SKKN Rèn luyện kĩ năng làm văn theo đặc trưng loại đề để nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận về ý kiến văn học

SKKN Rèn luyện kĩ năng làm văn theo đặc trưng loại đề để nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận về ý kiến văn học

Môn Ngữ văn trong trường phổ thông là một môn học đặc thù với tổ hợp các phân môn, bao gồm: đọc - hiểu văn bản tác phẩm văn học, tiếng Việt, làm văn và lí luận văn học. Trong các phân môn đó thì phân môn Làm văn là một phân môn khó, là sự vận dụng tổng hợp tri thức và kĩ năng của các phân môn còn lại, mà sản phẩm của nó là những bài làm văn và cũng là thước đo cuối cùng và cao nhất về chất lượng dạy và học của cả môn học.

 Nghị luận văn học là kiểu bài làm văn tổng hợp kiến thức văn học, kiến thức về cuộc sống, vốn văn hóa cũng như tư tưởng, tình cảm cùng với năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, khả năng lập luận logic và sự sáng tạo của học sinh. Trong nghị luận văn học thì dạng đề nghị luận về ý kiến văn học là dạng đề bài khó nhất, đòi hỏi năng lực của người học ở mức độ cao và phức tạp nhất, cả về kiến thức và kĩ năng. Để có thể làm được và làm tốt bài văn nghị luận bàn về ý kiến văn học với những yêu cầu cụ thể rất phong phú và đa dạng thì học sinh cần phải rèn luyện trong một quá trình với một phương pháp khoa học và phù hợp.

 Trong các kỳ thi từ thi Đại học - cao đẳng trước đây đến thi THPT quốc gia hiện nay, nhất là trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, dạng đề bài nghị luận về ý kiến văn học luôn được ưu tiên lựa chọn và là những thử thách thực sự đối với học sinh.

 

doc 26 trang thuychi01 4730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng làm văn theo đặc trưng loại đề để nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận về ý kiến văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUC
TÓM LƯỢC NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3
Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
5
3.1. Phân loại các dạng đề nghị luận về ý kiến văn học
5
3.1.1. Phân loại dựa trên nội dung của ý kiến văn học
5
3.1.2. Phân loại dựa trên hình thức của ý kiến văn học
6
3.2. Định hướng việc xác định phạm vi kiến thức văn học cần vận dụng 
7
3.3. Hướng dẫn học sinh lập ý và lập dàn bài cho những dạng đề cụ thể
10
3.3.1. Lập ý và lập dàn bài cho dạng đề nghị luận về một ý kiến văn học
11
3.3.2. Lập ý và lập dàn bài cho dạng đề nghị luận về hai ý kiến văn học
14
3.4. Hướng dẫn học sinh thực hành và luyện tập
17
4
Hiệu quả vận dụng của sáng kiến kinh nghiệm 
19
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại
23
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Ngữ văn trong trường phổ thông là một môn học đặc thù với tổ hợp các phân môn, bao gồm: đọc - hiểu văn bản tác phẩm văn học, tiếng Việt, làm văn và lí luận văn học. Trong các phân môn đó thì phân môn Làm văn là một phân môn khó, là sự vận dụng tổng hợp tri thức và kĩ năng của các phân môn còn lại, mà sản phẩm của nó là những bài làm văn và cũng là thước đo cuối cùng và cao nhất về chất lượng dạy và học của cả môn học.
	Nghị luận văn học là kiểu bài làm văn tổng hợp kiến thức văn học, kiến thức về cuộc sống, vốn văn hóa cũng như tư tưởng, tình cảm cùng với năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, khả năng lập luận logic và sự sáng tạo của học sinh. Trong nghị luận văn học thì dạng đề nghị luận về ý kiến văn học là dạng đề bài khó nhất, đòi hỏi năng lực của người học ở mức độ cao và phức tạp nhất, cả về kiến thức và kĩ năng. Để có thể làm được và làm tốt bài văn nghị luận bàn về ý kiến văn học với những yêu cầu cụ thể rất phong phú và đa dạng thì học sinh cần phải rèn luyện trong một quá trình với một phương pháp khoa học và phù hợp.
