SKKN Nâng cao kết quả học tập phần Ancol- Phenol môn Hóa 11(cơ bản) thông qua việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực

SKKN Nâng cao kết quả học tập phần Ancol- Phenol môn Hóa 11(cơ bản) thông qua việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực

- Với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật như hiện nay, quá trình dạy học đã có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời đại.Dạy học ngày nay là quá trình lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt động học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, điều hành, giúp đỡ, định hướng cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Với xu hướng đó, giáo dục nhà trường phải chú trọng vào việc đặt ra những cơ hội học tập, điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập. Trên cơ sở định hướng đó, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực, nỗ lực đổi mới phương pháp dạy – học sao cho phát huy tối đa tính tích cực, năng động của học sinh. Nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Đặc biệt đối với đặc thù môn hóa học – một môn khoa học lý thuyết – thực nghiệm càng có nhiều điều kiện, cơ hội để sử dụng đa dạng hình thức, phương pháp dạy học. Một trong những thay đổi trong phương pháp dạy học là tập trung dạy cách học, cách nghĩ,khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự cập nhập, đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.

doc 17 trang thuychi01 9021
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao kết quả học tập phần Ancol- Phenol môn Hóa 11(cơ bản) thông qua việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu	Trang 2
1.1. Lý do chọn đề tài	Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu	Trang 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu	Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	Trang 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	Trang 4
2.1. Cơ sở lý luận 	Trang 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng	Trang 6
2.3 Các giải pháp thực hiện	Trang 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	Trang 15
3. Kết luận, kiến nghị	Trang 15
3.1 Kết luận	Trang 15
3.2 Kiến nghị	Trang 16
4. Tài liệu tham khảo	Trang 17
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật như hiện nay, quá trình dạy học đã có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời đại.Dạy học ngày nay là quá trình lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt động học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, điều hành, giúp đỡ, định hướng cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Với xu hướng đó, giáo dục nhà trường phải chú trọng vào việc đặt ra những cơ hội học tập, điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập. Trên cơ sở định hướng đó, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực, nỗ lực đổi mới phương pháp dạy – học sao cho phát huy tối đa tính tích cực, năng động của học sinh. Nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Đặc biệt đối với đặc thù môn hóa học – một môn khoa học lý thuyết – thực nghiệm càng có nhiều điều kiện, cơ hội để sử dụng đa dạng hình thức, phương pháp dạy học. Một trong những thay đổi trong phương pháp dạy học là tập trung dạy cách học, cách nghĩ,khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự cập nhập, đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
 Để hỗ trợ sự thay đổi phương pháp dạy học theo hướng đổi mới này có hiệu quả, trước hết giáo viên cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực một cách hoàn chỉnh. Với bộ câu hỏi này, học sinh sẽ có những định hướng quan trọng trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự biết chiếm lĩnh tri thức cho mình, các em sẽ linh hoạt hơn trong việc xử lý tình huống, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.Với sự chuẩn bị những câu hỏi định hướng nội dung kiến thức ở nhà thật tốt sẽ kích thích lòng ham hiểu biết, học sinh chủ động, tự tin khi bước vào tiết học mới. Sau mỗi bài học, các em sẽ rút kinh nghiệm riêng cho mình để nhận biết tri thức, rèn luyện kĩ năng viết các đồng phân của ancol, từ cấu tạo dự đoán được các tính chất, hoặc biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, tránh được lối học vẹt, học đối phó. 
	Với tầm quan trọng đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Nâng cao kết quả học tập phần Ancol- Phenol môn Hóa 11(cơ bản) thông qua việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực”. 
