SKKN Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THPT từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường

SKKN Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THPT từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường

 Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp đồng thời là yêu cầu mang tính nguyên tắc của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thức rất rõ tính ưu việt của phương pháp này trong hệ thống phương pháp dạy học nói chung. Người học không chỉ được chiếm lĩnh những kiến thức trong bài, mà còn mở mang hiểu biết thêm nhiều loại tri thức khác có liên quan và có kĩ năng đọc- hiểu các thể loại văn học các em được tiếp nhận từ đời sống, có khả năng ứng dụng thực hành chủ động và tích cực, góp phần đáp ứng được yêu cầu chung của mục đích giáo dục trong thời đại hiện nay.

 Văn nghị luận một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân loại. Văn nghị luận với những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như: tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn hùng hồn; kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm. Làm văn nghị luận trong nhà trường chiếm thời lượng khá lớn, trong đó nhiều thầy cô vẫn phải loay hoay trong hướng đi còn rất mờ mịt này. Hầu hết giáo viên dạy văn đều nhận ra rằng, dạy làm văn- mà bộ phận chủ yếu là dạy làm văn nghị luận, là một trong số những vấn đề nan giải nhất. Một bài toán khó đang đặt ra với giáo viên dạy văn: trong xu thế đổi mới của thời đại, học sinh làm văn nghị luận có xu hướng được đòi hỏi cao hơn. Đây là con đường phát triển đúng đắn. Học sinh làm văn nghị luận sẽ thể hiện và phát huy được năng lực tư duy và nhận thức toàn diện, khắc phục dần điểm yếu lâu nay của giáo dục là học gạo, học để thi, nặng lí thuyết suông, sách vở sáo mòn.

 Là một giáo viên có tuổi nghề đã cao, yêu thích văn nghị luận và thời học sinh cũng đã rất tâm huyết khi làm văn nghị luận. Tôi đã nhận thức sâu sắc từ thực tế: Học sinh trung học phổ thông, trên địa bàn tôi trực tiếp đứng lớp, hầu hết khi vào lớp 10 đều chưa biết làm văn nghị luận, sợ làm văn nghị luận. Học văn nghị luận hay làm văn nghị luận đều là vấn đề nhức nhối của cả người dạy và người học. Tôi đã trăn trở nhiều năm và đang tìm ra chìa khoá khi làm cầu nối giữa tác phẩm nghị luận và kĩ năng làm bài nghị luận cho học sinh về tư tưởng đạo lí hay những vấn đề đời sống xã hội.

 Vì những lí do trên, đúc rút từ trải nghiệm sau nhiều năm giảng dạy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THPT từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường.

 

doc 20 trang thuychi01 6330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THPT từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Đề mục Trang 1 
 Phần 1. Mở đầu .... 2 
I - Lí do chọn đề tài .2
II- Mục đích nghiên cứu .. ..2
III- Đối tượng nghiên cứu ...3
IV- Phương pháp nghiên cứu .3
 Phần 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ..4
I. Cơ sở lí luận 4
1.Vài nét về tích hợp trong dạy học4
2.Vấn đề tích hợp trong giờ dạy văn bản nghị luận4
II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.5
1. Sử dụng phương pháp tích hợp trong việc dạy văn bản nghị luận ở trường THPT ..5 
2. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp cho bài dạy cụ thể.7 
 3. Rèn luyện kĩ năng thực hành làm văn nghị luận .10
 3.1. Vận dụng kiến thức  10
 3.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành 14
IV. Kết quả cúa SKKN..16 
 1. Kết quả giờ dạy 17 
 2. Kết quả bài kiểm tra 17 
 Phần 3. Kết luận, kiến nghị .19 
 1. Kết luận19
 2. Kiến nghị 19
 Tài liệu tham khảo..20
 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp đồng thời là yêu cầu mang tính nguyên tắc của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thức rất rõ tính ưu việt của phương pháp này trong hệ thống phương pháp dạy học nói chung. Người học không chỉ được chiếm lĩnh những kiến thức trong bài, mà còn mở mang hiểu biết thêm nhiều loại tri thức khác có liên quan và có kĩ năng đọc- hiểu các thể loại văn học các em được tiếp nhận từ đời sống, có khả năng ứng dụng thực hành chủ động và tích cực, góp phần đáp ứng được yêu cầu chung của mục đích giáo dục trong thời đại hiện nay.
