SKKN Sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học hữu cơ 11

SKKN Sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học hữu cơ 11

Môn Hóa Học trong trường trung học phổ thông giữ 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành, của Hóa học. Học Hóa học để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cở sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng phương trình phản ứng hóa học Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người.

Để đạt được mục đích của Hóa học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về Hóa học, người giáo viên dạy hóa học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức Hóa Học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Do vậy, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “ sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học hữu cơ 11 ” với mục đích góp phần sao cho học sinh học Hóa Học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học và kích thích năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Để Hóa Học không còn mang tính đặc thù, khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”

 

docx 16 trang thuychi01 19124
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học hữu cơ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tiêu đề
Trang
A. Mở đầu
1
B. Nội dung
2
I. Cơ sở lý luận
2
II. Thực trạng
2
III. Giải pháp
2
1. Sử dụng trong giảng dạy bài mới
2
1.1. Tích hợp
2
1.2. Lồng ghép
4
2. Sử dụng trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá
8
3. Sử dụng thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa
11
IV . Hiệu quả do sáng kiến đem lại 
12
C . Kết luận
13
I. Kết luận
13
II. Kiến nghị
13
Tài liệu tham khảo
15
A. PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Môn Hóa Học trong trường trung học phổ thông giữ 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành,  của Hóa học. Học Hóa học để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cở sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng phương trình phản ứng hóa học  Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người.
Để đạt được mục đích của Hóa học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về Hóa học, người giáo viên dạy hóa học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức Hóa Học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Do vậy, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “ sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học hữu cơ 11 ” với mục đích góp phần sao cho học sinh học Hóa Học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học và kích thích năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Để Hóa Học không còn mang tính đặc thù, khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”
 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 	Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “ sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học hữu cơ 11 ”với mục đích góp phần sao cho học sinh học Hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống . Từ đó nhằm khơi dậy cho học sinh niềm yêu thích, đam mê với môn Hóa học.
 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 
Đề taì này nghiên cứu về khả năng tiếp thu của học sinh khi giảng dạy bằng việc sử dụng một số bài toán thực tiễn trong hóa học hữu cơ.
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, thực nghiệm sư phạm, thống kê sử lí số liệu.
B. NỘI DUNG
I. CỞ SỞ LÍ LUẬN: 
Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách lớn trong toàn nghành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thông nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. THỰC TRẠNG:
 Ở cấp THCS, học sinh chủ yếu dành thời gian cho các môn Toán, Văn và Tiếng Anh để thi lên cấp THPT nên môn Hóa Học thường bị coi nhẹ hơn, và ít được học sinh đầu tư thời gian. Do đó khi lên cấp THPT, nhiều em học sinh có tâm lý sợ học môn Hóa do rỗng kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ môi trường, giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên còn rất hạn chế. Vì vậy, nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp phù hợp dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức và cần có liên hệ vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong bài giảng nhằm khơi dậy cho học sinh niềm yêu thích, đam mê với môn Hóa Học.
III. GIẢI PHÁP : 
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của bài tập thực tiễn, việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, và cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với một dung lượng nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi,các câu lạc bộ Hóa Học,....
 1. Sử dụng trong giảng dạy bài mới
    	Trong các giờ giảng bài mới giáo viên có thể linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài giảng, thuận lợi nhất là hai phương pháp tích hợp và lồng ghép.
1.1.Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức thực tiễn, làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất.
Ví dụ 1: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?
Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit.
CaC2 + 2H2O ® C2H2 + Ca(OH)2
Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. 
C2H2 + H2O xt, t0 CH3CHO
Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa thông tin này vào phần điều chế ankin - bài “Ankin” 
Ví dụ 2: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
Cồn y tế
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 750 có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 750 thì  nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 750 thì hiệu quả sát trùng kém. 
