SKKN Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận nhằm tăng cường năng lực diễn đạt cho học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Như Thanh II

SKKN Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận nhằm tăng cường năng lực diễn đạt cho học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Như Thanh II

Văn nghị luận là kiểu bài văn quan trọng và phổ biến nhất trong nhà trường hiện nay - nhất là với cấp học THPT - không chỉ có nghị luận văn học mà còn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng xã hội. Đó là kiểu văn yêu cầu người học sinh để làm được cần phải huy động dường như tất cả các thao tác tư duy - thao tác lập luận. Đặc trưng của bài văn nghị luận là phải xác lập và cung cấp, trình bày được cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó – các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận đóng vai trò quyết định tạo nên đặc trưng kiẻu bài này.

Một trong những vấn đề cơ bản còn yếu của học sinh hiện nay trong quá trình diễn đạt, trong hành văn – theo tôi, đó là kỹ năng viết câu và tổ chức đoạn văn, nhất là với những học sinh khối 10. Rất nhiều học sinh cấp THPT thậm chí còn không biết cách để trình bày một vấn đề sao cho gãy gọn, trôi chảy - đó là chưa nói đến tình trạng nhiều học sinh nói và viết rất vụng về, tối nghĩa, mơ hồ.v.v. Khắc phục những yếu kém đó không phải là câu chuyện có thể đưa ra ngay lời giải mà nó cần được tiến hành một cách có hệ thống và phải được tổ chức một cách kiên trì, bền vững. Chúng ta nên bắt đầu từ những khâu cơ bản như trang bị kiến thức về đặc trưng kiểu bài làm văn, những phương pháp hành văn cơ bản để học sinh có thể tự nhận thức và thực hành rèn luyện cho mình những kỹ năng trình bày một vấn đề sáng rõ, chặt chẽ và có sức thuyết phục.

 Xuất phát từ thực tế trên, với vai trò là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, tôi thấy mình phải có trách nhiệm trong việc thay đổi nhận thức, hạn chế và khắc phục, loại bỏ những yếu kém trong việc trình bày vấn đề – trong quá trình hành văn - của học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 15244
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận nhằm tăng cường năng lực diễn đạt cho học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Như Thanh II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II
Sáng kiến kinh nghiệm
“RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC DIỄN ĐẠT CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II”
 Họ và tên: Nguyễn Văn Lực
 Chức vụ: giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh II
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn Ngữ văn
Tháng 5 năm 2016
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lí do chọn đề tài
Văn nghị luận là kiểu bài văn quan trọng và phổ biến nhất trong nhà trường hiện nay - nhất là với cấp học THPT - không chỉ có nghị luận văn học mà còn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng xã hội... Đó là kiểu văn yêu cầu người học sinh để làm được cần phải huy động dường như tất cả các thao tác tư duy - thao tác lập luận. Đặc trưng của bài văn nghị luận là phải xác lập và cung cấp, trình bày được cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó – các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận đóng vai trò quyết định tạo nên đặc trưng kiẻu bài này.
Một trong những vấn đề cơ bản còn yếu của học sinh hiện nay trong quá trình diễn đạt, trong hành văn – theo tôi, đó là kỹ năng viết câu và tổ chức đoạn văn, nhất là với những học sinh khối 10. Rất nhiều học sinh cấp THPT thậm chí còn không biết cách để trình bày một vấn đề sao cho gãy gọn, trôi chảy - đó là chưa nói đến tình trạng nhiều học sinh nói và viết rất vụng về, tối nghĩa, mơ hồ.v.v. Khắc phục những yếu kém đó không phải là câu chuyện có thể đưa ra ngay lời giải mà nó cần được tiến hành một cách có hệ thống và phải được tổ chức một cách kiên trì, bền vững. Chúng ta nên bắt đầu từ những khâu cơ bản như trang bị kiến thức về đặc trưng kiểu bài làm văn, những phương pháp hành văn cơ bản để học sinh có thể tự nhận thức và thực hành rèn luyện cho mình những kỹ năng trình bày một vấn đề sáng rõ, chặt chẽ và có sức thuyết phục.
 Xuất phát từ thực tế trên, với vai trò là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, tôi thấy mình phải có trách nhiệm trong việc thay đổi nhận thức, hạn chế và khắc phục, loại bỏ những yếu kém trong việc trình bày vấn đề – trong quá trình hành văn - của học sinh.
“Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận nhằm tăng cường năng lực diễn đạt cho học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Như Thanh II” là một trong những phương pháp cơ bản để góp phần thực hiện mục đích giáo dục như đã nói trên. Để tổ chức công việc này có hiệu quả, tạo được hứng thú tham gia tiết học đối với học sinh, theo tôi chúng ta cần xây dựng một hệ thống các dạng bài tập tình huống để kích thích việc tìm hiểu - thực hành nơi người học. Bởi vì trong khung chương trình giảng dạy không có tiết học về rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn, cho nên chúng ta có thể lồng ghép tổ chức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận cho học sinh trong các bài học về văn nghị luận hoặc có thể sử dụng vào những tiết học tự chọn (1tiết/tuần). Từ thực tế áp dụng việc thực hành rèn luyện kỹ năng tổ chức xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận những năm qua trong giảng dạy, tôi nhận thấy bước đầu đã tạo được hứng thú cho học sinh và cũng đã khắc phục được tương đối những hạn chế trong trình bày và diễn đạt vấn đề của các em. Tất nhiên để đạt được điều này phải phối hợp với nhiều biện pháp khác (nhất là trong khâu chấm - trả bài cho học sinh).
II/ Mục đích nghiên cứu
 - Khắc phục những hạn chế trong việc trình bày, diễn đạt (nói và viết) còn rất phổ biến của học sinh hiện nay tại trường THPT Như Thanh II (phần lớn học sinh là con em dân tộc thiểu số, kĩ năng về tiếng Việt còn vụng về, yếu – đặc biệt là trong khả năng viết câu văn, đoạn văn).
 - Giúp học sinh có khả năng diễn đạt trong sáng, trôi chảy, mạch lạc những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó được đặt ra trong cuộc sống (hoặc trong văn học). 
 - Hiểu và biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng trong việc viết câu, xây dựng đoạn văn để viết được bài văn nghị luận đạt yêu cầu.
 - Giúp học sinh có thể tự tin hơn trong các hoạt động ngôn ngữ (trong nhà trường và ngoài xã hội).
III/ Đối tượng nghiên cứu 
 - Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm phương hướng giúp cải thiện khả năng viết câu, triển khai đoạn văn cho học sinh trong quá trình làm văn.
 - Đối tượng áp dụng chủ yếu: học sinh các lớp 10B3, 10B5 (trường THPT Như Thanh II, năm học 2015 - 2016)
IV/ Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp khảo sát, thống kê và xử lí số liệu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận.
 1. Văn nghị luận là thể loại văn “viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, triết học, đạo đức, lối sống Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết - khác với văn học nghệ thuật, văn nghị luận chủ yếu thuyết phục người đọc bằng lí lẽ, lập luận”.
 Về nội dung: bài văn nghị luận phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lới, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
 Về hình thức: bố cục phải mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động, thuyết phục.
 2. Đoạn văn
 Về nội dung: Đoạn văn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý
 Về hình thức: Đoạn văn là phần văn bản
 + Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.
 + Kết thúc bằng một dấu chấm xuống dòng.
 + Đoạn văn thường là sự kết hợp, liên kết từ nhiều câu tạo thành.
 3. Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận. Thông thường, trong văn nghị luận, mỗi đoạn văn tương đương một ý – một luận điểm.
II/ Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
 Các tiết học làm văn nói chung, văn nghị luận nói riêng nhìn chung học sinh còn tỏ ra rất thụ động, thường chỉ có một số ít học sinh tham gia trao đổi, thực hiện các yêu cầu do giáo viên đặt ra một cách chủ động, tích cực. Đó là một thực tế khiến mỗi giáo viên không khỏi trăn trở.
 Từ thực tiễn của các hoạt động giao tiếp - nói và viết - cho thấy rằng, việc diễn đạt, trình bày vấn đề lúng túng, rối ý, tối nghĩadiễn ra rất phổ biến ở phần đông học sinh hiện nay tại trường THPT Như Thanh II, nhất là đối với học sinh khối 10 (ở nhiều mức độ khác nhau). Vấn đề này càng đặc biệt đáng báo động ở những đối tượng học sinh yếu – kém.
Những câu văn ngớ ngẩn, những đoạn diễn đạt vụng về, rối ý, tối nghĩa có thể tìm thấy dễ dàng ở bài làm văn của nhiều học sinh
Ví dụ: 1/ Bài làm của một học sinh lớp 10B3 với đề bài “Tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn thơ Trao duyên” – trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, có đoạn viết: Vì em còn trẻ nên gửi tặng em duyên của mình cho em, làm tròn chức vụ kết duyên cho Kim Trọng thay mình. Dù Kiều có bị sao hay nữa vẫn vui vẻ ngậm cười khi thấy em mình trao duyên với Kim Trọng.