 Văn nghị luận một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân loại. Văn nghị luận với những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như: tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn hùng hồn; kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm. Làm văn nghị luận trong nhà trường chiếm thời lượng khá lớn, trong đó nhiều thầy cô vẫn phải loay hoay trong hướng đi còn rất mờ mịt này. Hầu hết giáo viên dạy văn đều nhận ra rằng, dạy làm văn- mà bộ phận chủ yếu là dạy làm văn nghị luận, là một trong số những vấn đề nan giải nhất. Một bài toán khó đang đặt ra với giáo viên dạy văn: trong xu thế đổi mới của thời đại, học sinh làm văn nghị luận có xu hướng được đòi hỏi cao hơn. Đây là con đường phát triển đúng đắn. Học sinh làm văn nghị luận sẽ thể hiện và phát huy được năng lực tư duy và nhận thức toàn diện, khắc phục dần điểm yếu lâu nay của giáo dục là học gạo, học để thi, nặng lí thuyết suông, sách vở sáo mòn.
 Là một giáo viên có tuổi nghề đã cao, yêu thích văn nghị luận và thời học sinh cũng đã rất tâm huyết khi làm văn nghị luận. Tôi đã nhận thức sâu sắc từ thực tế: Học sinh trung học phổ thông, trên địa bàn tôi trực tiếp đứng lớp, hầu hết khi vào lớp 10 đều chưa biết làm văn nghị luận, sợ làm văn nghị luận. Học văn nghị luận hay làm văn nghị luận đều là vấn đề nhức nhối của cả người dạy và người học. Tôi đã trăn trở nhiều năm và đang tìm ra chìa khoá khi làm cầu nối giữa tác phẩm nghị luận và kĩ năng làm bài nghị luận cho học sinh về tư tưởng đạo lí hay những vấn đề đời sống xã hội.
 Vì những lí do trên, đúc rút từ trải nghiệm sau nhiều năm giảng dạy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THPT từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Đối với giáo viên: 
 Có thể vận dụng một trong những phương pháp hữu hiệu, giúp giảng dạy phần văn nghị luận, chủ động vận dụng các kĩ năng thực hành làm văn nghị luận có kết quả tốt.
 - Đối với học sinh: 
 Tăng cường thêm kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ bản để đọc- hiểu văn bản nghị luận trong nhà trường, củng cố ở các em khả năng đào sâu suy nghĩ, nâng cao mở rộng kiến thức. Đồng thời, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận đời sống xã hội theo hướng tích cực và sáng tạo. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 - Học sinh THPT Thọ Xuân 4. 
 - Chọn lớp 11A2, 11A3 trường THPT Thọ Xuân 4 làm đối chứng.
 - Các tác phẩm nghị luận tiêu biểu trong chương trình Ngữ Văn ở trường THPT. 
 - Các bài làm văn nghị luận của học sinh THPT Thọ Xuân 4, đặc biệt lớp 11A2, 11A3 năm học 2015- 2016. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Về lí thuyết: Nghiên cứu tài liệu
 - Thiết kế bài học ngữ văn THPT - do Phan Trọng Luận chủ biên.
 - Phân tích và bình giảng Ngữ văn lớp 11, 12- do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên.
 - Các bài nghiên cứu cho các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ Văn – do Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử chủ biên.
2. Về thực tiễn:
 - Dự giờ đồng nghiệp.