	Trong các kỳ thi từ thi Đại học - cao đẳng trước đây đến thi THPT quốc gia hiện nay, nhất là trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, dạng đề bài nghị luận về ý kiến văn học luôn được ưu tiên lựa chọn và là những thử thách thực sự đối với học sinh.
	Rèn luyện kiến thức và kĩ năng để làm tốt bài văn nghị luận nói chung, bài văn nghị luận về ý kiến văn học nói riêng còn là rèn luyện cho học sinh khả năng biện luận vấn đề, biết nhận thức, lí giải, bình luận và phản biện khi gặp những vấn đề phức tạp khi các em bước chân vào cuộc sống.
	Vì những lí do trên và với kinh nghiệm của mười lăm năm giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, dạy làm văn nghị luận nói riêng, cùng với những kết quả vận dụng đã đạt được của đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2012 (Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy ôn tập môn Ngữ văn bằng cách phân nhóm các dạng đề bài văn nghị luận), tôi xin được đề xuất đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm văn theo đặc trưng loại đề để nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận về ý kiến văn học
2. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là rèn luyện cho học sinh hệ thống kĩ năng và thao tác làm bài theo những yêu cầu riêng của dạng đề để nâng cao chất lượng các bài làm văn nghị luận về ý kiến văn học.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những kĩ năng và thao tác để triển khai một bài văn nghị luận về ý kiến văn học.
	Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những các dạng đề bài khác nhau của loại bài làm văn nghị luận về ý kiến văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 
	- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp liệt kê - phân loại; 
- Phương pháp phân tích – tổng hợp; 
- Phương pháp so sánh; 
- Phương pháp thực nghiệm; 
- Phương pháp vấn đáp - gợi mở, nêu ví dụ; 
- Phương pháp diễn giải... và một số phương pháp khác.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	So với đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao hiệu quả dạy ôn tập môn Ngữ văn bằng cách phân nhóm các dạng đề bài văn nghị luận" mà chúng tôi đã triển khai từ năm học 2011 - 2012 thì đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có những điểm mới như sau:
	Đề tài này đi sâu vào những kĩ năng theo đặc trưng loại đề đối với một loại đề cụ thể là Nghị luận về ý kiến văn học - loại đề bài chủ yếu trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia.
	Đề tài này đi vào phân tích chi tiết các bước trong quy trình triển khai cách làm một bài văn nghị luận về ý kiến văn học, các kĩ năng cơ bản mà học sinh cần phải nắm vững và vận dụng thuần thục như một "công thức mở" để giải quyết vấn đề.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
"Văn nghị luận là một thể loại thường dùng trong đời sống xã hội. Hiểu và nắm vững quá trình, phương pháp làm văn nghị luận sẽ giúp ta có được một tư duy sắc bén, chuẩn xác; đồng thời có thể trình bày luận điểm của mình một cách hoàn thiện, có sức thuyết phục mạnh mẽ" [3, tr.3]
"Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế"[2; tr.517].
"Nghị luận là dùng ý kiến, lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó"[4; tr.6]
Như vậy, kĩ năng làm bài văn nghị luận là khả năng vận dụng những kiến thức văn học, kiến thức về làm văn, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức đời sống của bản thân để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn nào đó về văn học hay đời sống xã hội. Đây là một hệ thống kĩ năng vô cùng quan trọng mà học sinh cần phải nắm vững và vận dụng trong quá trình làm văn. Sách giáo khoa "Làm văn 12" (chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000) đã nêu lên rất đầy đủ các kĩ năng cơ bản là: phân tích đề và xác định luận đề, mở bài và kết bài, kĩ năng lập ý, lập dàn bài, kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận, kĩ năng chuyển đoạn và liên kết đoạn văn, kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng, kĩ năng diễn đạt [5, tr.3,11,24,35,44]. Đó là những kĩ năng vô cùng cần thiết mà hoc sinh cần phải được rèn luyện.
