SKKN Ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn cấp THCS

SKKN Ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn cấp THCS

 Khi bước vào thiên niên kỉ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: “Quốc gia nào, cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc không biết cách làm giáo dục thì đều lạc hậu và điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản”.

 Chính vì lẽ đó Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Chiến lược giáo dục, chiến lược con người luôn luôn được đặt lên hàng đầu để đất nước vững bước hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực hiện sự hội nhập quốc tế.

 Quá trình đổi mới giáo dục một cách toàn diện, nhiều vấn đề cốt yếu đã được đặt ra. Trong số đó chúng ta nói nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy và học. Các kĩ thuật dạy học tích cực, việc tạo môi trường thuận lợi để người học thực hiện hoạt động của mình với tư cách là chủ thể đích thực của hoạt động đó đang được đề cập rất nhiều.

 Nhưng trong thực tế đổi mới giáo dục không chỉ là việc cải cách phương pháp, đầu tư trang thiết bị hiện đại, phù hợp, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho người học. mà chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì đổi mới kiểm tra đánh giá thực chất là góp phần đổi mới và thúc đẩy sự phát triển của giáo dục.

 Song trong thực tế những năm qua ở hầu hết các nhà trường phổ thông vấn đề này chưa được chú trọng nhiều. Mức độ kiểm tra đánh giá ở các nhà trường là chưa đồng đều. Chính vì thực trạng này cho nên trong các đợt tổng kết thi đua cuối năm của Phòng giáo dục Yên Định đã tồn tại một số nghịch lý. Một số trường có chất lượng mũi nhọn hầu như vào bậc thấp gần nhất trong huyện thì kết quả đại trà lại rất cao. Hiện tượng đó đã phản ánh một thực trạng dễ nhìn thấy đó là sự tồn tại trong vấn đề kiểm tra đánh giá học sinh.

 Làm thế nào để tìm được tiếng nói chung trong việc kiểm tra đánh giá học sinh, đảm bảo được sự đồng đều, công bằng và quan trọng là hướng đến được mục tiêu đổi mới giáo dục.

 