 - Thực nghiệm đề tài vào giảng dạy cụ thể tác phẩm Chiếu cầu hiền – Ngữ văn lớp 11. 
 - Chọn hai lớp có năng lực tiếp thu bài tương đương nhau: một lớp có vận dụng triệt để phương pháp tích hợp trong giờ dạy, một lớp chỉ sử dụng chung chung trong hệ thống phương pháp dạy học.
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.1. Vài nét về vấn đề tích hợp trong dạy học
 Trong tác phẩm Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực trong nhà trường, giáo sư Xaver Rogiers đã khẳng định: Do nhu cầu xã hội, chúng ta cần phải hướng tới tích hợp trong dạy học.
 * Quan điểm dạy học tích hợp:
 Có nhiều quan điểm dạy học tích hợp, nhưng cơ bản vẫn theo các hướng sau:
 - Quan điểm liên môn, trong đó chúng ta phối hợp đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
 - Quan điểm xuyên môn, trong đó chúng ta tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng xuyên môn. Nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới, với những kiến thức và kĩ năng trước đó; những kiến thức và kĩ năng của các lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng lớp dưới, bậc học dưới; có thể áp dụng ở mọi lúc mọi nơi.
 * Những quan điểm trên được các nhà giáo dục Việt Nam gọi là tích hợp theo chiều ngang và theo chiều dọc.
 - Tích hợp theo chiều dọc(quan điểm xuyên môn) phối hợp nhiều kiến thức, của nhiều lĩnh vực: khoa học, đời sống,...theo nguyên tắc đồng tâm.
 - Tích hợp theo chiều ngang(quan điểm liên môn):thực chất là phối hợp sự đóng góp của nhiều môn với nguyên tắc đồng quy.
Ở đề tài này, khi vận dụng tích hợp trong dạy tác phẩm nghị luận, tôi chú ý vào cả hai hình thức tích hợp theo chiều ngang và dọc.
I.2. Vấn đề tích hợp trong giờ dạy văn bản nghị luận trong nhà trường.
 - Là hướng khai thác dựa vào những thông tin ngoài văn bản, liên văn bản. Như: tiểu sử tác giả, ngữ cảnh sản sinh ra văn bản,...để soi chiếu vào nội dung góp phần giải mã các lớp ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận vấn đề trong tính liên thông, sẽ tạo được phản xạ tâm lí tích cực đến người học, giúp các em có lối tư duy ánh chiếu vấn đề đặt ra trong tác phẩm với hơi thở, nhịp sống đương đại. Học sinh tự tìm thấy ý nghĩa hiện đại muôn thuở của những vấn đề mà nhà văn hướng tới. 
 - Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp đồng thời là yêu cầu mang tính nguyên tắc của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Thể hiện rõ ở thái độ, niềm say mê học tập của học sinh trong từng bài học. Từ đó người học không chỉ được chiếm lĩnh những kiến thức trong bài, mà còn mở mang hiểu biết thêm nhiều loại tri thức khác có liên quan và có kĩ năng đọc- hiểu các thể loại văn học các em được tiếp nhận từ đời sống.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Thực trạng của việc dạy học văn bản nghị luận và chất lượng làm bài nghị luận của học sinh ở trường THPT hiện nay
 Giảng dạy tác phẩm nghị luận nói chung được giáo viên nhận định chung là khó. Trên thực tế, nhiều đồng nghiệp coi nhẹ những tác phẩm này, dạy với hình thức chiếu lệ, qua loa. Cái khó ở đây là vận dụng phương pháp dạy học nào cho phù hợp với từng văn bản; khô là bởi nó không mượt mà như các tác phẩm thơ hay những áng văn xuôi giàu chất trữ tình; khổ vì tìm ra những độc đáo, đặc sắc trong bút pháp và nghệ thuật lập luận của tác phẩm chính luận đó mới có thể làm tổ trong lòng người tiếp nhận.
