SKKN Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

SKKN Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt vì đây là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn mang một kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau. Bắt đầu khởi động bằng môn Học vần, tiếp theo là Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, cuối cùng làTập làm văn.

 Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học. Nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới. Đặc biệt, kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tập làm văn lớp 4 – 5 với các kiểu bài như: trao đổi ý kiến; kể chuyện; miêu tả., tôi nhận thấy học

sinh có thể làm tốt các kiểu bài ở thể loại văn miêu tả như: tả đồ vật, tả con vật, tả người; nhưng trong chương trình Tập làm văn lớp 5, khi làm văn tả cảnh thì học sinh còn nhiều lúng túng; câu văn thường ngắn ngủn, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh; diễn đạt rườm rà, thiếu cảm xúc. Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể mà không tả. Do vậy, khi dạy kiểu bài này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo, linh hoạt trong quá trình lên lớp, chuẩn bị thật công phu các tình huống có thể gặp ở học sinh.

 Là một giáo viên đã trải qua nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 4, 5 ,tôi nhận thấy văn tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh chưa có khả năng quan sát tinh tế, chưa cảm nhận được vẻ đẹp hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn và viết thành những bài văn thì lại càng khó khăn hơn nhiều. Đây lại chính là cái đích cuối cùng mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần đạt tới.

 Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào cho học sinh thích làm văn,lời văn chân thật, có cảm xúc. Trong 3 năm học: 2015 – 2016, 2016- 2017; 2017 - 2018, tôi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về mảng Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh lớp 5. Tôi đã áp dụng một số phương pháp và thấy có những kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định trong dạy Tập làm văn. Năm học 2017- 2018, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm nhỏ “ Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”, để nghiên cứu với hi vọng góp phần nâng cao trình độ của bản thân và nâng cao chất lượng bài viết văn tả cảnh cho học sinh. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng nghiệp để sáng kiến thực sự có giá trị trong quá trình dạy học.

 

