SKKN Phương pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An

SKKN Phương pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trung học cơ sở là bậc học nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp Tiểu học. Sự thành công của giáo dục Trung học cơ sở có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học góp phần xây dựng tiếp nền móng cho sự phát triển của một Quốc gia. Mục tiêu giáo dục của bậc Trung học cơ sở hiện nay: “Học sinh tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động ”

 Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới. Các Sở - Phòng Giáo dục đang thực hiện dạy thử nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc. Năm học 2016 - 2017 trường tôi vẫn thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với khối 6 và khối 7. Bản thân tôi được trực tiếp giảng dạy lớp 6 và lớp 7. Đây là năm học thứ hai thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhưng mọi cái vẫn còn cần trong quá trình hoàn thiện vì thế người giáo viên Trung học cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, hình thành phương pháp tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông, biết điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội. Nhưng làm được điều đó không phải là dễ và đây là điều tôi luôn trăn trở trong quá trình thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới.

 

doc 17 trang thuychi01 9481
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu.	1
 1.1. Lí do chọn đề tài.	1
 1.2. Mục đích nghiên cứu. 	1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.	2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.	2
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.	2
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	2
 2.3. Các phương pháp.	3
 2.3.1. Phương pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện.	3
 2.3.2. Phương pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.	7
 2.3.3. Phương pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh.	10
 2.3.4. Phương pháp 4: Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời.	12
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.	12
3. Kết luận, kiến nghị.	14
 3.1. Kết luận.	14
 3.2. Kiến nghị.	14
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trung học cơ sở là bậc học nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp Tiểu học. Sự thành công của giáo dục Trung học cơ sở có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học góp phần xây dựng tiếp nền móng cho sự phát triển của một Quốc gia. Mục tiêu giáo dục của bậc Trung học cơ sở hiện nay: “Học sinh tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động ” 
 Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới. Các Sở - Phòng Giáo dục đang thực hiện dạy thử nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc. Năm học 2016 - 2017 trường tôi vẫn thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với khối 6 và khối 7. Bản thân tôi được trực tiếp giảng dạy lớp 6 và lớp 7. Đây là năm học thứ hai thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhưng mọi cái vẫn còn cần trong quá trình hoàn thiện vì thế người giáo viên Trung học cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, hình thành phương pháp tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông, biết điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội. Nhưng làm được điều đó không phải là dễ và đây là điều tôi luôn trăn trở trong quá trình thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới.
Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm ra những phương pháp dạy học đạt hiệu quả, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới khác phương pháp dạy học hiện hành: Đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến này áp dụng thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê xử lí số liệu. 
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn của một xã thuộc vùng nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thoát được nghèo khó, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân không đồng đều thì việc học của học sinh nơi đây vẫn là một điều hết sức trăn trở. 
	Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra đối với tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra rộng khắp trong ngành giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới đang thử nghiệm chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện việc làm đổi mới của nhà trường.
- Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
- Trong thực tế vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một cách máy móc, thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. 
- Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới. Họ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương pháp tự học và học theo nhóm. Vì vậy có những bài tập có liên quan đến kiến thức mới họ còn làm thay cho học sinh vì họ sợ học sinh không hiểu bài. Thói quen trước đây giáo viên giảng giải, thuyết trình vẫn còn. Với cách dạy như trên không rèn được cho học sinh thói quen tự học và học theo nhóm, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới.
- Một số nhóm trưởng chưa mạnh dạn tự tin để lãnh đạo nhóm mình hoạt động.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2016– 2017:
Môn
Lớp
Tổng số
HS
Số HS dự KT
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tin học
6A
31
31
6
19,3
11
35,5
12
38,7
2
6,5
Tin học
6B
30
30
7
23,4
12
40
10
33,3
1
3.3
2.3. Các phương pháp.
Tiếp nối thành công của năm học trước, đến năm học 2016 - 2017 trường chúng tôi đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới. Qua một thời gian giảng dạy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến “Phương pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An” và có những phương pháp như sau: 
2.3.1. Phương pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện.
a.Tăng cường công tác trang trí lớp học.
Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh  nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi đã kết hợp với phụ huynh và học sinh để tổ chức trang trí lớp học. Tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh dùng các tờ giấy bìa để gấp các phong bì thư, các ngôi nhà nhỏ xinh xắn sau đó cùng trang trí lên tờ giấy A0 để làm “Hộp thư vui kết tình bè bạn” [1], “Ngôi nhà yêu thương 6A”, “Ngôi nhà yêu thương 6B”.
 - Hộp thư vui kết tình bè bạn”, “Ngôi nhà yêu thương 6A”, “Ngôi nhà yêu thương 6B”: Đây là nơi hội tụ những cảm xúc của các thành viên trong lớp. Ngay lập tức, góc nhỏ đáng yêu ấy tạo nên hiệu ứng sôi nổi tới các bạn học sinh. Mỗi buổi sáng, những lá thư với dòng chữ còn hơi nguệch ngoạc nhưng chất chứa bao tình cảm sâu lắng, những mảnh giấy nhỏ bé, rồi cả hình vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu về bạn bè trong lớp, những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của lớp lần lượt xuất hiện trên tường ngôi nhà.
- Hòm thư điều em muốn nói: Mục đích nhằm giúp cho học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến, những điều em không tiện nói trước lớp, những ý kiến, những chia sẽ về cuộc sống, hoàn cảnh gia đình, về tâm sinh lý.Giúp cho học sinh bày tỏ tất cả những vướng mắc trong cuộc sống và trong học tập, các em viết một bức thư nhỏ và gửi vào hòm thư của lớp. Cuối mỗi tuần giáo viên sẽ mở hòm thư phân loại và có cách xử lý cho từng vấn đề học sinh đặt ra, có thể phối hợp với gia đình, nhà trường, địa phương để có cách giải quyết tế nhị và có hiệu quả nhất.[1]
- Góc cộng đồng: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sử của địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian.Các sản phẩm của địa phương làm ra. Chính hoạt động này kích thích các em hứng thú tìm tòi, sưu tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa, lịch sử truyền thống một cách tự nhiên, bền vững.
- Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp của phụ huynh, học sinh, giáo viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng được cho các em. Rèn kĩ năng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh còn tham gia các hoạt động giới thiệu quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớp hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này.
- Cây hoa học tập, bảng bông hoa điểm tốt: Phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai kết quả học tập của mỗi nhóm, cá nhân học sinh sau mỗi hoạt động. Việc tuyên dương cá nhân, nhóm trong mỗi giờ chào cờ đầu tuần kích thích học sinh tích cực, tự giác học tập để đạt được kết quả cao hơn.
Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi với học sinh, những lời nhắc nhở nhẹ nhàng của giáo viên sẽ đạt được kết quả cao. Viết câu nhắc nhở hóm hỉnh như: “Cho tôi xin rác !” được dán trước mặt thùng rác nơi học sinh dễ thấy. Hay câu: “Tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết bạn nhé !”. Xây dựng đủ các góc học tập, các bảng, biểu mẫu đúng qui định của trường học mới.[1]
b.Thành lập ban hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả.
Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp.
Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập.
Ngoài ra mô hình trường học mới giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh.
Cách lập hội đồng tự quản của học sinh theo sơ đồ sau:[1]
CHỦ TỊCH HĐTQ
HĐTQHS
PHÓ CT HĐTQ
PHÓ CT HĐTQ
BAN
HỌC TẬP
BAN
ĐỐI NGOẠI
BAN
SỨC KHỎE
VỆ SINH
BAN
VĂN NGHỆ
TDTT
BAN
THƯ VIỆN
BAN
QUYỀN LỢI
HỌC SINH
Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới với Hội đồng tự quản học sinh đã thay đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức của mình; thể hiện tính tự chủ, tự giác, phát huy tính sáng tạo và tôn trọng ý kiến của các em nhiều hơn. Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả quá trình dạy và học nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và hợp tác của nhóm.
c. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng.