Với mong muốn của đề tài từng bước dạy cho học sinh cách tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu và chuẩn bị bài trước ở nhà theo bộ câu hỏi định hướng của giáo viên. Qua đó giúp các em tiếp thu bài học tốt hơn, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần Ancol-phenol hóa học lớp 11 trong dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống lý thuyết và bài tập có nội dung gắn với phần Ancol- Phenol (Hóa học 11)
1.4 Phương pháp nghiên cứu
	a) Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về lý thuyết và bài tập, các năng lực chung 
và năng lực chuyên biệt, các phương pháp dạy học hóa học để phát triển năng lực cho học sinh.
- Phân tích, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan ( các tiểu luận khoa học, báo chí, internet, báo chí và các tài liệu khác).
	b) Nghiên cứu thực tế
- Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 11A, 11B Trung tâm GDNN- GDTX Hà Trung năm học 2016-2017. Lớp thực nghiệm là lớp 11B được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài 40 “Ancol” ở Chương 8 (Thuộc lớp 11 chương trình chuẩn), tức là có sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực của giáo viên. Lớp đối chứng là lớp 11A giảng dạy khi không sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá 
- Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Với việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực trong dạy - học đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó chứng minh rằng, việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực trong dạy - học làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 11.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 . Đổi mới chương trình theo hướng tiếp cận năng lực.
- Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học đảm bảo chất lượng đầu ra của dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách của người học.
2.1.2. Năng lực và sự phát triển năng lực
a) Khái niệm năng lực
	Nhìn nhận một cách tổng quát năng lực luôn gắn với việc thực hiện, giải quyết vấn đề gắn với yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ để đạt được kết quả
b) Các năng lực cần đạt được
	Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
2.1.3.Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi dạy học
a) Yêu cầu về nội dung
- Câu hỏi phải phát huy năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. 
- Câu hỏi phải có tính định hướng rõ ràng nhằm đúng bản chất của vấn đề và trọng tâm bài giảng, phù hợp với đặc điểm môn học
- Hệ thống câu hỏi trong một bài phải có sự liên hệ và kế thừa nhằm phát triển nhận thức của học sinh một cách logic
Ví dụ: Khi dạy bài ancol (Hóa học 11 nâng cao) ta có thể đặt các câu hỏi theo trình tự bài học như sau:
	- Viết cấu tạo của ancol etylic?
	- Từ CTCT, cho biết khả năng tan trong nước, so sánh nhiệt độ sôi của ancol so với hidrocacbon? Giải thích?
	- Dự đoán tính chất hóa học của ancol dựa vào cấu tạo?
 b) Yêu cầu về mặt hình thức
- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và trong sáng	
- Độ dài và độ phức tạp cũng như từ ngữ của câu hỏi đặt ra phải phù hợp với lứa tuổi của học sinh 
c)Yêu cầu về mặt phương pháp
- Yêu cầu xác định rõ câu hỏi trọng tâm, phù hợp với đối tượng đặt câu hỏi, đảm bảo tính vừa sức và đặc điểm của môn học, mục tiêu của bài học
	Ví dụ: Khi dạy về tính axit của phenol, đối với học sinh trung bình – yếu, ta có thể đặt những câu hỏi gợi mở từ từ:
 1)Liên kết O – H trong phân tử phenol thuộc loại liên kết gì?
 2)Phenol có tính axit hay không? Giải thích?
- Yêu cầu câu hỏi dạy học phải gây được hứng thú nhận thức, kích thích học sinh suy nghĩ trả lời	
- Yêu cầu câu hỏi dạy học phải đảm bảo thời lượng tiết học	
2.1.4. Tác dụng của việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học	
a) Đối với học sinh 
 Các em được chủ động tham gia các bài học chứ không thụ động ngồi nghe
và cách dạy có đặt câu hỏi kích thích được sự tò mò, gây hứng thú nhận thức cho học sinh. 
Giúp học sinh khám phá tri thức. 
b) Đối với giáo viên
Việc sử dụng câu hỏi dạy học là một trong những phương pháp chính làm cho lời giảng của giáo viên sống động hơn.