2/ Đây là bài làm của một học sinh khác ở lớp 10B3 (vẫn với đề bài trên), trong bài có đoạn viết: Một bên là chư “Hiếu”, bên kia là chữ “Tình” đã gây lên cho Kiều một cú sốc cực lớn khiến Kiều đành chọn chữ “Hiếu” để không phụ lòng cha nàng, còn chữ “Tình” thì đã giao lại cho em gái mình là vân lúc Trao duyên
Điều đáng buồn, đáng báo động là chính bản thân các em lại không nhận thức được điều này, cho nên thấy sai nhưng lại không có dấu hiệu khắc phụcthậm chí còn sai nhiều hơn (sau mỗi lần giáo viên chấm, trả bài)! Thực tế đó buộc chúng ta phải suy nghĩ, tìm hướng khắc phục (càng sớm càng tốt)
III/ Các giải pháp thực hiện.
Điều cốt lõi của phương pháp này là giáo viên phải tìm hiểu kỹ những tài liệu có liên quan để có thể xây dựng một kế hoạch dạy học hợp lý, một hệ thống những bài tập tình huống - mô hình đa dạng có khả năng lôi cuốn hứng thú khám phá, hứng thú thực hành đối với học sinh.
Công tác chuẩn bị hệ thống kiến thức, tìm và lựa chọn ngữ liệu của giáo viên là khâu rất quan trọng. Ví dụ phải vừa sức, có tính giáo dục và phải gắn liền với kiến thức về những tác phẩm văn học trong nhà trường (cả ở THSC và THPT). Trên cơ sở đó, giáo viên định hướng, gợi ý để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong từng đơn vị kiến thức.
 Giáo viên sưu tầm tài liệu, trước hết trang bị cho học sinh những kiến thức về lý thuyết bài học (văn nghị luận, đoạn văn nghị luận, luận điểm, luận cứ, cách lập luận). Từ đó đưa người học vào những bài tập tình huống, giáo viên gợi ý hướng dẫn các em phân tích ví dụ và thực hành tại lớp. đồng thời cuối mỗi buổi học, giáo viên ra bài tập yêu cầu học sinh về nhà thực hiện để củng cố những kiến thức đã học.
Tiến hành lồng ghép kiểu tổ chức rèn luyện kỹ năng này vào những buổi thực hành luyện tập làm văn để củng cố vững chắc hiểu biết, nhận thức cho học sinh. *******************
1. Bước thứ nhất: trang bị cơ sở lí thuyết cho học sinh
Muốn triển khai thành văn bản một bài văn, trước hết phải biết xây dựng một đoạn văn vì đoạn văn là đơn vị nòng cốt làm nên văn bản. Việc cung cấp lí thuyết rất cần thiết để học sinh ý thức được, nhận diện được đoạn văn, vai trò của đoạn văn Từ đó giúp các em có kiến thức để thực hành.
a. Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận cần phải có các yếu tố: luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết trong bài văn nghị luận.
Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng (lí lẽ giúp người ta hiểu, dẫn chứng giúp người ta tin) đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, làm sáng rõ luận điểm. Luận cứ phải chân thực, chính xác và tiêu biểu.
Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để dẫn đến luận điểm sao cho chặt chẽ, thuyết phục. Một số phương pháp lập luận quen thuộc như: Diễn dịch, Quy nạp, So sánh, Nêu phản đề
b. Đoạn văn
- Về nội dung: Đoạn văn thường diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh- một nội dung nhất định.
- Về hình thức: Đoạn văn là phần văn bản tính bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. đoạn văn do nhiều câu tạo thành.
c. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
- Từ ngữ chủ đề là những từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là danh từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.
- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
d. Đoạn văn nghị luận:
Là một phần của văn bản nghị luận, mỗi đoạn văn nghị luận thường thể hiện một luận điểm.
2. Bước thứ hai: Rèn luyện một số kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận nhằm cải thiện năng lực diễn đạt cho học sinh.
 Hoạt động 1: Nhận biết
 Giáo viên cung cấp và phân tích một số ví dụ mẫu về văn Nghị luận, từ đó giúp học sinh nhận thức được rằng, công việc làm văn nghị luận không dừng lại ở việc tìm ra luận điểm. Người viết còn phải tiếp tục thực hiện một bước rất quan trọng khác là trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các ý kiến, quan điểm cần thiết cho việc giải quyết vấn đề.
