SKKN Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

SKKN Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Ngành giáo dục đang từng bước đổi mới, tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện.

 Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những chủ nhân tương lai của đất nước cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, đặc biệt kiến thức về Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới là hết sức cần thiết.

 Tuy nhiên trong những năm gần đây chúng ta thấy có những nhận thức sai lệch về vị trí, chức năng của bộ môn Lịch sử trong đời sống xã hội. Một thực trạng đáng buồn diễn ra đó là đa số học sinh chỉ tập trung vào những môn tự nhiên, coi nhẹ những môn xã hội trong đó có môn Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhu cần thực tế về việc lựa chọn ngành nghề, lợi ích công việc, cuộc sống, ; do phương pháp truyền thụ của người dạy chưa tạo được hứng thú cho học sinh.

 Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là ngoài cung cấp kiến thức cho học sinh, còn phải có phương pháp đúng đắn để giúp học sinh thêm yêu Lịch sử.

 Có ai đã từng thắc mắc: Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên rất ham mê truyện tranh? Ngoài nội dung truyện cuốn hút còn phải kể đến đó là hình ảnh. Chính những hình ảnh đã giúp cho truyện thêm sinh động, in dấu ấn trong tâm trí các em.

 Trong học tập cũng vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp tiết học sinh động hơn, học sinh hình dung được tốt hơn, giúp cụ thể hóa kiến thức.

 Môn Lịch sử không giống với các môn học như Vật lí, Hóa học có thể làm thí nghiệm trực tiếp. Vì vậy, để các em hình dung tốt hơn về những gì đã diễn ra trong quá khứ thì ngoài ngôn ngữ của giáo viên, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng.

 