Câu hỏi giúp giáo viên khám phá được thái độ học tập của học sinh. Từ đó có những phương pháp để khuyến khích, động viên cũng như nhắc nhở học sinh chú ý hơn trong giờ học.
2.1.5. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi một cách có hiệu
- Phân loại đối tượng học sinh
+Phân loại đối tượng theo trí thông minh, năng khiếu
+Phân loại theo phong cách học tập
- Phân loại câu trả lời
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Chất lượng đầu vào của trường thấp, phần lớn là học sinh yếu kém, các em vừa hỏng kiến thức, vừa lười học, ý thức học tập kém nên kết quả chất lượng bộ môn không cao. 
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, khi giảng dạy giáo viên có đưa hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề, tuy nhiên việc xây dựng hệ thống câu hỏi còn rất rời rạc, chưa phù hợp với trình độ học sinh toàn lớp, nhiều giáo viên chỉ lo tập trung vào những học sinh yếu với những câu hỏi quá dễ, có sẵn trong sách giáo khoa nên các em thấy không hứng thú để tìm hiểu và trả lời. Một số khác lại quá chú tâm với những câu hỏi quá khó dành cho học sinh “sáng dạ”. Điều này khiến các em học sinh yếu tự ti, chán học, không hứng thú phát biểu tham gia xây dựng bài, tiếp thu bài học một cách thụ động, lớp học tẻ nhạt. 
*.Nguyên nhân:
Giáo viên ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu.
Khả năng độc lập suy nghĩ của các em không cao.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, thí nghiệm biểu diễn còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học, chưa thật sự thu hút sự yêu thích học tập bộ môn.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, chưa linh hoạt.
Để áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy có hiệu quả tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng ban đầu năm học 2016 - 2017. Kết quả đạt như sau:
Lớp
Tổng số HV
Kết quả kiểm tra
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm < 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A
28
0
0
0
0
10
35,7
18
64,3
11B
28
0
0
0
0
12
42,86
16
57,14
2.3.Các giải pháp và tổ chức thực hiện 
2.3.1.Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu là học sinh lớp 11A và 11B và giáo viên dạy môn Hóa học của trường Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu 
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về trình độ học sinh, số lượng, giới tính, độ tuổi.
Về ý thức học tập: đa số các em hai lớp đều ngoan, tích cực, chủ động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn nhiều học sinh năng lực tư duy hạn chế, chưa tích cực trong học tập.
2.3.2. Bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực về phần Ancol- Phenol lớp 11 (Cơ bản)
1.Quy trình xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực:
Quy trình xây dựng bộ câu hỏi phát triển năng lực : gồm 8 bước
Bước 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học
Bước 2: Xác định đối tượng, kiến thức có liên quan
Bước 3: Xác định phương pháp dạy học chủ yếu sẽ tiến hành và điều kiện dạy học
Bước 4: Thiết kế bộ câu hỏi phát triển năng lực 
Bước 5: Xác định tính logic, cách diễn đạt, dự kiến thời gian, đáp án cho mỗi câu hỏi
Bước 6: Đánh giá bước đầu chất lượng câu hỏi
Bước 7: Thử nghiệm trong dạy học
Bước 8: Hoàn thiện bộ câu hỏi phát triển năng lực và sử dụng
Xây dựng bộ câu hỏi phát triển năng lực: Khi xây dựng bộ câu hỏi cần nêu ra hết các câu hỏi có thể sử dụng và sắp xếp các câu hỏi theo từng nội dung, đến lúc thiết kế bài giảng có thể chọn lọc lại trong số các câu hỏi đó cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng đối tượng học sinh.
	a) Bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực bài Ancol
Câu hỏi khái quát
Cấu tạo ancol ảnh hưởng thế nào đến tính chất hóa, lý của ancol?