Áp dụng: Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương trở nên thông dụng. Nhưng để giải thích được vì sao cồn có khả năng sát khuẩn thì không phải ai cũng giải thích được. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên giải thích thì sẽ rất hứng thú vì hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm yêu hóa học. Giáo viên có thể đề cập ở phần ứng dụng trong bài “Ancol”.
Ví dụ 3: Xăng cải tiến như thế nào?
Những nhà nghiên cứu ở Viện Hoá hữu cơ thuộc Viện Hàn lâm khoa học của Nga bảo đảm rằng thêm 10% rượu isopropylic vào xăng sẽ làm cho tính chất của xăng tốt hơn Hỗn hợp 98% xăng AU- 93 và 10% rượu isopropylic tốt hơn xăng nguyên chất: ít muội hơn trong buồng đốt, giảm tính độc của khí thải, tỉ lệ nguyên liệu cháy không hết ít hơn, mà động cơ không bị giảm công suất.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa thông tin này vào phần ứng dụng của ancol trong bài “Ancol” .
Ví dụ 4 : Formol có đặc tính làm thức ăn dai hơn, giòn hơn, bảo quản được lâu hơn do formol dễ dàng kết hợp với các Protein (thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rửa, không ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa. Chính tính chất này đã bị lợi dụng để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt... Trong y học Foocmon có tính sát trùng cao nên được áp dụng để diệt vi khuẩn và là dung môi để bảo vệ các tổ chức, các vật phẩm, các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người. Vì vậy muốn giữ lại nguyên vẹn những xác chết không bị thối rửa theo thời gian người ta đã ướp xác bằng formol. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formol dù hàm lượng cao hay hàm lượng thấp mà kéo dài cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.. 
Tác hại của formol
- Gây những triệu chứng cấp tính:
+ Kích thích gây cai niêm mạc mắt, đỏ mắt
+ Kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Gây ngạt thở nếu hấp thu ở nồng độ 1/20000 trong không khí.
+ Là tác nhân gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay.
+ Tác hại trên đường tiêu hóa: làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng...
+ Khi tiếp xúc, hoặc ăn phải với một hàm lượng cao có thể gây tử vong.
- Là tác nhân gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể: 
+ Gia tăng tỷ lệ ung thư xoang mũi, ung thư đường hô hấp đặc biệt là mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa...
+ Là một trong những yếu tố gây ra sai lệch, và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai sử dụng có thể bị ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vào phần ứng dụng của anđehit trong bài “Anđehit - Xeton”
Ví dụ 5: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit fomic HCOOH. Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta bớt đau
2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O
	Áp dụng: Giáo viên có thể đưa thông tin này vào phần tính chất hóa học của axit cacboxylic.
 1.2.Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn.
Ví dụ 6: Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí? Có phải là do cá đớp không khí không?
Bọt khí thoát ra có thành phần chính là metan do các vi khuẩn có mặt trong nước đã phân huỷ các hợp chất mùn có ở đáy hồ ao. Khí metan là chất khí không màu, không mùi và hầu như không tan trong nước, do đó thoát ra ngoài tạo nên các bóng khí trên mặt hồ ao.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa thông tin này vào bài “Ankan” 
Ví dụ 7: Đèn xì oxi - axetilen dùng để làm gì?
Khí axetilen sinh ra khi cho đất đèn tác dụng với nước được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi - axetilen để hàn cắt kim loại do nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 30000C.
Để sản xuất được một chiếc xe đẹp người ta phải dùng tới 3 kg đất đèn.
Việc hàn, cắt kim loại bằng đèn xì oxi - axetilen được sử dụng khi đóng mới hoặc sửa chữa các con tàu sông, biển hay xây dựng, sửa chữa các cây cầu, các công trình xây dựng. 
Khi cần cắt, phá các con tàu đã bị hư hỏng để tận dụng sắt, thép cũ phục vụ cho ngành luyện cán thép người ta cũng dùng đèn xì oxi - axetilen.
Ví dụ 8: Giải thích hiện tượng:  “Khi các cầu thủ đá bóng bị đau nằm lăn lộn trên đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị thương đứng lên tiếp tục thi đấu”
Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Người cán bộ y tế dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương. Chất làm lạnh ở đây là etyl clorua C2H5Cl hay gọi là cloetan.
C2H5Cl là hợp chất hữu cơ có t0s là 12,30C. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun C2H5Cl lên chỗ bị thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ nên vết thương không bị chảy máu.
Chú ý là cloetan chỉ tạm thời không làm cho cầu thủ cảm giác đau mà không có tác dụng chữa trị vết thương.
Áp dụng: Đây là cảnh tượng thường thấy trong các trận đá banh. Mọi người cứ nghĩ đó là một loại “ thuốc tiên” nhưng xét về phương diện hóa học đó chỉ là một chất có đặc tính “ thu nhiệt mạnh” ở điều kiện thường. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về phần ứng dụng của dẫn xuất halogen trong bài “Dẫn xuất halogen” .
Ví dụ 9: Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ?
Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dể bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta không còn dùng xăng pha chì nửa.
Áp dụng: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung “Dầu mỏ”(Hóa học 11) hoặc bài “Dẫn xuất halogen” giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết được tác hại của việc pha chì vào xăng nhằm  nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Ancol
