SKKN Phương pháp tích hợp trong đọc hiểu tác phẩm "chiếc thuyền ngoài xa”
Tích hợp hiện đang là một phương pháp dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào dạy học trong nhiều nhà trường trên thế giới và ở Việt Nam. Bộ GD & ĐT trong cuốn dự thảo Chương trình THPT, môn Ngữ Văn năm 2002 cũng ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ đọc văn đến làm văn và dạy học tiếng Việt; quán triệt trong từng khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong sách giáo khoa; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viện và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh.
Như vậy, ở nước ta hiện nay phương pháp tích hợp đang là mối quan tâm của nhiều đối tượng trong đó không chỉ là các nhà nghiên cứu mà còn có cả giáo viên và học sinh. Vấn đề đặt ra trong lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy môn Ngữ Văn trong trường THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực nhân cách của người học sinh một cách hiệu quả hơn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.
Chính vì những lí do trên đã khiến tôi lựa chọn đề tài này.
MỤC LỤC I. Mở đầu Trang 1 1.1. Lí do chọn đề tài Trang 1 1.2. Mục đích nghiên cứu Trang 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trang 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trang 2 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 3 2.1. Cơ sở lí luận Trang 3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trang 4 2.3. Thiết kế dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” theo quan điểm tích hợp Trang 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 18 III. KẾT LUẬN Trang 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Trang 19 PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” I.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Tích hợp hiện đang là một phương pháp dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào dạy học trong nhiều nhà trường trên thế giới và ở Việt Nam. Bộ GD & ĐT trong cuốn dự thảo Chương trình THPT, môn Ngữ Văn năm 2002 cũng ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ đọc văn đến làm văn và dạy học tiếng Việt; quán triệt trong từng khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong sách giáo khoa; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viện và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh... Như vậy, ở nước ta hiện nay phương pháp tích hợp đang là mối quan tâm của nhiều đối tượng trong đó không chỉ là các nhà nghiên cứu mà còn có cả giáo viên và học sinh. Vấn đề đặt ra trong lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy môn Ngữ Văn trong trường THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực nhân cách của người học sinh một cách hiệu quả hơn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. Chính vì những lí do trên đã khiến tôi lựa chọn đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Dạy học tích hợp theo hướng vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp. Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động năng lực sống tự lập. Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng đối với một tác phẩm văn học cụ thể và học sinh lớp 12 A3, 12A4 1.4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần, ( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...). Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa.... từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp. Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. -Theo quan điểm tích hợp, dạy đọc - hiểu là quá trình giúp học sinh qua việc tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, thấy được vai trò hiệu quả biểu đạt các hình thức biện pháp ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, những thông điệp tư tưởng tình cảm, thái độ của người viết gửi gắm trong tác phẩm cụ thể. Đồng thời qua nhiều tác phẩm đọc – hiểu cùng thể loại giúp học sinh nắm vững đặc trưng thể loại: về kết cấu, ngôn ngữ... mang tính đặc thù của thể loại đó nhằm trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng cơ bản về thể loại văn học. Do vậy, cần xem dạy đọc- hiểu là quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận, và hiểu kĩ, hiểu sâu văn bản. Đồng thời trang bị cho người học kiến thức