 Đề bài văn nghị luận về một ý kiến văn học là một loại đề bài khó, yêu cầu rất cao phức tạp về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng. Trong dạng bài này lại có nhiều dạng khác nhau, rất phong phú và phức tạp với những yêu cầu khác nhau về các kĩ năng làm bài [7, tr.91]. Nếu học sinh không nhận thức rõ, không biết phân biệt được sự khác nhau đó - dù là nhỏ nhất - và nắm vững các thao tác để vận dụng kĩ năng thì sẽ rất khó khăn trong việc tiến hành bài văn.
Kĩ năng lập ý và lập dàn bài là những kĩ năng mang tính cốt lõi, giống như công việc lập bản thiết kế chi tiết cho một công trình kiến trúc [6, tr.23]. Xác định được hệ thống các ý cơ bản và sắp xếp chúng theo một trình tự phù hợp là khâu quan trọng mang tính quyết định để có được một bài văn hoàn chỉnh, đủ ý, đúng mạch lạc và logic. Lập ý và lập dàn bài cho đề bài văn nghị luận về một ý kiến văn học lại càng khó hơn, giống như lập bản thiết kế cho một ngôi biệt thự cao cấp với nhiều hạng mục phức tạp và cầu kì. Trong khi đó, loại đề này lại có nhiều dạng khác nhau với nhiều kiểu ý kiến đề cập đến các vấn đề rất phong phú của văn học. Không có một hệ thống ý và dàn bài chung cho mọi dạng đề bài.
	Trong các kỳ thi dành cho học sinh THPT ở môn Ngữ văn, nhất là các kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh, kì thi chọn HSG quốc gia hàng năm, loại đề bài nghị luận về ý kiến văn học luôn được sử dụng như một thước đo cao nhất để đánh giá năng lực và khẳ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn học.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên	
	Có một thực tế phải thừa nhận là không phải giáo viên Ngữ văn nào cũng hứng thú với việc dạy phân môn Làm văn, đặc biệt là với việc dạy học sinh các làm bài đối với loại đề bài nghị luận về một ý kiến văn học. Đây là một công việc khó không chỉ đối với người học mà còn cả đối với không ít người dạy. Có nhiều giáo viên không biết định hướng một cách rõ ràng để học sinh hiểu được phải làm bài văn với loại đề bài này như thế nào, các bước thao tác và các kĩ năng cần phải được vận dụng ra sao, cách khai thác các tác phẩm văn học như thế nào cho hợp lí...
	Một thực tế nữa là cũng có một bộ phận giáo viên rất ít khi va chạm với loại đề bài này, ngoài việc dạy một tiết mang tính lý thuyết trong chương trình lớp 12 (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 91 - NXB Giáo dục 2008), mà một tiết dạy cho loại đê bài này thì chưa thể nói là đã có sự nhận thức đầy đủ về các dạng biểu hiện khác nhau của nó cũng như vận dụng một cách nhuần nhuyễn, thuần thục các kĩ năng. Phải qua một quá trình hướng dẫn ôn luyện và thực hành công phu thì học sinh mới nắm vững và vận dụng tốt được các kĩ năng và thao tác.
2.2. Thực trạng việc học của học sinh
	Xuất phát từ thực trạng việc dạy của giáo viên và những mức độ yêu cầu khác nhau của các kỳ thi theo từng đối tượng mà một phần lớn học sinh THPT không nắm được các yêu cầu về kĩ năng làm bài đối với loại đề bài nghị luận về ý kiến văn học, thậm chí có nhiều học sinh còn không có ý thức phân biệt sự khác nhau giữa các loại đề bài. Thực tế cho thấy nhiều bài làm văn của học sinh thường là những phân tích, giảng giải chung chung về tác phẩm văn học được nêu lên trong đề bài, được triển khai cho mọi bài làm văn. Chẳng hạn: cứ đề bài liên quan đến bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng là các em sẽ đều có chung một kiểu bài văn triển khai những gì biết được về bài thơ này. Thực trạng này cho thấy một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay học môn Ngữ văn một cách thụ động, vô cảm và không có ý thức phát huy khả năng tư duy vào quá trình nghị luận.
