SKKN Rèn luyện kỹ năng giải bài tập và phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 12 khi giải quyết bài toán liên quan đến sóng âm và nguồn âm

SKKN Rèn luyện kỹ năng giải bài tập và phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 12 khi giải quyết bài toán liên quan đến sóng âm và nguồn âm

Có thể nói, các bài toán liên quan đến sóng cơ, sóng âm nguồn âm là những bài toán gây khá nhiều khó khăn cho những học sinh có mục tiêu đạt điểm cao cho bài thi THPT môn vật lí. Những bài tập liên quan đến sóng âm và nguồn âm tuy khó nhưng lại mang tính thực tiễn khá cao.

 Đã nhiều sách và tài liệu viết về đề tài sóng âm và nguồn âm vì đây là những bài tập thường xuất hiện trong đề tuyển sinh, đề thi THPT QG và cả đề thi đại học. tuy vậy những tài liệu chỉ viết sơ sài và thiếu tính hệ thống hoặc không làm tốt phần hướng dẫn phương pháp giải, phần liên hệ thực tế.

 Chính vì thế tôi chọn đề tài "Rèn luyện kỹ năng giải bài tập và phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 12 khi giải quyết bài toán liên quan đến sóng âm và nguồn âm ". Với đề tài này tôi mong góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lí, phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo tăng sự hứng thú cho học sinh khi học phần cơ học nói chung và phần sóng âm nói riêng.

 

doc 19 trang thuychi01 13580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng giải bài tập và phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 12 khi giải quyết bài toán liên quan đến sóng âm và nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Lời mở đầu.
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
1.5. Những điểm mới của SKKN.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
18
3. Kết luận, kiến nghị.
18
3.1. Kết luận.
18
3.2. Kiến nghị.
18
1. Lời mở đầu: 
1.1 lí do chọn đề tài. 
Có thể nói, các bài toán liên quan đến sóng cơ, sóng âm nguồn âm là những bài toán gây khá nhiều khó khăn cho những học sinh có mục tiêu đạt điểm cao cho bài thi THPT môn vật lí. Những bài tập liên quan đến sóng âm và nguồn âm tuy khó nhưng lại mang tính thực tiễn khá cao.
	Đã nhiều sách và tài liệu viết về đề tài sóng âm và nguồn âm vì đây là những bài tập thường xuất hiện trong đề tuyển sinh, đề thi THPT QG và cả đề thi đại học. tuy vậy những tài liệu chỉ viết sơ sài và thiếu tính hệ thống hoặc không làm tốt phần hướng dẫn phương pháp giải, phần liên hệ thực tế.
 	Chính vì thế tôi chọn đề tài "Rèn luyện kỹ năng giải bài tập và phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 12 khi giải quyết bài toán liên quan đến sóng âm và nguồn âm ". Với đề tài này tôi mong góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lí, phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo tăng sự hứng thú cho học sinh khi học phần cơ học nói chung và phần sóng âm nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Đưa ra được hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập, phương pháp giải, phương pháp giải nhanh các bài tập phần sóng âm và nguồn âm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Các đặc trưng vật lí, các đặc trưng sinh lí của âm, các công thức liên quan, kiến thức toán học liên quan hỗ trợ giả nhanh các bài tập của dang.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Sử dụng phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết. Tìm hiểu thiết kế bài tập. Thu thập thông tin qua thái độm hứng thú học tập bằng phiếu khảo sát, thu nhận kết quả bằng bài kiểm tra đánh giá thường xuyên.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	Bổ túc được phần toán học liên quan cho học sinh nhằm giúp học sinh nhớ và vận dụng tốt kiến thức đã được học. Sau phần hướng dẫn phương pháp tôi cố gắng đưa ra được những công thức mang tính tổng quát, sử dụng được cho nhiều trường hợp khác nhau. Nhận xét, chỉ ra được những ứng dụng thực tế qua từng ví dụ điển hình.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Qua thực tế giảng dạy học sinh 12 phần sóng cơ nói chung và phần sóng âm và nguồn âm nói riêng tôi thấy các em thường gặp các khó khăn sau đây:
	+ Kiến thức về số mũ và logrit, biết đổi toán học của phần này của không ít học sinh cảm thấy khó khăn.
