SKKN Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam nhằm gây hứng thú cho học sinh

SKKN Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam nhằm gây hứng thú cho học sinh

 Đất nước ta đang bước vào thời kì CNH-HĐH, thời kì đòi hỏi sự phát triển toàn diện của con người . Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, ngành Giáo dục & Đào tạo đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục .

 Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang được giáo viên các cấp học nghiên cứu, sử dụng đem lại sự hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực cho học sinh. Trong những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, sự phát triển rộng rãi của các nguồn thông tin đại chúng, việc dạy học bằng phương pháp mới của giáo viên có nhiều thuận lợi .

 Cũng như các môn học khác ở trường THCS, môn Lịch sử đòi hỏi giáo viên phải thực hiện giảng dạy theo kĩ thuật mới, phương pháp mới kết hợp với phương pháp truyền thống, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, nhận định , đánh giá các vấn đề lịch sử, các sự kiện lịch sử . Bên cạnh đó, Lịch sử là môn học về nhân loại, về dân tộc trong quá khứ để giúp học sinh rút ra bài học lịch sử thấy được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước,cùng các môn học khác hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Lịch sử là một khoa học không tách riêng mà ngược lại gắn bó với các môn khoa học xã hội khác như Văn học, Địa lí.được ông cha ta phản ánh bằng nhiều cách khác nhau. Một sự kiện lịch sử thời cổ, trung đại hay một sự kiện lịch sử thời hiện đại đều có thể được tái hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có thể là các con số, những địa danh, những nhân vật , có thể là chuyện kể, có thể là bài vè, bài thơ, bài hát .Một sự kiện lịch sử gắn với địa danh lịch sử, gắn với những chủ trương, chính sách Đảng, và gắn với những con người làm nên lịch sử . Dạy Lịch sử không đơn thuần là dạy các con số, các sự kiện với các mốc thời gian trong quá khứ, bắt học sinh phải ghi nhớ một cách thụ động, máy móc. Ngược lại, dạy lịch sử phải gắn với chính trị , xã hội, văn học nghệ thuật, địa lí và nhiều lĩnh vực khác để trong tiết học lịch sử , học sinh được khám phá, được thưởng thức, được suy ngẫm, được nhận xét đánh giá các vấn đề của lịch sử . Có như vậy, học sinh mới hứng thú, say mê học sử, mới nhớ các sự kiện lịch sử . Giờ học lịch sử sẽ được học sinh đón nhận với tâm lí vui vẻ, hứng khởi .

 

doc 26 trang thuychi01 9322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam nhằm gây hứng thú cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TĨNH GIA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 9 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Lê Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hải Yến 
SKKN thuộc môn: Lịch sử 
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề 	 Trang 2
B. Giải quyết vấn đề 	 Trang 3
 I.Cơ sở lí luận 	 Trang 3
 II. Cơ sở thực tiễn 	 	 Trang 3
 III. Thực trạng vấn đề 	 Trang 4
 IV.Giải pháp thực hiện 	 Trang 4
 Phần thứ nhất :Những yêu cầu cần đạtvà những điều cần tránh khi
 sử dụng phương pháp 	 Trang 4
 Phần thứ hai :Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong giảng
 dạy một số tiết bài lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam cụ thể Trang 8
 V. Hiệu quả áp dụng Trang 22
C. Kết luận : Trang 23
 I. Ý nghĩa đề tài Trang 23
 II. Bài học kinh nghiệm Trang 23
 III. Đề xuất, kiến nghị Trang 24
Đề tài : “PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 9 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH”
ĐẶT VẤN ĐỀ
 	Đất nước ta đang bước vào thời kì CNH-HĐH, thời kì đòi hỏi sự phát triển toàn diện của con người . Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, ngành Giáo dục & Đào tạo đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục .
	Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang được giáo viên các cấp học nghiên cứu, sử dụng đem lại sự hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực cho học sinh. Trong những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, sự phát triển rộng rãi của các nguồn thông tin đại chúng, việc dạy học bằng phương pháp mới của giáo viên có nhiều thuận lợi .