	Trên thực tế thì chủ yếu chỉ có những học sinh dự thi đại học trước đây và thi THPT quốc gia hiện nay lấy điểm môn Ngữ văn để xét tuyển vào các trường đại học thuộc các khối C, D thì mới thực sự chú tâm đến việc rèn luyện một cách toàn diện các kiểu đề làm văn, và không phải học sinh nào cũng có thể giải quyết được các dạng đề bài nghị luận về ý kiến văn học. Đối với loại đề bài đặc thù này, có thể nói rằng chủ yếu là những học sinh tham gia vào các đội tuyển học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn mới thực sự chuyên tâm và nắm được ở những mức độ nhất định về kĩ năng làm bài.
3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Phân loại các dạng đề nghị luận về ý kiến văn học
	Phân loại đề bài thành các dạng khác nhau là công việc đầu tiên mà giáo viên cần phải thực hiện. Mục đích của công việc này là giúp học sinh nhận thức được một cách đầy đủ những dạng đề mà các em có thể phải gặp và phải giải quyết. Việc phân loại thành các dạng đề cụ thể phải dựa trên những tiêu chí về nội dung và hình thức của bản thân mỗi ý kiến văn học.
3.1.1. Phân loại dựa trên nội dung của ý kiến văn học
	Đây là tiêu chí để xác định nội dung vấn đề nghị luận. Dựa trên nội dung vấn đề mà ý kiến văn học đề cập, giáo viên định hướng để học sinh biết cách nhận ra đây là ý kiến bàn về vấn đề gì, thuộc phương diện nào của văn học. Sự phân loại này sẽ là tiền đề để học sinh định hướng đến việc huy động và khai thác kiến thức văn học, hình dung thao tác cũng như định hình cấu trúc dàn ý cho bài văn.
	Theo tiêu chí phân loại này, chúng ta có các dạng đề chủ yếu thể như sau:
	- Dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một tác giả văn học. Ví dụ: một ý kiến nhận xét về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, nhận xét về phong cách truyện ngắn Thạch Lam
	- Dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một tác phẩm văn học. Ví dụ: ý kiến nhận định về bài thơ "Tây Tiến", nhận định về truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa"
	- Dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một phương diện nội dung hay nghệ thuật nào đó của một tác phẩm văn học. Ví dụ: ý kiến nhận xét về tình huống truyện trong truyện ngắn "Vợ nhặt", ý kiến nhận xét về bút pháp nghệ thuật trong bài thơ "Tây Tiến"
	- Dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một nhân vật, một hình tượng văn học. Ví dụ: ý kiến nhận xét về nhân vật Chí Phèo hay hình tượng người nông dân, ý kiến nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ "Tây Tiến", người phụ nữ trong bài thơ "Sóng'
	- Dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một hiện tượng hay một giai đoạn/ thời kỳ văn học. Ví dụ: ý kiến bàn về phong trào "Thơ mới" trước Cách mạng tháng Tám 1945, ý kiến bàn về thời kỳ văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đền 1975
	- Dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một vấn đề lí luận văn học. Dạng đề này có thể đề cập đến một trong các phương diện nội dung của lí luận, như: bàn về chức năng của văn học, bàn về giá trị của văn học, bàn về phong cách của nhà văn, bàn vè vai trò của nhà văn trong xã hội, bàn về bản chất của thơ, bàn về đặc điểm của ngôn ngữ văn học, bàn về nhân vật, bàn về chi tiết và sự việc, bàn về tình huống, bàn về mối quan hệ giữa văn học với cuộc sống.v.v.. Nói tóm lại thì lí luận văn học có thế đề cập đến phương diện nào của văn học thì có thể có đề bài nghị luận cho ý kiến nói về phương diện ấy. [v.v]
3.1.2. Phân loại dựa trên hình thức của ý kiến văn học
	Đây là tiêu chí phân loại để định hướng cách thức làm bài. Dựa trên hình thức của ý kiến văn học, giáo viên định hướng để học sinh hình dung các bước lập ý và cách thức để lập dàn bài cho bài văn. Với mỗi một hình thức khác nhau của ý kiến văn học thì tương ứng với nó, bài văn phải có một dàn bài khác nhau. Có những ý kiến có kết cấu đơn giản nhưng cũng có những ý kiến có kết cấu phức tạp, có những ý kiến mà nội dung được thể hiện khái quát qua một câu văn hàm súc nhưng lại có những ý kiến mà mỗi vế câu của nó thể hiện một phương diện nội dung cụ thể về một vấn đề. 