 Thực trạng kết quả làm văn nghị luận nhìn chung cũng không mấy khả quan.
Qua điều tra, khảo sát về phía học sinh, qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp ở trường THPT Thọ Xuân 4, tôi rút ra một số nhận xét về thực trạng của vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau: 
 II.1. Về phía người thầy
 Chủ yếu có hai hướng chính:
 Một là: dạy truyền thụ theo phương pháp truyền thống và dạy sơ sài qua loa vì học sinh không thích học nên cũng chẳng cần phải đầu tư.
 Hai là: có ý thức đào sâu, hiểu sâu và cảm sâu, nhưng hoàn toàn tách rời giữa việc tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm phần đọc – hiểu với kĩ năng thực hành làm văn, thậm chí coi đó là hai công việc không liên quan.
 Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ kết tinh đầy đủ học với hành, điều kiện để bộc lộ rõ nhất nhân cách học sinh nhưng chưa được người thầy quan tâm đầu tư đúng mức.
 Nhiều giáo viên dạy văn chưa thực sự ý thứcđược mối quan hệ giữa văn nghị luận với đời sống, chưa thực sự coi đời sống chính là cái gốc rễ duy nhất sinh ra mọi thứ cho văn nghị luận. Và do đó, văn nghị luận trong nhà trường hiện nay chưa thoát khỏi cái lốt khuôn sáo, công thức lối mòn, cử nghiệp.
II.2. Về phía người học 
 - Học sinh chưa hiểu bản chất, mục đích và đặc trưng của văn nghị luận, vai trò chủ thể của người làm văn nghị luận. 
 - Học sinh làm văn nghị luận hầu như là bắt chước, chưa xác định đối tượng nghị luận, bài làm chưa có luận điểm, không biết sử dụng dẫn chứng và đưa lí lẽ, chưa tự tin để thể hiện quan điểm, lập trường của bản thân.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ III.1. Vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy học văn và ý nghĩa của nó trong việc dạy những văn bản nghị luận THPT 
Để nâng cao ý thức dạy tích hợp một tác phẩm nghị luận trong nhà trường, tôi hướng tới hai nhiệm vụ trọng tâm: Hiểu tác phẩm nghị luận ở giá trị thời đại và giá trị bền vững trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật nghị luận. 
Tôi luôn ý thức: học sinh phải được tiếp nhận tác phẩm với vai trò của một bạn đọc vừa chủ động, vừa tự nhiên, vừa sâu sắc lâu bền với ý nghĩa lôi cuốn mạnh mẽ của tác phẩm được soi từ nhiều chiều. Khi làm được điều này tôi đã tạo được ảnh hưởng tích cực về việc rèn luyện học sinh làm văn nghị luận từ những gì mà người học tiếp nhận được cách triển khai vấn đề của các tác giả qua mỗi tác phẩm nghị luận. Từ đó, tôi đã dần dần hình thành một thái độ tích cực, chủ động và hoàn toàn tự tin cho khi làm một bài văn nghị luận theo yêu cầu đề ra. 
Theo kinh nghiệm của bản thân đã nhiều năm giảng dạy, đặc biệt là dạy ở vùng khó, tôi nhận ra một thực tế: Nếu giảng dạy tác phẩm văn chương, muốn có sự cộng hưởng rung cảm của người học, cần phải có năng lực đặc biệt. Nhưng dạy tác phẩm nghị luận lại có khả năng tác động trực tiếp tích cực đến nhiều đối tượng, kể cả học sinh trung bình và dưới trung bình. Như vậy, người thầy nâng cao năng lực làm văn nghị luận trong nhà trường nếu biết đầu tư sẽ có kết quả tốt hơn làm văn cảm thụ tác phẩm văn chương. Đây cũng là con đường để để phát triển tư duy tổng hợp, tích hợp từ nhiều kiến thức từ đời sống xã hội, cần thiết cho mọi ngành nghề, cho mọi thời đại. 