	+ Khả năng phân tích và phối hợp các kiến thức với nhau chưa tốt. 
	+ Kỹ năng phân loại các dạng toán và tìm mối liên hệ giữa các bài toán chưa tốt. 	
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Khảo sát chất lượng của học sinh 12A1, 12A2, 12A3 năm học 
2015- 2016 của trường THPT Tĩnh Gia 3 cho thấy việc học tập các bài tập về sóng âm chỉ được một số học sinh lớp 12A1 là làm tốt nhưng chưa nhanh còn lại một bộ phận học sinh làm được nhưng kết quả không đúng và thường mất điểm những bài tập dạng này, nhất là học sinh lớp 12A2, 12A3.
	Từ những vấn đề trên tôi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và bước đầu đã thu được kết quả tốt trong năm 2016-2017 vừa qua.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các tiết ôn tập và tự chọn qua đó củng cố lí thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh.
Trong các tiết ôn tập và tự chọn tôi cho học sinh ôn tập kiến thức cơ bản ở nhà, còn tại lớp hướng dẫn các em tìm hiểu sâu hơn về kiến thức sóng âm, hướng dẫn phương pháp, làm các bài tập ví dụ, còn phần bài tập vận dụng được giao về nhà để các em tự luyện.
2.3.1. Bổ túc toán học phần số mũ, logarit, diện tích mặt cầu và diện tích chỏm cầu cho học sinh.
	+ ℓogax = b Þ x = ab
	+ lg10x = x 
 	+ a = lgx x = 10a 
 	+ 
	+ 
	+ Diện tích mặt cầu: 
	 + Diện tích chỏm cầu: 
 S=2πRh
Từ hình vẽ hình ra ta thấy được: 
h=R(1−cos300)
2.3.2. Hệ thống lại kiến thức đã học.
	Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học về sóng âm, các đặc trưng sinh lí và đặc trưng vật lí của âm. 
2.3.2.1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm
	Sóng âm là sự lan truyền các dao động cơ học trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
b. Đặc điểm
 	* Tai con người chỉ có thể cảm nhận được (nghe được) các âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz được gọi là âm thanh.
	* Các sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz được gọi là hạ âm.
	* Các sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz được gọi là siêu âm.
	* Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí, hầu như không truyền được qua các chất xốp, bông, len những chât đó gọi là chất cách âm.
	* Tốc độ truyền âm giảm trong các môi trường theo thứ tự: rắn, lỏng, khí. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính chất môi trường, nhiệt độ của môi trường và khối lượng riêng của môi trường. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ truyền âm cũng tăng.
2.3.2.2 Các đặc trưng vật lí của âm. 
a. Tần số âm: Là tần số dao động âm.
b. Cường độ âm: Là năng lượng mà sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.
 	Công thức tính: I = trong đó 
	+ P là công suất của nguồn âm 
	+ S là diện tích miền truyền âm
	Khi âm truyền trong không gian thì S = 4πR2 → 
	Cường độ âm tại hai điểm A, B được cho bởi → 
	Đơn vị: P (W), S (m2), I (W/m2).
c.Mức cường độ âm
	công thức: , (đơn vị B) trong đó, 
	+ I là cường độ âm tại điểm cần tính, 
	+ I0 là cường độ âm chuẩn (âm ứng với tần số ƒ = 1000 Hz) có giá trị là I0 = 10–12 W/m2.
	Trong thực tế thì người ta thường sử dụng đơn vị nhỏ hơn Ben để tính mức cường độ âm, đó là dexiBen (dB).
	1B = 10dB → dB.
Chú ý: Tại hai điểm A, B có mức cường độ âm lần lượt là LA, LB thì ta có
	LA - LB = - = = = .