doc 20 trang thuychi01 7691
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN
TRANG
1. MỞ ĐẦU.
2
	1.1. Lí do chọn đề tài..
2
	1.2. Mục đích nghiên cứu...
3
	1.3. Đối tượng nghiên cứu..
3
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.....
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
 2.1. Cơ sở lí luận ...
4
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
4
 	2.3. Các giải pháp....
5
	2.3.1. Vị trí và ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử.....
5
	2.3.2. Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử..
5
	2.3.3. Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan.......
5
	2.3.4. Những lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan ..
5
 2.3.5. Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX 
5
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ....
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
19
	3.1. Kết luận....
19
	3.2. Kiến nghị......
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Ngành giáo dục đang từng bước đổi mới, tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện.
	Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những chủ nhân tương lai của đất nước cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, đặc biệt kiến thức về Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới là hết sức cần thiết.
	Tuy nhiên trong những năm gần đây chúng ta thấy có những nhận thức sai lệch về vị trí, chức năng của bộ môn Lịch sử trong đời sống xã hội. Một thực trạng đáng buồn diễn ra đó là đa số học sinh chỉ tập trung vào những môn tự nhiên, coi nhẹ những môn xã hội trong đó có môn Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhu cần thực tế về việc lựa chọn ngành nghề, lợi ích công việc, cuộc sống, ; do phương pháp truyền thụ của người dạy chưa tạo được hứng thú cho học sinh. 
	Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là ngoài cung cấp kiến thức cho học sinh, còn phải có phương pháp đúng đắn để giúp học sinh thêm yêu Lịch sử.
	Có ai đã từng thắc mắc: Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên rất ham mê truyện tranh? Ngoài nội dung truyện cuốn hút còn phải kể đến đó là hình ảnh. Chính những hình ảnh đã giúp cho truyện thêm sinh động, in dấu ấn trong tâm trí các em.
	Trong học tập cũng vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp tiết học sinh động hơn, học sinh hình dung được tốt hơn, giúp cụ thể hóa kiến thức.
	Môn Lịch sử không giống với các môn học như Vật lí, Hóa học có thể làm thí nghiệm trực tiếp. Vì vậy, để các em hình dung tốt hơn về những gì đã diễn ra trong quá khứ thì ngoài ngôn ngữ của giáo viên, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng.
	Do đặc trưng của nhận thức Lịch sử, việc “trực quan sinh động” trong dạy học Lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiện khoa học, cơ bản, tạo biểu tượng chân xác, có hình ảnh về quá khứ đang học. Tạo biểu tượng để tái tạo hình ảnh lịch sử, khôi phục bức tranh về những sự kiện, nhân vật đã qua là yêu cầu cần thiết đầu tiên của học tập Lịch sử. Chỉ trên cơ sở biểu tượng mới hình thành được khái niệm và như vậy mới hiểu biết Lịch sử một cách khoa học. Một biện pháp quan trọng để tạo biểu tượng Lịch sử là sử dụng đồ dùng trực quan.
	Đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử góp phần không nhỏ vào tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng thực hành.
	Bản thân tôi qua nhiều năm đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giúp tiết học sinh động, học sinh hứng thú trong học tập, hiểu bài nhanh và nhớ kiến thức lâu, đồng thời phát triển được khả năng tư duy, phân tích, đánh giá, nhận xét và bồi dưỡng được tư tưởng cần thiết của bài học.
	Tuy nhiên sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất thì phải có phương pháp đúng đắn. Điều này thì không phải giáo viên nào cũng có hiểu biết sâu sắc.
	Trong dạy học bộ môn Lịch sử nói chung cần phải sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt bài 21 – Lịch sử lớp 11 ban cơ bản là bài cần phải sử dụng nhiều đồ dùng trực quan và những đồ dùng trực quan đó gắn liền với đời sống hiện tại.
	Vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” - Lịch sử 11 ban cơ bản.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – Lịch sử lớp 11 ban cơ bản, nhằm làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động, học sinh lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, rèn luyện được kĩ năng cần thiết, có tinh thần, thái độ phù hợp với nội dung bài học, có hứng thú học tập hơn.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – Lịch sử lớp 11 ban cơ bản.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua dự giờ để thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng đồ dùng trực quan.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu thập được phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. 
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Đây là phương pháp không thể thiếu trong dạy học Lịch sử.
Đồ dùng trực quan trong dạy học không chỉ có tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn có tác dụng giáo dưỡng và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Xu thế chung của các em học sinh hiện nay là tập trung vào học những môn tự nhiên còn những môn xã hội các em không chú trọng lắm. Chính tâm lí học tập của các em đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận giáo viên dạy các môn xã hội. 
