SKKN Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả giảng dạy Chuyên đề địa lí tự nhiên 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó, việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành. Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học. Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập ; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
Xuất phát từ việc chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa.Thông qua sử dụng Át Lát học sinh chủ động học tập và rèn luyện các kỹ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.
Xuất phát từ sự chỉ đạo của ngành giáo dục đào tạo qua các năm về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá môn Địa lí. Coi trọng kiểm tra kỹ năng vận dụng của học sinh, tăng cường sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để giảng dạy cho học sinh.
Xuất phát từ nhu cầu học của học sinh hiện nay nói chung và trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng khi mà phần lớn các em khối 12 đăng kí dự thi THPT Quốc gia chọn cho mình môn thi thứ tư là môn Địa lí.
Từ trước đến nay trong tiềm thức của nhiều người, môn Địa lí là môn phụ, ít có cơ hội chọn ngành nghề khi dự thi đại học mà khi học rồi thì khả năng xin việc khi ra trường lại càng khó.Trong khi đó môn Địa lí nó vừa chứa đựng các kiến thức tự nhiên với nhiều quy luật của tự nhiên khác nhau, nó vừa chứa đựng những kiến thức xã hội với những số liệu khó nhớ, luôn thay đổi. Kiến thức của môn Địa lí vừa mang tính cụ thể, vừa có tính trừu tượng của không gian địa lý. vì thế môn Địa lí làm cho học sinh khó đạt được điểm cao khi thi và kiểm tra.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài.2 2.Mục đích nghiên cứu..3 3.Đối tượng nghiên cứu.3 4.Phương pháp nghiên cứu4 4.1Đối với giáo viên..4 4.2 Đối với học sinh..4 II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận4 2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến...5 3.1 Các giải pháp thực hiện...6 3.2 Các biện pháp tổ chức pháp thực hiện....6 Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ...6,7 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi ...8,9 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tt)9,10,11 Bài 8: Thiên niên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển...11,12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa13 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa(tt).14 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng...15,16 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng(tt)..............16,17 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.17,18 4.Kết quả........18,19 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận..19,20 2.Kiến nghị..20 Tài liệu tham khảo và phụ lục..21,22,23,24 I. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó, việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Xuất phát từ yêu cầu: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành. Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học. Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập ; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. Xuất phát từ việc chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa.Thông qua sử dụng Át Lát học sinh chủ động học tập và rèn luyện các kỹ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí. Xuất phát từ sự chỉ đạo của ngành giáo dục đào tạo qua các năm về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá môn Địa lí. Coi trọng kiểm tra kỹ năng vận dụng của học sinh, tăng cường sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để giảng dạy cho học sinh. Xuất phát từ nhu cầu học của học sinh hiện nay nói chung và trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng khi mà phần lớn các em khối 12 đăng kí dự thi THPT Quốc gia chọn cho mình môn thi thứ tư là môn Địa lí. Từ trước đến nay trong tiềm thức của nhiều người, môn Địa lí là môn phụ, ít có cơ hội chọn ngành nghề khi dự thi đại học mà khi học rồi thì khả năng xin việc khi ra trường lại càng khó.Trong khi đó môn Địa lí nó vừa