đọc văn và phương pháp đọc văn thông qua việc tiếp cận với các tác phẩm tiêu biểu cùng thể loại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, hình thành kiến thức về thể loại văn học một cách hệ thống. -Các bước hướng dẫn đọc –hiểu: +Tìm hiểu chung về tác phẩm gồm: *Tác giả *Hoàn cảnh ra đời *Xác định thể loại và tìm hiểu đặc trưng thể loại *Tìm hiểu kết cấu của văn bản *Định hướng chủ đề tác phẩm Hướng dẫn học sinh nắm vững phần kiến thức chung qua hệ thống câu hỏi *Hỏi về hoàn cảnh ra đời giúp gì cho việc tìm hiểu tác phẩm. *Hỏi về những nét nổi bật trong tiểu sử, sự nghiệp của tác giả (chi phối đến sáng tác như thế nào?) *Hỏi về đặc điểm thể loại và vai trò, tác dụng của thể loại. *Câu hỏi xác định bố cục, kết cấu văn bản (căn cứ vào mạch truyện, mạch cảm xúc, theo đặc trưng thể loại) *Câu hỏi phát hiện từ ngữ khó, điển tích điểm cố *Câu hỏi phát hiện các khía cạnh độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ...(những chi tiết nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng một cách đặc sắc, độc đáo) *Câu hỏi về giá trị biểu đạt hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ thuật nhằm gợi mở kích thích trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, liên hệ, khả năng cảm thụ văn học của học sinh. *Câu hỏi về thông điệp tư tưởng tình cảm, ý nghĩa triết lí...tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm (qua bức tranh cảnh vật, con người, tâm trạng, cảm xúc...tác giả muốn gửi gắm điều gì?) *Câu hỏi về đóng góp nghệ thuật và nội dung của tác phẩm... II.Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.Cơ sở lí luận Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà hợp, kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát đó là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ với nhau, qui định lẫn nhau đó là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, các kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có tính hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập tới trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ Văn năm 2002 của Bộ GD & ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có mối quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc” (Tr.27) Việc vận dụng phương pháp tích hợp vào trong quá trình dạy học văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn trong các phân môn Văn học, tiếng Việt, làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác nhau như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật...mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xóa bỏ lối dạy học thụ động khép kín, tách biệt kiến thức học trong nhà trường và kiến thức thực tế, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập với các bộ phận Văn học, tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ Văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học chay nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, đảm bảo cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1.Tên gọi bộ môn theo tinh thần tích hợp Chương trình mới chỉ còn một bộ sách với tên gọi chung là Ngữ Văn. Trong khi lâu nay vẫn quen dùng riêng biệt ba quyển ứng với ba phân môn được biên soạn độc lập: Tiếng Việt, Làm văn, Văn học. 2.2.2.Chương trình được biên soạn theo hướng tích hợp Chương trình sách Ngữ Văn mới soạn theo lôgíc tích hợp chú trọng rèn kĩ năng tổng hợp: đọc, nói, nghe, viết cho học sinh bằng việc gắn kết, phối hợp các nội dung gần gũi liên quan gồm các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Đọc – hiểu văn bản. Chương trình được phân bố theo các cụm bài học có kiến thức gần gũi. Việc sắp xếp các cụm bài học như vậy chính là nhằm tập trung rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc văn và làm văn. Theo cách bố trí này thì ba phân môn Tiếng Việt, Làm văn và Đọc văn không còn là ba phân môn độc lập cung cấp những kiến thức, kĩ năng độc lập mà có mối quan hệ qua lại chặt chẽ...Trang bị kiến thức Tiếng Việt là để giúp đọc – hiểu văn bản, làm văn. Còn các tri thức văn học văn hoá xã hội, lịch sử, tiếng Việt...là những công cụ cần thiết giúp cho việc đọc – hiểu văn bản văn học cũng như khả năng tạo lập văn bản. Trong hệ thống bài đọc, nhiều văn bản cũng được bố trí sắp xếp theo hướng tích