	Cũng như các môn học khác ở trường THCS, môn Lịch sử đòi hỏi giáo viên phải thực hiện giảng dạy theo kĩ thuật mới, phương pháp mới kết hợp với phương pháp truyền thống, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, nhận định , đánh giá các vấn đề lịch sử, các sự kiện lịch sử . Bên cạnh đó, Lịch sử là môn học về nhân loại, về dân tộc trong quá khứ để giúp học sinh rút ra bài học lịch sử thấy được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước,cùng các môn học khác hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Lịch sử là một khoa học không tách riêng mà ngược lại gắn bó với các môn khoa học xã hội khác như Văn học, Địa lí...được ông cha ta phản ánh bằng nhiều cách khác nhau. Một sự kiện lịch sử thời cổ, trung đại hay một sự kiện lịch sử thời hiện đại đều có thể được tái hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có thể là các con số, những địa danh, những nhân vật , có thể là chuyện kể, có thể là bài vè, bài thơ, bài hát ...Một sự kiện lịch sử gắn với địa danh lịch sử, gắn với những chủ trương, chính sách Đảng, và gắn với những con người làm nên lịch sử . Dạy Lịch sử không đơn thuần là dạy các con số, các sự kiện với các mốc thời gian trong quá khứ, bắt học sinh phải ghi nhớ một cách thụ động, máy móc. Ngược lại, dạy lịch sử phải gắn với chính trị , xã hội, văn học nghệ thuật, địa lí và nhiều lĩnh vực khác để trong tiết học lịch sử , học sinh được khám phá, được thưởng thức, được suy ngẫm, được nhận xét đánh giá các vấn đề của lịch sử . Có như vậy, học sinh mới hứng thú, say mê học sử, mới nhớ các sự kiện lịch sử . Giờ học lịch sử sẽ được học sinh đón nhận với tâm lí vui vẻ, hứng khởi .
	Xuất phát từ yêu cầu của ngành Giáo dục, xuất phát từ yêu cầu của môn lịch sử ở trường THCS, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã học hỏi, đúc rút được một số kinh nghiệm về phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử nhằm gây hứng thú cho học sinh.Vì vậy, tôi đưa ra sáng kiến-kinh nghiệm với đề tài : Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam nhằm gây hứng thú cho học sinh
	Trong khuôn khổ đề tài, tôi không có tham vọng mở rộng, chuyên sâu về phương pháp dạy học tích cực này, chỉ đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về những điều cần làm , những điều cần tránh khi thực hiện phương pháp và một số tiết bài cụ thể môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam được sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy để đồng nghiệp tham khảo 
	 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Như chúng ta đều biết, theo các chuyên đề về đổi mới và thực hiện phương pháp dạy học tích cực, đối với môn lịch sử ở trường THCS, dạy học theo phương pháp liên môn có vai trò quan trọng , góp phần bổ sung kiến thức khoa học toàn diện cho học sinh, đồng thời giúp học sinh hứng thú với môn học, góp phần nâng cao hiệu quả giờ học. Trong giảng dạy môn Lịch sử, việc dạy học theo phương pháp sử dụng kiến thức liên môn được thực hiện tính kế thừa trong nhận thức các nội dung chương trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới từ cổ đến kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất . Học sinh nhận thấy mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội , tính toàn diện của lịch sử .
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo, việc dạy học sử dụng kiến thức liên môn đòi hỏi giáo viên môn Lịch sử không chỉ có kiến thức đầy đủ, vững vàng về bộ môn mà còn phải nắm được kiến thức các môn khoa học xã hội khác liên quan đến lịch sử . Đồng thời, giáo viên phải có kiến thức về các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật điện ảnh, thơ ca , hội họa...và cập nhật các thông tin sự kiện hằng ngày có liên quan đến môn Lịch sử .Về phía học sinh, cần phát huy tính tích cực, chủ động huy động vốn kiến thức đã có của môn học khác, lĩnh vực khác để hiểu sâu , hiểu toàn diện một sự kiện lịch sử . Hơn nữa, học sinh sẽ được bổ sung, hoàn thiện kiến thức về môn học khác, lĩnh vực khác ở mức độ cao hơn .
Như vậy, sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử là vấn đề Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu giáo viên, học sinh thực hiện từ trước . Đây là một phương pháp dạy học tích cực, có ý nghĩa đối với hiệu quả dạy học mà toàn ngành Giáo dục đang hướng tới .