doc 24 trang thuychi01 929524
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt vì đây là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn mang một kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau. Bắt đầu khởi động bằng môn Học vần, tiếp theo là Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, cuối cùng làTập làm văn.
 Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học. Nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới. Đặc biệt, kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tập làm văn lớp 4 – 5 với các kiểu bài như: trao đổi ý kiến; kể chuyện; miêu tả.., tôi nhận thấy học
sinh có thể làm tốt các kiểu bài ở thể loại văn miêu tả như: tả đồ vật, tả con vật, tả người; nhưng trong chương trình Tập làm văn lớp 5, khi làm văn tả cảnh thì học sinh còn nhiều lúng túng; câu văn thường ngắn ngủn, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh; diễn đạt rườm rà, thiếu cảm xúc... Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể mà không tả. Do vậy, khi dạy kiểu bài này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo, linh hoạt trong quá trình lên lớp, chuẩn bị thật công phu các tình huống có thể gặp ở học sinh. 
 Là một giáo viên đã trải qua nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 4, 5 ,tôi nhận thấy văn tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh chưa có khả năng quan sát tinh tế, chưa cảm nhận được vẻ đẹp hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn và viết thành những bài văn thì lại càng khó khăn hơn nhiều. Đây lại chính là cái đích cuối cùng mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần đạt tới. 
 Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào cho học sinh thích làm văn,lời văn chân thật, có cảm xúc. Trong 3 năm học: 2015 – 2016, 2016- 2017; 2017 - 2018, tôi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về mảng Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh lớp 5. Tôi đã áp dụng một số phương pháp và thấy có những kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định trong dạy Tập làm văn. Năm học 2017- 2018, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm nhỏ “ Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”, để nghiên cứu với hi vọng góp phần nâng cao trình độ của bản thân và nâng cao chất lượng bài viết văn tả cảnh cho học sinh. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng nghiệp để sáng kiến thực sự có giá trị trong quá trình dạy học. 
2.Mục đích nghiên cứu:
*Giúp học sinh lớp 5: - Hiểu được đặc điểm của thể loại văn tả cảnh, trọng tâm miêu tả của từng bài. - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Rèn kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những cảnh vật xung quanh các em. - Có cách nhìn sự vật theo hướng tích cực, ham thích quan sát, tìm tòi khám phá. - Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả ở các lớp sau * Giúp giáo viên: - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. - Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn tả cảnh nói riêng. - Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học 3.Đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Lê Văn Tám. - Đối tượng nghiên cứu: Thể loại văn tả cảnh lớp 5, một số kinh nghiệm rèn viết văn tả cảnh. 4.Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: 4.2. Phương pháp quan sát sư phạm: 4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 4.4. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 4.5. Phương pháp trực quan 4.6. Phương pháp thực hành 4.7.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
 Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, về văn hóa của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
 Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau. Việc dạy và học mỗi phân môn có những thuận lợi và khó khăn riêng, song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn.
 Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
 Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình Tập làm văn lớp 5 là văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì với học sinh lớp 5 kĩ năng quan sát, tư duy trừu tượng, vốn từ, vốn hiểu biết vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, kiểu bài văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng ngôn ngữ để “vẽ” ra các sự vật, con người, con vật, cảnh vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động về đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả.  Học sinh lại còn phải biết kết hợp hài hòa nhiều kĩ năng như: phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn Thế nhưng trong thực tế giảng dạy tôi thấy số lượng học sinh viết được bài văn tả cảnh hay còn rất hạn chế. Đa số các em khi làm bài văn tả cảnh còn mang tính kể lể, liệt kê các sự việc, sự vật. Kĩ năng sử dụng từ, viết câu, liên kết các đoạn chưa tốt, các ý chưa gắn kết với nhau, câu văn thiếu hình ảnh và thiếu cảm xúc, chưa gắn với thực tế dẫn đến chất lượng bài văn còn thấp so với yêu cầu.
 Từ những hạn chế trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào để tiết học Tập làm văn nhẹ nhàng mà hiệu quả? Làm thế nào để các em hoạt động tích cực, chủ động trong giờ học Tập làm văn? Làm thế nào để các em có kĩ năng viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn?
Đó cũng chính là lí do tôi đưa ra nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm a. Thực trạng học sinh: Qua trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy khi làm văn tả cảnh trong bài viết của các em còn có một số mặt hạn chế sau: 
Tổng số HS
Bài viết xúc tích, lời văn sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực.
Bài viết đúng trọng tâm của đề, lời văn chưa giàu hình ảnh, ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
Bài viết đã đúng yêu cầu của đề, nhưng miêu tả còn sơ sài, chưa đúng trọng tâm ,sa vào liệt kê.