chứa đựng các kiến thức tự nhiên với nhiều quy luật của tự nhiên khác nhau, nó vừa chứa đựng những kiến thức xã hội với những số liệu khó nhớ, luôn thay đổi. Kiến thức của môn Địa lí vừa mang tính cụ thể, vừa có tính trừu tượng của không gian địa lý... vì thế môn Địa lí làm cho học sinh khó đạt được điểm cao khi thi và kiểm tra. Tuy nhiên trong thời gian đứng trên bục giảng đã hơn 15 năm nay bằng lương tâm và trách nhiệm của người thầy tôi đã thổi hồn cho các em học sinh làm cho các em hiểu rõ trách nhiệm của người học khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đặt biệt là đối với tất cả các môn học trong đó có môn Địa lí khi mà tình yêu quê hương Đất nước và trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ thực tiễn trong quá trình dạy địa lí trước đây có những lúc tôi thường coi trọng dạy kiến thức, mà coi nhẹ dạy các kỹ năng địa lí nên khi học xong các kiến thức các em quên khá nhiều, các kỹ năng đơn giản trong cuộc sống như khi sử dụng bản đồ để xác định vị trí, đường đi, hay xem tỉ lệ bản đồ để biết được 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m, bao nhiêu km trên thực địa...học sinh lại không nắm được. Át lát địa lí Việt Nam có thể coi là cuốn sách giáo khoa thứ hai của môn địa lí, trong đó nó chứa đựng nhiều kiến thức về địa lí nói chung và chuyên đề địa lí tự nhiên nói riêng. Các kiến thức địa lí được khái quát hóa bằng các bản đồ, biểu đồ.nên khi chúng ta đọc không phải là đọc từng dấu hiệu riêng lẻ mà phải đọc được mối quan hệ giưã các dấu hiệu trên bản đồ. Nếu biết khai thác Át lát địa lí Việt Nam thì học sinh sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều trong việc học thuộc đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta, đặc điểm chung của địa hình nước ta,các dạng địa hình, so sánh các dạng địa hình, tài nguyên biển, hoạt động của các loại gió, sự khác biệt về thiên nhiên giữa Bắc- Nam, Đông- Tây... bên cạnh đó còn rèn luyện được nhiều kỹ năng khác cho học sinh. Đặc biệt là phần địa lí tự nhiên rất khó nhớ và khó thuộc lòng. Giảng dạy địa lí gắn với bản đồ là yêu cầu khách quan đối với việc giảng dạy môn địa lí lớp 12 nói chung và chuyên đề địa lí tự nhiên 12 nói riêng, tuy nhiên không phải trường nào cũng đủ bản đồ để giảng dạy, mặt khác bản đồ không được cập nhật thường xuyên bằng Át lát địa lí Việt nam; giải pháp tốt nhất để thay thế khi thiếu bản đồ treo tường chính là hướng dẫn học địa lí bằng Át lát địa lý Việt Nam. Dạy địa lý 12 dựa vào Át lát địa lý Việt Nam đặc biệt là trước ngưỡng cửa của kỳ thi THPT Quốc gia phải thừa nhận rằng, nếu học sinh dự thi THPTQG có môn địa lý thì Át lát Địa lý Việt Nam chính là “cứu cánh” cho các em, giảm bớt được rất nhiều thời gian ôn tập cho các em. Từ sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến để thuận tiện trong quá trình giảng dạy, vừa giúp học sinh thay đổi cách học đối với môn địa lí nói chung và kiến thức phần địa lí tự nhiên nói riêng, giúp các em tự tin bước vào kỳ thi sắp tới kỳ thi THPT QG, tôi đã đưa ra đề tài: “Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên đề địa lí tự nhiên 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh chủ động học tập và rèn luyện các kỹ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí. - Hiện nay trong tất cả các đề thi HSG ở câu IV và đề thi THPT QG ở câu II là bài sử dụng Atlat nhưng qua thực tế chấm bài thì rất nhiều em đã không biết khai thác Atlat triệt để để có điểm số tuyệt đối và phần lớn chỉ đạt được ½ số điểm và nếu có những câu hỏi sử dụng tổng hợp nhiều trang thì lại càng khó cho các em. - Giúp học sinh biết sử dụng Atlat, rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích biểu đồ trong Atlat, bởi đó là một kênh thông tin cực kỳ quan trọng trong việc đưa ra các số liệu minh chứng cho luận điểm của mình. Vì vậy biết sử dụng Atlat và khai thác triệt để kiến thức là việc rất cần thiết. 3. Đối tượng nghiên cứu. Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 4 lớp của Trường trung học phổ thông Triêu Sơn 5 để dễ so sánh trong 2 năm học gần đây nhất. -Lớp đối chứng và thực nghiệm: 12C1,12C2 (năm học 2014-2015) - Lớp đối chứng và thực nghiệm: 12B1, 12 B2( năm học 2015-2016) Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài tương đồng nhau về chất lượng, khả năng khai thác kiến thức từ Átlat, bản đồ, biểu đồ trước khi tác động. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua thực tế giảng dạy, hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat và khai thác kiến thức địa lí trong bản đồ, Atlat - Giao bài tập và kiểm tra đánh giá thường xuyên. 4.1. Đối với giáo viên Đọc mục tiêu của bài dạy trong sách hướng dẫn giáo viên, sau này là đọc mục tiêu bài dạy trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng bộ môn, tìm trong Át lát địa lí Việt Nam (Át lát) những trang bản đồ có thể khai thác để đáp ứng cho mục tiêu bài dạy. Xác định từng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa rồi tìm trong Át lát xem có thể hướng dẫn học sinh khai thác chỗ nào để học sinh có thể trả lời những nội dung tương đồng với nội dung trong sách giáo khoa. Giáo viên đặt câu hỏi “Dựa vào Át lát trang...hãy.....” để cho học sinh khai thác Át lát và trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Song song với việc cho học sinh khai thác Át lát thì tôi cũng thường chuẩn bị các File Át lát tương ứng và dùng máy Projector để minh họa trên máy chiếu để cho học sinh xem (có thể thay thế bằng bản đồ treo tường nếu không dùng File Át lát), nếu không làm được điều này, học sinh rất khó biết giáo viên đang hướng dẫn ở chỗ nào, thao tác phân tích như thế nào. Tôi cũng lưu ý với học sinh: một số nội dung yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng có trong sách giáo khoa nhưng không có trên Át lát để học sinh biết và khai thác các kiến thức đó trong sách giáo khoa. Để tạo thói quen cho học sinh sử dụng Át lát trong học địa lí tôi đưa ra yêu cầu đối với học sinh là mỗi em trang bị cho mình một cuốn Át lát. Rất may cũng vì xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của các em nên các em đều có ý thức tự giác và được phụ huynh giúp đỡ nên các em đã chuẩn bị đầy đủ Át lát. Trong các tiết dạy tôi thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh những phần việc mà giáo viên giao. 4.2.Đối với học sinh. Cần chuẩn bị trước các bài tập, các câu hỏi có trong nội dung bài học mà phải sử dụng Át lát theo yêu cầu của giáo viên, làm các bài tập theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên giao trước. Khi đi học địa lí bắt buộc phải cầm theo Át lát địa lý Việt Nam. Chuẩn bị tâm thế, khi được kiểm tra bắt buộc phải sử dụng Át lát. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Địa lí tự nhiên Việt Nam là một nội dung khó, đây là một phần chứa đựng dung lượng kiến thức khá lớn, nhiều vấn đề kiến thức khá trìu tượng và khó hiểu. Giữa các hiện tượng tự nhiên không tồn tại một cách rạch ròi mà luôn quan hệ mật thiết với nhau theo lối quan hệ nhân – quả. Hiện tượng này là nguyên nhân của hiện tượng kia và ngược lại. Môn Địa lí vốn không có trọng tâm, kiến thức lại nhiều và khó thuộc lòng vì vậy một trong những phương pháp học tập tốt bộ môn là học sinh được tiếp cận với nhiều dạng câu hỏi và bài tập có liên quan. Trên cơ sở đó HS không những hiểu được bản chất của vấn đề mà còn hiểu rõ mối tương quan chặt chẽ giữa các hiện tượng địa lí. Nhất là các thành phần tự nhiên trong mối quan hệ với nhau nên việc luyện cho các em kỹ năng biết đọc Atlat và khai thác kiến thức từ Atlat là việc rất cần thiết. Át lát thực chất là một tập bản đồ được biên tập lại theo trình tự nhất định bắt đầu bản đồ là các thành phần tự nhiên. Trong từng trang bản đồ có nhiều các kí hiệu, có một số biểu đồ để minh họa. Trên mỗi bản đồ không chỉ biểu hiện 1 đối tượng mà thường nhiều đối tượng, chính vì vậy học sinh cần có thời gian để xem các kí hiệu, xem các đối tượng được biểu hiện trên bản đồ trước. Những lần kiểm tra thường xuyên miệng, 15 phút và kiểm tra định kỳ, nếu nội dung cần hỏi có trong Át lát tôi đều đặt câu hỏi dưới dạng “Dựa vào Át lát trang...hãy.....”, có