Câu hỏi bài học
Câu hỏi nội dung
Kiến thức trong bài
1. Những chất có cấu tạo phân tử như thế nào được gọi là ancol?
1.1 Viết các đồng phân của hợp chất có CTPT C4H10O
1.- Định nghĩa ancol.
Đồng phân của ancol và không phải ancol (cách viết đồng phân, các kiểu đồng phân)
Danh pháp ancol.
1.2 Trình bày khái niệm ancol 
1.3 Trong các đồng phân trên, đồng phân nào là ancol? Giải thích.
1.4 Thiết lập công thức chung của:
+ Ancol no, đơn chức, mạch hở?
+ Ancol no, mạch hở?
+ Ancol?
1.5 Ancol có những kiểu đồng phân cấu tạo nào? Phân tích từ ví dụ về các đồng phân của C4H10O.
1.6 Gọi tên các ancol trên theo 2 cách
→ Cách gọi tên ancol.
2. Trình bày tính chất vật lí của ancol.
2.1 Quan sát mẫu ancol: ancol etylic, glyxerol và dựa sách giáo khoa; Cho biết tính chất vật lí của ancol.
2. Tính chất vật lí của ancol.
2.2 Giải thích tại sao ancol tan được trong nước, còn hidrocacbon thì không tan trong H2O? (đối với lớp khá giỏi có thể nói thêm liên kết hidro)
3. Dựa vào cấu tạo của ancol, hãy dự đoán khả năng phản ứng của ancol?
3.1 Viết công thức cấu tạo của ancol etylic.
3. Dự đoán tính chất hóa học ancol
3.2 Dựa vào công thức cấu tạo trên, cho biết những khả năng phản ứng của ancol.
4. Ancol có tính axit hay không? 
4. Tiến hành thí nghiệm sau:
TN1: Cho Na vào ancol etylic
TN2: Cho Na vào H2O 
Cho biết hiện tượng thu được ở mỗi thí nghiệm, viết phương trình hóa học của từng phản ứng ở các thí nghiệm trên.
4. Phản ứng thế H của nhóm OH trong ancol.
5. Nhóm OH của ancol sẽ bị thế khi ancol thực hiện phản ứng với chất nào? Viết phương trình minh họa.
5.1 Tiến hành thí nghiệm cho ancol isoamylic tác dụng với H2SO4 đặc. Cho biết hiện tượng thu được.
5. Ancol tác dụng với axit
5.2 Viết phương trình hóa học của thí nghiệm trên.
5.3 Viết phương trình hóa học phản ứng ancol etylic với axit HX
5.4 Cho glixerol tác dụng với axit nitric thu được sản phẩm gì? Cho biết ứng dụng của sản phẩm
6. Đun ancol với H2SO4 đặc có thể xảy ra những khả năng nào? Giải thích.
6.1 Trong phản ứng tách nhóm OH ancol, nếu chỉ đun ancol với H2SO4 đặc thì nhóm OH sẽ tách như thế nào? Viết phương trình hóa học minh họa, cho biết loại sản phẩm tạo thành?
6. 
Đun ancol trong H2SO4 đặc, 140oC
Đun ancol trong H2SO4 đặc, 170oC
6.2 Đun 2 ancol với H2SO4 đặc, 140oC thu được tối đa mấy ete?
6.3 Cho biết tỉ khối hơi của sản phẩm thu được khi đun ancol với H2SO4 đặc ở 140oC so với ancol ban đầu.
6.4 Nếu tách H2O nội phân tử ancol (Đun ancol với H2SO4 đặc, 170oC) thì tạo hợp chất gì? Ví dụ với ancol etylic
6.5 Viết phương trình hóa học của phản ứng tách H2O nội phân tử của ancol sec – butylic. Xác định sản phẩm chính. Giải thích?