doc 25 trang thuychi01 7981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG THCS YÊN TRƯỜNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
RA ĐỀ KIỂM TRA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS 
 Người thực hiện: Trịnh Thị Thu
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Trường
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ Văn
YÊN ĐỊNH, NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
I. MỞ ĐẦU
01-03
2
1. Lý do chọn đề tài 
01
3
2. Mục đích nghiên cứu
02
4
3. Đối tượng nghiên cứu 
02
5
4. Phương pháp nghiên cứu
02-03
6
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
03-20
7
1. Cơ sở lý luận
03-04
8
2. Thực trạng
04-05
9
3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
05-20
10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
20
11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20-21
12
1. Kết luận
20
13
2. Kiến nghị
20-21
14
Tài liệu tham khảo
22
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Khi bước vào thiên niên kỉ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: “Quốc gia nào, cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc không biết cách làm giáo dục thì đều lạc hậu và điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản”.
 Chính vì lẽ đó Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Chiến lược giáo dục, chiến lược con người luôn luôn được đặt lên hàng đầu để đất nước vững bước hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực hiện sự hội nhập quốc tế.
 Quá trình đổi mới giáo dục một cách toàn diện, nhiều vấn đề cốt yếu đã được đặt ra. Trong số đó chúng ta nói nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy và học. Các kĩ thuật dạy học tích cực, việc tạo môi trường thuận lợi để người học thực hiện hoạt động của mình với tư cách là chủ thể đích thực của hoạt động đó đang được đề cập rất nhiều.
 Nhưng trong thực tế đổi mới giáo dục không chỉ là việc cải cách phương pháp, đầu tư trang thiết bị hiện đại, phù hợp, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho người học... mà chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì đổi mới kiểm tra đánh giá thực chất là góp phần đổi mới và thúc đẩy sự phát triển của giáo dục.
 Song trong thực tế những năm qua ở hầu hết các nhà trường phổ thông vấn đề này chưa được chú trọng nhiều. Mức độ kiểm tra đánh giá ở các nhà trường là chưa đồng đều. Chính vì thực trạng này cho nên trong các đợt tổng kết thi đua cuối năm của Phòng giáo dục Yên Định đã tồn tại một số nghịch lý. Một số trường có chất lượng mũi nhọn hầu như vào bậc thấp gần nhất trong huyện thì kết quả đại trà lại rất cao. Hiện tượng đó đã phản ánh một thực trạng dễ nhìn thấy đó là sự tồn tại trong vấn đề kiểm tra đánh giá học sinh.
 Làm thế nào để tìm được tiếng nói chung trong việc kiểm tra đánh giá học sinh, đảm bảo được sự đồng đều, công bằng và quan trọng là hướng đến được mục tiêu đổi mới giáo dục. 
 Thông qua việc kiểm tra đánh giá góp phần thúc đẩy, phát huy năng lực của người học. Trong thời gian gần đây (đặc biệt là từ năm học 2018-2019) việc đổi mới kiểm tra đánh giá đã được chú trọng đặc biệt. Làm thế nào để kiểm tra đánh giá được đúng trình độ năng lực của học sinh theo mục tiêu chương trình môn học là vấn đề luôn được quan tâm. Đã có nhiều lớp chuyên đề, tập huấn có những trang đề thi và đáp án mẫu. Song qua tìm hiểu một số trường lân cận bản thân tôi nhận thấy mức độ kiểm tra đánh giá vẫn thiên về tính chủ quan của mỗi cá nhân người dạy. Và mỗi người khi thực hiện kiểm tra đánh giá đều theo cái lý của mình, ai cũng cho là câu hỏi đề thi của mình ra là hoàn toàn hợp lý. Ngay cả trong đơn vị sở tại của tôi cũng như vậy thời gian đầu năm học 2018-2019 việc thống nhất đề thi ở các khối lớp, giữa các đồng chí giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn là rất khó khăn. Nhưng chỉ sau hơn một tháng, nhờ tinh thần trách nhiệm của Ban giám hiệu, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, tinh thần học hỏi và ý thức làm việc nghiêm túc của các đồng chí giáo viên chúng tôi đã tìm được tiếng nói chung trong việc kiểm tra đánh giá học sinh. Đặc biệt là khâu ra đề, làm đáp án, chấm và chữa bài cho học sinh.
 Bản thân là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trước đây cũng đã từng là một giáo viên đứng lớp tôi mong muốn đóng góp một số ý kiến nhỏ bé của mình vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn ở bậc THCS. Mong sao chúng ta sẽ tìm được sự đồng điệu trong việc kiểm tra đánh giá học sinh ở môn học thú vị này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
 Kiểm tra đánh giá là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là để có điểm số ghi vào sổ điểm cho hợp pháp. Từ đó, có căn cứ để cuối học kì, cuối năm đánh giá học sinh. Còn các cán bộ quản lý giáo dục thì cho rằng đó là công việc của giáo viên chứ không phải của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.