2.3.2.3. Các đặc trưng sinh lý của âm
	Âm có 3 đặc trưng sinh lý là độ cao, độ to và âm sắc. Các đặc trưng của âm nói chung phụ thuộc vào cảm thụ âm của tai con người
a) Độ cao
	* Đặc trưng cho tính trầm hay bổng của âm, phụ thuộc vào tần số âm.
	* Âm có tần số lớn gọi là âm bổng và âm có tần số nhỏ gọi là âm trầm.
b) Độ to
	Là đại lượng đặc trưng cho tính to hay nhỏ của âm, phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm.
c) Âm sắc
	Là đại lượng đặc trưng cho sắc thái riêng của âm, giúp ta có thể phân biệt được hai âm có cùng độ cao.
	Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm (hay tần số và biên độ âm).
2.3.2.4. Nhạc âm và tạp âm
	* Nhạc âm là những âm có tần số xác định và đồ thị dao động là đường cong hình sin.
 	* Tạp âm là những âm có tần số không xác định và đồ thị dao động là những đường cong phức tạp.
2.3.2.5. Họa âm
	Một âm khi phát ra được tổng hợp từ một âm cơ bản và các âm khác gọi là họa âm.
	Âm cơ bản có tần số ƒ1 còn các họa âm có tần số bằng bội số tương ứng với âm cơ bản. 
	Họa âm bậc hai có tần số ƒ2 = 2ƒ1	
	Họa âm bậc ba có tần số ƒ3 = 3ƒ1 
	Họa âm bậc n có tần số ƒn = n.ƒ1
	→ Các họa âm lập thành một cấp số cộng với công sai d = ƒ1
2.3.3. Phân loại các bài tập.
Tôi chia bài tập phần sóng âm nguồn âm thành các dạng bài tập như sau:
 Dạng 1: Âm truyền trong các môi trường khác nhau.
Dạng 2: Những bài toán liên quan đến cường độ và mức cường độ âm với một nguồn âm.
Dạng 3: Những bài toán liên quan đến cường độ và mức cường độ âm với nhiều nguồn âm.
 Dạng 4:. Bài toán liên quan đến loa và nhạc lí.
Cụ thể các dạng gồm phương pháp bài tập ví dụ, hướng dẫn giải và cuối cùng là phần bài tập vận dụng có đáp án.
Dạng 1: Âm truyền trong các môi trường khác nhau.
*Phương pháp: 
	Với cùng nguồn âm, khi sóng âm truyền trong các môi trường khác nhau thì tần số âm và chu kì giống nhau, Bước sóng và vận tốc truyền âm là khác nhau nhau.
	Thời gian truyền âm trong môi trường một và môi trường hai với cùng độ dài quãng đường là ().
* Ví dụ 1: 
	Một người dùng búa gõ vào đầu một thanh kim loại. Người thứ hai ở đầu kia của thanh áp tai vào thanh nhôm và nghe được âm của tiếng gõ hai lần. Khoảng thời gian giữa hai tiếng gõ là 0,12s. Biết chiều dài của thanh kim loại là 45m tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Xác định tốc độ truyền âm trong thanh kim loại.
* Hướng dẫn giải
	Ta biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí nhỏ hơn vận tốc truyền âm trong kim loại.
	Nhận xét: Đây là bài toán đước ứng dụng trong đo vận tốc truyền âm trong môi trường khi biết vận tốc truyền âm trong môi trường không khí. Một bài toán có tính ứng dụng khá cao.
* Ví dụ 2: Một vận động viên leo núi đứng ở gần chân núi hét lên một tiếng. Sau 10 s thì nghe tiếng mình vọng lại, biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Xác định khoảng cách từ người đó đến chân núi.
* Hướng dẫn giải
	Âm truyền từ vận động viên đến chân núi phản xạ ngươc trở lại đến tai vận động viên.
* Nhận xét: Đây cũng là bài toán có tính ứng dụng cao, nhất là trong việc xác định khoảng cách, mục tiêu trong kĩ thuật quân sự và kĩ thật hàng hải.
Dạng 2: Những bài toán liên quan đến cường độ và mức cường độ âm với một nguồn âm.