hợp: Các tác phẩm ở phần này đã được lựa chọn theo từng thể loại theo từng giai đoạn lịch sử văn học và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa các bài học, bài luyện tập tiếng Việt và làm văn. Ví dụ: Ở chương trình Ngữ Văn cơ bản lớp 10, từ tuần 12 đến tuần 15 các tác phẩm được lựa chọn đưa vào phần đọc – hiểu văn bản đều là các tác phẩm thuộc thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cúa Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt) như: +Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) +Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) +Độc tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du) +Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng (Lí Bạch) +Thu hứng (Đỗ Phủ) Cách lựa chọn và sắp xếp bài học như vậy là hoàn toàn khác với chương trình sách giáo khoa trước đây (sắp xếp theo từng tác giả, giai đoạn văn học và theo hướng minh hoạ lịch sử văn học, ít chú ý đến đặc trưng thể loại). Điều này đã khiến không ít giáo viên chúng ta khi triển khai bài dạy nhất là ở các tác phẩm cùng một tác giả nhưng lại được bố trí dạy trong nhiều thời điểm khác nhau và những bài học về tác giả lại dạy sau tác phẩm (chương trình nâng cao). Lúng túng là điều không tránh khỏi nhưng nếu biết định hướng bài dạy theo cách tích hợp thì cũng không khó để tiếp cận và làm quen dần. Với phương pháp dạy học theo quan điểm mới tích hợp giúp học sinh tiếp cận bài đọc- hiểu theo đặc trưng thể loại là cách tiếp cận với văn bản Văn học một cách khoa học, khách quan. Từ đó, giúp hình thành năng lực tự tìm tòi, phát hiện trong quá trình tiếp cận với nhiều tác phẩm khác, tạo cho các em hứng thú tự khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học. 2.3.Thiết kế dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” theo quan điểm tích hợp 2.3.1. Định hướng chung Thiết kế bài dạy học tác phẩm theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ Văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết một nội dung tích hợp chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. Nội dung tích hợp của thiết kế giáo án cần tập trung vào những điểm quy tụ, liên kết nội dung ba bộ phận Văn- Tiếng Việt – Làm văn trong văn bản để xây dựng các tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng nhằm giúp học sinh tích hợp tri thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có thể là những từ ngữ, đoạn văn, những chi tiết, hình tượng, các sự kiện, tình huống mà mình muốn cảm hiểu, cắt nghĩa, đánh giá đòi hỏi, vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về lịch sử, xã hội, tâm lí, văn hoá, văn học, ngôn ngữ... 2.3.2.Ứng dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy“Chiếc thuyền ngoài xa” -Trình bày những nét chính về tác giả? -Sự nghiệp sáng tác của NMC diễn ra như thế nào? (Tích hợp những tri thức trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu) -Phong cách của nhà văn? -Hoàn cảnh ra đời tác phẩm? -Đề xướng hướng khai thác tác phẩm? -Tình huống truyện là gì? (Liên kết giữa lí luận và thực tiễn) -Tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là gì? -Bối cảnh làm nền cho câu chuyện diễn ra vào thời điểm nào? (Tích hợp giữa kiến thức trong tác phẩm văn học và xã hội) -Vấn đề nhà văn đặt ra từ tình huống truyện? -Em hãy nêu phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng? (Liên môn giữa hội họa, nhiếp ảnh và văn học) -Tâm trạng của Phùng khi chứng kiến cảnh tượng tuyệt đẹp ấy? (Giáo dục cho học sinh hiểu rõ nghệ thuật chân chính) -Phùng phát hiện ra bức họa đó trong bối cảnh nào? -Đằng sau bức ảnh đẹp, Phùng còn phát hiện ra điều gì? -Chân dung của người đàn bà và người đàn ông hiện lên như thế nào? Cảm nhận của em về hai nhân vật đó? -Hành động của hai con người này được miêu tả ra sao? -Suy nghĩ của em về hành động đó? (Giáo dục cho học sinh đạo đức làm người) (Giáo dục nhân cách đạo đức của người làm con) -Thái độ của Phùng khi phát hiện ra bức tranh đời sống? (Giáo dục mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời) -Từ hai phát hiện mang tính chất nghịch lí của Phùng, em rút ra bài học gì? (Giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá mọi sự vật, hiện tượng) -Sau khi phân tích 2 phát hiện của Phùng, em hãy nêu