Ví dụ: 
1/ Để giải quyết vấn đề tại sao phải dời đô, trong “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã đưa ra hệ thống các luận điểm:
Các triều đại trước đây đã nhiều lần dời đô về nơi trung tâm để mưu toan việc lớn;
Việc “cứ đóng yên đô thành ở đây” của hai triều đại Đinh, Lê đã không còn thích hợp vối sự phát triển của đất nước;
Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
2/ Để khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta, trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đưa ra các luận điểm như sau:
Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc;
Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước;
Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước thành những hành động yêu nước.
 3/ Để nói về vấn đề sử dụng tiếng nước ngoài tùy tiện, tràn lan trên báo chí, quảng cáo ở nước ta hiện nay, tác giả Hữu Thọ trong “Chữ Ta” đã đưa ra các luận điểm sau:
 - Tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) đang lẫn lướt tiếng Việt trên các bảng hiệu, quảng cáo;
 - Một số trường hợp, tiếng nước ngoài còn được đưa vào báo chí một cách tùy tiện không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc trong nước.
 Như vậy, các văn bản nghị luận trên coi như công việc tìm và sắp xếp luận điểm của chúng ta đã hoàn thành một cách hợp lí rồi. Song điều đó chưa thể khẳng định là chúng ta sẽ có thể có một bài làm văn nghị luận tốt! Chưa thể vì còn phải biết trình bày luận điểm như thế nào mới thuyết phục được người đọc người nghe, nghĩa là phải biết viết đoạn văn trình bày luận điểm sao cho logic, hợp lí và có sức thuyết phục.
Ví dụ về một đoạn văn nghị luận có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục:
“Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, aai ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong đi giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để góp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủNhững cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. (Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”).
Đoạn văn trên gồm 5 câu. ta có thể phác họa mô hình lập luận của đoạn văn trên như sau:
 Câu 1: câu chủ đề – câu nêu lên luận điểm
Câu 2: luận cứ
Câu 3: luận cứ
Câu 4: luận cứ
Câu 5: luận cứ
 Trong việc trình bày đoạn văn nghị luận, điều cần lưu ý nhất là luận điểm cần rõ ràng, chính xác, phù hợp và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. 
+ Luận điểm có sức thuyết phục là nhờ có luận cứ
+ Luận cứ phải chính xác, chân thực, đầy đủ.- tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
 Trong một đoạn văn nghị luận có thể kết hợp nhiều cách lập luận khác nhau. chẳng hạn, kết hợp lập luận diễn dịch với song hành, kết hợp song hành với quy nạp
 Với trình độ học sinh lớp 10, chúng ta chỉ cần cho các em tập trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch, quy nạp và song hành. Bởi vậy trong khuôn khổ SKKN này, tôi chủ yếu xây dựng và rèn luyện cho học sinh hệ thống kỹ năng triển khai đoạn văn nghị luận theo những cách nói trên.
a/ Diễn dịch: 
 Là cách trình bày đi từ ý khái quát (câu chủ đề nêu luận điểm) đến các ý chi tiết cụ thể (các luận cứ) làm sáng tỏ ý khái quát đó. Câu mang nội dung khái quát đứng ở đầu đoạn.
 Sơ đồ lập luận:
Câu (1): nêu luận điểm (câu chủ đề)
Câu 2: luận cứ Câu 3: luận cứ Câu 4: luận cứ 
Ví dụ: 
Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở châu Á. Chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu Bộ trưởng quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó. Cũng do tham nhũng, Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại Hạ viện. (Báo Tuổi trẻ, số ngày 05/08/1993)
b/ Quy nạp:
 Cách lập luận ngược lại với diễn dịch. Là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể (các luận cứ) rồi rút ra ý khái quát. Câu chủ đề (câu nêu luận điểm) đứng ở cuối đoạn văn.
 Sơ đồ lập luận:
 Câu 1: luận cứ Câu 2: luận cứ Câu 3: luận cứ 
 Câu nêu luận điểm (câu chủ đề).
Ví dụ: 
Tại Nhật Bản, do tham nhũng Đảng Dân chủ tự do cầm quyền đã mất đa số ghế tại Hạ viện. Chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu Bộ trưởng quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó. Tham nhũng là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở châu Á.
c/ Song hành:
 Song hành là cách lập luận ý giữa các câu ngang nhau (các câu đều là luận cứ) không có câu chủ đề (không có câu nào là câu nêu lên luận điểm).
