SKKN Rèn luyện kĩ năng sống qua kiến thức bộ môn giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh trường THPT Như Thanh 2
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong
thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng
sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống
được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những
va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều
nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và
nhóm kĩ năng quản lí bản thân.Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và
cần thiết với mỗi con người.
Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống
là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích
cực". Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em
học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân
thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả
năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một
nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được của toàn ngành thì gần
đây chúng ta đều thấy thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về
bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ
mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình Đồng thời kĩ năng
thực hành, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ
bản thân giảm
Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, nhất là đối
với học sinh phổ thông, lứa tuổi luôn muốn khẳng định mình.
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài:
“Rèn luyện kĩ năng sống qua kiến thức bộ môn giáo
Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG QUA KIẾN THỨC BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2 Họ và tên giáo viên: Lê Đình Giáp Chức vụ : Giáo viên SKKN: Môn Giáo dục quốc phòng an ninh Như Thanh, Tháng 5 – 2018 Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận 2 2.2. Cơ sở thực tiễn 2 2.3. Thực trạng về hoạt động KNS cho học sinh tại trường THPT Như Thanh 2 3 2.4. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.4.1. Rèn KNS qua phương pháp dạy học (phương pháp tích cực) và kiến thức bộ môn 4 a. Phương pháp hoạt động nhóm 5 b. Phương pháp trực quan, vấn đáp, tìm tòi 7 c. Phương pháp trò chơi: - Trò chơi hỏi- đáp - Trò chơi ô chữ - Trò chơi mãnh ghép - Trò chơi ai nhan hơn 8 8 9 10 11 d. Phương pháp đóng vai 12 2.5. Hiệu quả của SKKN 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 15 Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN DANH MỤC SKKN ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI STT TÊN ĐỀ TÀI XẾP LOAI NĂM HỌC 1 Áp dụng trò chơi quân sự trong giảng dạy môn Giáo dục QPAN nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trường THPT Như Thanh 2 C 2013 - 2014 Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được của toàn ngành thì gần đây chúng ta đều thấy thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mìnhĐồng thời kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, nhất là đối với học sinh phổ thông, lứa tuổi luôn muốn khẳng định mình. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng sống qua kiến thức bộ môn giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh trường THPT Như Thanh 2” 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Giúp cho HS rèn luyện được một số kĩ năng sống cơ bản để các em tự tin, bản lĩnh bước vào đời. - Giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời lồng ghép rèn luyện kĩ năng sống cho HS trong giờ học bộ môn có hiệu quả. - Nghiên cứu những nhóm kĩ năng sống cơ bản để rèn luyện cho HS THPT. - Đưa ra những biện pháp để rèn luyện kĩ năng sống cho HS. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - GV trong các hoạt động giáo dục. - HS trong hoạt động học tập. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thử nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 2 - Phương pháp điều tra. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận: - Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong đó nội dung : Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh. - Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành, của trường về việc chú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Vậy Kĩ năng sống (KNS) là gì? + Theo tổ chức Y tế thế giới, KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức hằng ngày. + Theo UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. + Theo UNESCO: KNS gắn với các trụ cột giáo dục: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống. Từ các quan niệm trên, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Với tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống, thì vấn đề rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết nhưng cũng tương đối khó cho nhà trường, gia đình và xã hội. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội của những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc GD (rèn luyện) KNS cho HS là việc làm cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với HS THPT vì: Ở lứa tuổi này: + Các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu. + Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến có quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. + Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần. Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 3 + Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa ra quyết định đúng đắn. + Thích bộc lộ cái tôi Qua nghiên cứu tài liệu giáo dục KNS tôi nhận thấy có một số KNS cần thiết cần có ở HSTHPT là : 1. Kĩ năng tự nhận thức 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng 5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 6. Kĩ năng thể hiện tự tin 7. Kĩ năng giao tiếp 8. Kĩ năng lắng nghe tích cực 9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 10. Kĩ năng thương lượng 11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 12. Kĩ năng hợp tác 13. Kĩ năng tư duy phê phán 14. Kĩ năng tư duy sáng tạo 15. Kĩ năng ra quyết định 16. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 17. Kĩ năng xử lý tình huống 18. Kĩ năng vận động ........ Việc RLKNS nhằm xây dựng cho học sinh giá trị của cuộc sống là : Có tính tổ chức, kỹ luật, tôn trọng, hoà bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết. 2.3. Thực trạng về tổ chức hoạt động kĩ năng sống cho học sinh tại trường THPT Như Thanh 2 - Bộ GD-ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy (qua việc thay sách giáo khoa) theo hướng dễ áp dụng, dễ triển khai các phương pháp dạy học tích cực, tăng thực hành - Sở GD-ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. - Với trường: Trường THPT Như Thanh II là trường vùng núi thuộc vùng 135 nên học sinh tương đối ngoan, ít đối tượng ăn chơi đua đòi. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo triển khai nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sống qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học và các hoạt động của nhà trường như: Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 4 + Về chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, tổ chức các câu lạc bộ bạn yêu khoa học để các em có cơ hội khẳng định mình. + Về các hoạt động khác: Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cũng được chú trọng, hoạt động đoàn thể như: an toàn giao thông, tai nạn thương tích, ấm áp mùa đông, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp... Hơn nữa, nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, chúng tôi những giáo viên trong trường đều trăn trở, làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho phụ huynh học sinh về mọi mặt. - Về phía học sinh: + Các em phần lớn là học sinh 135 vùng đặc biệt khó khăn, ít giao lưu, học hỏi nên kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông còn kém. Đa số các em còn thụ động, rụt rè. + Một bộ phận học sinh xa nhà, phải đi ở trọ thiếu sự kèm cặp của gia đình, lại đang ở độ tuổi phát triển tình yêu nam nữ dẫn đến có quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. + Tình trạng học sinh tụ tập đánh nhau, hút thuốc, chơi game vẫn còn xảy ra mặc dù Ban giám hiệu đã có nhiều biện pháp xử lí. - Về phía Giáo viên: + Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về dạy kiến thức. + Một số giáo viên còn chưa quan tâm đến việc lồng ghép rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, chưa gương mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội. + Chưa thực sự nắm vững về tâm lí lứa tuổi, mặc dù chuyên môn vững. Tóm lại, rèn luyện KNS ở trường THPT là việc làm nhằm giúp HS có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người có ích cho xã hội, cho gia đình, đất nước. * Qua chỉ đạo và qua thực tiễn tôi thấy để rèn luyện KNS cho HS sẽ có nhiều giải pháp khác nhau như: - Phòng tư vấn - Hoạt động NGLL - Qua GVCN - Qua GV bộ môn. Tôi đã lựa chọn giải pháp lồng ghép qua GV bộ môn trong giờ học bộ môn đó là: Qua phương pháp dạy học và kiến thức bộ môn 2.4. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.4.1 Rèn KNS qua phương pháp dạy học (phương pháp tích cực) và kiến thức bộ môn Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 5 - Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập vào thực tiễn. Từ đó tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. - Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tạo điều kiện cho HS được thực hành được trải nghiệm một số kĩ năng sống làm cho giờ học nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích. a, Phương pháp hoạt động nhóm - Là phương pháp dạy học tích cực; giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. - Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm cần chú ý: + Kĩ năng làm việc nhóm + Xây dựng, phát triển tinh thần nhóm + Lãnh đạo nhóm + Các xung đột nhóm. - Hoạt động nhóm là hoạt động giúp cho từng thành viên được bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó được tập thể uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, hợp tácThông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình hợp tác trong xã hội để học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác lao động xã hội. - Với hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập hoặc trả lời các câu hỏi của giáo viên đều góp phần rèn luyện cho HS các kĩ năng sống. VD: Khi dạy bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (QPAN 11), tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở phần: Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phần cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Tôi sử dụng máy chiếu để trình chiếu sơ đồ lãnh thổ và các vùng biển Việt Nam. Từ đó học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành PHT “Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia” Tiến trình tổ chức như sau: + GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng. + GV phát cho mỗi nhóm 1/2 tờ giấy rôki, 1 cây bút. + GV giới thiệu Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia trên máy chiếu. Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 6 GV giới thiệu sơ đồ + GV yêu cầu HS trong 3 phút đọc thông tin sách giáo khoa, quan sát trên máy chiếu, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT với nội dung: Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia Đặc điểm Đại diện Vùng đất Vùng nước Vùng lòng đất Vùng trời + Khi hết thời gian GV yêu cầu các nhóm lên dán kết quả của nhóm mình lên bảng, và cử đại diện trình bày. + HS đại diện nhóm trình bày. + HS: nhận xét phần trình bày của bạn và bổ sung nếu thiếu. + GV: Chiếu đáp án trên máy chiếu, Bổ sung, nhận xét và cho điểm từng nhóm. + GV: Chốt kiến thức. Sau khi sử dụng phương pháp này ở nhiều bài học khác nhau và ở nhiều lớp khác nhau tôi nhận thấy: Có tính điểm qua phiếu học tập tôi đã thu được kết quả rõ ràng của hiệu quả nhóm như: + Kĩ năng viết báo cáo (trình bày ý tưởng) + Kĩ năng tự học của học sinh + Kĩ năng giao tiếp, ứng xử (HS – HS; HS – GV) + Kĩ năng lắng nghe Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 7 + Kĩ năng tự khẳng định bản thân, có trách nhiệm, tự tin, thuyết trình trước đám đông, đoàn kết. + Kĩ năng nhận xét, đánh giá. b, Phương pháp trực quan, vấn đáp, tìm tòi( hay dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn) - Người học phát hiện lại những tri thức mà loài người đã khám phá bằng nghiên cứu khoa học -> rèn kĩ năng tự học. - Người học được sự hướng dẫn của người dạy. - Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày, tạo hứng thú trong học tập. VD: Khi dạy bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (QPAN 11 ), tôi áp dụng phương pháp trực quan để giảng dạy. Tiến trình như sau: + GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo của lựu đạn phi 1 lần lượt đưa ra các câu hỏi để HS vấn đáp, tìm tòi. + GV: Lựu đạn phi 1 sát thương sinh lực địch chủ yếu bắng gì? + HS: Bằng mảnh gang vụn. + GV: Bán kinh sát thương của lựu đạn phi 1 là bao nhiêu? + HS: 5 mét. + GV: Thời gian cháy chậm của lựu đạn phi 1 là bao nhiêu? + HS: Khoảng 3,2- 4,2 giây. + GV:Lựu đạn phi 1 được cấu tạo gồm mấy bộ phận chính? + HS: Gồm 2 bộ phận chính : Thân lựu đạn và bộ phận gây nổ. + GV: Vỏ lựu đạn có những khía giống quả gì? Có tác dụng gì? + HS: Giống mắt quả na, có tác dụng để lựu đạn khi nổ tạo ra nhiều mãnh và tao ma sát khi ném. + GV: Lựu đạn phi 1: Thân lựu đạn và bộ phận gây nổ có tháo rời được không? Có tác dụng gì? + HS: Có, có tác dụng giữ gìn bảo quản lựu đạn khi chưa sử dụng. + GV: Khi rút chốt an toàn nhưng tay ta vẫn gữ một lực vào cần bẩy (cần bẩy chưa được giải phóng) vậy lựu đạn có nổ không? Vì sao? + HS: Lựu đạn không nổ vì chuyển động gây nổ chưa diễn ra. - Sau khi vừa quan sát mô hình, vừa trả lời câu hỏi HS lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động, linh hoạt. Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 8 GV giới thiệu mô hình lựu đạn phi 1 Kết quả qua tiết dạy tôi thấy - HS đã chủ động lĩnh hội được kiến thức, đồng thời phát huy cao tính chủ động sáng tạo. - Qua hoạt động vấn đáp ở lớp học sẽ rèn được kĩ năng giao tiếp thầy – trò; trò – trò. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao người giáo viên phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết kế hoạt động khám phá (qua hệ thống câu hỏi) c. Phương pháp trò chơi: Kĩ năng sống chính là phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Thông qua các trò chơi dạy học, mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú. c1. Trò chơi hỏi- đáp Khi dạy Bài 3: phần II. Biên giới quốc gia QPAN 11 Tôi tổ chức trò chơi như sau: Tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng. Mỗi nhóm trong vòng 5 phút đặt ra những câu hỏi và đáp án về những vấn đề liên quan đến 2 quần đảo Hoàng sa và quấn đảo trường sa. Tôi tổ chức cho nhóm 1 đặt câu hỏi cho nhóm 2 và ngược lại, nhóm 3 đặt câu hỏi cho nhóm 4 và ngược lại. Sau đó, chọn ra 2 nhóm xuất sắc và thi với nhau. Cuối cùng chọn ra một nhóm thắng cuộc và được nhận điểm thưởng. Bằng kiến thức thực tế các em rất tự tin để tranh luận với nhau về các vấn đề như: - Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh ( TP) nào của nước ta? Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 9 - Quần đảo Trường sa thuộc tỉnh ( TP) nào của nước ta? - Quần đảo Trường sa giải phóng vào ngày, thánh, năm nào? - Huyện đảo Trường sa hiện có bao nhiêu xã, thị trấn? - Hiện nay Việt nam đang thực hiện chủ quyền và đóng giữ bao nhiêu đảo tại quần đảo trường sa? - Ở quần đảo Hoàng sa: Đảo nào có diện tích lớn nhất? - Ở quần đảo Trường sa: Đảo nào có diện tích lớn nhất? - Thời các vua nhà Nguyễn: Quần đảo Hoàng sa có tên gọi là gì? ........... Qua trò chơi, HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và rất hứng thú. Đồng thời cũng rèn luyện cho HS các kĩ năng: + Hợp tác, đoàn kết, thống nhất trong nhóm. + Tự tin trình bày vấn đề. + Có ý thức thi đua, vươn lên trong học tập. c2. Trò chơi ô chữ: Trò chơi này có thể áp dụng để đặt vấn đề vào bài mới qua đó gợi mở những vấn đề có liên quan đến bài học để HS thích thú, tò mò cần khám phá. Trò chơi ô chữ cũng được sử dụng để củng cố bài, ôn lại kiến thức đã học trong bài, khắc sâu kiến thức và kiểm tra kiến thức của HS ngay tại lớp. Sau khi học xong bài 3 : Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (QPAN 11), tôi tổ chức trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức. Tiến trình như sau: - Tôi chia lớp học thành 2 đội chơi, mỗi dãy lớp học là một đội. - Tôi sử dụng máy chiếu để chiếu ô chữ gồm 8 hàng ngang với những câu hỏi liên quan đến bài học như: + Hàng ngang 1: Ô chữ gồm 6 chữ cái: Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh ( TP) nào của nước ta? + Hàng ngang 2: Ô chữ gồm 8 chữ cái: Quần đảo Trường sa thuộc tỉnh ( TP) nào của nước ta ? + Hàng ngang 3: Ô chữ gồm 2 chữ cái: Biên giới quốc gia Việt nam trên đất liền tiếp giáp với mấy nước? + Hàng ngang 4: Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đảo lớn nhất trong hệ thống các đảo của nước ta ? + Hàng ngang 5: Ô chữ gồm 9 chữ cái: Quần đâỏ thổ chu thuộc tỉnh(TP) nào của nước ta? + Hàng ngang 6: Ô chữ gồm 2 chữ cái: Biên giới quốc gia Việt nam trên biển tiếp giáp với mấy nước? ... Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục QPAN Giáo viên: Lê Đình Giáp 10 GV hướng dẫn HS giải đáp ô chữ Mỗi ô chữ nếu HS giải đúng sẽ xuất hiện các chữ cái của từ chìa khoá. - HS tham gia rất sôi nổi. - Sau khi kết thúc trò chơi, tôi tổng kết số câu trả lời đúng của 2 đội, tuyên bố đội thắng cuộc, và tuyên dương. HS Trần Anh trả lời đúng từ chìa khoá nên tôi cho điểm 10 để khuyến khích. Tôi đã áp dụng trò chơi với nhiều lớp khác nhau, và thấy rằng, tiết học trở nên bớt căng thẳng, HS phấn khởi, tự tin củng cố được kiến thức của mình. Đồng thời cũng rèn luyện cho các em khả năng tư duy lôgic, khái quát hoá kiến thức đã học, biết động não để giải quyết vấn đề. c3. Trò chơi mãnh ghép Khi tôi dạy bài 3 phần 2.b: Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia Để củng cố bài tôi tổ chức trò chơi sau: + Tôi chuẩn bị sẵn những mãnh ghép về nội dung chủ quyền lãnh thổ quôc gia và 2-3 nội dung sai gây nhiễu + Tôi chia lớp thành 2 nhóm, có nhóm trưởng quản lí mỗi nhóm. Tôi phát cho mỗi nhóm những mãnh ghép đã chuẩn bị + Tôi yêu cầu trong vòng 1 phút các nhóm lắp những mãnh ghép đúng vào bảng phụ tôi đã dán trên bảng. + Sau khi hết thời gian, mỗi nhóm sẽ có 1 phút để đại diện trình bày cá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_luyen_ki_nang_song_qua_kien_thuc_bo_mon_giao_duc_qu.pdf