SKKN Rèn kĩ năng làm bài văn viết đoạn văn Nghị Luận văn học cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 – 2019

SKKN Rèn kĩ năng làm bài văn viết đoạn văn Nghị Luận văn học cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 – 2019

 Môn Ngữ văn là môn Khoa học xã hội chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường ở mọi cấp học. Môn học được chia làm nhiều phân môn như TiếngViệt, Đọc văn, Làm văn và tùy từng cấp học mà sắp xếp chương trình từ dễ đến khó.

 Với mỗi người Việt được sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều không thể phủ

nhận môn Ngữ văn là một chiếc chìa khóa vạn năng để giúp ta đi đến thành công. Bởi ta đọc được tiếng Việt , viết được tiếng Việt , tạo lập được các văn bản trong giao tiếp bằng tiếng Việt là nhờ vào bộ môn Ngữ văn. Ngay cả tâm hồn ta trong sáng, thánh thiện, nhân ái cũng có sự góp phần không nhỏ của chức năng văn học ở môn Ngữ văn. Môn Ngữ văn còn có mặt trong tất cả các kì thi quan trọng của đời học sinh mà kì thi quan trọng nhất là kì thi THPT Quốc gia. Năm học 2018 - 2019, môn Ngữ văn vẫn là môn duy nhất thi tự luận. Tuy không có biến đổi nhiều về cấu trúc và nội dung nhưng câu nghị luận văn học đã thay đổi cách hỏi so với đề của năm học 2017 – 2018. Đây là điểm mới đối học sinh, vì thế trong khi làm bài các em tỏ ra khá lúng túng. Làm như thế nào để bài văn viết đúng yêu cầu về hình thức, đảm bảo về nội dung và đạt điểm cao quả là không dễ với học sinh. Trước thực tiễn đó, những giáo viên như chúng tôi rất trăn trở để rồi lại bám sát đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo và soạn giảng cách làm bài Nghị luận văn học theo tinh thần đổi mới cho học sinh lớp 12.Trong phạm vi bài viết này, tôi cũng xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân đã rèn kĩ năng làm bài văn viết đoạn văn Nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 – 2019.

 

doc 21 trang thuychi01 7071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng làm bài văn viết đoạn văn Nghị Luận văn học cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 – 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2018- 2019
 Người thực hiện: Trần Thị Lan
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...01
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................01
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 01
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............01
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.01
II. NỘI DUNG .................01
1. CỞ SỞ LÍ LUẬN..01
2. THỰC TRẠNG................................................................................................02
3. GIẢI PHÁP..................02
3.1. LÍ THUYẾT..02
3.1.1 VỀ BÀI VĂN..02
3.1.2. CÁC BƯỚC VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC......02
3.1.2.1.BƯỚC 1. ĐỌC KĨ ĐỀ VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ...02
3.1.2.2. BƯỚC 2: LẬP DÀN Ý....02
3.1.2.2.1 VỚI KIỂU ĐÊ PHÂN TÍCH HAI ĐOẠN THƠ02
3.1.2.2.2 VỚI KIỂU ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN, KÝ, KỊCH.03
3.2. THỰC HÀNH04
3.2.1. THỰC HÀNH TRÊN LỚP.. .04
3.2.1.1. BÀI TẬP 1. .04
3. 2.1.2. BÀI TẬP 2..07
3.2.1.3. BÀI TẬP 3...10
3.2.1.4. BÀI TẬP413
3.2. 3.THỰC HÀNH Ở NHÀ13
3.2.3.1. BÀI TẬP 1...15
3.2.3.2. BÀI TẬP 2...15
3.2.3.3. BÀI TẬP 3. .16
4. HIỆU QUẢ...17
III. KẾT LUẬN.....17
I . MỞ ĐẦU.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Môn Ngữ văn là môn Khoa học xã hội chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường ở mọi cấp học. Môn học được chia làm nhiều phân môn như TiếngViệt, Đọc văn, Làm văn và tùy từng cấp học mà sắp xếp chương trình từ dễ đến khó.