 Sơ đồ lập luận:
 Câu 1 Câu 2 Câu 3 .. 
 luận cứ luận cứ luận cứ
Ví dụ:. 
 Văn Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, tinh tế. Văn Nam Cao sắc lạnh, giàu tính triết lí. Còn Vũ Trọng Phụng thì chua chát, bi phẫn. 
Câu chủ đề ẩn: Phong cách riêng của các nhà văn hiện đại Việt Nam.
 Hoạt động 2: Rèn luyện một số kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận cho học sinh
Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận (trình bày luận điểm) cho học sinh - theo tôi nghĩ, chúng ta nên bắt đầu cho học sinh rèn luyện kỹ năng từ mức độ thấp đến cao, từ thực hành nhận biết đến thực hành sáng tạo. Trên cơ sở tìm hiểu một số tài liệu có liên quan đến việc hướng dẫn rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cùng với thực tiễn quá trình giảng dạy những năm qua đối với học sinh lớp 10 (cả một bộ phận học sinh 11, 12) trường THPT Như Thanh II, tôi đã xây dựng một hệ thống những bài tập giúp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh như sau.
Xác định và trình bày luận điểm, luận cứ trong đoạn văn
* Mục đích. 
 - Hình thành dần ở học sinh tư duy trình bày, giải quyết vấn đề bằng việc xác lập những ý kiến, tư tưởng cụ thể, rõ ràng; biết đưa ra những kết luận cho lập luận.
 - Khắc phục tình trạng lan man, chung chung, mơ hồ trong diễn đạt còn khá phổ biến ở học sinh
 - Nhận thức được rằng, mỗi ý kiến, quan điểm mà mình đưa ra để giải quyết vấn đề cần phải có những dẫn chứng, chứng cứ tiêu biểu, đủ sức nặng để chứng minh, thuyết phục. Đồng thời khắc phục một nhầm tưởng của không ít học sinh rằng bài văn không phải là bài liệt kê, mô tả dẫn chứng đơn thuần.
 * Yêu cầu.
 - Luận điểm nêu ra phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu thực tế. (Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ tức là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mơ hồ, mâu thuẫn. Tập trung nghĩa là các luận điểm trong bài đều phải hướng vào làm rõ vấn đề nghị luận. Luận điểm cần có tính định hướng nhằm giải quyết những vấn đề về nhận thức và tư tưởng đặt ra trong cuộc sống)
 - Luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) phải phù hợp, thống nhất với yêu cầu khăng định của luận điểm.
 - Luận cứ phải xác thực, đúng đắn. Biết không chắc chắn thì không nên sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt, “sáng tạo” luận cứ.
 - Luận cứ phải tiêu biểu, nổi bật; phải vừa đủ , đáp ứng nhu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm.
 - Luận cứ phải mới mẻ (nếu phải sử dụng lại luận cứ quen thuộc tì cố gắng khai thác khía cạnh mới của luận cứ).
 Khi nêu luận cứ, phải giới thiệu luận cứ, có trường hợp phải chỉ rõ nguồn gốc của luận cứ (ví dụ: câu thơ đó của ai , số liệu này lấy ở đâu). Mặt khác cần trích dẫn chuẩn xác luận cứ (Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nếu không thì nêu đại ý).
 * Cách thức xác định và trình bày 
 - Để xác định luận điểm, có thể tìm hiểu một số cách sau:
 + Xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của đề bài
 Ví dụ: Đề bài. 
 Có ý kiến nhận định “Tác phẩm của Nam Cao không những đã vạch ra nỗi khổ cùng cực của người nông dân mà còn thể hiện cảm động bản chất đẹp đẽ, cao quí trong tâm hồn họ”.
 Dựa vào sáng tác của nhà văn Nam Cao mà anh/chị biết, hãy chứng minh nhận định trên.
 => Từ dữ liệu của đề bài, ta thấy có 2 vấn đề (2 luận điểm) cần giải quyết:
 . Nỗi khổ cùng cực, thê thảm của người nông dân qua sáng tác của Nam Cao
 . Những bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn người nông dân qua tác phẩm Nam Cao.
 + Xác định luận điểm bằng cách đặt câu hỏi. Chẳng hạn, đề yêu cầu nghị luận về vấn đề Ô nhiễm môi trường, chúng ta có thể xây hệ thống dựng luận điểm bằng cách tự đặt câu hỏi để trả lời, như: Như thế nào là ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường diễn ra ở những phạm vi nào? Hậu quả của tình trạng ô nhiễm mô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_xay_dung_doan_van_trong_van_nghi_luan.doc