Ở nhiệm vụ này, tôi phải xác định đây là công việc liên tục, thường xuyên. Không những xoá nhoà ranh giới của việc học tác phẩm nghị luận và kĩ năng làm văn của học sinh lâu nay đã cố hữu, mà còn tận dụng một cách dạy thực hành hiệu quả từ những minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất, hùng hồn nhất ở mọi kĩ năng làm văn từ tác phẩm nghị luận tiêu biểu. 
Tôi đã nắm vững yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại, kĩ năng làm văn nói chung và làm văn nghị luận nói riêng, để xác định bài làm văn của học sinh không còn đơn thuần là một sự trả bài mang tính chất ép buộc, miễn cưỡng những gì đã được học. Qua công việc làm văn, tôi đã tạo cho học sinh được tập dượt một công việc hết sức cần cho đời sống, là tập nói năng cho người khác, vì người khác, chứ không phải vì mình và chỉ cho mình.
Trong quá trình lên lớp về phần văn nghị luận, tôi đã chỉ ra cho học sinh một thức tế khi làm văn nghị luận đời sống, tư tưởng đạo lí: sức lôi cuốn đầu tiên mà người thầy phải định hướng phải làm sao dẫn dắt người nghe, người đọc tìm ra chân lí khi cùng tìm hiểu, cùng suy nghĩ, cân nhắc phải trái, đúng sai, chứ không phải ép đối tượng phải công nhận một cách đơn giản, xuôi chiều, không qua sự sàng lọc nghiêm khắc của tư duy và tình yêu lẽ phải. Đây là cơ sở quan trọng để tôi phải định hướng, xác định rõ đối tượng, mục đích cũng như lựa chọn cho mình một giọng điệu nghị luận vừa dân chủ, vừa trách nhiệm, tránh lối viết gò bó, sáo mòn.
Như vậy, đối với bài làm văn của học sinh theo yêu cầu của dạy học hiện đại, tôi đã cố gắng phát huy tối đa tính ưu việt của phương pháp làm văn truyền thống, như tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng hệ thống luận điểm; mạch ý nên đi từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn, từ cái dễ nhận thấy đến cái khó nhận thấy hơn để các ý không chỉ được tổ chức khoa học, rõ ràng, mạch lạc, mà còn có khả năng duy trì được hứng thú theo dõi của đối tượng. Không những xoá nhoà ranh giới của việc học tác phẩm nghị luận và kĩ năng làm văn của học sinh lâu nay đã cố hữu, mà còn tận dụng một cách dạy thực hành hiệu quả từ những minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất, hùng hồn nhất ở mọi kĩ năng làm văn từ tác phẩm nghị luận tiêu biểu. 
III.2. Vận dụng phương pháp cụ thể: Rèn luyện năng lực tư duy cho hoc sinh từ việc dạy tích hợp tác phẩm nghị luận.
 Dạy tích hợp văn bản “ Chiếu cầu hiền ” ( Ngô Thì Nhậm )- Ngữ văn 11
 Trước khi đi vào đọc- hiểu văn bản này, tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
 Qua sách báo, em hãy tìm hiểu những nội dung có liên quan đến cuộc đời vua Quang Trung; tác giả Ngô Thì Nhậm. Danh phận, vị thế của mỗi người. Bối cảnh lịch sử, xã hội có tác động như thế nào tới nội dung và cách thức lập luận của các văn bản trên?
a. Tiểu dẫn 
 - Giáo viên nêu câu hỏi tìm hiểu: Phần tiểu dẫn đã cung cấp những nội dung thông tin gì về tác giả Ngô Thì Nhậm? 
 Những nội dung đó giúp em được điều gì khi tìm hiểu văn bản?