Học theo mô hình trường học mới, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau. Học sinh tự thảo luận, tự tìm vướng mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. 
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong mô hình trường học mới, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi. Tuy nhiên để tiết dạy học theo mô hình trường học mới thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm.
Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc.
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể  từng bước một.
	Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu:
	- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên).
 - Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
 - Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên giáoviên biết đến kiểm tra).
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên.
  Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm.
Cách 4:  Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. Giáo viên cũng không quên động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt. 
- Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên bao quát lớp, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hoặc nhóm nào chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.
d. Xây dựng tập thể lớp hoà đồng trong giờ giải lao.
Đối với cấp Trung học cơ sở việc chuyển giao giữa các tiết có sự khác biệt với cấp Tiểu học, nên việc triển khai xây dựng tập thể lớp hoà đồng trong giờ ra chơi có những hạn chế. Nhưng không phải thế ta không triển khai được. Đó là vào giờ giải lao giữa tiết 2 và tiết 3 với thời gian 15 phút thì ta có thể triển khai được nhiều trò chơi phù hợp với thời gian này.
Muốn xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vai trò của hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là ban văn nghệ của lớp. Ban văn nghệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vào giờ ra chơi ban văn nghệ tự tổ chức, tự khởi xướng ra các hoạt động, các trò chơi và giáo viên cùng tham gia chơi với học sinh. Trước khi chơi, giáo viên đưa ra những giải thưởng thú vị, giải nhất có thể là gói bánh, gói kẹo, hộp phấn để kích thích tinh thần chơi của các em.
 	Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao.[3] 
Nếu như không có sự hợp tác - đoàn kết cao thì chắc chắn sẽ thua cuộc.
 Qua trò chơi, giáo viên vừa giúp ban văn nghệ thêm mạnh dạn, tự tin, rèn luyện thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ  nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thông qua những giờ giải trí thú vị ấy, học sinh càng thân thiết, quý mến nhau hơn và chắc chắn rằng các em sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 Qua một thời gian áp dụng phương pháp trên, bản thân tôi nhận thấy công tác tự quản trong lớp học mang lại những lợi ích cụ thể, sát thực như sau:
 - Nền nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy củ hơn. Học sinh tự giác trong việc tự học, trình bày bài trong vở. 
- Kỹ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát hơn; các em tự tin hơn trong giao tiếp, học tập
- Học sinh ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả cao hơn.
Như vậy xây dựng lớp học tự quản là việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên nào, người giáo viên cần chủ động đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, điều khiển từ xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng môi trường tự quản. Bởi vì chỉ có học sinh, chính các em chứ không phải ai khác mới là người có quyền lợi và trách nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tô cho lớp học - ngôi nhà thứ hai của mình trở lên thân thiện, gần gũi và đẹp hơn trong mắt mọi người. Học theo nhóm là chủ yếu, học ở trong lớp và cả ở ngoài lớp học.
2.3.2 Phương pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.
a. Người giáo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới là như thế nào? 
Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối các hoạt động sư phạm trong nhà trường. Tổ chức lớp học không chỉ phù hợp với phương pháp mà còn tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong trường và với cộng đồng. Mô hình trường học mới sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá trị đích thực của các em.
Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình trường học mới, đó là tổ chức dạy học người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, quy trình gồm 5 bước chủ yếu sau:[1]
Tạo hứng thú Trải nghiệm Phân tích, khám phá, rút ra bài học Thực hành Vận dụng 
Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức.
Chẳng hạn: 
 Bước1: Tạo hứng thú cho học sinh. Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học. Giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_thuc_hien_day_hoc_theo_mo_hinh_truong_hoc_m.doc