lần hai cách dạy ở 1 tiết học: Một là giảng dạy không vận dụng ca dao, tục ngữ, hai là có vận dụng ca dao, tục ngữ vào trong tiết dạy, tôi thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người học cũng hoàn toàn khác nhau.
2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.
2.3.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ
Ca dao, tục ngữ là một bộ phận của văn học dân gian. Nó không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật mà còn là tâm thức của dân gian về những hiện tượng lịch sử, xã hội nhất định. Ca dao, tục ngữ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp, ở những góc độ, những cung bậc khác nhau. Ký ức dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong ca dao, tục ngữ thì thường không được ghi rõ về mốc thời gian, nhưng nó rất dễ nhớ bởi nó thường được diễn đạt bởi thể thơ lục bát, bằng những hình ảnh sinh động và phản ánh rất chân thực cái nhìn của dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà nhân dân quan tâm. Vì vậy, chúng ta cũng có thể khai thác ca dao, tục ngữ như một nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho các bài giảng lịch sử. 
* Theo định nghĩa trong tập "Tục ngữ, thành ngữ, ca dao và dân ca Việt Nam" của tác giả Trần Ngọc Ngải thì: 
Ca Dao là những câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian. 
Tục Ngữ là những câu nói có tính cách răn dạy hay châm biếm chuyện đời.
* Theo Ông Lê Gia trong bộ sưu tập "Tâm hồn mẹ Việt Nam" (NXB Văn Nghệ, 1994) đưa ra những nhận định khá khác biệt với những Sưu tầm ca dao trước đây. 
Tục ngữ là những câuu nói dựa theo phong tục ăn sâu vào tư tưởng mọi người, được mọi người chấp nhập và truyền tụng. 
Còn ca dao là thơ ca truyền miệng dưới dạng những câu hát, hoặc văn vần. Ca dao là những câu lục bát, câu ca về cuộc sống, có thể đó là sự đồng cảm giữa con người, có thể đó là kinh nghiệm, có thể là cách lý giải các hiện tượng thiên nhiên, có thể là câu đố... Ca dao là phần ngôn ngữ từ của dân ca.
* Ngoài ra, chúng ta vẫn hiểu về cao dao, tục ngữ theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài cách hiểu được nhiều người vận dụng hơn cả. 
Tục ngữ: tục là thói quen có đã lâu đời; ngữ là lời nói; như vậy tục ngữ chính là những câu nói ngắn, gọn, giàu ý nghĩa, được dùng trong lời nói hàng ngày và lưu truyền từ đời nọ qua đời kia. 
Về hình thức, tục ngữ là những câu nói xuôi tai, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn. 
Ca dao: ca là bài hát thành chương khúc; dao là bài hát ngắn, không thành chương khúc; như vậy ca dao là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân. Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu của một xứ, một vùng.
Một biệt loại khá quan trọng của ca dao là đồng dao. Đồng dao là những bài hát dành cho trẻ con, toàn bài nhiều khi chỉ là một số câu có vần ghép lại với nhau, không có ý nghĩa rõ rệt. Tuy nhiên, đồng dao có thể giúp trẻ học một số danh từ về các vật thường gặp.
Tục ngữ: là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán. Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt, sản xuất Nó là những câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều người thừa nhận, để hướng dẫn con người ta trong sự nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc đời. Tục ngữ là những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo tri thức để nhận xét về con người và vũ trụ. 
Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. 
Có thể nói,ranh giới giữa ca dao và dân ca không rõ. Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến
 thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao. 
Dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào thì nó vẫn được phổ biến rộng rãi.
Ca dao, tục ngữ của Việt Nam, có sắc thái độc đáo, khó sánh được. Câu 6, câu 8, có vần, có điệu, ý nghĩa, tinh tế và vô danh chẳng biết tác giả là ai. Thuộc giới bình dân hay trí thức, nông dân hay thầy giáo? Chỉ biết riêng ca dao mênh mông kỳ thú, phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua hàng ngàn năm văn hiến. Một dân tộc văn minh, nhiều nghị lực, dũng cảm, đầy thi vị. 
Ca dao, tục ngữ, dân ca đặc cao giá trị nếp sống của con người tự do xã hội chủ nghĩa. Ca dao bảo vệ chân thiện mỹ, đề cao cái đẹp cái hay, chỉ trích cái xấu trong xã hội loài người.
2.3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học lịch sử THPT
Với nội dung phong phú, hình thức diễn đạt dễ nghe, dễ hiểu và dễ ghi nhớ như những định nghĩa nêu trên, việc sử dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông là điều hết sức cần thiết. Ca dao, tục ngữ giúp các em học sinh có cái nhìn sinh động, dễ hiểu về lịch sử dân tộc, từ đó có hứng thú với môn học hơn, tránh những giờ học khô khan, ghi nhớ kiến thức một cách gò ép, bắt buộc. 