Bài viết chưa đúng yêu cầu của đề, sắp xếp ý lộn xộn bố cục bài chưa rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả.
43
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
18,6
18
41,9
13
30,2
4
9,3
 Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với các em. Đôi khi các em ngại viết, ngại và thậm chísợ phải làm bài văn miêu tả. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh chưa đạt yêu cầu? Qua quá trình giảng dạy lớp 5 mà cụ thể là dạy dạng bài tập làm văn tả cảnh, tôi nhận thấy chất lượng các bài văn tả cảnh của học sinh chưa được cao do nhiều nguyên nhân.
b. Nguyên nhân của thực trạng:
 * Về phía học sinh: - Khi làm văn, học sinh chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh chưa tập trung quan sát đối tượng miêu tả hoặc là khi quan sát thì các em thiếu kĩ năng và mục đích quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả?... - Các em chưa biết hình dung các đối tượng miêu tả thông qua hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật khi quan sát. - Các em ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học để tích lũy vốn từ nên vốn từ của các em đơn điệu, nghèo nàn. Các em lại không biết sắp xếp câu văn, ý văn như thế nào để bài viết được mạch lạc. Bên cạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ ngữ của các em về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp nhiều lúng túng.
* Về phía giáo viên:
 - Giáo viên chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo khi tổ chức dạy trên lớp, hình thức dạy học còn đơn điệu chưa gây được hứng thú cho học sinh. - Giáo viên chưa quan tâm rèn luyện cho học sinh thói quen đọc sách, đọc các bài văn mẫu để học tập các ý văn hay, từ ngữ đẹp, cách tả mới mẻ. - Giáo viên thực hiện các yêu cầu khi trả bài viết của học sinh chưa thật sự tỉ mỉ, chưa giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết được trong một tiết, một tuần mà là cả một quá trình dạy Tập làm văn bởi dạng văn tả cảnh là sự kết hợp của nhiều thể loại văn các em đã học và còn cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tạo mới.
3. Các biện pháp đã sử dụng : 3.1. Những vấn đề cần giải quyết. Đứng trước thực trạng dạy và học như trên, yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Để đạt được mục tiêu trên theo tôi cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau: - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép. - Làm giàu vốn từ cho học sinh bằng cách luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả thông qua tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. - Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng.
3.2. Một số biện pháp để giải quyết các vấn đề. 
 Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết các vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau: a. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.	
- Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người và cuộc sống con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động diễn ra quanh ta, thay đổi từng giờ, từng ngày. Vậy nên tôi yêu cầu học sinh phải thường xuyên quan sát và ghi chép. 
- Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả thì kĩ năng quan sát và ghi chép những điều đã quan sát được là một trong những việc làm rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học, tôi đã hình thành và tạo cho các em có thói quen quan sát và ghi chép những điều mình quan sát được về đối tượng mình cần miêu tả( Chẳng hạn khi tả cây có bóng mát, tôi cho học sinh trực tiếp xuống sân trường quan sát các cây cho bóng mát như bàng, xà cừ,.... Tôi yêu cầu các em quan sát bằng các giác quan để cảm nhận các đặc điểm của cây như: dùng tay sờ vào thân cây để cảm nhận lớp vỏ thô nhám, sần sùi; Vòng tay ôm thân cây để thấy độ to của thân, dùng mắt để quan sát màu sắc của lá, dùng tai để lắng nghe tiếng lá reo khi có gió thổi....). Chính nhờ tạo được cho các em thói quen quan sát đó nên khi chuyển sang thể loại tả cảnh, các em biết quan sát đối tượng miêu tả qua các tiết học ngoài trời, quan sát thực tế với những bài văn tả cảnh đẹp quê hương, trường lớp, 
- Muốn quan sát có hiệu quả , tôi hướng dẫn các em quan sát phải có tính mục đích, phải có cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình. Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy được bản chất của sự việc. Khi quan sát, tôi yêu cầu các em tránh những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Miêu tả một cách chi tiết nhưng mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng, Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Tôi cũng yêu cầu học sinh ghi chép lại những hình ảnh quan sát được một cách đầy đủ.
 - Ban đầu tôi hướng dẫn học sinh quan sát để tìm ra màu sắc, âm thanh, hình ảnh tiêu biểu của sự vật và cảm xúc của mình đối với sự vật.
Khi quan sát, tôi khuyến khích các em cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan khác nhau: 
+ Quan sát bằng mắt để nhìn ra hình khối sự vật. + Quan sát bằng tai để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc. + Quan sát bằng mũi nhằm nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm. + Quan sát bằng vị giác, xúc giác để cảm nhận. Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, hình ảnh phong phú
* Ví dụ: Đề bài “Em hãy lập dàn ý tả một cơn mưa.”
(Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh – Tiết 5 tuần 3 – SGK trang 31) 
- Tôi hướng dẫn học sinh quan sát bằng các giác quan như sau: +Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy hạt mưa rơi, thấy cây cối, con người (trước, trong và sau cơn mưa)... + Xúc giác: Gió thổi làm xua tan cái nóng mà nhường chỗ cho luồng khí mát lạnh. + Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng ếch nhái... - Bên cạnh đó, các em học sinh được tôi lưu ý: khi quan sát cần quan sát tỉ mỉ. Tôi nhấn mạnh cho các em các nội dung: + Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát. + Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại. + Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới + Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa). + Quan sát theo trình tự thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùa ...) Tôi minh họa cho học sinh các cách quan sát đó qua các bài tập đọc để các em hiểu hơn và có thể vận dụng khi viết văn:
* Ví dụ 1: Quan sát từ ngoài vào trong để miêu tả cảnh Đền Hùng.
 “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
* Ví dụ 2: Quan sát theo trình tự thời gian để miêu tả cây thảo quả. 
( Bài : Mùa thảo quả trang 113 – SGK Tiếng Việt 5 tập 1)
 “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
b. Làm giàu vốn từ cho học sinh:
 Khi trực tiếp giảng dạy các tiết Tập làm văn tôi thấy các em học sinh ít tham gia phát biểu. Lí do là các em không biết thể hiện ý của mình bằng câu văn nào, hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa  bởi lẽ vốn từ của các em còn quá ít. Chính vì thế tôi dùng biện pháp làm giàu vốn từ cho các em trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ và qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,.
 - Làm giàu vốn từ qua phân môn Tập đọc: Khi dạy Tập đọc tôi đã chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ, cách đặt câu trong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với các văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt.
 - Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: Ở lớp 5 phân môn Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất. Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa; Từ trái nghĩa. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm (nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động)... Tôi khuyến khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt bằng cách tổ chức thành các trò chơi như : Nhìn hình đoán từ; đi tìm ẩn số, trò chơi truyền điiện ... để tạo hứng thú và nhớ từ, hiểu nghĩa từ và sử dụng từ đúng với văn cảnh cụ thể cho các em. 
* Ví dụ: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được (Bài tập 4 - SGK Tiếng Việt 5 - trang 78 ). a. Tả sóng nước. M: ì ầm, ì oạp..... b. Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn, ... c. Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn,....
 Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từ khác. Việc làm này sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu. - Làm giàu vốn từ từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,Tôi khuyến khích các em xuống thư viện đọc sách, báo, truyện,... .để tích lũy thêm vốn từ. - Làm giàu vốn từ cho học sinh trong các giờ sinh hoạt Sao; giờ hoạt động Ngoài giờ lên lớp, phong trào “ Nói chuẩn, viết chuẩn Tiếng Việt”, .....
 Để tích lũy vốn từ tôi khích lệ học sinh tham gia các hoạt động:
Học sinh hoạt động nhóm: Giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp, nói mạch lạc, lưu loát
Học sinh thi bày cỗ trung thu: Giúp các em biết miêu tả lại sự vui vẻ, hào hứng, biết dùng từ ngữ chỉ, màu sắc của các loại trái cây, bánh kẹo...
Quang cảnh buổi lễ Chào cờ: Giúp các em biết quan sát trình tự của một buổi lễ Chào cờ, sắp xếp các ý hợp lí 
Niềm vui ngày Khai giảng: Qua buổi lễ, học sinh thể hiện được tình cảm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè...
 Qua các cách trên học sinh nhận thấy tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Từ đó biết cách chọn từ và sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những biện pháp nghệ thuật sao cho phù hợp với văn cảnh. Giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. 
c. Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả. 
* Về cách dùng từ: Sau khi học sinh đã có vốn từ nhất định, tôi giúp học sinh các
cách sử dụng vốn từ trong miêu tả. 
 - Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng. - Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ, tính từ. 
 - Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là từ láy, từ tượng hình, tượng thanh.. 
- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ. 
+ Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật. + Dùng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn vành vạnh toả ánh sáng dịu dàng xuống vạn vật. 
 + Dùng âm thanh: Mưa rơi tí tách trên mái hiên, rơi lộp độp trên tàu lá chuối.
* Về cách đặt câu: - Phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là khi viết câu phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép, .... - Biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng... biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu (câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...). 
* Ví dụ: + Phép liên kết câu:
 + Phép lặp: Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù sa màu mỡ cho đất đai.
 + Biện pháp tu từ (thường dùng):
 . Câu hỏi tu từ: Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào là cảnh gì không? Đó chính là dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa đấy!
 . So sánh: Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời.
 . Nhân hoá: Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên cỏ cây, hoa lá.
 - Tôi giúp các em phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử dụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như người viết đang kể lể dài dòng về cảnh. Tôi luôn nhấn mạnh với học sinh: + Câu văn kể: Thông báo cho người đọc, người nghe biết về sự việc, sự vật. + Câu văn tả: là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.
Câu văn kể
Câu văn tả
- Mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt đất.
- Ông mặt trời vén màn mây trắng, ban phát hàng ngàn vạn tia nắng vàng óng như tơ xuống mặt đất.
- Lúc nào sông cũng chảy để mang phù sa cho đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_viet_van_ta_canh_cho_hoc_sinh_lop_5.doc