SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh Đề tài lớp 6

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh Đề tài lớp 6

Môn Mĩ thuật ở bậc trung học cơ sở nói chung, phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng nó có tầm quan trọng như thế nào ?

 Muốn dạy học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài thì người giáo viên phải làm gì?

 Những câu hỏi đó luôn là những vấn đề đòi hỏi mỗi người giáo viên phải nắm vững hệ thống các phương pháp và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để làm sao phát huy được tính tích cực của học sinh đó là động lực thúc đẩy tôi tìm hiểu, nghiên cứu thực nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm này.

 Qua thực tế giảng dạy phân môn vẽ theo đề tài tôi thấy nó có vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh nhằm đem lại cho học sinh sự phát triển hài hoà sự bịnh đẳng trong việc học tập. Bậc trung học cơ sở cũng có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo đối với các bậc học tiếp theo và nó là cơ sở cho việc phổ cập GD .

 Học phân môn này nhằm rèn luyện và phát triển ở HS trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo, giúp các em thể hiện được những nhận thức về cái đẹp của thế giới khách quan trên tranh vẽ bằng đường nét, màu sắc và cảm xúc của bản thân qua đó hình thành ở các em thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ. Các em sẽ yêu quý cái đẹp và mong muốn thể hiện nó trong cuộc sống, đồng thời qua dạy- học Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh khả năng suy nghĩ, tư duy góp phần hình thành con người mới năng động, sáng tạo .

 Lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn đang hình thành các hoạt động sáng tạo, chúng ta cần có sự tác động đúng hướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh .

 Để phù hợp với sự phát triển tâm lí của học sinh trong thời hiện đại, đáp ứng mục tiêu giáo dục thì phương pháp dạy Mĩ thuật nói chung và phương pháp dạy vẽ tranh đề tài nói riêng phải luôn tạo ra sự hấp dẫn, tạo ra những tình huống có vấn đề để khêu gợi, kích thích, đòi hỏi học sinh suy nghĩ tìm tòi giải quyết vấn đề .

 Từ những lí do trên tôi chọn đề tài "Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài lớp 6 " với mong muốn tìm hiểu và nhận thức tốt vấn đề này từ đó làm

