SKKN Rèn kĩ năng viết phần giải thích cho đề văn nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc Gia
Hiệu quả của quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉ nằm ở khâu dạy kiến thức mà còn ở bước rèn kĩ năng. Nếu dạy chỉ cung cấp kiến thức thì việc rèn kĩ năng là khâu cùng một lúc kiểm tra được nhiều phương diện của quá trình học: kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức, vận dụng tri thức vào thực tế, khả năng giải quyết linh hoạt, nhạy bén các vấn đề Ngoài ra, việc rèn kĩ năng cho học sinh trong quá trình học Ngữ văn phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Đề văn những năm gần đây ra theo lối mở theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục nhằm để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. Trong đề thường không có chỉ dẫn rõ ràng về thao tác lập luận, thế nhưng khi làm bài các em cần thiết phải biết phối hợp nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận. Trong số các thao tác lập luận, thao tác giải thích vô cùng quan trọng, có tính định hướng, là kim chỉ nam cho toàn bộ bài văn. Giải thích đúng sẽ hiểu đúng, viết đúng, xây dựng hệ thống luận điểm tương ứng với luận đề.
Vậy nên, chúng tôi vô cùng trăn trở và đó cũng chính là lí do đưa chúng tôi đến với đề tài: “Rèn kĩ năng viết phần giải thích cho đề văn nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc Gia”
PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Hiệu quả của quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉ nằm ở khâu dạy kiến thức mà còn ở bước rèn kĩ năng. Nếu dạy chỉ cung cấp kiến thức thì việc rèn kĩ năng là khâu cùng một lúc kiểm tra được nhiều phương diện của quá trình học: kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức, vận dụng tri thức vào thực tế, khả năng giải quyết linh hoạt, nhạy bén các vấn đề Ngoài ra, việc rèn kĩ năng cho học sinh trong quá trình học Ngữ văn phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Đề văn những năm gần đây ra theo lối mở theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục nhằm để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. Trong đề thường không có chỉ dẫn rõ ràng về thao tác lập luận, thế nhưng khi làm bài các em cần thiết phải biết phối hợp nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận. Trong số các thao tác lập luận, thao tác giải thích vô cùng quan trọng, có tính định hướng, là kim chỉ nam cho toàn bộ bài văn. Giải thích đúng sẽ hiểu đúng, viết đúng, xây dựng hệ thống luận điểm tương ứng với luận đề. Vậy nên, chúng tôi vô cùng trăn trở và đó cũng chính là lí do đưa chúng tôi đến với đề tài: “Rèn kĩ năng viết phần giải thích cho đề văn nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc Gia” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Trình bày những hiểu biết của mình về khái niệm văn giải thích - Tầm quan trọng của phần giải thích trong đoạn văn nghị luận xã hội. - Những kỹ năng cơ bản khi viết phần giải thích trong đoạn văn nghị luận xã hội với đối tượng là học sinh tham dự kì thi THPT Quốc gia. Đề tài hướng tới hai mục đích: + Với học sinh: đề tài đưa ra một vài cách thức giúp học sinh có thêm kỹ năng giải thích trong viết văn nghị luận, để học sinh tự tin chủ động sáng tạo khi làm bài, thể hiện đúng chất của học sinh giỏi văn, đáp ứng tốt yêu cầu của việc thi cử theo tinh thần đổi mới của những năm gần đây. + Với giáo viên: cần có ý thức hơn trong giảng dạy và ôn luyện bên cạnh việc cung cấp kiến thức cũng cần chú ý tới việc rèn kỹ năng làm bài và trong đó có việc rèn kỹ năng giải thích trong đoạn văn nghị luận xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp rèn kỹ năng giải thích trong đoạn văn nghị luận xã hội. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp Điểm mới của đề tài nghiên cứu: Người viết mạnh dạn đưa ra một số kĩ năng kinh nghiệm của bản thân trong qua trình dạy học về vấn đề “Rèn kĩ năng viết phần giải thích cho đề văn nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc Gia” mà từ trước đến nay giáo viên cũng như học sinh chưa quan tâm nhiều: Xác lập được các bước tiến hành viết phần giải thích cho đề văn nghị luận xã hội. Xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp cho việc rèn luyện kĩ năng giải thích cho đề văn nghị luận xã hội. Kết hợp lí thuyết và thực hành qua việc tổ chức cho học sinh nhận diện vấn đề, thực hành viết doạn giải thích và sửa lỗi thông qua bài tập cụ thể. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.1.Văn nghị luận Văn nghị luận là thể loại văn viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá, triết họcMục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, quan điểm nào đó đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết - khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ (Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học- NXB Đại học quốc gia, 4 - 1999). Nhìn từ đề tài, đối tượng nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong cả hai kiểu bài, thao tác lập luận giải thích có vị trí, vai trò quan trọng. 2.1.2. Thao tác lập luận giải thích a. Khái niệm: Thao tác lập luận giải thích là một thao tác nghị luận dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề nào đó. b. Vị trí, vai trò: Thao tác lập luận giải thích có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận giúp người viết đi đúng vấn đề cần nghị luận, định hướng cho quá trình tạo dựng luận điểm, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của bài văn. c. Yêu cầu của thao tác lập luận giải thích: Khi giải thích ngắn gọn, rõ ý, hay, có tính nghệ thuật . 2.1.3. Rèn kĩ năng viết phần giải thích trong đề nghị luận xã hội a. Kĩ năng nhận diện dạng đề Đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện hành thường được chia thành hai dạng gắn với ngữ liệu ở phần đọc hiểu của đề: + Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. + Nghị luận về một hiện tượng đời sống Tùy vào dạng đề cụ thể để sử dụng cách giải thích phù hợp b. Kĩ năng tìm ý: * Để làm được phần này học sinh cần căn cứ vào từ, câu, vế câu, hình ảnh v.v. Đặt câu hỏi lập ý: là gì? Nghĩa là như thế nào ? Nói như vậy có ý gì ? - Giải thích từ: + Giải thích nghĩa từ theo từ điển tiếng Việt, tìm hiểu nghĩa gốc và nghĩa chuyển. + Giải thích nghĩa từ theo đặc điểm của từ loại: danh từ, động từ, tính từ. - Giải thích câu, vế câu: căn cứ vào các từ , mối quan hệ các từ: nếu-thì; hãy, đừng, nên, mà v.v. để xác định vế chính. Giải thích nghĩa của tập hợp từ và bối cảnh câu nói. - Giải thích hình ảnh: tìm ra ý nghĩa tả thực và biểu tượng của hình ảnh. - Ngoài ra cần chú ý tới các biện pháp tu từ được sử dụng trong đề. Cuối cùng rút ra ý nghĩa của vấn đề nghị luận c. Kĩ năng sắp xếp ý: Tùy vào vấn đề nghị luận sắp xếp giải thích ý nào trước, ý nào sau. d. Kĩ năng diễn đạt: Trong diễn đạt học sinh cần chọn lọc ý để trình bài, sử dụng từ, câu đúng ngữ pháp, diễn đạt uyển chuyển, hình ảnh, cảm xúc. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1. Thực tế giảng dạy và chấm thi Học sinh vẫn còn yếu về kỹ năng làm bài, trong đó có kỹ năng từng bước thực hiện các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, bình luận trong đó ta phải kể đến một khâu vô cùng quan trọng là viết phần giải thích. Để làm tốt một đề thi là nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, học sinh trước hết phải thuần thục các thao tác nghị luận mà đầu tiên là kỹ năng giải thích. 