làm như vậy thì học sinh mới thường xuyên sử dụng Át lát. Tôi cũng xác định rằng để khai thác được Át lát không phải là dễ dàng đối với học sinh ngoài việc mất rất nhiều thời gian cùng với sự kiên trì của giáo viên bởi vì việc sử dụng Át lát đòi hỏi tổng hợp nhiều kỹ năng và cũng rất mới mẻ với các em khi mà có những em chưa một lần cầm cuốn Át lát để xem “có những nội dung” gì trong đó vì vậy những buổi đầu khi yêu cầu sử dụng Át lát tôi không đặt câu hỏi yêu cầu quá cao với học sinh, mà để các em làm quen từng bước, thậm chí là dành thời gian để hướng dẫn lại học sinh về cách khai thác bản đồ, đọc biểu đồ, các bước tiến hành để đọc bản đồ. Tôi nhận thấy rằng để học sinh biết sử dụng Át lát ở lớp 12 thì ngay từ lớp 10 và lớp 11 giáo viên phải quan tâm, dạy cho các em các kiến thức về bản đồ, biểu đồ ở lớp 10; dạy địa lý các nước ở lớp 11 phải tạo thói quen cho các em khai thác bản đồ địa lí các nước và biểu đồ để phục vụ cho bài học. Nếu làm được như vậy thì khi sử dụng Át lát ở lớp 12 cả thầy và trò đều đỡ vất vả hơn. Xuất phát từ cơ sở lí luận trên, để học sinh lớp 12 học tốt hơn phần địa lí tự nhiên Việt Nam, tôi đã căn cứ vào từng bài từng trang bản đồ để soạn ra những câu hỏi và bài tập để các em làm nhanh hơn, khắc sâu kiến thức và đạt hiệu quả cao trong học tập đặc biệt là kỳ thi THPT QG sắp tới đây thì điều đó là rất cần thiết. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Với học sinh lớp 12, kiến thức địa lí tự nhiên Việt Nam vẫn là nội dung kiến thức khó,các em chưa thể có cái nhìn toàn diện và hệ thống nội dung này, trong khi có rất nhiều đơn vị kiến thức đòi hỏi khả năng tư duy logic mới hiểu được bản chất của hiện tượng. Vì vậy việc biết kết hợp giữa nội dung kiến thức sgk và Atlat để trả lời phần lớn các câu hỏi là điều rất khó đối với các em.Trong khi đó khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu, phân tích- tổng hợp của đa phần HS chưa tốt, nhất là học sinh theo học ban KHXH. Trước ngưỡng cửa của lớp 12, HS có thể tham gia nhiều kỳ thi trong đó có môn địa lí, điển hình là kỳ thi sắp tới đây, kỳ thi THPT QG mà đa phần các em học sinh THPT Triệu Sơn 5 chọn cho mình môn thi thứ 4 là môn địa lí. Vì thế muốn đạt được kết quả cao học sinh phải được thực hành và trả lời nhuần nhuyễn câu hỏi và bài tập có liên quan. Xuất phát từ tâm lí các em học sinh khi chọn cho mình môn thi thứ tư là môn địa để xét tốt nghiệp lí thì tỏ vẻ phấn khởi và theo các em môn học này có nhiều bài tập kỹ năng, kiến thức lại gần gũi với thực tế nên dù không học vẫn có thể làm bài và được điểm cao. Nhưng thực trạng trong những năm gần đây trong quá trình ôn thi cho học sinh và qua các đợt thi khảo sát chất lượng và trong các lần thi thử THPT QG, thi tuyển chọn HSG của trường và thậm chí cả kỳ thi HSG cấp tỉnh đều có câu sử dụng atlat. VD như đợt thi khảo sát do sở GD tổ chức vào giữa tháng 4 vừa qua có câu hỏi: Dựa vào trang 10 và 17 của atlat Địa lí Việt Nam, hãy: Kể tên 09 hệ thống sông lớn theo thứ tự giảm dần về diện tích lưu vực của chúng ở nước ta. Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản và rất dễ và tất cả đối tượng HS đều có thể làm được. Nhưng chỉ khi tham gia chấm bài tôi mới thấy nhiều học sinh không làm được hoặc kể lộn xộn sai trình tự, rõ ràng là tư duy của các em còn rất yếu. Từ thực trạng trên để nâng cao kỹ năng khai thác Atlat và giúp HS thay đổi cách học “vẹt” học đối phó và để đạt được kết quả cao, giúp các em tự tin bước vào kỳ thi sắp tới, tôi đã đưa ra đề tài“Sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên đề địa lí tự nhiên 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5” rất mong được đón nhận và góp ý của đồng môn để đề tài được hoàn chỉnh hơn, thiết thực hơn. 3.Các giải pháp thực hiện 3.1 Các giải pháp thực hiện: Để giúp học sinh khai thác tốt kiến thức trong Atlat Thứ nhất: Trang bị cho học sinh nội dung kiến thức cơ bản SGK có thể khai thác trên bản đồ. Thứ hai: Đưa ra các dạng câu hỏi khi sử dụng Át lát. 3.2 Các biện pháp tổ chức thực hiện Trong đề tài nàỳ, tôi xin đưa ra một số câu hỏi cụ thể của từng bài liên quan đến các đề trong ôn thi HSG cũng như ôn thi THPT QG. BÀI 2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ I. Tìm các trang bản đồ của Át lát cần sử dụng phục vụ cho bài học: Trang 4, 5, 6,7, 23. II. Đối chiếu kiến thức trong sách giáo khoa với Át lát để xây dựng câu hỏi và trả lời Nội dung kiến thức sách giáo khoa có thể khai thác trên bản đồ Dựa vào Át lát để trả lời trả lời các câu hỏi 1.Vị trí địa lý. Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023/B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8034/B xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102009/Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109024/Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 1. Dựa vào Átlát trang 4 (Việt Nam trong Đông Nam Á hãy cho biết vị trí địa lí của nước ta. Nước ta tiếp với các nước nào trên đất liền? Hãy xác định các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây trên phần đất liền của lãnh thổ nước ta? 2. Phạm vi lãnh thổ: gồm 3 bộ phận: Vùng đất, vùng trời và vùng biển. a)Vùng đất: Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006). - Nước ta có hơn 4.600 Km đường biên giới trên đất liền, trong đó có đường biên giới Việt Nam với Trung Quốc dài hơn 1.400 Km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2.100 Km và đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1.100 Km. - Phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi, thường được xác định theo ranh giới tự nhiên là các đỉnh núi, các đường chia nước, các hẻm núi và các thung lũng sông. - Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng thường tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu như với Trung Quốc gồm: Hữu Nghị (Lạng Sơn); Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu). Với Lào gồm: Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Với Campuchia gồm: Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài(Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang). - Đường bờ biển nước ta có hình cong như chữ S dài 3.260 Km, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. - Nước ta có khoảng hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). 2. Dựa Dựa vào Át lát trang 4 hãy cho biết lãnh thổ Việt Nam gồm những bộ phận nào? 3. Dựa vào Át lát trang 4 hãy so sánh chiều dài đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước? 4. Dựa vào Át lát trang 6, 7 hãy cho biết đường biên giới trên bộ của nước ta nằm chủ yếu trên miền địa hình nào? 5. Dựa vào Át lát trang 23 hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia . 6. Dựa vào Át lát trang 4 hãy kể tên các tỉnh có biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam 7. Dựa vào Át lát trang 4 hãy kể tên các quần đảo và các đảo của nước ta. b)Vùng biển. - Biển Đông có các quốc gia ven biển là: Việt Nam,Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin, Campuchia. - Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 1. Kể tên các nước ven Biển Đông. Nêu tên các bộ phận vùng biển nước ta. BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I.Tìm các trang bản đồ của Át lát cần sử dụng phục vụ cho bài học: Trang 6,7, 13,14 II.Đối chiếu kiến thức trong sách giáo khoa với Át lát để xây dựng câu hỏi và trả lời. Nội dung kiến thức sách giáo khoa có thể khai thác trên bản đồ Dựa vào Át lát để trả lời các câu hỏi. 1.Đặc điểm chung của địa hình. a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: - Hướng tây bắc – đông nam là hướng nghiêng chung của địa hình, là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc,Trường Sơn Bắc và các hệ thống sông lớn. - Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn. 1. Quan sát màu sắc trên bản đồ trang 6 hãy nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam. 2. Quan sát hướng chảy của các sông lớn trên Át lát trang 6,7 hoặc trang 13,14 từ đó hãy suy ra hướng nghiêng của địa hình Việt Nam? 3. Tìm trên bản đồ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_at_lat_dia_li_viet_nam_de_nang_cao_hieu_qua_gia.doc