Ví dụ 10: Khi giảng bài ancol, giáo viên có thể liên hệ để hỏi học sinh “Rượu là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, lễ Tết. Ðặc biệt trong những ngày Tết, lượng rượu bia được tiêu thụ nhiều hơn dẫn đến số người nhập viện do ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ngộ độc rượu?”. 
Sau đó giáo viên có thể giải thích thêm: “Ngộc độc rượu có hai trường hợp ngộ độc etanol và ngộ độc metanol:
- Ngộ độc etanol: Trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là rượu bia có chứa ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây độc hại cho con người. Ethanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh. Vì thế nếu uống nhiều rượu sẽ dẫn đến say, nghiện và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Ngộ độc ethanol có thể cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống.
- Ngộ độc metanol: Tuy nhiên nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol, một chất cồn công nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất, để hạ giá thành đã pha cồn công nghiệp vào rượu để bán cho người tiêu dùng. Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người. Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hoá thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Triệu chứng đầu tiên có thể bao gồm: chán nản, lú lẫn, ngủ li bì. Triệu chứng nhiễm độc có thể xuất hiện chậm sau 18 - 24 giờ, bao gồm đau đầu, các triệu chứng về thị lực (nhìn mờ, nhìn có màu trắng), buồn nôn, nôn, thở nhanh, suy hô hấp. Nhiễm độc methanol nặng gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.
- Phân biệt ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol: Khi bị ngộ độc ethanol và methanol, từ 12 - 24 giờ sau khi uống, nạn nhân cảm thấy chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau bụng. Tuy nhiên, nếu là cồn ethanol thì sẽ gây ngộ độc rượu (say) rồi lại tỉnh nhưng nếu là cồn methanol thì nạn nhân uống say dễ gây tử vong nhanh chóng.
- Xử trí ngộ độc rượu thế nào? Tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Để phòng ngộ độc rượu, khi uống thì nên chọn loại rượu có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ uống ít (khoảng 30ml). Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và thức ăn khác nhằm tránh tình trạng cảm lạnh do đói, rét. Quan niệm uống rượu cho ấm người chỉ đúng khi người uống uống một lượng rượu vừa đủ cho nhu cầu và đang ở nơi ấm, kín gió và mặc đủ ấm. Vì thân nhiệt tăng do rượu nhanh nhưng rất chóng tàn. Do vậy, nếu không ăn uống đầy đủ, người uống rượu sẽ cạn năng lượng, bị đói rét, dễ bị cảm lạnh và nguy hiểm đến tính mạng”
Ví dụ 11: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biếtđược mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh của mọi người. Một trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài “Ancol” . Cụ thể, sau khi dạy xong bài “ Ancol ” giáo viên có thể đặt câu hỏi như trên để cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi hướng giải quyết vấn đề.
Ví dụ 12:  Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt.
Áp dụng: Đây là một kinh nghiệm thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến cá. Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh nghiệm trên. Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của hóa học nhằm tăng thêm niềm yêu thích đối với môn hóa học. Giáo viên có thể đưa vào phần ứng dụng của ancol trong bài “Ancol” hoặc phần tính chất chung của amin trong bài “Amin” 
Ví dụ 13 : 2,4-D, 2,4,5-T và Đioxin là những chất gì ?
	Vào khoảng những năm 1940 - 1948 người ta phát hiện thấy rằng axit 2,4 - điclophenoxiaxetic (2,4-D) , axit 2,4,5 -triclophenoxiaxetic (2,4,5-T) ở nồng độ cỡ phần triệu có tác dụng kích thích sự sinh trưởng thực vật nhưng ở nồng độ cao hơn chúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ. Từ đó chúng được sản xuất ở quy mô công nghiệp dùng làm chất diệt cỏ phát quang rừng rậm. Trong quá trình sản xuất 2,4-D và 2,4,5-T luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất là đioxin. Đó là một chất cực độc, tác dụng ngay ở nồng độ cực nhỏ (cỡ phần tỉ) , gây ra những tai hoạ cực kì nguy hiểm (ung thư, quái thai, dị tật).
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam , Đế quốc Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta hàng vạn tấn chất độc màu da cam trong đó chứa 2,4-D, 2,4,5-T và đioxin mà hậu quả của nó vẫn còn cho đến ngày ngay.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa thông tin này vào cuối bài phenol 
Ví dụ 14: Nước nho và rượu vang diệt siêu vi trùng ?
“Nước nho, rượu vang làm giảm tuổi thọ của siêu vi trùng gây bệnh, thí dụ siêu vi trùng poliomelit”. Những nhà sinh vật học Canada đã nuôi siêu vi trùng trong các nước uống ấy, có điều chỉnh pH và đã nhận thấy rằng khả năng gây bệnh của poliomelit trong nước nho (ở pH = 7.0 và nhiệt độ 40C) giảm hàng nghìn lần sau 1 ngày. Rượu vang tác dụng kém hơn nước nho tươi. Người ta đã giải thích rằng hiệu lực giết siêu vi trùng là của các hợp chất phenol có trong nước nho nhiều hơn trong rượu vang.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa thông tin này vào cuối bài Phenol (Tiết 58 - SGK Hóa học 11) hoặc vào bài Ancol.
Ví dụ 15: Vì sao sau khi ăn trái cây thì không nên đánh răng ngay?
Các nhà khoa học khuyến cáo: ăn trái cây thì phải 1h sau mới được đánh răng vì chất chua (axit hữu cơ) trong trái cấy sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công vào các kẽ răng và gây tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_bai_tap_thuc_tien_trong_giang_day_hoa_hoc_huu_c.docx
  • docBIA SKKN.doc