2.2.2. Một số kĩ năng học sinh đã được trang bị - Kĩ năng nhận diện vấn đề cần nghị luận: Trước mỗi đề nghị luậnxã hội, người viết cần có cái nhìn tinh để nhận diện vấn đề nghị luận, vấn đề đó thực chất được gài một cách khéo léo trong câu chữ của đề, trong mối quan hệ giữa các vế câu, trong cách dùng hình ảnh v.v. - Kĩ năng tìm ý: để có thể viết tốt phần giải thích học sinh phải xác định được ý chính cần làm rõ, căn cứ để xác định ý chính là từ ngữ, vế câu, hình ảnh, biện pháp tu từ, các kiến thức liên quan. Trên cơ sở tập hợp các nét nghĩa tìm ra vấn đề cần nghị luận. - Kĩ năng sắp xếp ý: để người đọc hiểu, tin vào vấn đề đang nghị luận, cần đảm bảo tính hệ thống của lập luận. Nên cân nhắc, giải thích ý nào trước, ý nào sau để vừa đảm bảo tính lôgic vừa phù hợp tâm lí tiếp nhận. - Kĩ năng diễn đạt: Trong diễn đạt cần chuẩn xác và truyền cảm. Chuẩn xác trong việc dùng từ, đặt câu. Muốn sử dụng các từ biểu thị những khái niệm trừu tượng, các thuật ngữ chuyên môn, học sinh cần thường xuyên đọc sách báo, xây dựng thói quen tra từ điển, để hiểu nghĩa của chúng đến nơi, đến chốn. Không nắm chắc nghĩa của từ không nên dùng. Về câu, khi mở rộng các thành phần câu, người viết cần lưu ý sắp xếp trật tự các từ trong câu cho đúng quy tắc và không bỏ sót các thành phần chính. 2.3. Kinh nghiệm và giải pháp rèn luyện kĩ năng viết phần giải thích cho dạng đề nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc Gia Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giải thích trong đoạn văn nghị luận xã hội, trong quá trình dạy học, đặc biệt là ôn luyện thi THPT Quốc Gia, chúng tôi đã dành cho việc hình thành và phát triển kỹ năng này một thời lượng xứng đáng. Tùy vào đặc điểm của mỗi đối tượng học sinh, mỗi dạng riêng của đoạn văn nghị luận xã hội mà việc rèn thao tác này có thể linh hoạt (đẩy bước này lên trước hay bỏ qua bước kia) nhưng nhìn chung, chúng tôi tiến hành theo trình tự như sau: Bước 1: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của thao tác lập luận giải thích trong đoạn văn nghị luận qua việc tham khảo ngữ liệu: Bước 2: Rèn kĩ năng giải thích cho đề văn nghị luận xã hội trong kì thi THPT Quốc Gia Bước 3: Thực hành sửa lỗi. Sau đây, chúng tôi xin trình bày cụ thể từng bước mà trong thực tế dạy học chúng tôi đã tiến hành. 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của thao tác lập luận giải thích trong đoạn văn nghị luận qua việc tham khảo ngữ liệu: Có lẽ đối với nhiều bạn đồng nghiệp thì việc cho học sinh tham khảo tư liệu không phải là bước đầu tiên, thậm chí đây có thể là bước sau cùng trong việc rèn kỹ năng giải thích trong bài văn nghị luận. Nhưng đối với chúng tôi, tham khảo tư liệu chất lượng tốt ngay từ đầu có hiệu quả lớn. Bởi như vậy, có thể định hình cho học sinh về thao tác giải thích một cách chính xác mà lại trực quan, sinh động, dễ tiếp nhận. Qua các dẫn chứng hay và thú vị, học sinh có ý niệm về giải thích và quan trọng hơn là có hứng thú rèn luyện kỹ năng giải thích. Nguồn dẫn chứng có thể lấy từ các bài nghị luận nổi tiếng trong và ngoài nước của các danh nhân và các giáo sư, từ các bài viết của học sinh (trong các kì thi học học sinh khóa trước hoặc các bài viết ở các tài liệu mẫu). Yêu cầu trong việc chọn tư liệu dựa trên tiêu chí chuẩn mực, trong sáng, hấp dẫn. Khi cho học sinh tham khảo tư liệu, cần có định hướng cụ thể ngay từ đầu, tránh việc đọc tràn lan, không đạt mục đích. Sự định hướng đó được thể hiện qua một loạt các câu hỏi dành cho học sinh khi nhận nguồn tư liệu. Ví dụ 1: Cung cấp tư liệu sau, học sinh đọc và thực hiện các yêu cầu bên dưới Đề bài: Có ý kiến cho rằng "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể". Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị bằng một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 200 từ) Ngữ liệu tham khảo: Có ai đó đã từng nói rằng: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”. Hiểu một cách bản chất nhất, “ước muốn” là những mong mỏi, yêu thích của con người về một điều gì đó. Nói cách khác, “ước muốn” là tiền đề cho những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của cuộc sống và nó luôn tồn tại ở thì tương lai. Bên cạnh đó, có một thứ luôn tồn tại ở thì hiện tại, đó là “điều ta có thể” làm được dựa trên khả năng và trí tuệ của bản thân. Và nếu nằm ở thì tương lai gần thì “điều ta có thể” luôn gần như nằm trong sự chắc chắn và đảm bảo sẽ xảy ra. Hiểu một cách chung nhất, câu nói này chính là một lời khuyên cho mỗi người: hãy sống thực tế, tỉnh táo với khả năng của mình và nhạy bén với thời thế thay vì đắm mình trong những ước muốn xa vời. Trước hết, nếu bạn là người tỉnh táo, thực tế và hi vọng một cuộc sống bình yên, êm đềm thì câu nói đúng là một lời khuyên rất hữu ích. Sống với những “điều ta có thể” tức là bạn đã tự ý thức được giá trị của mình và đang đi những bước an toàn trong cuộc đời. Đây có lẽ chính là khởi nguồn cho sự thành công vững chắc và hạnh phúc sau này. Từ đó, giúp bạn khẳng định được mình, phát huy năng lực và khai thác mọi điều kiện cần và đủ của bản thân, của môi trường để thành công. Tuy nhiên, trên phương diện khác, sống theo ước muốn có thể giúp bạn khai thác tới hạn giá trị nội lực của cá nhân mình. Galile, Ampe, Anhxtanh, Newton công bố những thành tựu khoa học của mình là thuyết Nhật tâm, thuyết Lượng tử ánh sáng, thuyết Tương đối hay định luật Vạn vật hấp dẫn. Trước đó thì mọi người liệu ai có thể nói rằng đây là những điều có thể? Ở một lĩnh vực khác, nếu không bằng ước muốn và đam mê thì liệu giờ nhân loại có được những kiệt tác ghi danh của Van Gogh? Rõ ràng là cả trước, trong và sau khi vẽ tranh, Van Gogh đã không làm cái điều mà mình “có thể” là từ bỏ vẽ tranh và kiếm việc khác nuôi sống bản thân. Khi ông còn sống, chỉ duy nhất một bức tranh của ông bán được. Ai sống ở thời ấy cũng bảo ông mù quáng và phi thực tế, còn thời nay người ta nói gì? Chắc bạn đã rõ! Khi sống với ước muốn cũng là khi người ta xây dựng cho mình một điểm tựa vững chắc để vươn tới những chân trời mới. Chỉ khi ấy người ta mới đủ can đảm đối mặt với khó khăn và theo đuổi đam mê. Nếu không nhờ mong muốn “điên loạn”, “dở hơi” của Mark Zuckerberg, Steve Jobs thì có lẽ giờ người ta sẽ thấy những cậu sinh viên ngoan của Harvard thay vì những anh hùng trong giới công nghệ với Facebook, Apple Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là phải sống ra sao với ước muốn ấy. Theo tôi, phải luôn tỉnh táo và thực tế dù cho đó là ước muốn đi nữa, bởi bạn không thể đặt ra một loạt những ước muốn và ngồi viển vông, mơ mộng chứ không hề hành động. Thế thì hãy sống để làm những điều bình thường, có thể sẽ có ích hơn. Và đây cũng là điều tôi muốn nói: Phải biết phân biệt giữa ước muốn đẹp đẽ cao cả và mơ mộng tầm thường, giả tạo. Bởi khi đã chọn đi theo ước muốn của mình, tức là bạn đã chọn đi con đường đầy gai nhọn trước khi đến được với hoa hồng rồi đấy. Hãy tỉnh táo và thực tế cho dù là sống theo “ước muốn” hay “những điều có thể”. Câu hỏi học sinh cần làm rõ sau khi đọc bài viết gồm: 1. Vấn đề cần làm rõ trong đoạn văn là gì? 2. Phần giải thích nằm trọng tâm ở vị trí nào trongđoạn văn? 3. Người viết đã chọn những từ nào để giải thích? 