Tuy nhiên, cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp này được áp dụng tùy nội dung cụ thể cho các tiết học, bài học . Có nội dung cần tích hợp kiến thức liên môn thì giáo viên nên áp dụng, không phải tiết nào, mục nào cũng thực hiện.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 
	Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào giảng dạy là một yêu cầu của ngành đồng thời là việc làm thường xuyên, quen thuộc của giáo viên cấp THCS hiện nay.
	Trong giảng dạy môn Lịch sử , nhiều giáo viên đã thu hút học sinh say mê hứng thú với môn học bằng sự am hiểu kiến thức sâu rộng về các vấn đề, các sự kiện lịch sử, kết hợp với sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học mới trong đó có phương pháp sử dụng kiến thức liên môn ở một số tiết bài, một số đơn vị kiến thức. Giờ học Lịch sử được giáo viên chuẩn bị chu đáo, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin rất thoải mái với học sinh. Học sinh không còn quan niệm về môn học khô khan, dài dòng với những sự kiện, con số khó nhớ, khó hiểu . 
	Phương pháp này đã được một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy sử dụng từ trước, song vấn đề chỉ được đưa ra trao đổi , thảo luận bàn bạc ở các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ khoa học xã hội từ khi thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực . Từ đó nhiều giáo viên đã nghiên cứu và sử dụng, nhận thấy hiệu quả rõ rệt của phương pháp mới này –đó là học sinh hứng thú đón nhận giờ học lịch sử . Tùy nội dung cụ thể của bài giảng , giáo viên sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau , Có thể kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan từ tranh ảnh, bản đồ, lược đồ treo tường (hoặc máy chiếu) với kênh chữ SGK, kết hợp với hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi tình huống, câu hỏi gợi mở, câu hỏi dẫn dắt của giáo viên . Học sinh được trao đổi, thảo luận qua hoạt động nhóm, trình bày cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá. Kết hợp các phương pháp đặc trưng này với sử dụng kiến thức liên môn, giáo viên sẽ tạo cho giờ học sự hấp dẫn, thoải mái . Các phương pháp này được kết hợp nhuần nhuyễn hay không, đó là tùy thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên .Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên đã rất cố gắng thu hút học sinh học lịch sử, học sinh hào hứng với giờ học lịch sử . Đây chính là một chuyển biến cần ghi nhận trong thực tế dạy-học môn lịch sử ở trường THCS hiện nay.
III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
	 Nhìn chung, trong các nhà trường THCS, cũng như tất cả các môn học khác, đa số giáo viên dạy môn lịch sử có ý thức thực hiện phương pháp dạy học mới trên cơ sở kế thừa và phát huy điểm tiến bộ của phương pháp truyền thống.
Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử không còn là vấn đề xa lạ với giáo viên .Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa sử dụng phương pháp này. Ngoài những tiết thao giảng có sự chuẩn bị, đầu tư công phu kĩ lưỡng, còn lại những tiết dạy bình thường họ chỉ quan tâm dạy hết kiến thức trong sách giáo khoa. Những giáo viên đó chưa có kiến thức về đời sống xã hội hoặc kiến thức về các môn học khác có liên quan đến bài học lịch sử . Họ chỉ có chiếc mõ là cuốn sách giáo khoa để gõ trong suốt giờ học . Học sinh đọc sách thấy thầy cô nói đúng như sách nên không thắc mắc, không tích cực suy nghĩ nên giờ học buồn tẻ , khô khan. Chính vì thế có học sinh bỏ tiết ,trốn học , ngủ trong giờ học hoặc nói chuyện riêng gây mất trật tự. Một số giáo viên có ý thức sử dụng phương pháp nhưng lại lúng túng trước rất nhiều đơn vị kiến thức liên quan đến nội dung bài học mà không biết cách lựa chọn, khai thác, sử dụng một cách hiệu quả .Vì vậy còn hiện tượng giáo viên sa đà vào phần bổ trợ để mất thời gian dạy kiến thức cơ bản trọng tâm của bài hoặc cung cấp kiến thức một chiều cho học sinh, xa rời nội dung bài học v.v..