 Với mỗi người Việt được sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều không thể phủ
nhận môn Ngữ văn là một chiếc chìa khóa vạn năng để giúp ta đi đến thành công. Bởi ta đọc được tiếng Việt , viết được tiếng Việt , tạo lập được các văn bản trong giao tiếp bằng tiếng Việt là nhờ vào bộ môn Ngữ văn. Ngay cả tâm hồn ta trong sáng, thánh thiện, nhân ái cũng có sự góp phần không nhỏ của chức năng văn học ở môn Ngữ văn. Môn Ngữ văn còn có mặt trong tất cả các kì thi quan trọng của đời học sinh mà kì thi quan trọng nhất là kì thi THPT Quốc gia. Năm học 2018 - 2019, môn Ngữ văn vẫn là môn duy nhất thi tự luận. Tuy không có biến đổi nhiều về cấu trúc và nội dung nhưng câu nghị luận văn học đã thay đổi cách hỏi so với đề của năm học 2017 – 2018. Đây là điểm mới đối học sinh, vì thế trong khi làm bài các em tỏ ra khá lúng túng. Làm như thế nào để bài văn viết đúng yêu cầu về hình thức, đảm bảo về nội dung và đạt điểm cao quả là không dễ với học sinh. Trước thực tiễn đó, những giáo viên như chúng tôi rất trăn trở để rồi lại bám sát đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo và soạn giảng cách làm bài Nghị luận văn học theo tinh thần đổi mới cho học sinh lớp 12.Trong phạm vi bài viết này, tôi cũng xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân đã rèn kĩ năng làm bài văn viết đoạn văn Nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 – 2019.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này mục đích của người nghiên cứu là: trên cơ sở đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2018 – 2019 về môn Ngữ văn để xác định được phạm vi kiến thức sẽ ra cho phần Nghị luận văn học chủ yếu là chương trình lớp 12; vấn đề cần nghị luận và so sánh, đánh giá là cùng nằm trong một văn bản. Từ đó, bản thân người dạy sẽ hình thành về kiến thức lý thuyết như: phân tích đề, lập dàn ý cho học sinh nắm vững. Sau đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thực hành lập dàn ý theo từng đặc trưng thể loại, viết bài dựa trên cơ sở của lý thuyết đã học. Sau nhiều lần thực hành để hình thành kĩ năng làm bài cho học sinh phục vụ thiết thực cho kỳ thi THPT Quốc gia trong cuối tháng 6 tới.
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Thực tế, không có tài liệu chính thống nào cho cách làm bài văn nghị luận về hai đoạn thơ/ 2 đoạn văn/ 2 chi tiết nghệ thuật/ hai hình ảnh  và so sánh làm sang tỏ 1 vấn đề nào đó của một văn bản. Giáo viên dạy phải tự bám vào đề thi minh họa của Bộ giáo dục cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân để đưa ra phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh làm bài. Vì vậy phần đối tượng nghiên cứu này sẽ có cả lí thuyết chung và hệ thống bài tập rèn kĩ năng cho học sinh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phần 1: Giúp HS năm lí thuyết
- Phần 2: Rèn kĩ năng qua hệ thống bài tập thực hành.
II NỘI DUNG .