6.6 Cho biết tỉ khối hơi của sản phẩm thu được đun ancol với H2SO4 đặc, 170oC so với ancol ban đầu.
7. Oxi hóa hữu hạn ancol tiến hành như thế nào?
7.1 Cách xác định bậc ancol?
7. Oxi hóa hữu hạn ancol
7.2 Khi oxi hóa ancol bằng CuO khi đun nóng sẽ thu được những sản phẩm gì?
7.3 Sản phẩm thu được khi oxi hóa hữu hạn ancol theo từng bậc ancol khác nhau?
7.4 Từ ancol etylic có thể điều chế trực tiếp ra axit axetic không? Bằng cách nào?
8. Ancol có cháy hay không?
8.1 Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy ancol
8. Đốt cháy ancol
8.2 Cho biết mối tương quan giữa số mol của CO2 và H2O khi đốt cháy ancol no, mạch hở
9. Làm sao để phân biệt được ancol etylic với glixerol?
9.1 Tiến hành thí nghiệm cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2. Cho biết hiện tượng thu được.
9. Tính chất riêng của ancol đa chức
9.2 Những ancol nào có khả năng phản ứng giống glixerol?
10. Ancol được điều chế như thế nào? Có ứng dụng gì?
10.1 Ancol có thể điều chế bằng phương pháp chung nào? Điều kiện từng phương pháp?
Điều chế ancol bằng các phương pháp khác nhau
Ứng dụng của ancol trong đời sống.
10.2 Cách điều chế ancol từ tinh bột?
10.3 Trình bày ứng dụng của ancol.
* Câu hỏi vận dụng kiến thức vào đời sống:
1. Uống rượu có lợi hay có hại cho sức khỏe? Vì sao có người uống được nhiều rượu, có người uống được ít rượu.
2. Các con số 8o , 10o , 14o, 30o  ghi trên nhãn chai (lon) bia, rượu có ý nghĩa gì?
3. Cách pha rượu theo các nồng độ khác nhau?
4. Cùng là C2H5OH nhưng có loại được gọi là rượu, có loại được gọi là cồn?
5. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
6. Ancol etylic (etanol) thì uống được nhưng ancol gỗ (metanol) uống vào lại bị ngộ độc?
7. Cách cảnh sát giao thông đo độ cồn của tài xế lái xe?
8. Glixerol được trộn vào kem đánh răng với mục đích gì?
9. Vì sao rượu có khả năng làm mất mùi tanh của cá?
	b) Bộ câu hỏi định hướng phát triển năng lực bài Phenol
Câu hỏi khái quát: 
So sánh phenol và ancol về cấu tạo và tính chất hóa học?
Câu hỏi bài học
Câu hỏi nội dung
Kiến thức trong bài
1. Trình bày khái niệm phenol
1.1 Viết các đồng phân thơm của hợp chất hữu cơ có CTPT C7H8O
1.Khái niệm ancol thơm, phenol.
1.2 Trong các đồng phân trên, đồng phân nào là ancol?
1.3 Các đồng phân còn lại có điểm gì giống và khác với đồng phân ancol đã xác định?
1.4 Phân biệt khái niệm phenol, ancol thơm?
2. Cho biết tính chất vật lí của phenol?
2. Dựa vào mẫu phenol có sẵn, quan sát, phát biểu tính chất vật lí của phenol.
2. Tính chất vật lí của phenol
3. Phenol có tính axit hay không? Tính chất đó thể hiện như thế nào?
3.1 Tiến hành thí nghiệm: 
Cho phenol vào H2O, lắc nhẹ, quan sát tính tan của phenol. Sau đó thêm dd NaOH, lắc nhẹ. Sục khí CO2 vào dd thu được.
Mô tả và cho biết hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên. Viết phương trình hóa học của thí nghiệm.
3. Tính axit của phenol
3.2 So sánh tính axit của phenol với axit cacbonic.
4. Phenol có khả năng làm mất màu nước brom không?
4.1 Tiến hành thí nghiệm sau:
TN1: Cho nước brom vào dd phenol
TN2: Cho phenol vào dd HNO3 đặc/ H2SO4 đặc
Cho biết hiện tượng thu được.