*Phương pháp:
	Mối liên hệ giữa cường độ âm mức cường độ âm, và khoảng cách.
	 I = = = Þ 
	 (B) =
 trong đó L(B)
Nếu nguồn O đẳng hướng phát sóng âm điểm A, M, B là ba điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng trong đó: AM=nMB.
B
M
A
O
	.
	 [1]
Tuỳ theo giá trị của n, đề bài có thể yêu cầu xác định giá trị của . Chúng ta dễ dàng xác định được các đại lượng khi dùng phương pháp nhẩm nghiệm bằng máy tính. 
	Trường hợp đặc biệt là khi điểm M là trung điểm của AB khi đó n= 1, công thức trở thành:
* Ví dụ 3: Một vật máy thu cách nguồn âm có công suất ℓà 30 W một khoảng cách ℓà 5 m, biết I0 = 10-12 W/m2 . Hãy xác định tại đó giá trị 
	a. Cường độ âm.
	b. mức cường độ âm.
* Hướng dẫn giải:
	 Ta có I = = = 0,095 W/m2
* Ví dụ 4: Tại một vị trí, nếu cường độ âm ℓà I thì mức cường độ âm ℓà L, nếu tăng cường độ âm ℓên 1000 ℓần thì mức cường độ âm tăng ℓên bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải:
	 L = 10.ℓog 
 	Nếu tăng I ℓên 1000 ℓần 
 Þ L = 10ℓog = ℓog1000 + 10ℓog = L + 3B
*Nhận xét: Nếu cường độ âm tăng thêm 10n lần thì mức cường độ âm tăng thêm n lần.
* Ví dụ 5 Hai điểm AB trên phương truyền sóng, mức cường độ âm tại A ℓớn hơn tại B 20 dB. Hãy xác định tỉ số . 
* Hướng dẫn giải:
	 Từ nhận xét trên ta thấy mức cường độ âm tăng 20dB= 2B, nên cường độ âm tăng thêm 102 lần vậy tỉ số = 102= 100.
* Ví dụ 6: Tại hai điểm A và B trên phương truyền sóng, khoảng cách từ nguồn đến A ℓà 1m và có cường độ âm ℓà IA = 10-2 W/m2. Hỏi tại điểm B cách nguồn 100 m thì có cường độ âm ℓà bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải:
	 .
*Nhận xét: Đây là bài toán cho biết khoảng cách và cường độ tại một điểm tìm cường độ âm tại điểm kia. Còn nếu cho khoảng cách từ hai điểm đến nguồn và mức cường độ âm tại một điểm yêu cầu xác định mức cường độ âm tại điểm còn lại.
* Ví dụ 7: Tại hai điểm A và B trên phương truyền sóng có khoảng cách đến nguồn ℓần ℓượt ℓà 1 m và 100 m. Biết mức cường độ âm tại A ℓà 70 dB. Hỏi mức cường độ âm tại B ℓà bao nhiểu:
* Hướng dẫn giải:
 	LB = 10log Với IB = IA. 
 Þ LB = 10log = 10 = 10(7-4) = 30 dB.
* Ví dụ 8: Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng trong không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại điểm M là bao nhiêu? Biết rằng M là trung điểm của AB.
* Hướng dẫn giải:
Từ ta được → 
 Mặt khác → LA - LB = = Û 40 = 
	→ =100 Û RB = 100RA 
 Ta lại có RM = RA +AM = RA + = RA + == 50,5RA
Từ đó LA - LM = = = 10log50,52 
	 → LM = 60 - 10log50,52 ≈ 25,93 dB.
Ta cũng có thể giải nhanh như sau: Do M là trung điểm của AB
 2,593B=25,93dB.
*Nhận xét: Đây là trường hợp đặc biệt khi M là trung điểm của AB, đề có thể ra dưới dạng tổng quát hơn.
* Ví dụ 9: Bốn điểm O, A, B, M cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng trong không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại điểm M là bao nhiêu? Biết rằng M nằm giữa AB và 
AM= 4MB. [1]
* Hướng dẫn giải: 
. Trong đó 
 2,191B=21,91dB.