	 Như vậy, thực trạng vấn đề cho thấy sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản. Không phải chỉ cần giáo viên có đầy đủ kiến thức bộ môn là có thể dạy tốt môn lịch sử . Đồng thời không phải có nhiều kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực khác liên quan đến lịch sử là có thể đưa vào bài giảng lịch sử . Bên cạnh đó, một số giáo viên còn xem nhẹ phương pháp này hoặc đang lúng túng trong quá trình thực hiện . 
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
PHẦN THỨ NHẤT 
NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
1. Giáo viên dạy môn lịch sử không chỉ nắm vững nội dung chương trình lịch sử cấp THCS cũng như mục tiêu từng chương, bài cụ thể mà còn phải nắm được phần kiến thức liên quan đến lịch sử của các môn khoa học xã hội khác như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân .
	Vì sao phải đặt yêu cầu cao như vậy ?
-Thứ nhất: Dạy học lịch sử sử dụng kiến thức liên môn hoàn toàn không phải là giáo viên có kiến thức và cung cấp một chiều cho học sinh. Thực hiện phương pháp này là giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác đã ,đang và sẽ học để hiểu bài học lịch sử .
-Thứ hai : Trên cơ sở sự hướng dẫn của giáo viên , học sinh được hệ thống kiến thức hoặc xâu chuỗi kiến thức, phát triển khả năng tư duy, tổng hợp, phân tích , khả năng đánh giá các vấn đề lịch sử .
Nếu phần kiến thức liên môn thuộc các lớp mà học sinh đã học thì việc sử dụng sẽ dễ dàng hơn phần kiến thức các em chưa học ở lớp trên . Nếu giáo viên không hiểu kiến thức liên quan bằng học sinh (vì các em đã được học) thì thật là một điều đáng trách – dẫn tới ảnh hưởng chất lượng giờ học cũng như ảnh hưởng đến uy tín của người thầy trong mắt học sinh.
Như vậy, nếu giáo viên không nắm được những phần kiến thức liên môn liên quan đến nội dung bài học lịch sử thì sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện phương pháp này . Nếu giáo viên nắm được phần kiến thức liên môn sẽ có những giải pháp phù hợp trong cách khai thác kiến thức , cách tổ chức giờ học gây hứng thú cho học sinh.
Ví dụ : Khi dạy Lịch sử lớp 6 phần lịch sử Việt Nam , bài 12, tiết 13 “Nước Văn Lang” , giáo viên nên khai thác kiến thức Ngữ văn lớp 6 phần Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” , “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”(Ngữ văn 6 –tập 1) bằng một số câu hỏi tình huống để kết hợp với kiến thức các em đã có, tái hiện lại quá khứ dựng nước, giữ nước của ông cha trong những năm đầu của lịch sử dân tộc.
-Trước khi dạy bài lịch sử lớp 7, tiết 53 “Phong trào nông dân Tây Sơn” phần “Quang Trung đại phá quân Thanh”, GV nên giới thiệu cho học sinh văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” và “Hoàng Lê nhất thống chí” (sách Ngữ văn lớp 9 –tập 1) để cho HS tham khảo. Gv giao bài tập cho HS tìm thông tin hỗ trợ cho bài học lịch sử , hiểu về anh hùng dân tộc Quang Trung –Nguyễn Huệ sâu sắc hơn.
 2. Giáo viên phải chú ý kết hợp nguồn kiến thức liên môn với cập nhật thông tin từ các nguồn thông tin đại chúng chính thống, khoa học đê bổ sung vào bài học lịch sử . 
 Tránh trường hợp thầy lạc hậu hơn trò –học sinh nắm được thông tin mới mà giáo viên không biết hoặc biết không đầy đủ, không chính xác. Bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nhiều học sinh sống trong điều kiện gia đình có ông bà, cha mẹ quan tâm đến các vấn đề thời sự , các em quan tâm theo dõi thời sự hoặc những sự kiện chính trị nổi bật.