Một số giáo viên cho rằng các em không chú trọng học môn xã hội thì cũng lên lớp dạy qua loa cho hết bài, hết giờ. Vì vậy mà học sinh đã không có hứng thú nhiều lại càng thêm chán học các môn xã hội, trong đó có môn Lịch sử.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều giáo viên tâm huyết muốn truyền lửa cho học sinh qua các bài học, giúp các em thêm yêu Lịch sử, có hiểu biết về Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới là hành trang để các em tiếp tục học lên những bậc cao hơn. Nhiều giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có phương pháp tốt để sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả.
Nhiều giáo viên có chuẩn bị đồ dùng trực quan nhưng khi sử dụng chưa hợp lí dẫn đến hiệu quả tiết học không cao, học sinh chỉ xem những đồ dùng trực quan đó có tính chất giải trí, làm thay đổi không khí tiết học trong chốc lát chứ không khai thác hết được giá trị của đồ dùng trực quan đó.
	2.3. Các giải pháp:
	2.3.1. Vị trí và ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử:
	Trong dạy học Lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa Lịch sử của học sinh.
	Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp nhớ lâu, hiểu sâu hình ảnh, những kiến thức Lịch sử. Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán hình dung quá khứ Lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào.
	Có thể nói, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại.
	2.3.2 Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử:
	a. Loại đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích lịch sử và cách mạng (thành nhà Hồ, hang Pắc Bó, ), những di vật khảo cổ và di vật thuộc các thời đại lịch sử (công cụ đồ đá, trống đồng Đông Sơn, )
	b. Loại đồ dùng trực quan tạo hình: Gồm mô hình, sa bàn và các đồ dùng phục chế, hình vẽ, phim, ảnh lịch sử 
	c. Đồ dùng trực quan quy ước: Gồm bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu 
	2.3.3. Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan:
	Bước 1: Giáo viên giới thiệu đồ dùng trực quan và cho học sinh quan sát.
	Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đồ dùng trực quan đó.
	Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời, hoàn thiện nội dung khai thác đồ dùng trực quan.
	2.3.4. Những lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan:
- Phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. 
- Giáo viên phải xác định được thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan.
	- Đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung kiến thức cần tìm hiểu.
- Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
2.3.5. Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – Lịch sử lớp 11 ban cơ bản
Mục I. Phong trào Cần vương bùng nổ
	Khi giảng về mục này giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh sau: Tranh vua Hàm Nghi, tranh Tôn Thất Thuyết, lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896).
	* Đối với hình ảnh vua Hàm Nghi
	Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về vua Hàm Nghi
	Các bước tiến hành:
	Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát
Vua Hàm Nghi
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy nêu hiểu biết của em về vua Hàm nghi?
	Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác:
Vua Hàm nghi tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.
 Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.
Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây năm 1943. 
	Tác dụng: Qua bức ảnh trên cùng với kiến thức giáo viên giảng về vua Hàm nghi giúp học sinh thấy được lòng yêu nước, vượt khó vượt khổ mong muốn khôi phục độc lập đất nước, tinh thần bất khất của vua Hàm Nghi, bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho học sinh.
	* Đối với hình ảnh: Tôn Thất Thuyết
	Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về Tôn Thất Thuyết
Các bước tiến hành:
	Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát
TÔN THẤT THUYẾT
	Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy cho biết hiểu biết của em về Tôn Thất Thuyết?
	Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác: 
	Tôn Thất Thuyết sinh năm 1835, quê ở Xuân Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân võ tướng, năm 1873 giúp Hoàng Kế Viên và Lưu Vĩnh Phúc đánh thắng trận Cầu Giấy. Năm 1875, trong chiến thắng ở Tây Sơn, ông bắt sống tướng giặc Cờ Vàng được phong làm Hữu Tham tri bộ Binh. Năm 1881, ông làm Thượng thư bộ Binh. Sau khi vua Tự Đức mất ông làm phụ chính đại thần.
	Đêm 4 – 7 – 1885, ông truyền lệnh tấn công doanh trại Pháp và tòa khâm sứ Pháp nhưng bị thất bại, ông đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng Thành, phát động phong trào Cần Vương kháng Pháp cứu nước.
	Năm 1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, ông sang Trung Quốc với ý định cầu viện nhưng không thành. Ông mất năm 1913 ở Trung Quốc.
	Tác dụng: Qua bức ảnh trên cùng với kiến thức giáo viên giảng, học sinh thấy được lòng yêu nước, nhiệt huyết của Tôn Thất Thuyết, mong muốn khôi phục lại độc lập của đất nước
	* Đối với Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
	Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
	Các bước tiến hành:
	Bước 1: Giáo viên giới thiệu lược đồ cho học sinh quan sát
Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa 
trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896)	
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát lược đồ và tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
	Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác:
	Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX phát triển qua hai giai đoạn:
	- Từ năm 1885 đến năm 1888. Thời gian này phong trào đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm nghi và Tôn Thất Thuyết với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Năm 1888, vua Hàm nghi bị Pháp bắt. Phong trào chuyển sang một giai đoạn mới.
	- Từ năm 1888 đến năm 1896. Ở giai đoạn này không còn sự chỉ đạo của vua Hàm nghi và Tôn Thất Thuyết nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng. Cuối năm 1895 – đầu năm 1896, khi tiếng súng kháng chiến đã im trên núi Vụ Quang (Hương Khê – Hà Tĩnh), phong trào Cần Vương chấm dứt.
	Tác dụng: Qua lược đồ trên giáo viên giúp học sinh thấy được lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất, quyết tâm kháng chiến để khôi phục lại nhà nước độc lập của nhân dân ta.
Mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
	Khi giảng mục này, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng trực quan sau: Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, hình ảnh Nguyễn Thiện Thuật, lược đồ căn cứ Ba Đình, hình ảnh Phan Đình Phùng, lược đồ khởi nghĩa Hương Khê, hình ảnh Hoàng Hoa Thám, lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.
	* Đối với lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy
	Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về khởi nghĩa Bãi Sậy
	Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới lược đồ cho học sinh quan sát
Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy
	Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát lược đồ và trình bày về địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy?
	Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác:
	Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên.
	Trong những năm 1883 – 1885, tại đây có phong trào kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. 
	Bãi Sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng của vùng tả ngạn sông Hồng. 
	Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ ở Kinh Môn (Hải Dương) và Hai Sông (Quảng Ninh).
	Hưởng ứng chiếu Cần vương, nông dân khắp vùng tả ngạn sông Hồng đã nổi dậy theo Nguyễn Thiện Thuật rất đông
	Năm 1888, Pháp huy động một lực lượng quân rất lớn mở cuộc càn quét. Kết quả cuộc càn quét này gây cho nghĩa quân những tổn thất nghiêm trọng. Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc. Năm 1889, Pháp tấn công quyết liệt căn cứ Hai Sông, trong thế cùng Đốc Tít phải ra hàng. Những tướng lĩnh còn lại cố duy trì một cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm 1892, họ về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.
Tác dụng: Qua lược đồ trên, học sinh thấy được tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và nhân dân đồng bằng sông Hồng nói riêng, giúp học sinh thấy được mưu trí của nhân dân ta trong việc chọn địa bàn, căn cứ khởi nghĩa chống giặc. Cuộc khởi nghĩa này đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (du kích) của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất hẹp, người đông.
	* Đối với hình ảnh Nguyễn Thiện Thuật
	Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về khởi nghĩa Bãi Sậy
	Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu các hình ảnh cho học sinh quan sát
Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926) 
	Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh và nêu hiểu biết của em về Nguyễn Thiện Thuật?
	Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác:
	Nguyễn Thiện Thuật là một nhà yêu nước, một trong những người lãnh đạo nổi tiếng trong phong trào Cần vương chống Pháp, quê ở làng Xuân Dục, Bạch Sam, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên.
	Năm 1852 ông đỗ Tú tài được bổ làm Bang tá ở Hưng Yên. Năm 1871, ông đậu Cử nhân, làm Tri phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Thời gian này ông cầm quân tiễu trừ giặc cướp, được phong làm Tán vương quân vụ.
	Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời Hoàng thành xuống chiếu Cần Vương. Nguyễn Thiện Thuật đang lánh ở Long Châu (Trung Quốc) trở về nước, thành lập căn cứ địa Bãi Sậy, tiếp tục sự nghiệp của thủ lĩnh Đinh Gia Quế. Vua Hàm Nghi phong cho ông làm Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhân dân còn gọi ông là quan Hiệp Thống. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh lân cận như: Hải Dương, Thái Bình. 
	Năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc tìm gặp Tôn Thất Thuyết bàn cách tăng viện, nhưng việc không thành. Ông mất ở Trung Quốc năm 1926.
Tác dụng: Qua bức ảnh trên cùng kiến thức giáo viên giảng học sinh hiểu hơn về Nguyễn Thiện Thuật, về một nhà yêu nước tiêu biểu của nước ta cuối thế kỉ XIX, là tấm gương cho các em học sinh về ý chí, lòng yêu nước
	* Đối với lược đồ căn cứ Ba Đình
	Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
	Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu lược đồ cho học sinh quan sát
 Lược đồ căn cứ Ba Đình
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát lược đồ và cho biết căn cứ Ba Đình có điểm mạnh và điểm yếu gì?
	Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác:
	Căn cứ Ba Đình là căn cứ chính của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ơ ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.
	Nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ vững chắc. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu.
Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.
Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam...Chính vì vậy, mà quân Pháp r

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_do_dung_truc_quan_nham_nang_cao_hie.doc