phần đánh giá khái quát? (Tiết: 2) -Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài? -Tên gọi của nhân vật? -Phân tích ngoại hình của người đàn bà? -Số phận của người đàn bà hàng chài hiện lên ntn? -Phân tích những phẩm chất khuất lấp trong chị? (Giáo dục cho hs đức hi sinh, lòng vị tha, tính cam chịu...) -Nguyễn nhân vì sao chị lại chịu đựng sự hành hạ của chồng? -Đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí thô kệch, người phụ nữ này có phẩm chất tốt đẹp nào? -Đằng sau vẻ quê mùa, thất học, người đàn bà hàng chài còn có phẩm chất gì? -Sau khi phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn đặt ra vấn đề gì đối với người đọc? (Giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống) -Phân tích tấm ảnh được chọn trong bộ lịch? (Giáo dục mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời) -Thành công về nghệ thuật? -Sau khi tìm hiểu hãy nêu phần tổng kết? I.Tiểu dẫn 1.Tác giả -Nguyễn Minh Châu là người đi tiên phong trong con đường đổi mới nền văn học nước nhà. Ông được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” trên con đường đổi mới nghệ thuật. -Quan niệm của Nguyễn Minh Châu khi sáng tác văn học: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản mà nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào cái tầng sâu lịch sử”. Tức là nhà văn cần đi sâu vào hiện thực, đi sâu vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn con người để mà khám phá những vẻ đẹp ẩn sâu bên trong mà ông gọi đó là “hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn mỗi con người”. -Sự nghiệp sáng tác +Trước 1975, Nguyễn Minh Châu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nhà văn chiến sĩ với mảng đề tài về chiến tranh tiêu biểu như “Cửa sông” 1967; “Những vùng trời khác nhau” 1970; “Dấu chân người lính” 1972 +Sau 1975, ông nghiêng hẳn về đề tài thế sự, đi sâu khám phá những vấn đề cá nhân trong mối quan hệ đời thường đa đoan, phức tạp. Tiêu biểu như: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” 1983; Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987) ->Ông nhìn nhận cuộc đời và con người bằng một cái nhìn đa diện và một trái tim nhân hậu. -Phong cách: +Trong sáng giản dị giàu chất thơ, giàu chất triết lí. +Kết hợp hài hòa giữa chất triết lí cuộc đời với chất trữ tình lãng mạn 2.Tác phẩm -Hoàn cảnh sáng tác +Là truyện ngắn viết trong thời điểm đất nước hoàn toàn thống nhất nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra. Trong bối cảnh nền văn học nước ta đang trên đà đổi mới. +Sáng tác 1983, in trong tập Bến quê. Sau đó được tách ra thành truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 1987 -Vị trí: +Đây là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu sau 1975. +Là tác phẩm thể hiện phong cách tự sự triết lí, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. 3.Tóm tắt tác phẩm II.Đọc hiểu 1.Tình huống truyện -Tình huống truyện là những khoảnh khắc là thời điểm quan trọng mà ở đó nhân vật trung tâm của truyện buộc phải thể hiện tính cách, cuộc đời, số phận của chính mình. -Tình huống truyện trong tác phẩm: +Phùng –là nhân vật vừa là người kể chuyện, nhân chuyến đi công tác thực tế, anh đã chụp được bức ảnh trong buổi bình minh buổi sớm rất đẹp. Anh rất tâm đắc. Nhưng ngay sau đó anh tận mắt chứng kiến cảnh chiếc thuyền vào bờ với cảnh tượng người chồng đánh đập vợ dã man, người vợ cam chịu trận đòn roi. Đứa con trai vì bênh mẹ nhày vào đánh cha. +Câu chuyện tại tòa án huyện: Phùng và Đẩu bênh vực người đàn bà, khuyên chị hãy bỏ người chồng vũ phu đi. Bất ngờ thay, người đàn bà lại nhất quyết xin không li hôn chồng “Đừng bắt chị bỏ chồng”. ->Đó là những tình huống độc đáo, bất ngờ đầy thú vị mà ở đó nhân vật tự bộc lộ tính cách, số phận của chính mình. -Bối cảnh của truyện được đặt trong khung cảnh thời bình, thời hậu chiến tranh. ->Nếu nhìn từ xa cuộc sống của đôi vợ chồng kia là hạnh phúc nhưng đi sâu khám phá, nhà văn đã phát hiện biết bao vấn đề còn tồn tại cần giải quyết. -Ý nghĩa của tình huống truyện: là đừng bao giờ nhìn sự vật một cách đơn giản một chiều, chỉ quan tâm đến hình thức mà cần phải nhìn cuộc đời sâu sắc h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_tich_hop_trong_doc_hieu_tac_pham_chiec_thuy.doc