1. CỞ SỞ LÍ LUẬN.
 Môn Ngữ văn là một trong ba bài thi bắt buộc của kì thi trung học phổ thông Quốc gia. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo có thay đổi nhiều về cách thức tổ chức và cách thức ra đề thi. Tất cả các môn thi đều ở hình thức trắc nghiệm, riêng bộ môn Ngữ văn vẫn giữ hình thức tự luận. Tuy giữ nguyên hình thức tự luận và cấu trúc đề thi không thay đổi nhiều nhưng ở câu Nghị luận văn học giữa các năm liên tục có sự thay đổi về cách ra đề. Giáo viên bộ môn Ngữ văn THPT như chúng tôi vừa mới thích nghi được ở dạng câu hỏi này thì sang năm sau, Bộ lại đã ra câu hỏi minh họa kiểu khác. Nhiều khi cách ra câu hỏi kiểu mới làm cho giáo viên lúng túng. Câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi.  Kiến thức lớp 12 nằm toàn bộ trong câu hỏi này. Xét về mức độ, đề nghị luận văn học là một đề bài tương đối khó. Đề bài này không chỉ đòi hỏi học sinh vừa nắm chắc kiến thức mà còn cần có những đánh giá sâu sắc, nhìn nhận tỉ mỉ mới có thể xử lý được đề bài trên. Với đề minh họa , câu hỏi nghị luận văn học sẽ phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh.
2.THỰC TRẠNG.
 Thực tế Bộ giáo dục đổi mới cách ra đề,nhưng sách giáo khoa vẫn là những bài dạy cũ. Điển hình trong SGK lớp 12 là hai bài : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; Nghị luận về một ý kiến văn học. Vậy nên không có một cơ sở lí thuyết khoa học nào hướng dẫn cụ thể về kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học theo đề minh họa của bộ trong kì thi THPT môn Ngữ văn năm 2018- 2019. Đó là một khó khăn và bất cập lớn đối với giáo viên dạy ôn thi cho HS thi THPT môn Ngữ văn.
 Sau khi có đề minh họa của Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa có tổ chức tập huấn trong một thời gian ngắn cho cán bộ cốt cán của các trường. Nhưng thật sự cũng không có một quy chuẩn nào về lý thuyết để giáo viên chúng tôi thực hiện. Song vì tình yêu nghề, vì trách nhiệm với công việc với học trò, chúng tôi lại nghiên cứu kĩ đề minh họa của Bộ năm học 2018- 2019 và tìm những giải pháp tối ưu nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong giảng dạy và ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nhất là phần Nghị luận văn học ( 5.0 điểm). Đó là lý do tôi chọn đề tài này. 
3. GIẢI PHÁP 
3.1. LÍ THUYẾT
3.1.1 VỀ BÀI VĂN: 
- Bố cục 3 phần: Mở bài; thân bài; kết bài.
- Diễn đạt trong sáng mạch lạc, dùng từ viết câu đúng quy tắc. 
3.1.2. CÁC BƯỚC VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
3.1.2.1.BƯỚC 1. ĐỌC KĨ ĐỀ VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ. 
- Theo như đề thi minh họa – phần nghị luận văn học sẽ lấy 2 đoạn thơ hoặc một chi tiết nghệ thuật/ hình ảnh/ nhân vật trong văn bản văn xuôi trong cùng một văn bản. Vậy cần đọc kĩ đề để xem đề yêu cầu phân tích làm sáng tỏ và nhận xét làm nổi bật vấn nào .
- Phân tích đề: 
+ Xác định được vấn đề cần nghị luận. Trả lời được các câu hỏi: 
++ Đề yêu cầu làm sáng tỏ điều gì? ( Trọng tâm).
++ Đề yêu cầu nhận xét, đánh giá cái gì.
+ Thao tác lập luận: 
++ Phải trả lời được câu hỏi: Sẽ phải sử dụng những thao tác lập luận nào?	
+ Nhưng thường là các thao tác chính: Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận.
+ Phạm vi kiến thức:
++ Là toàn bộ tác giả, tác phẩm liên quan đến yêu cầu đề ra.
++ Phải xác định được đơn vị kiến thức trọng tâm của văn bản liên quan đến vấn đề mình cần làm sáng tỏ trong đề. Tránh lan man, xa đề.
- Ví dụ: Đề minh họa có ra như sau:
 + Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đãi bánh đúc ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” Và sáng hôm sau, khi người con dâu nhận bát ‘chè khoán” từ mẹ chồng : Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miện” [ 1]
 Phân tích hình ảnh của người vợ nhặt qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
+ Vấn đề cần nghị luận: Câu nghị luận văn học yêu cầu làm nổi bật hai vấn đề.