4. Phản ứng thế nguyên tử H ở vòng thơm
4.2 Viết phương trình hóa học của phản ứng, gọi tên sản phẩm. Cho biết ứng dụng của từng phản ứng hóa học? 
4.3 Giải thích phương trình đã viết ở câu trên.
5. Nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol có ảnh hưởng gì đến nhau?
5. Phản ứng hóa học nào chứng minh phenol có tính axit? Phản ứng hóa học nào chứng minh tính axit của phenol yếu hơn axit H2CO3?
5. Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol.
6. Điều chế và ứng dụng của phenol?
6.1 Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế phenol từ clobenzen ?
6.2 Phenol có ứng dụng gì trong đời sống? Tìm mẫu vật, hình ảnh minh họa.
* Câu hỏi vận dụng kiến thức vào đời sống
1.Để rửa sạch ống nghiệm đựng phenol thì dùng dd nào?
2. Nên sử lý vết bỏng phenol như thế nào?
3. Ăn các loại rau thơm, trái cây chứa các hợp chất tự nhiên của phenol có lợi hay có hại cho sức khỏe?
5. Tại sao không nên dùng son môi, mặt nạ có pha phenol?
 	c)Một số câu hỏi định hướng phát triển năng lực bài ôn tập chương
1. Điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa ancol và phenol? Tính chất hóa học nào của ancol và phenol thể hiện điểm giống và khác nhau đó?
2. Ancol có đặc điểm gì hòa tan Cu(OH)2 thành dd xanh lam?
3. Đun ancol với H2SO4 đặc sẽ xảy ra kiểu phản ứng gì khi:
a. Tỉ khối hơi của sản phẩm so với ancol >1
b. Tỉ khối hơi của sản phẩm so với ancol<1
4. Viết phương trình hóa học của phản ứng đun 2-metyl butan – 2 – ol trong H2SO4 đặc, ở 170oC. 
5. Sản phẩm thu được khi oxi hóa bằng CuO các ancol bậc 1,bậc 2, bậc 3?
6. Mối quan hệ về số mol CO2 và H2O khi đốt cháy ancol no, mạch hở.
7. Dùng phương pháp hóa học, làm cách nào nhận biết được ancol? 
8. Những tính chất nào thể hiện phenol có tính axit? So sánh tính axit của phenol với axit H2CO3?
9. Có thể nhận biết phenol bằng những cách nào?
15. Nhóm hydroxyl và gốc phenyl trong phân tử phenol co ảnh hưởng qua lại như thế nào?
Bài tập:
Câu 1: a)Từ metan và các chất vô cơ cần thiết hãy viết các phương trình điều chế ancol: Metylic; etylic; etylenglycol.
b)Từ ancol etylic hãy viết phương trình phản ứng điều chế phenol (các chất vô cơ và điều kiện có sẵn).
c)Từ propen, chỉ bằng ba phương trình phản ứng hoá học hãy điều chế glixerol.
Câu 2: Thực hiện chuỗi phản ứng	 	
	 b) 
Câu 3: Nhận biết các lọ mất nhãn sau
a) Ancol propilic, glixerol và phenol.
b) Ancol etylic, nước, benzen. 
 Bài 4: Viết các đồng phân thơm có CTPT C7H8O. trong các đồng phân đó:
a) Đồng phân nào tác dụng được với Na? Viết phương trình phản ứng. 
b) Đồng phân nào tác dụng với NaOH? Viết phương trình phản ứng.
Bài 5: Đun nóng hỗn hợp gồm ancol metylic và ancol etylic với H2SO4 đặc làm xúc tác ở 1400C. Hỏi thu được mấy ete. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra và gọi tên các ete đó
	Hướng dẫn: Thu được 3 ete
Câu 6:Chất A là một ancol no, đơn chức, mạch hở

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_phan_ancol_phenol_mon_hoa_11co.doc