2.3.2.1. Ca dao, tục ngữ về nhân vật lịch sử
Vì là sự đúc kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn của dân gian, nên nội dung ca dao, tục ngữ rất phong phú, một trong những nội dung đó là ca dao, tục ngữ về nhân vật lịch sử. Có thể lấy một vài ví dụ áp dụng cho chương trình lịch sử phổ thông như sau:
Ví dụ 1: Trong chương trình Lịch sử lớp 10 (ban cơ bản), Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
Ở mục 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khi giảng về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giáo viên sử dụng tư liệu sau
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
Ví dụ 2: Cũng trong chương trình Lịch sử lớp 10 (ban cơ bản), Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
Ở mục 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khi giảng về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng giáo viên sử dụng tư liệu sau
Kiều Công Tiễn cầu viện ngầm
Hán quân thủy bộ ầm ầm kéo sang
Đóng cọc gỗ Bạch Đằng giang
Giặc vào cạm bẫy, đôi đàng tiến ra
Trống đồng nổi trận phong ba
Cọc đâm thuyền giặc, sóng pha máu đào
Bắt giết thái tử Hoằng Thao
Hán chủ vội thoái quân vào Phiên Ngung
Nước non rạng bóng anh hùng
Nội thù, ngoại địch chôn chung số phần
Ví dụ 3: Trong chương trình Lịch sử lớp 10 (ban cơ bản), Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân. 
Đầu thế kỷ XIX, Việt Nam đặt dưới sự cai trị của triều Nguyễn, các vị vua mở đầu có những chính sách tích cực để khôi phục và phát triển kinh tế, tuy nhiên, đó là những chính sách không phù hợp với thời đại, cũng không phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đã khiến cho tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX được đánh giá “như đang lên cơn sốt trầm trọng”. Đời sống nhân dân khổ cực, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã diễn ra, một trong số đó có cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 – 1827) ở hạ lưu châu thổ sông Hồng (Nam Định, Thái Bình, lan ra Hải Dương) được đông đảo nhân dân tham gia. Sau này dân gian khi nhắc tới cuộc khởi nghĩa ấy có câu ca: 
“Trên trời có ông sao Tua,
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành”
Câu ca có nhắc tới “Ba Vành”, ở đây là gieo vần cho phù hợp, thực chất
 là nói về Phan Bá Vành. Đọc câu ca này, cho biết Phan Bá Vành là người làng Minh Giám, ông đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại chính sách hà khắc của triều đình và được nhân dân suy tôn như một ông vua của làng Minh Giám, được ví như sao Tua trên trời. 
Hay: 
“Đời vua Minh Mạng lên ngôi
Giữa năm Ất Dậu sao đuôi ngang trời
Bỗng đùng đùng bể khơi vang động
Giặc Ba Vành ngang dọc một phương”
Cũng như ở trên, câu ca này nhắc tới danh từ “Ba Vành” tức là để chỉ Phan Bá Vành. Câu ca dao này lại cho biết rõ ràng hơn, cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành là một trong số hơn 200 cuộc khởi nghĩa đã nổ ra thời vua Minh Mạng. Phan Bá Vành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vào năm 1821 – tức là năm Ất Dậu. Giặc Ba Vành ngang dọc một phương là để nói Phan Bá Vành đã lãnh đạo nhân dân khắp vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng nổi dậy chống triều đình làm cho triều Nguyễn hết sức lo lắng; Phan Bá Vành bị triều đình coi là “giặc”.
2.3.2.2. Ca dao, tục ngữ về sự kiện lịch sử
Lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước tới hiện nay đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm, cũng không ít những sự kiện lịch sử đã diễn ra, ghi dấu những trang vàng chói lọi trong lịch sử dựng và giữ nước của cha ông ta. 
Khi dạy Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản) về Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc tới đầu thế kỷ XIX.
Ví dụ 1: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Khoảng thế kỉ VII trước công nguyên, người Việt cổ đã xây dựng nhà nước đầu tiên trong lịch sử - nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ III trước công nguyên, quân Tần phát binh xâm chiếm nước ta. Nhân dân Văn Lang đã đoàn kết với người Tây Âu cùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Tần. Lúc bấy giờ vua Hùng đã già yếu, lại không có con trai nên thủ lĩnh người Tây Âu là Thục Phán đã trở thành người chỉ huy tối c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ca_dao_tuc_ngu_trong_day_hoc_lich_su_o_truong_t.doc