Theo tiêu chí này, chúng ta có những dạng đề phổ biến như sau:
- Dạng đề nghị luận về một ý kiến. Trong dạng đề này lại có các nhóm nhỏ hơn, như: ý kiến là một câu nói hàm súc và có nội dung khái quát về một vấn đề văn học, ý kiến có nhiều vế câu hoặc nhiều câu thể hiện cụ thể từng phương diện của một vấn đề văn học.
- Dạng đề nghị luận về hai ý kiến. Trong dạng đề này lại có các nhóm nhỏ, như: hai ý kiến trái ngược nhau; hai ý kiến đồng quan điểm; hai ý kiến vừa trái ngược vừa bổ sung cho nhau.
	Sự phân loại như trên chỉ là mang tính tương đối, tuy nhiên đó là việc làm cần thiết để học sinh nhận thức được tính chất phức tạp của kiểu bài làm văn đối với loại đề bài này, đồng thời để các em có được ý thức về việc xác định phạm vi nội dung kiến thức và kĩ năng để vận dụng trong mỗi trường hợp cụ thể, tránh việc làm bài theo một mô hình chung cho mọi dạng đề.
3.2. Định hướng việc xác định phạm vi kiến thức văn học cần vận dụng 
Mỗi một dạng đề nghị luận về ý kiến văn học đều có một phạm vi kiến thức khác nhau cần vận dụng. Việc định hướng để học sinh biết giới hạn phạm vi kiến thức cần phải huy động là việc làm quan trọng để tránh việc học sinh vận dụng sai kiến thức hoặc vận dụng một cách tràn lan, không đi đúng trọng tâm của vấn đề. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về ý kiến văn học, chúng tôi vừa bồi dưỡng vừa định hướng cho học sinh tự trau dồi thêm kiến thức về tác giả tác phẩm, về lí luận văn học và nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ. Khi đã có lượng kiến thức nhất định, hoc sinh sẽ dễ dàng để lựa chọn và vận dụng những kiến thức cần thiết cho mỗi dạng đề và mỗi đề bài cụ thể.
Trên cơ sở của việc phân loại các dạng đề, giáo viên định hướng những quy tắc cơ bản để học sinh xác định nguồn kiến thức văn học cần vận dụng. Sau đây là những định hướng chung mà chúng tôi thường áp dụng:
- Tương ứng với dạng đề nghị luận cho ý kiến về một tác giả thì tập trung khai thác những nội dung kiến thức về tác giả đó có liên quan đến những phương diện mà ý kiến đề cập.
Ví dụ: Nghị luận cho ý kiến bàn về đặc điểm tư tưởng truyện của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tam 1945: " Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao đều thể hiện tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới".[6; tr.140]. Với đề bài này, nguồn kiến thức cần huy động và vận dụng là những nội dung các tác phẩm trong chương trình nhà trường (và cả các tác phẩm khác) mà Nam Cao viết về cuộc sống đói nghèo, về hiện trạng con người bị hủy hoại nhân phẩm ở cả hai mảng đề tài người nông dân và người trí thức trước Cách mạng (cụ thể là "Chí Phèo" và "Đời thừa"), đồng là thời tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn trong mỗi tác phẩm.
- Tương ứng với dạng đề nghị luận cho ý kiến về một tác phẩm thì tập trung khai thác những phương diện nội dung của tác phẩm đó có liên quan đến vấn đề mà ý kiến nhận xét đề cập. 