 Theo xu thế quốc tế hiện nay, ra đề kiểm tra là một trong những phương pháp đánh giá mà thông qua đó chất lượng hoạt động dạy học được nâng cao. Nhưng nhiều cán bộ quản lý và giáo viên lại cho rằng áp dụng xu hướng quốc tế trong kiểm tra đánh giá là một khó khăn đối với các trường học ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, năng lực của một bộ phận không nhỏ giáo viên nhìn chung còn hạn chế khó ra được những đề kiểm tra có căn cứ khoa học. Hơn nữa điều kiện làm việc của giáo viên còn khó khăn, mỗi giáo viên phải đảm đương một khối lượng công việc lớn. Vì thế giáo viên không có thời gian để đầu tư cho hoạt động kiểm tra đánh giá. Còn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thì bị sức ép của nhiều công việc không tên nên cũng không có nhiều thời gian để tham gia vào hoạt động này.
 Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là thay đổi cách nghĩ: Kiểm tra đánh giá chỉ là việc của giáo viên và chúng ta cũng có thể tiếp cận được xu thế quốc tế trong kiểm tra đánh giá. Đặc biệt với môn Ngữ Văn còn phải kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực để phát hiện và thúc đẩy chỉ số cảm xúc (EQ) của học sinh. Nhận biết được những rung động của học sinh trước những tình huống cụ thể, giáo dục các em có thêm kĩ năng mềm, trở thành công dân tốt trong thời kì hội nhập toàn cầu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Trong thực tế dạy học ở các nhà trường hiện nay có thể khẳng định một điều là việc dạy học các môn khoa học xã hội nói chung và dạy môn Ngữ Văn nói riêng đang gặp phải những khó khăn không nhỏ. Các môn học này đang bị xu thế chung của xã hội xem nhẹ, chưa được quan tâm đầu tư xứng đáng như các môn khoa học tự nhiên. Mặc dù qua khảo sát và tâm sự với học sinh, tôi được biết rằng môn Ngữ Văn đối với các em không khó cũng không phải là không hứng thú, học sinh không yêu thích. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khi giải thích hiện tượng này. Nhưng cũng phải khẳng định rằng một trong những nguyên nhân cơ bản đó là do việc đổi mới kiểm tra đánh giá chưa thực sự hiệu quả, dù biết rằng đây là việc làm không đơn giản “Dạy học văn là một bài toán nan giải, quá trình đổi mới là một quá trình nhọc nhằn” (Phan Trọng Luận). Chính vì thế đối tượng nghiên cứu trong đề tài này sẽ là: Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn cấp THCS thông qua cách ra đề thi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
a.Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết: 
 Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá của các nhà giáo, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục.
b.Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
 - Tham khảo đề kiểm tra của các trường bạn, xem cách đánh giá cho điểm của giáo viên ở một số trường, trao đổi và nắm bắt ý kiến về việc đổi mới kiểm tra đánh giá của các giáo viên, các đồng chí quản lý ở nhiều trường khác nhau.
 - Tiếp cận học sinh nắm bắt ý kiến của các em về cách ra đề thi, đánh giá của các em về mức độ chấm điểm của thầy cô đối với bản thân mình, đối với bạn cùng lớp, cùng trường.
 - Tham khảo đề thi, điểm thi của các kì thi lớn như thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, thi lớp 10 trung học phổ thông.
c. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
 - Sau khi có được những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thống kê các ý kiến để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của mỗi nhóm ý kiến.
 - So sánh, đối chiếu với suy nghĩ quan điểm của bản thân mình.
 - Tìm ra phương pháp tối ưu nhất trong việc kiểm tra đánh giá.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 Trong lí luận dạy học có nêu “Kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên nắm bắt được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập để từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp với hình thức và phương pháp kiểm tra, nhằm đạt kết quả cao hơn”. Do đó kiểm tra đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định hiệu quả thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy học sinh đổi mới phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục.
 Kiểm tra đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên mà là của cả học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, được tiến hành một cách bình thường, thường xuyên ở tất cả các bộ môn, các khối lớp. Chính vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính tự giác, trung thực, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra. Ngăn chặn tình trạng học vẹt, học tủ và sử dụng tài liệu trong khi làm bài kiểm tra. Về mặt tâm lí, giáo viên phải tạo ra không khí thoải mái, tự tin, tránh căng thẳng để học sinh có thể đạt kết quả đúng với năng lực của mình.
 Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng đồng thời cũng là bước khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục. Chúng ta hãy xem việc đánh giá là một công cụ học tập chứ không phải là công cụ đo lường vì vậy nội dung đánh giá cần hướng tới đầu ra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập. Động viên sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót, chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Làm được điều này chính là chúng ta đang hướng tới phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