 - Qua sự chuẩn bị ở nhà, kết hợp với phần tiểu dẫn, học sinh có thể dễ dàng có được những kiến giải ban đầu: 
 + Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia đình có nhiều đời đỗ đạt và làm quan to ở triều đình Lê - Trịnh. Bản thân ông là một cựu thần của nhà Lê, nhưng nay đã ra cộng tác đắc lực cho triều Tây Sơn. Trong khi một số trí thức Bắc Hà quay lưng hoặc chống lại tân triều, bất hợp tác với vua Quang Trung chỉ vì cố chấp và tư tưởng trung quân lỗi thời, thì việc Ngô Thì Nhậm bước qua lời nguyền lịch sử “ trung thần bất sự nhị quân ” của Nho giáo đã thể hiện một tầm nhìn quảng đại, một thái độ linh hoạt, mềm dẻo trong ứng xử của nhà văn. 
 + Từ một văn thần của triều đình nhà Lê, nay được hoàng đế Quang Trung hết mực tin dùng và giao trọng trách lớn, điều đó có sức thuyết phục rất lớn đối với những ai còn hoài nghi tấm lòng thành của vị vua Tây Sơn. Những ai còn mang tư tưởng bảo thủ, cố chấp sẽ dễ tìm thấy lối thoát cho tâm lí mặc cảm vốn có trong con người nhà Nho. Lựa chọn Ngô Thì Nhậm chắp bút soạn Chiếu cầu hiền, Nguyễn Huệ quả có tầm nhìn xa trông rộng!
b. Phương pháp tích hợp vận dụng trong quá trình giáo viên hướng dần học sinh đọc-hiểu văn bản
 Hỏi: Xác định đối tượng nghị luận?
 - Do đối tượng hướng tới của văn bản chủ yếu là giới trí thức Bắc Hà, nên trong quá trình lập luận, ông phải trổ hết tài năng của một nhà chính luận trong cuộc hùng biện.
Hỏi: Lựa chọn giọng điệu nghị luận như thế nào? Chỉ ra cơ sở của việc lựa chọn này?
 Ngô Thì Nhậm đang nói bằng tư tưởng của hoàng đế Quang Trung- người đang đứng trên bục cao của chiến thắng, song trong mắt không ít trí thức Bắc Hà lại là kẻ thù của cựu triều! Do đó trong văn bản, giọng văn một mặt vừa phải thể hiện quyền uy của một vị hoàng đế, mặt khác phải thật mềm mỏng, chân thành mới hầu mong mục đích cầu hiền mang lại kết quả như mong muốn.
 Hỏi: Nêu dẫn chứng cụ thể? Hiệu quả của cách đưa dẫn chứng?
 + Gọi tên đúng những đối tượng bất hợp tác hoặc hợp tác một cách giữ kẽ, cầm chừng; hoặc phí đời bằng cách tìm đến cái chết để thể hiện thứ đạo lí ngu trung, bằng những hình ảnh “ gõ mõ canh cửa”, “ ra biển vào sông”, “chết đuối trên cạn”,.. là một lối diễn đạt hết sức tinh tế. 
 -> Giọng văn vừa có cảm thông, vừa có khiển trách; vừa khuyên bảo, vừa ngăn ngừa hết sức hợp lí.
 - Cùng với hệ thống tri thức ngoài văn bản, như: bối cảnh thời đại, vị thế của mỗi bên đối thoại và đặc điểm tâm lí cũng như lối giao tiếp có tính lễ nghi đặc biệt của thời đại, đã chi phối cách viết của bài chiếu. Vấn đề viết cho ai? Viết để làm gì? đã chi phối một cách sâu sắc đến nội dung (viết cái gì?) và hình thức biểu hiện (viết như thế nào?) ở hệ thống luận điểm là rất rõ.
 Hỏi: Xác định hệ thống luận điểm của bài chiếu và mối quan hệ chặt chẽ giữa các luận điểm? 