*Nhận xét: Bài toán được giải khá nhanh khi có sự giúp đỡ của máy tính.
Dạng 3: Những bài toán liên quan đến cường độ và mức cường độ âm với nhiều nguồn âm.
* Phương pháp: 
	Cường độ âm tại một điểm tỉ lệ với công suất ngồn âm và tỉ lệ với số nguồn âm giống nhau đặt tại cùng một điểm.
	 Với là công suất của 2 nguồn khác nhau đặt tại cung một điểm, là công suất của các nguồn giống nhau, lần lượt là số nguồn giống nhau đặt tại cùng một điểm trong hai trường hợp.
* Ví dụ 10: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm , giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm 30dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng bao nhiêu? [2]
* Hướng dẫn giải:
	M là trung điểm của OA nên 
Mức cường độ âm tại M cao hơn tại A 
 Cường độ âm tại M cao hơn tại A 101 =10 lần
Vậy số nguồn âm cần đặt thêm là 3 nguồn.
*Nhận xét: Đây là bài vừa liên quan đến số nguồn âm giống nhau, vừa liên quan đến mối liên hệ giữa năng lượng nguồn âm, cường độ và mức cường độ âm đã trình bầy ở dạng 2.
Ví dụ 10. Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ bên ngoài một thiết bị xác định mức cường độ âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng 0 và gia tốc có độ lớn 0,4m/s2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 10m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 20dB. Cho rằng môi trường truyền âm là đẳng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N có giá trị là bao nhiêu? [4]
* Hướng dẫn giải: 
 Tính MN: LN – LM = log = 2 (B) = 102
 	 = = 102 OM= 10.ON = 100 m MN = 90 m
Từ M đến N thiết bị chuyển động theo hai giai đoạn: Bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau đó chuyển động chậm dần đều dừng lại tại N với độ lớn gia tốc như nhau. Thời gian chuyển động nhanh và chuyển động chậm dần đều bằng nhau t1 = t2
 và quãng đường S1 = S2 = = 45m
Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N: 
 	t = 2t1 = 2= 2= 2.15 = 30s.
*Nhận xét: Đây là một câu vận dụng cao yêu cầu học sinh không chỉ nắm bắt tốt kiến thức vật lí 12 mà cả kiến thức vật lí 10.
Dạng 4: Bài toán liên quan đến loa và nhạc lí.
Ví dụ 11: Một người đứng trước một cái loa một khoảng 50m, nghe được âm ở mức cường độ 80dB. Cho biết loa có dạng hình nón có góc ở đỉnh làcường độ âm chuẩn là Bỏ qua sự hấp thụ của không khí. Công suất phát âm của loa là bao nhiêu? [3]
* Hướng dẫn giải: Cường độ âm tại vị trí người đó đứng :
Gọi R là khoảng cách từ loa đến người đó.
Diện tích chỏm cầu là:
 S=2πRh
Từ hình vẽ hình ra ta thấy được: 
h=R(1−cos300).h
Mà lại có công suất phát âm:
P=IS=2πR2I(1−cos300) ≈0,21.
Ví dụ 12: Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn . Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc , 9 nc, 11 nc, 12 nc. Trong gam này, nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số là bao nhiêu? [4]
* Hướng dẫn giải: 
Khoảng cách từ nốt Sol đến nôt La là 2 nc như hình vẽ
 	 = 2.2
 fSol = = = 392Hz
3. Một số bài tập vận dụng. 
Bài 1. Tại sao khi mắt nhìn thấy tia sét nhưng mãi một thời gian sau đó mới nghe thấy tiếng sấm? Nếu khoảng thời gian từ khi nhìn thấy tiếng sét đến khi nghe thấy tiếng sấm là 1 phút thì khoảng cách từ nơi sét đánh đến người quan sát là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là .