4. Phần giải thích có sáng rõ, thuyết phục không? Điều đó được tạo nên từ yếu tố nào? 2.3.2. Rèn kĩ năng giải thích cho đề văn nghị luận xã hội trong kì thi THPT Quốc Gia Sau khi đã định hình về lí thuyết (khái niệm, mục đích, yêu cầu) và được tham khảo tư liệu tốt, học sinh cần bắt tay vào thực hành rèn kỹ năng giải thích cho đề văn nghị luận xã hội. Đây là bước rất quan trọng, có vai trò quyết định. Bởi vì nếu chỉ dừng lại ở ý niệm và ý tưởng (như bước 1) thì học sinh mới chỉ phát triển chút ít về tư duy còn trong thực tế, vẫn chưa có thành tựu gì, và tất nhiên bài văn nghị luận vẫn chưa được thành công. Vì vậy, đây chính là khâu trọng yếu cần sự dụng tâm và dụng công của cả thầy và trò. Thầy cần chọn được những đề bài vừa sức, sát đối tượng và lôi cuốn; trò cần nỗ lực, kiên tâm. Đặc biệt, thầy và trò phải kết hợp một cách ăn ý, có sự động viên và tin tưởng lẫn nhau, tạo được hứng thú cho nhau thì mục đích của rèn kỹ năng giải thích trong đoạn văn nghị luận xã hội mới hoàn thành. Khi đã chọn ra đề bài để thực hành, người thầy cần hướng dẫn và yêu cầu học trò những nội dung cụ thể, tránh lan man sang các thao tác khác, mất kỹ năng trọng tâm. Trong thực tế, chúng tôi thường yêu cầu học sinh tiến hành tuần tự như sau: Bước 1: Tích lũy vốn từ để giải thích các khái niệm, thuật ngữ, từ khóa trong đề văn nghị luận xã hội: Trong các bước rèn kĩ năng giải thích, để có khả năng xử lý tốt việc giải thích các thuật ngữ, khái niệm, từ khóa trong đề văn nghị luận, học sinh cần phải có một quá trình tích lũy vốn từ. Việc tích lũy này sẽ là cơ sở để học sinh có khả năng phát hiện ra những điểm cần giải thích cũng như biết cắt nghĩa các từ ngữ quan trọng. Từ đó, học sinh mới có thể xác định trúng vấn đề cần nghị luận – luận đề của bài văn nghị luận. Để có thể tích lũy vốn từ, học sinh có thể thực hiện các yêu cầu sau: - Rèn thói quen đọc nhiều, học hỏi từ các sách nghiên cứu về văn hóa, văn học, mĩ học, triết học, sử học - Tích lũy các nội dung định nghĩa từ những cuốn từ điển đáng tin cậy - Rèn thói quen ghi chép các cách dùng từ hay, đắc địa, độc đáo của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ - Tham khảo các đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội mẫu mực Với kiến thức phong phú tích lũy được, các em sẽ có cái nhìn đa chiều, toàn diện, sâu sắc hơn về những vấn đề cần cắt nghĩa, lí giải. Ví dụ 1: “Thấy người thống khổ khóc than mà bạn có thể làm cho họ khô nước mắt thì đừng để cho mặt trời có đủ thời gian làm khô nước mắt của họ”. Để giải thích ý kiến nêu trên, học sinh không chỉ cần huy động các vốn từ đã tích lũy được trong từ điển mà còn cần huy động vốn từ thuộc chuyên ngành địa lí, vật líTrên cơ sở đó mà khái quát lên ý nghĩa của cả câu. Trên cơ sở đã nêu, chúng tôi sẽ tiến hành cho học sinh huy động vốn từ để thực hành giải thích từ khóa thông qua các bước sau: a. Phát hiện từ khóa: Luận đề thường được ẩn trong các từ ngữ then chốt, các hình ảnh biểu tượng. Vì thế, điều đầu tiên cần làm trong khi rèn kỹ năng giải thích chính là phát hiện chính xác những điểm cần làm rõ trong đề bài. Xác định sai hoặc cắt nghĩa sai đều có thể khiến cả bài nghị luận thất bại. Để tìm đúng những từ khóa, học sinh cần đọc thật kĩ đề. Có trường hợp phải đọc đi đọc lại nhiều lần, cân nhắc thật kĩ mới không sai lệch. Đây là thao tác nhiều học sinh cho rằng đơn giản nên hay