 + Ở phần mở đầu: tập trung luận về người tài và chức năng của họ 
 -> Người hiền tài được tác giả ví như “ngôi sao sáng trên trời cao”, chức năng được xác định là “làm sứ giả cho thiên tử”. Đó là do đã được tác giả ý thức rõ về sự tôn vinh và trân trọng rất mực đối với hiền tài.
 Hỏi: Tác giả đã dùng hình ảnh nào để xây dựng mạch lập luận và lí lẽ của mình? 
 Ngô Thì Nhậm nói đến nhiều ngôi sao, là để dẫn chúng ta đến với một ngôi sao chính: Bắc Thần (Bắc Đẩu). Bắc Thần trước hết là ngôi sao có vị trí đặc biệt trên bầu trời- không ai là không biết. Quan trọng hơn, Bắc Thần còn là hình ảnh tượng trưng cho hoàng đế trong hình dung của đức Khổng Tử. Mọi ngôi sao trên bầu trời đều hướng về Bắc Đẩu, vậy thì sao-hiền tài không chầu về sao Bắc Thần-thiên tử thì còn chầu về đâu nữa? Từ một sự so sánh tưởng như ngẫu hứng, mang nặng tình cảm, tác giả đi đến một kết luận nghiêm túc và hết sức lô gích. 
 -> Chính lời của Khổng Tử được dẫn ra ngay từ đầu đã tạo nên tính chính danh cho Chiếu cầu hiền. Đối với các nhà nho xưa lời Khổng Tử là chân lí, nào ai dám không nghe theo!
 + Trọng điểm của phần thứ hai trong Chiếu cầu hiền là làm rõ tâm nguyện của vua Quang Trung; mong có hiền tài ra giúp vua trị nước
 Hỏi: Giọng điệu ở luận điểm này có gì đáng lưu ý?
 Tác giả nói đến sự trốn tránh việc đời của kẻ sĩ thời rối ren. Đoạn văn chứa đựng nhiều tầng ý. Một mặt là sự cảm thông, nhưng bề sâu là sự trách cứ. Lời lẽ trình bày trong đoạn văn khá tế nhị: vì nó đụng chạm tới chuyện nhạy cảm: thái độ bất hợp tác của các sĩ phu Bắc Hà. Chuyện đó không thể không nhắc lại, song nhắc với thái độ như thế nào? Những gì biểu lộ trong đoạn văn cho thấy nhà vua áo vải cờ đào này rất đại lượng, có tác dụng làm mờ đi bớt đi tính “khó chịu” của các sự việc đã xảy ra.
 Hỏi : Chỉ ra tính thuyết phục, chạm vào tâm tư của đói tượng nghị luận là sĩ phu Bắc Hà? 
 Ngô Thì Nhậm đã thực hiện được một sự “hoà giải” khéo léo, trên cơ sở hiểu lòng ông vua tri kỉ. Và cũng từ đó mà tác gỉả khơi được mạch văn chảy tới những lời bộc lộ thiết tha “ Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” 
 -> Đi sâu vào tình thế lịch sử trước mắt và sự cấp thiết của việc cầu hiền, lời văn từ mềm mỏng, tế nhị chuyển sang bộc trực, thẳng thắn. Toát lên từ đây là nỗi lo lắng của quân vương, đối với vận nước khi thấy bộn bề những việc cấp bách cần phải xử lí, sắp đặt: “kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên cương còn phải lo toan. Dân còn mệt nhọc chưa lại sức”. Chúng ta dường như cảm nhận một con người cụ thể đang hành động, kiên quyết hành động vì một hoài bão lớn, đang hết sức cần một lực lượng phò tá; qua nhịp điệu của lời văn “một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình.(...) trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này há trong đó lại không có lấy một con người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi đầu của trẫm hay sao?. Sự cao giọng trong câu hỏi vừa trích, còn phản ánh cái gì khác ngoài niềm tin tưởng nhiệt thành vào “trữ lượng” hiền tài của đất

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_nang_luc_tu_duy_va_ki_nang_lam_van_nghi_luan.doc