	ĐS: 20,4km
Bµi 2. Muốn đo độ sâu của biển, người ta cho phát tín hiệu âm từ một tàu A và thu tín hiệu đó ở một tàu B nằm cách tàu A một khoảng 3km. Tín hiệu âm thu được hai lần (âm phát ra từ tàu A đi đến tàu B bằng hai đường: từ A thẳng đến B và từ A tới điểm C ở đáy biển rồi phản xạ lên B) cách nhau một khoảng thời gian 2s. Hãy tính độ sâu của biển và bước sóng của âm. Biết rằng vận tốc và tần số âm trong nước lần lượt là 1500m/s và 20000Hz, vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
ĐS: , 0,075m.
Bài 3. Một người gõ mạnh vào đường ray xe lửa, một người khác ở cách xa người này 1,1km áp tai vào đường ray. Hai âm mà người quan sát nghe được trong thép và trong không khí cách nhau 3s. Tính vận tốc âm trong thép. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.
ĐS:4675m/s.
Bài 4. Một người đứng cách nguồn âm một khoảng d thì cường độ âm là I. Khi người đó tiến ra xa nguồn âm một đoạn 40m thì cường độ âm giảm chỉ còn . Tính khoảng cách d.
	ĐS: d = 20m.
Bài 6. Tại điểm A cách xa nguồn âm O (coi là nguồn điểm) một khoảng OA = 1m, mức cường độ âm là LA = 90dB. Biết ngưỡng nghe của của âm chuẩn là: I0 = 10 – 12 W/m2.
a. Tính cường độ âm IA của âm tại điểm A.
b. Tính cường độ âm và mức cường độ âm của âm đó tại B nằm trên đường OA và cách O một đoạn OB = 10m. Coi môi trường không hấp thụ âm.
c. Giả sử nguồn âm và môi trường truyền âm đều đẳng hướng. Tính công suất phát âm của nguồn âm O.
ĐS: a. , b . , , c. .
Bài 7. Một người đứng cách một cái loa khoảng 30m, trước loa nghe được âm ở mức cường độ khoảng 70dB. Cho rằng: loa có dạng một hình nón có nửa góc ở đỉnh là 300; Cho biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10 – 12W/m2. Bỏ qua sự hấp thụ âm của không khí. Tính công suất phát âm của loa?
	ĐS: .
Bài 8. Một loa điện động có công suất 100W coi như một nguồn điểm, Biết âm truyền đẳng hướng.
a. Xác định cường độ âm tại vị trí cách loa 4m
b. Nếu miệng loa hình nón có góc ở đỉnh bằng 900, Xác định cường độ âm tại điểm trước loa, cách loa 2m.
ĐS. a. , b. .
Bài 9. Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L, khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn thêm 9m thì mức cường độ âm thu được là L -20 (dB). Khoảng cách d là bao nhiêu?
	ĐS: .
Bài 10. Ba điểm A, O, B cùng nằm trên đường thẳng. Với A, B khác phía so với O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 100 dB, tại B là 86 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là bao nhiêu?
	ĐS: . 
Bài 11. Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 40 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng:
	ĐS: 48 nguồn.
Bài 12. Trong một bản hợp ca, coi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và cùng tần số. Khi 10 ca sĩ cùng hát thì mức cường độ âm là 120 dB. Hỏi nếu 1 ca sĩ hát thì mức cường độ âm là bao nhiêu?
	ĐS: 11dB.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với bản thân.
Giáo viên phải nghiên cứu sâu, kĩ về kiến thức chuyên môn và kiến thức liên quan đến bài dạy. Nên từ đó đã xóa đi tính chủ quan của giáo viên, dần theo thời gian giáo viên đã tự bồi dưỡng cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng.
Những cách giải quyết vấn đề khác nhau của học sinh làm cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong dự đoán các tình huống và xử lí tình hống.
2.4.2 Đối với học sinh. 
Theo tôi giá trị của đề tài này là ở chỗ khi các em được hướng dẫn, tìm hiểu kĩ phần này các em có được n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_giai_bai_tap_va_phat_huy_tinh_sang_ta.doc
  • docbìa.doc
  • docxTài liệu tham khảo.docx