 Như vậy, kiểm tra đánh giá là tạo điều kiện cho giáo viên nắm được năng lực của từng học sinh trong lớp, trong khối từ đó để có biện pháp bồi dưỡng học sinh khá giỏi, giúp đỡ kèm cặp học sinh yếu kém. Đây cũng chính là cơ sở thực tế để giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp dạy học phù hợp từng môn học. Đây cũng là thông tin phản hồi hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Đặc biệt thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
 Đối với công tác quản lý thì kết quả kiểm tra đánh giá là căn cứ để thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức quá trình dạy học. Ban giám hiệu căn cứ vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá thực hiện mục tiêu giáo dục và chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, trao đổi, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Đồng thời đây cũng là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá xếp loại giáo viên trong từng năm học.
 Từ những cơ sở lí luận nêu trên chúng ta có thể thấy rằng việc thực hiện kiểm tra đánh giá là khâu vô cùng quan trọng đối với tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. Đậy là sự vận động của cả hệ thống: Ban giám hiệu - tổ chuyên môn - giáo viên - học trò. Làm tốt vấn đề này chắc chắn giáo dục của nhà trường sẽ được nâng cao.
2. Thực trạng của về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trước khi là một cán bộ quản lý, bản thân tôi đã là một giáo viên Ngữ Văn có thâm niên đứng lớp 15 năm. Trong khoảng thời gian giảng dạy, trực tiếp tham gia kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau và cũng thu được kết quả tương đối tốt. Song đến thời điểm hiện tại tôi đã rút ra được nhiều vấn đề về cách kiểm tra đánh giá trước đây đang tồn tại một số nhược điểm, nhất là đối với môn Ngữ Văn.
 - Trước năm 2010, hầu như giáo viên không làm ma trận khi ra đề kiểm tra cho nên nhiều đề kiểm tra không đảm bảo tính khoa học, không xác định được phần kiến thức trọng tâm của từng chương, từng phần.
 - Từ năm học 2009-2010 đến nay, sau hội thảo của Sở giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá, Phòng giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo sát sao các trường về việc thực hiện công tác đổi mới kiểm tra tương đối tốt. Đề kiểm tra, các hình thức kiểm tra phong phú, các phần kiểm tra trọng tâm được chú trọng. Giáo viên đã đồng bộ thực hiện làm ma trận đề trước khi ra đề cho nên các đề thi hầu hết đều khoa học chặt chẽ.
 Song nội dung các đề kiểm tra về thực chất vẫn chưa phát triển được khả năng sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương và đặc biệt là các đề bài thường công thức, khuôn mẫu khiến học sinh chưa có cơ hội bộc lộ thái độ, ý kiến chủ quan của mình về các vấn đề nêu ra trong đề bài. Bản chất của môn Ngữ Văn là sự sáng tạo, người học phải được bộc lộ cái “tôi” cá nhân của mình trong quá trình học, đặc biệt là thông qua các bài kiểm tra viết. Song vì ngữ liệu ở đề bài thường là những ngữ liệu thuộc về sách giáo khoa mà thông thường những kiến thức này thầy cô giảng dạy cho các em đến nhuần nhuyễn cho nên khi làm bài các em thường học thuộc và viết lại theo trí nhớ của mình cho nên khi chấm bài chúng ta vẫn bắt gặp hiện tượng nhiều bài văn viết giống nhau hoặc na ná giống nhau.
 Không chỉ là các bài kiểm tra định kì theo phân phối chương trình, các đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn theo kiểu cũ cũng bộc lộ một số mặt hạn chế. Bố cục của đề gồm ba phần. Phần Tiếng Việt (2 điểm), phần nghị luận xã hội (3 điểm) và phần nghị luận Văn Học (5 điểm). Ba phần này hầu như tách biệt và với kiểu ra đề này giáo viên rất dễ dạy tủ, học sinh học trúng tủ. Chính vì thế ở trường tôi, có đồng chí giáo viên Ngữ Văn chuyên dạy lớp 9, xét về năng lực chuyên môn rất tốt, cộng thêm kinh nghiệm giảng dạy nên năm nào ôn thi vào lớp 10 hầu như đồng chí cũng dạy trúng tới 70% đến 80% đề. Vì thế phổ điểm thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 của trường là rất cao, hầu như học sinh dưới điểm 5 là vô cùng ít. Trên thực tế có em không đậu vào lớp 10 Trung học phổ thông nhưng môn Ngữ Văn vẫn đạt tới 6,5 điểm vì trúng đề.
 Cách ra đề như vậy khiến học sinh có quan niệm không cần học Văn nhiều, đến lúc nào thi vào cấp 3 chỉ cần ôn một đợt 10 buổi là ổn. Đó cũng là vấn đề khiến học sinh sao nhãng trong quá trình học và gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Quan trọng hơn là không phát huy được sự chủ động sáng tạo của học sinh trước một vấn đề, một tình huống đặt ra trong đề thi. Có lẽ vì thế mà trên các trang mạng xã hội hiện nay đã xuất hiện nhiều clip “cười ra nước mắt” về bài làm văn và đánh giá của giáo viên về bài viết của học sinh như: “Tả bà thì phải ăn trầu, ngồi bên thúng khâu, không được đi xe máy, không được hát karaoke” 