Ví dụ: Nghị luận về ý kiến của nhà thơ Trần Lê Văn nhận xét về bài thơ "Tây Tiến": "Tây Tiến phảng phất những nét buồn nét đau, song buồn đau mà không bi luỵ, trái lại rất bi tráng." Nguồn kiến thức cần huy động để vận dụng là những nội dung nói lên "những nét buồn đau" và nhất là nội dung nói lên nét "bi tráng" được Quang Dũng thể hiện trong tác phẩm. 
- Tương ứng với dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một phương diện nội dung hay nghệ thuật nào đó của một tác phẩm văn học thì tập trung khai thác sâu vào phương diện nội dung hoặc nghệ thuật ấy mà ý kiến đề cập, không khai thác tràn lan cả tác phẩm hay những nội dung không liên quan.
Ví dụ. Nghị luận cho ý kiến nhận xét sau đây về tình huống truyện trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân: "Tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" là cuộc kỳ ngộ của những người tri kỉ" [8]. Kiến thức cần khai thác và vận dụng không phải là tất cả những giá trị nội dung của tác phẩm hay các hình tượng, mà chủ yếu là khai thác cái độc đáo của tình huống để làm rõ cho ý nghĩa "kỳ ngộ" và mối quan hệ "tri kỉ" giữa các nhân vật.
- Tương ứng với dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một nhân vật, một hình tượng văn học thì tập trung khai thác và vận dụng những kiến thức về nhân vật/ hình tượng văn học đó phù hợp với vấn đề mà ý kiến đề cập.
Ví dụ: Nghị luận cho ý kiến nhận xét về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng, chẳng hạn có hai ý kiến như sau: Ý kiến thứ nhất: "Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước", ý kiến khác thì nhấn mạnh: "hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp" [1]. Dù cần làm rõ cho "dáng dấp người tráng sĩ thuở trước" hay "vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp" thì học sinh cũng phải tập trung khai thác hai phương diện cơ bản trong bản thân hình tượng người lính Tây Tiến.
- Tương ứng với dạng đề nghị luận cho ý kiến bàn về một hiện tượng hay một giai đoạn (một thời kỳ) của văn học thì tập trung khai thác và vận dụng những kiến thức về hiện tượng hay thời kỳ văn học đó mà ý kiến nhận xét nêu ra.
Ví dụ: Nghị luận về ý kiến nhận xét về nhịp độ phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 của Vũ Ngọc Phan: "Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người" [6; tr.87]. Nguồn kiến thức ở đây không phải là một tác giả hay tác phẩm cụ thể nào mà là những phương diện biểu hiện cho nhịp độ phát triển mau lẹ của văn học Việt Nam thời kì này. Để minh họa cho mỗi phương diện đó thì cần phải lựa chọn những bài tác phẩm phù hợp, tương ứng.
- Tương ứng với dạng đề nghị luận cho ý kiến về các vấn đề lí luận văn học thì khai thác và vận dụng những kiến thức lí luận và kiến thức văn học trong các tác phẩm có liên quan đến phương diện nội dung lí luận mà ý kiến đó đề cập. Trong nhóm dạng đề này thì vấn đề cần nghị luận là rất phong phú, giáo viên phải rèn luyện để học sinh xác định và khai thác đúng những kiến thức văn học tương ứng, phù hợp để các em không sa vào việc phân tích chung chung một vấn đề lí luận hay một tác phẩm văn học.
Ví dụ: Khi nghị luận cho ý kiến nói về phong cách nhà văn, cùng với việc học sinh phải nắm vững những kiến thức về phong cách văn học thì còn cần phải biết khai thác những biểu hiện cụ thể của phong cách tác giả trong một hoặc một số tác phẩm. Chẳng hạn khi nghị luận về ý kiến cho rằng: "Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả." và được yêu cầu làm sáng tỏ qua việc phân tích bài thơ "

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_lam_van_theo_dac_trung_loai_de_de_nan.doc