++ Thứ nhất: Phải phân tích làm sáng tỏ về hành động, cung cách ăn uống của nhân vật thị qua hai lần miêu tả trong tác phẩm Vợ nhặt ( Kim Lân) gắn với hai chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đề yêu cầu. Đây sẽ là phần trọng tâm của bài làm.
++ Thứ hai: Sau khi phân tích xong, học sinh phải có cái nhìn khái quát, tổng hợp để đánh giá nhận xét về sự thay đổi trong cách hành xử của thị để làm nổi bật vẻ đẹp của người đàn bà mang đầy tính nhân văn khi được sống trong tình yêu thương và hạnh phúc.
+ Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận.
+ Phạm vi kiến thức: Tác phẩm Vợ nhặt ( Kim Lân), nhưng phải bám sát, xoáy sâu vào hai chi tiết nghệ thuật đề yêu cầu (không được lan man, sa vào các phần khác của tác phẩm) .
3.1.2.2. BƯỚC 2: LẬP DÀN Ý.
3.1.2.2.1 VỚI KIỂU ĐÊ PHÂN TÍCH HAI ĐOẠN THƠ.
* Mở bài: Khái quát nét chính về tác giả , tác phẩm, yêu cầu của đề.
* Thân bài:
- Giới thiệu về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ; vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả; nội dung tư tưởng chính của tác phẩm.
- Phân tích làm sáng tỏ các yêu cầu của đề.
 + Phân tích, làm sáng tỏ yêu cầu thứ nhất .
 + Phân tích làm sáng tỏ yêu cầu thứ hai .
- Tổng hợp, nhận xét, so sánh, đánh giá: xảy ra các trường hợp như sau:
+ Điểm giống và khác nhau qua việc phân tích hai yêu cầu trên và rút ra tác dụng, ý nghĩa.
+ Làm nổi bật một phong cách nghệ thuật hoặc một đặc điểm nghệ thuật nào đó của tác giả, tác phẩm.
+ Đánh giá , nhận xét cả nghệ thuật của tác phẩm.
 * Kết thúc vấn đề: Khái quát đánh giá lại vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
3.1.2.2.2 VỚI KIỂU ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN, KÝ, KỊCH.
* Mở bài: Khái quát nét chính về tác giả , tác phẩm, yêu cầu của đề.
* Thân bài:
- Giới thiệu về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ; vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả; nội dung tư tưởng chính của tác phẩm.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật cần làm sáng tỏ.
- Phân tích làm sáng tỏ yêu cầu của đề về nhân vật.
+ Phân tích, làm sáng tỏ yêu cầu thứ nhất về nhân vật.
++ Hoàn cảnh.
++ Biểu hiện.
++ Ý nghĩa.
- Phân tích làm sáng tỏ yêu cầu của đề về nhân vật.
+ Phân tích, làm sáng tỏ yêu cầu thứ hai về nhân vật.
++ Hoàn cảnh.
++ Biểu hiện.
++ Ý nghĩa.
- Tổng hợp, nhận xét, so sánh, đánh giá: xảy ra các trường hợp như sau:
+ Điểm giống và khác nhau qua việc phân tích hai yêu cầu trên và rút ra tác dụng, ý nghĩa.
+ Làm nổi bật một phong cách nghệ thuật hoặc một đặc điểm nghệ thuật nào đó của tác giả, tác phẩm.
+ Đánh giá , nhận xét cả nghệ thuật của tác phẩm.
 * Kết thúc vấn đề: Khái quát đánh giá lại vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
3.2. THỰC HÀNH:
3.2.1. THỰC HÀNH TRÊN LỚP. 
 GV sẽ làm đề ( hoặc sưu tầm ) theo tinh thần của đề thi THPT Quốc gia, photo phát cho học sinh và hướng dẫn học sinh thực hành sau khi đã nắm vững về lí thuyết. GV sẽ hướng dẫn HS thực hành 4 bài tập ( Nghị luận văn học) bám sát theo đề thi minh họa của Bộ giáo dục theo đặc trưng của từng thể loại: Thơ, Ký, truyện ngắn, kịch.