	Ví dụ :Khi dạy lịch sử lớp 7, tiết 14, bài 10 “Nhà Lí đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước” ,GV cần giới thiệu cho HS tham khảo văn bản “ Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn (Ngữ văn 8 ,tập 2) để học sinh đọc toàn văn chiếu chỉ lịch sử này đồng thời kết hợp tư liệu về sự kiện Lễ kỉ niệm “Một ngàn năm Thăng Long-Hà Nội” năm 2010 để khắc sâu cho HS niềm tự hào về thủ đô có bề dày lịch sử, giáo dục HS lòng ngưỡng mộ công lao, tài năng của nhân vật lịch sử Lí Công Uẩn và vương triều Lí .
Khi dạy về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 của lớp 9, giáo viên
 không thể không nói về Bác Hồ , Đại tướng Võ Nguyên Giáp với công lao, sự nghiệp của Người . Đặc biệt nhất là tình cảm của toàn quân, toàn dân ta dành cho Bác Hồ, cho Đại tướng khi Bác ra đi về cõi vĩnh hằng .Từ đó khơi dậy cho học sinh lòng kính trọng, biết các anh hùng ,liệt sĩ vì dân vì nước ,biết trân trọng cuộc sống hòa bình, thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước.
3. Giáo viên cần trau dồi, tham khảo kiến thức của nhiều lĩnh vực khác như văn học, âm nhạc, hội họa , kiến trúc điêu khắc, địa lí, giáo dục công dân ...liên quan đến bài học lịch sử .
 Tại sao giờ học lịch sử lại cần đến kiến thức những lĩnh vực này ?
 Giả sử một đầu bếp giỏi được thử tài nấu nướng. Người ta chỉ cho họ nấu món ăn đó với nguyên liệu chính, không cho sử dụng gia vị thì món ăn đó có được khen ngon so với món ăn được chế biến với các loại gia vị vừa đủ hay không ? Dạy lịch sử sử dụng kiến thức liên môn phù hợp cũng giống như nấu ăn sử dụng gia vị vừa phải, đúng lúc, làm cho món ăn hấp dẫn, ngon mắt , ngon miệng . Có thêm kiến thức bổ trợ vừa phải, hợp lí, học sinh sẽ thích thú, say mê khám phá sự kiện lịch sử, vấn đề lịch sử và lĩnh hội kiến thức lịch sử .Bởi vì chúng ta đã biết các vấn đề của lịch sử không đứng riêng mà gắn bó biện chứng với các khoa học xã hội khác, với nghệ thuật : Một tác phẩm văn học, một tác phẩm điêu khắc hay bài thơ, bài hát được sáng tác để ca ngợi những con người làm nên lịch sử , những địa danh lịch sử, những tháng năm lịch sử ....hoặc những sự kiện lịch sử còn mãi với thời gian , gắn bó với dân tộc trong hành trình đi tới tương lai. Giáo viên cần khéo léo đưa vào bài giảng một chi tiết nhỏ, một câu danh ngôn hay một câu thơ làm xúc động lòng người sẽ để lại cho học sinh ấn tượng sâu sắc về nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử . Đó là kinh nghiệm thu hút học sinh học lịch sử, hiệu quả đem lại cao hơn hẳn kiểu nhồi nhét kiến thức khô khan .
Ví dụ : Khi dạy Lịch sử lớp 9, tiết 19, bài 16: “ Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài” , GV nên đọc những câu thơ xúc động của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” thật diễn cảm, thật sâu lắng , những câu thơ vừa làm cho giờ học thay đổi không khí, vừa làm cho học sinh có tình cảm xúc động, thấm thía lời giảng của thầy cô. 
	Có thể khẳng định rằng, ở phần này có rất nhiều kiến thức liên môn có thể sử dụng , song trong đó có hai nguồn kiến thức liên môn cơ bản mà giáo viên có thể sử dụng hiệu quả để giảng dạy lịch sử . Một là các tác phẩm văn học trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở . Bên cạnh đó là những tác phẩm văn học để đời của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng hoặc trong chương trình Ngữ văn cấp Phổ thông trung học v.v... Hai là những những bài ca đi cùng năm tháng của các nghệ sĩ về các sự kiện lịch sử là một nguồn tư liệu dồi dào, vô cùng quý giá cho giáo viên nghiên cứu , chọn lựa sử dụng .