làm sơ sài, qua quýt; thậm chí có những bạn đã rèn để luôn phát hiện chính xác ngay khi tiếp cận đề bài, nhưng rồi chủ quan vẫn có thể nhầm lẫn. Vì thế, học sinh cần thật sự để tâm và tập trung khi đọc, tránh chủ quan. Tuy nhiên tập trung và thận trọng không có nghĩa là học sinh cẩn thận quá mức, chọn cả những từ thừa dẫn đến phần giải thích dài dòng, lan man, không trúng vấn đề. Ngoài ra còn bị mất thời gian quý giá cho khâu phát hiện từ khóa này. Để đảm bảo những yêu cầu trên, chỉ có một cách là rèn luyện thật nhiều, cả ở nhà và trên lớp. Chúng tôi thường khống chế thời gian từ 1-2 phút cho 1 đề bài. Cứ 1 ngày, học sinh làm việc với 5 đề bài. Chỉ 1 thời gian ngắn sẽ nhanh chóng tiến bộ. Ví dụ 2: Trong đề bài sau “Cái không đáng khóc bây giờ, ta sẽ khóc mai sau” (Chế Lan Viên) “Rồi có thể sau mười năm ra đi Ta lại khóc cho những điều ngày hôm nay chưa biết” (Chu Minh Khôi) Suy nghĩ của anh/chị từ thông điệp gửi gắm trong những câu thơ trên! Học sinh cần phát hiện đúng những từ cần giải thích. Những từ đó bao gồm "khóc", "bây giờ", "mai sau", "không đáng khóc bây giờ". Ví dụ 3: Trong đề bài sau “Không có cạnh tranh thì không phát triển, nhưng không nhường nhịn thì không ra con người” Anh chị có đồng tình với quan điểm được đề cập trong ý kiến trên không? Để tìm ý, sắp xếp ý, học sinh cần chú ý bám sát các từ khóa để giải thích:“cạnh tranh”; “nhường nhịn” Ví dụ 4: Trong đề bài sau “ Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. Học sinh cần giải thích các từ: Bàn tay, hoa hồng, hương thơm Sau khi đã rèn tốt khâu phát hiện từ khóa, học sinh sẽ chọn hướng giải thích. Đây là bước tiếp theo định hướng để tìm đúng luận đề. b. Giải thích từ khóa và rút ra luận đề: Một từ đôi khi có nhiều lớp nghĩa nên khi đã chọn được từ khóa rồi cũng không hề đơn giản. Cần phải giải mã chính xác ý nghĩa của từ đó trong đề bài mới có thể đi tới luận đề. Nhiều khi học sinh suy nghĩ không thấu đáo nên đã cắt nghĩa lệch hướng, dù nghĩa được chỉ ra vẫn nằm trong vùng nghĩa của từ, nhưng đó không phải là nghĩa đích đáng mà đề bài muốn đề cập. Muốn hạn chế sai lệch ở khâu này cần nắm được đề tài chung mà đề đang đề cập. Đó chính là ánh sáng bao trùm lên mọi từ ngữ được sử dụng trong đề bài, cũng là ánh sáng dẫn đường khi chọn hướng giải thích. Khi đã xác định được ý nghĩa chính của từ khóa trong đề bài, luận đề sẽ trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó cũng tránh được sự rườm rà, dài dòng trong lối viết. Trong tư duy, khâu này diễn ra gần như đồng thời với khâu phát hiện ra từ khóa. Bởi vì phát hiện từ khóa chính là sự lóe sáng của tư duy khi nhận ra ý nghĩa mà từ đó chuyên chở. Khoanh chính xác lớp nghĩa đang lấp lánh trong vùng nghĩa của từ cũng chính là khẳng định được vị trí của từ đó trong đề bài. Tuy nhiên đó là những gì diễn ra trong tư duy, còn trong thực tế thì học sinh cần tiến hành tuần tự: phát hiện từ khóa trước rồi mới phát hiện ý nghĩa và xác định luận đề Khi luyện tập trên lớp, học sinh chỉ cần gạch chân từ khóa như một cách định vị. Gạch ở ngay trong đề hay viết ra trên giấy nháp tùy theo thói quen. Còn giải mã từ thì nên viết ra giấy nháp, bởi vì khi những nét chữ hiển hiện trên giấy có thể khiến cho học sinh nhìn nhận lại, cân nhắc một lần nữa trước khi quyết định. Cuối cùng là diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng luận đề. Thời lượng cho khâu này cũng chỉ gói gọn trong 1-2 phút, vì vậy học sinh cần thực hiện nhanh. Muốn vừa nha
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_ki_nang_viet_phan_giai_thich_cho_de_van_nghi_luan_x.doc
- Trang bìa.docx