3.2.1.1. BÀI TẬP 1. 
* Câu hỏi: Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến:
 “ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao, ngàn thức xuống 
 Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.
                                    “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
                                     Gục lên súng mũ bỏ quên đời !” 
Và:
                                    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                                    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                                    Áo bào thay chiếu anh về đất
                                    Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. [ 2]
          Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét ngắn gọn về bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến.
* Hướng dẫn học sinh phân tích đề.
- Xác định được vấn đề cần nghị luận.
+ Đề yêu cầu làm sáng tỏ: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong hai đoạn thơ với vẻ đẹp bi tráng.
+ Đề yêu cầu nhận xét, đánh giá: bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến.
- Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận.
- Phạm vi kiến thức:
+ Là tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến.
+ Kiến thức trọng tâm của văn bản: Hai đoạn thơ trên và bút pháp của Quang Dũng. 
* Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết..
- Mở bài:
+ Tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: Viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, làm thơnhưng độc giả biết nhiều đến ông với tư cách là thi sĩ của xứ Đoài. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa.
+ Tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: Tây Tiến là một trong những sáng tác tiêu biểu, xuất sắc của đời thơ Quang Dũng viết về người lính. Trong đó tác giả đã khắc họa nên vẻ đẹp bi tráng của người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đặc sắc nhất là ở hai đoạn thơ trên.
- Thân bài:
+ Giới thiệu nét chính về tác phẩm:
++ Hoàn cảnh sáng, xuất xứ: 
+++ Năm 1947, Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ đại đội trưởng. Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến năm ấy chủ yếu là học sinh, sinh viên ra đi từ Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh tật hoành hành nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời và chiến đấu rất dũng cảm.
+++ Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ ông đã viết bài thơ này. Bài thơ ban đầu có tựa đề “Nhớ Tây Tiến” in trong tập thơ “Mây đầu ô”.
++ Vị trí: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng
++ Nội dung tư tưởng: Trên nền thiên nhiên miền Tây Tây Bắc Bộ, Quang Dũng đã khắc họa nên bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng.
+ Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong hai đoạn thơ.
 ++ Đoạn 1: Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện ở sự kiêu bạc, ngang tàng.
+++ Người lính Tây Tiến được khắc họa nổi bật khi đặt trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, khắc nghiệt và cũng là con đường đầy hi sinh, gian khổ của đời lính:
++++ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Nếu chữ khúc khuỷu  vẽ ra một hình thế quanh co, hiểm trở khi ẩn khi hiện thì dốc thăm thẳm lại gợi sự sâu xa như đến hết tầm mắt.
++++  Heo hút cồn mây súng ngửi trời Từ láy heo hút vừa gợi cao, gợi xa, gợi vắng nhấn mạnh sự hoang sơ, xa vắng như vô tận của núi rừng miền Tây.  Cồn mây vốn đã gợi độ cao, mây núi như chồng chất dựng lên thành cồn thành dốc.
 “Súng ngửi trời” Cách nói tếu táo, hóm hỉnh cho thấy tâm hồn trẻ trung, lạc quan ngang tàng của người lính
++++Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống:: câu thơ ngoặt gấp một cách đột ngột, đột ngột vút lên rồi bất ngờ đổ xuống, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
=> Con đường hành quân khó đi, khó vượt, cướp đi rất nhiều sức lực của người lính.
+++ Hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên: 
++++“Súng ngửi trời” :Cách nói tếu táo, hóm hỉnh cho thấy tâm hồn trẻ trung, lạc quan, ngang tàng của người lính. Họ đang chinh phục đỉnh cao, khám phá sự bí hiểm của thiên nhiên chứ không phải là hành quan gian lao.