4. Phương pháp, cách thức sử dụng kiến thức liên môn trong bài giảng lịch sử rất phong phú, đa dạng .
Sau khi đã có một lượng kiến thức liên môn liên quan đến nội dung bài giảng lịch sử tương đối, giáo viên phải có sự tìm tòi, lựa chọn đơn vị kiến thức liên môn phù hợp đem lại hiệu quả thiết thực nhất. Tùy nội dung tiết học, tùy đối tượng học sinh ở các vùng miền để sử dụng kiến thức liên môn cho hợp lí . Không phải bài giảng nào, mục nào cũng sử dụng phương pháp này .
Giáo viên có thể lựa chọn một số phương pháp sử dụng kiến thức liên môn sau đây :
- Đưa kiến thức liên môn ở phần giới thiệu bài để định hướng kiến thức bài học cho học sinh, gây hấp dẫn ngay từ đầu giờ học.
- Sử dụng câu hỏi có vấn đề, câu hỏi tình huống từ kiến thức liên môn để mở rộng vấn đề (dành cho học sinh khá giỏi)
- Gợi nhắc đến kiến thức liên môn liên quan đến nội dung bài học để học sinh có kiến thức sâu, nhớ vấn đề của kiến thức liên môn, củng cố kiến thức môn liên quan và ngược lại, nhớ và hiểu vấn đề lịch sử đang học .
- Sử dụng kiến thức liên môn mà học sinh đã có để giúp học sinh tiếp cận kiến thức lịch sử một cách hào hứng –kèm theo lời khen ngợi của giáo viên 
- Một đoạn băng hình tư liệu liên quan nội dung bài học hoặc một đoạn thơ, câu thơ , một đoạn hay nhất trong một ca khúc chọn lọc. (Dùng băng đĩa , máy chiếu hoặc do giáo viên thể hiện . Nếu có đủ thời gian, vào cuối giờ, có thể giáo viên hoặc cho học sinh trình bày một đoạn của ca khúc có liên quan đến nội dung bài học). Nếu phần trình bày chất lượng- có nội dung chọn lọc tiêu biểu sát bài học, chất giọng tốt, truyền cảm có thể khiến học sinh nhớ mãi về nội dung và tiết học hôm đó, tác dụng giáo dục đạt rất tốt. Đây là phương pháp được sử dụng kết hợp hiệu quả. Phương pháp này dành cho các sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại 
- Cho học sinh tìm hiểu kiến thức liên môn qua dạng bài tập về nhà hoặc chuẩn bị bài mới (dành cho những phần mà các em chưa được học ở các lớp trên, cần có thời gian tìm hiểu ) .
5. Những điều chú ý cần tránh khi sử dụng phương pháp dạy học kết hợp kiến thức liên môn: 
 Đây là 5 điều giáo viên phải tránh khi sử dụng phương pháp này 
- Đưa kiến thức liên môn vào bài giảng một cách thụ động, máy móc, gò ép, rời rạc, không gây hứng thú cho học sinh.
- Đưa kiến thức liên môn không đúng lúc, đúng chỗ, xa rời nội dung bài học, tản mạn dài dòng làm mất thời gian . Phần kiến thức trọng tâm không được chú trọng, lại sa đà vào kiến thức bổ trợ, dẫn đến dạy không hết bài .
- Lạm dụng, tham kiến thức mở rộng từ nhiều nguồn kiến thức liên môn, không lựa chọn làm ảnh hưởng thời gian của các nội dung khác trong bài học.
- Phần kiến thức liên môn của giáo viên hạn chế, giáo viên trình bày không chính xác, sai thông tin, sự kiện hoặc trình bày vài câu thơ không diễn cảm, không trôi chảy. Sai lầm này làm phản tác dụng, làm mất hiệu quả sử dụng tích hợp kiến thức 
- Giao bài tập tìm hiểu bài học lịch sử từ môn học khác cho học sinh về nhà nhưng không kiểm tra, đánh giá, gây cho học sinh tâm lí chán nản hoặc không hào hứng khi làm bài tập .
	Tóm lại : Không có duy nhất một phương pháp dạy học trong một tiết học, cũng không có phương pháp dạy học nào là tối ưu .Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu điểm và một số hạn chế nhất định. Việc sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử là một phương pháp được đưa vào hệ thống phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh có nhiều mặt tích cực , song nếu giáo vi

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_su_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_giang_day_lich.doc