 Xuất phát từ thực trạng đó, từ năm học 2018-2019 Bộ giáo dục, Sở giáo dục đã có đợt tập huấn về kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của học sinh nhất là ở môn Ngữ Văn. Bản thân được tham gia lớp tập huấn tôi đã thấy được sự khác biệt rõ rệt trong cách ra đề so với trước đây. Cách ra đề lần này đã thực sự hướng đến sự phát triển năng lực của học sinh bởi mục tiêu là tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Cách ra đề lần này cũng giúp học sinh hiểu được, nhận thức, cảm nhận những suy nghĩ mang tính tích cực nhân văn, hoàn thiện nhân cách lứa tuổi đang phát triển, hình thành nên những người công dân chân, thiện, mĩ trong xu thế hội nhập toàn cầu.
 Gần một năm học trôi qua, bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường, tôi đã tham gia xây dựng ma trận đề kiểm tra, biên soạn đề, trực tiếp chỉ đạo tổ chuyên môn phải áp dụng cách ra đề thi theo hướng phát triển năng lực của học sinh khắc phục lối làm bài sáo rỗng, học thuộc lòng trong các bài kiểm tra như trước đây. Bước đầu chúng tôi đã đạt được một số thành công nho nhỏ. Và dưới đây chính là phần trọng tâm của sáng kiến kinh nghiệm: Ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ Văn THCS.
3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong phạm vi một đề tài nhỏ, với những kinh nghiệm được đúc rút qua gần một năm thực hiện việc ra đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh tôi xin được phép trình bày một số quan điểm ra đề thi của bản thân mình kèm theo ma trận, đề thi và đáp án minh họa.
 Trước hết khi thực hiện công tác kiểm tra đánh giá phải đảm bảo dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học được tiến hành theo quy trình 6 bước.
 Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.
 Bước 2: Xác định nội dung đề kiểm tra.
 Bước 3: Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá (nhận biết, thông hiểu, vận dụng).
 Bước 4: Biên soạn đề kiểm tra (Bao gồm cả ma trận, đề kiểm tra và đáp án).
 Bước 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá.
 Bước 6: Xử lí kết quả kiểm tra đánh giá.
 Phải dựa theo các tiêu chí của kiểm tra đánh giá đảm bảo tính toàn diện (kiến thức, kĩ năng) độ tin cậy (chính xác, công bằng, phản ánh chất lượng thực của học sinh) tính khả thi (nội dung cách thức phù hợp với điều kiện dạy học) đảm bảo yêu cầu phân hóa (phân loại được chính xác trình độ, năng lực nhận thức của học sinh) hiệu quả (đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá, tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục).
 Có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá nhưng tôi xin được đưa ra một số ví dụ cụ thể để minh họa cho các hình thức đánh giá cơ bản như sau:
a.Kiểm tra 15 phút.
 Đối với môn Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9 đều có ít nhất 3 bài kiểm tra 15 phút/ 1 kì. Vì thời gian kiểm tra 15 phút tương đối ngắn nên hầu như trong đề kiểm tra chúng tôi sử dụng 80% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Có những đề bài sử dụng 100% trắc nghiệm khách quan.
 Mục đích của việc kiểm tra 15 phút ở môn Ngữ Văn chúng tôi mong muốn củng cố cho học sinh kiến thức cơ bản về các phân môn nhỏ như Tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn. Lượng kiến thức cho một bài kiểm tra 15 phút có thể nằm trong vòng 4 đến 5 tuần học (phù hợp với 3 bài kiểm tra trên 1 kì)
 Khi thiết kế đề thi 15 phút chúng tôi sử dụng cả 4 dạng câu hỏi như: Câu nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết, câu lựa chọn đúng, sai, câu ghép đôi (hay còn gọi là câu kết nối)
 Đối với bài kiểm tra 15 phút chúng tôi không bắt buộc phải thiết lập ma trận đề kiểm tra. 
 Ví dụ: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 8 (Kiến thức liên quan từ tiết 1 đến tiết 20)
Đề bài:
Câu 1: (0,5 điểm) Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó  được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2: (0,5 điểm) Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được .. trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 3: (0,5 điểm) Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất .. về nghĩa.
Câu 4: (0,5 điểm)  của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
Câu 5: (1 điểm) Từ  là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ  là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Câu 6: (2 điểm) Nối nội dung cột A với cột B cho phù hợp.
A
Nối
B
1. Tôi đi học
1-
a. Tiểu thuyết
2. Trong lòng mẹ
2-
b. Truyện ngắn hiện thực
3. Tức nước vỡ bờ
3-
c. Hồi kí tự truyện
4. Lão Hạc
4-
d. Bút kí
e. Truyện ngắn trữ tình
Câu 7:(0,5 điểm) Đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu”-Nguyên Hồng) đã ghi lại một cách chân thực những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại.
A. Đúng B. Sai
Câu 8:(0,5 điểm) Nhân vật bà cô bé Hồng là một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ ngày xưa.
A. Đúng B. Sai
Câu 9:(0,5 điểm) Hình ảnh chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ’ là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát, dễ xúc động, tinh tế 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ra_de_kiem_tra_theo_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh.doc