++++ Hiện thực vẫn không tránh khỏi là sự mất mát, hi sinh không bước nữa, gục lên súng mũ bỏ quên đời. Cách nói giảm nói tránh để thấy cái tráng át cái bi. Người lính nằm xuống thật nhẹ nhàng thanh thản, đón cái chết thản nhiên, kiêu bạc, ngang tàng.
+ Đoạn 2 : Hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp của sự hi sinh anh dũng, nguyện xả thân vì nước theo lí tưởng Quyết tử cho Tổ quốc, quyết sinh.
++ Bốn câu thơ viết về cái chết của người lính Tây Tiến nhưng không gợi sự đau thương. Tác giả đã sử dụng hệ thống từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành” nhằm lột tả không khí trang nghiêm, cổ kính. Cái chết của người lính Tây Tiến được miêu tả thật linh thiêng.
++ Câu thơ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh như một lời thề danh dự. Nó cho thấy lý tưởng dâng hiến tuổi thanh xuân khi Tổ quốc cần và Tổ quốc gọi tên. 
+++ Sự ra đi vĩnh viễn của người lính Tây Tiến. Họ nằm lại dưới vùng đất lạ trong không khí hào hùng mà thiên nhiên dành để tiễn biệt họ. Về đất vừa là cách nói giảm nói tránh để bớt đau thương vừa là cách nói kỳ vĩ hóa cái chết của anh bộ đội cụ Hồ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.
- Đoạn thơ kết thúc bằng một âm hưởng hào hùng. Dường như linh hồn người tử sĩ đã hòa cùng sông núi, con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc đau thương, hùng tráng để tiễn đưa người lính vào cõi bất tử. Hình tượng sông Mã ở cuối bài thơ được phóng đại và nhân hóa, tô đậm cái chết bi hùng của người lính_ sự hi sinh làm lay động đất trời, khiến dòng sông gầm lên đớn đau, thương tiếc.
+ Nhận xét về bút pháp tài hoa và tinh thần bi tráng của Quang Dũng trong bài thơ:
++Bút pháp lãng mạn.
+++ Cảm hứng lãng mạn thể hiện đậm nét trước hết ở cái tôi tràn đầy cảm xúc của Quang Dũng khi nhớ về đoàn binh Tây Tiến với những kỉ niệm về một thời hoa lửa của tuổi trẻ Việt nam thời chống Pháp. 
+ Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn thể hiện ở nét bút tài hoa của tác giả khi sử dụng những từ láy tượng hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, những thủ pháp nghệ thuật như cường điệu, đối lập, nói giảm, nói tránh được sử dụng rộng rãi, sáng tạo đã tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và cái tuyệt mĩ của con người và thiên nhiên của người lính Tây Tiên và thiên nhiên miền Tây.
++Tinh thần bi tráng.
+ ++ Tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến thể hiện ở chỗ lời thơ không hề né tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết, nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, mãnh liệt, cái chết của người chiến sĩ nhẹ tự long hồng. Cái chết như đi vào cõi bất tử.
+ Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng và đậm đà chất sử thi. Và từ đây các anh đã hòa quyện vào cỏ cây, sông núi, trở thành hồn thiêng của đất nước. Tinh thần của cái tráng lại gặp luồng gió yêu nước của thời đại anh hùng rực lửa nên càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là bài thơ đã lột tả được cái khí phách của một thời đại và chắp cánh cho cái bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời đại thơ.
=> Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau làm nên linh hồn bất diệt của bài thơ và tạo nên vẻ đẹp độc đáo của chân dung người lính Tây Tiến và vẻ đẹp đặc sắc của thi phẩm. 
- Kết bài: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững của bài thơ Tây Tiến. Và nó cũng đã góp phần dựng nên một tượng đài bất tử bằng thơ về người lính vô danh ưu tú của dân tộc mà người đọc muôn đời yêu quý, tự hào.
3. 2.1.2. BÀI TẬP 2. 
 Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân luôn thay đổi góc nhìn khi tái hiện hình ảnh con Sông Đà:
''Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện...''
''Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_lam_bai_van_viet_doan_van_nghi_luan_van_hoc.doc