doc 19 trang thuychi01 14852
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh Đề tài lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
 	Môn Mĩ thuật ở bậc trung học cơ sở nói chung, phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng nó có tầm quan trọng như thế nào ? 
	Muốn dạy học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài thì người giáo viên phải làm gì?
	Những câu hỏi đó luôn là những vấn đề đòi hỏi mỗi người giáo viên phải nắm vững hệ thống các phương pháp và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để làm sao phát huy được tính tích cực của học sinh đó là động lực thúc đẩy tôi tìm hiểu, nghiên cứu thực nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm này.
	Qua thực tế giảng dạy phân môn vẽ theo đề tài tôi thấy nó có vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh nhằm đem lại cho học sinh sự phát triển hài hoà sự bịnh đẳng trong việc học tập. Bậc trung học cơ sở cũng có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo đối với các bậc học tiếp theo và nó là cơ sở cho việc phổ cập GD .
	Học phân môn này nhằm rèn luyện và phát triển ở HS trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo, giúp các em thể hiện được những nhận thức về cái đẹp của thế giới khách quan trên tranh vẽ bằng đường nét, màu sắc và cảm xúc của bản thân qua đó hình thành ở các em thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ. Các em sẽ yêu quý cái đẹp và mong muốn thể hiện nó trong cuộc sống, đồng thời qua dạy- học Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh khả năng suy nghĩ, tư duy góp phần hình thành con người mới năng động, sáng tạo . 
	Lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn đang hình thành các hoạt động sáng tạo, chúng ta cần có sự tác động đúng hướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh .
	Để phù hợp với sự phát triển tâm lí của học sinh trong thời hiện đại, đáp ứng mục tiêu giáo dục thì phương pháp dạy Mĩ thuật nói chung và phương pháp dạy vẽ tranh đề tài nói riêng phải luôn tạo ra sự hấp dẫn, tạo ra những tình huống có vấn đề để khêu gợi, kích thích, đòi hỏi học sinh suy nghĩ tìm tòi giải quyết vấn đề . 
	Từ những lí do trên tôi chọn đề tài "Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài lớp 6 " với mong muốn tìm hiểu và nhận thức tốt vấn đề này từ đó làm cơ sở cho công tác giảng dạy của bản thân trong nhà trường.
- Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu dạy học mĩ thuật trường THCS là: Tùy từng địa phương, từng đối tượng học sinh ta có thể áp dụng các bước lên lớp, nội dung kiến thức, cách dạy cho phù hợp.
Những yêu cầu của tiết dạy phân môn vẽ tranh cần đạt được là một tiết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh không những cảm thụ để vẽ đẹp mà còn biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống giúp cho cuộc sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ thơ.
Tạo cho các em thật sự ham thích, hứng thú, say mê học tập đối với môn Mỹ thuật. Thông qua tranh ảnh sinh động giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Giúp cho học sinh yếu dễ tiếp thu bài, còn các em khá giỏi có điều kiện vươn lên trong học tập, kích thích óc tò mò khám phá vẻ đẹp. Trong sách giáo khoa có các kênh hình ở từng bài phù hợp với từng nội dung, từng phân môn. Và một số tranh ở bộ đồ dùng do bộ cấp về lại trùng với các tranh ở sách giáo khoa. Do vậy muốn đạt hiệu quả trong tiết học thì giáo viên phải làm thêm đồ dùng để phục vụ giảng dạy và cũng tránh sự nhàm chán ở học sinh, nhất là phân môn thường thức mĩ thuật.
Do đặc trưng bộ môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, nên việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng vẽ tranh là cần thiết. Có được kỹ năng vẽ tranh học sinh sẽ chủ động sáng tạo, thể hiện ý tưởng riêng của mình.
 Khi biết vận dụng kỹ năng vẽ tranh trong bài học ở mỗi học sinh sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn thuận lợi hơn và đỡ vất vả hơn. 
Các kỹ năng vẽ tranh được phát triển ngoài mục tiêu được đặt ra cho môn Mĩ thuật ở THCS là dạy học sinh biết nhận ra cái đẹp, tập sáng tạo và biết vân dụng cái đẹp vào thực tiễn học tập và sinh hoạt hàng ngày, nó còn tạo cho học sinh sự ham thích vẽ dẫn tới những thành công của các em trong môn học. Ngoài ra có thể sau này nó sẽ theo các em vào các trường chuyên nghiệp có bộ môn Mĩ thuật. 
- Đối tượng nghiên cứu: là học sinh khối 6 trường THCS Thái Hòa. 
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát nhận xét
Phương pháp trực quan
Phương pháp gợi mở
Phương pháp làm việc theo nhóm
Phương pháp luyện tập
Phương pháp nhận xét đánh giá
Phương pháp trò chơi
Phương pháp nêu vấn đề
+ Phương pháp điều tra để nhận thấy các kỹ năng vẽ tranh phát triển tốt và kỹ năng vẽ tranh chưa phát triển ở học sinh mình để có biện pháp bổ sung.
+ Trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học: phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết trình; phương pháp trực quan; gợi mở; phương pháp luyện tập, 
+ Phương pháp đánh giá được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh đựơc rèn luyện kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ. 
+ Khuyến khích học sinh vẽ bài theo ý thích ở nhà mà không cần bài đó có liên quan đến bài học, đi thực tế, vẽ ngoài trời, thiên nhiên, cuộc sống xung quanh các em.
+ Tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ. 
Trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, thu thập tài liệu, tranh ảnh từ sách, báo, qua địa chỉ: baigiangbachkim.com trên mạng internet, thực tế,để thể hiện vào trong từng tác phẩm mỹ thuật.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận 
Việc sưu tầm và sử dụng tranh ảnh trong dạy học môn Mỹ thuật để Bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng vẽ tranh cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là một vấn đề cần thiết để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức bài. Thông qua hình ảnh sống động trong đồ dùng sẽ kích thích học sinh hưng phấn trong học tập. Người giáo viên có đầu tư khai thác tranh ảnh trên mạng thì kiến thức mới được mở rộng để áp dụng vào việc dạy có hiệu quả hơn, giúp các em yêu môn học hơn.
Theo yêu cầu chung, một tiết dạy tốt để Bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng vẽ tranh cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là phải có sử dụng đồ dùng dạy học. Từ đồ dùng trực quan đó học sinh thấy thích thú, tạo cho mình có nhiều kĩ năng trong quá trình học tập. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi:
Xã Thái Hòa thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Giáp với các xã Tân Ninh, Nông Trường, Vân Sơn. Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội có phát triển nhưng chủ yếu tập trung là làm nông,và khai thác quặng nên đời sống của người dân cũng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Trình độ dân trí đã được nâng cao so với trước kia, người dân đã có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. Đời sống của nhân dân được nâng lên, nên người dân có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con em mình học tập.
 Nhà trường đang đẩy nhanh tiến đọ làm và đón chuẩn nên đảm bảo qui mô phát triển giáo dục trong từng năm. Hệ thống trường lớp phát triển cân đối, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công tác.
Đa số phụ huynh học sinh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về sự nghiệp giáo dục nên có nhiều biện pháp để duy trì sĩ số học sinh, giảm học sinh lưu ban, giảm học sinh bỏ học
	Với tôi khi lên lớp luôn phải có đồ dùng dạy học, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm ở khối lớp 6,7,8,9. Để một tiết dạy nhẹ nhàng, ít tốn nhiều thời gian, tạo hứng thú cho học sinh hiểu bài nhanh, bồi dưỡng cho học sinh thể hiện nhiều kĩ năng của mình, vẽ đẹp, là phải có đồ dùng dạy học có thẩm mĩ và đẹp.
Trong thói quen giảng dạy của nhiều giáo viên nói chung, giáo viên giảng dạy Mỹ thuật nói riêng sau khi nghiên cứu bài, thiết kế bài soạn rồi mượn một số đồ dùng thiết bị và tiến hành giờ dạy mà xem nhẹ việc nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin. Mục tiêu của môn Mĩ thuật THCS là dạy học sinh phát triển nhiều kĩ năng, sáng tạo cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp.
Để đạt được mục tiêu trên giáo viên Mĩ thuật phải dạy và bồi dưỡng cho học sinh những kỹ năng cơ bản, kỹ năng cần thiết mà các em cần phát triển khi học Mĩ thuật
Đối với bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại trường, tôi thấy việc rèn luyện tốt các kỹ năng vẽ cho học sinh là việc làm cần thiết và là chìa khoá cho việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật. Tôi đã vận dụng nhiều biện pháp nhằm phát triển các kỹ năng cho học sinh.
Các em học sinh đều có hứng thú học tập bộ môn và có ý thức học tập.
Các đồng chí giáo viên luôn trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy và sử dụng đồ dùng trực quan và tích cực học hỏi, đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Các cấp, các ngành có sự quan tâm, đầu tư thiết bị dạy học cho các trường học.
* Khó khăn: 
Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông tôi nhận thấy một số khó khăn như:
Học sinh chưa bắt nhịp với bộ môn, vẫn cho rằng bộ môn Mĩ thuật là môn học phụ.
Chuẩn bị phương tiện học tập sơ sài. 
Tư liệu phục vụ môn học còn hạn chế.
Vẽ theo cảm tính, suy nghĩ độc lập cá nhân.
Tinh thần tự học, sáng tạo chưa cao...
* Nguyên nhân:
Trước tiên chúng ta, những người trực tiếp đang xây dựng nền tảng giáo dục vẫn xem nhẹ tầm quan trọng môn học.
Giáo viên hướng dẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, sự tác động qua lại của phân môn với các môn học khác.
Khai thác nội dung ở khía cạnh hạn hẹp.
Tính liên hệ thực tiễn chưa cao.
Chưa khơi dậy được tính sáng tạo trong tâm hồn trẻ.
Dạy theo tính áp đặt, hoàn thành mục tiêu của bài nhưng ở mức hoàn thành thấp, chống đối.
Cụ thể, với môn Mĩ Thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập, nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát triển tốt có hiệu quả trong kỹ năng vẽ ở bậc THCS.
Tôi tìm hiểu thực tế đa số các em là con em của nông dân , gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến con em mình. Học sinh còn lười trong việc rèn luyện các kỹ năng vẽ ở môn mĩ thuật nên chất lượng chưa cao.
Quá trình triển khai việc nghiên cứu bắt đầu từ việc nghiên cứu thực trạng, khả năng vẽ tranh của học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn mĩ thuật ở trường THCS Thái Hòa và một số trường trong Huyện. Thực trạng cho thấy việc sử dụng các kỹ năng vẽ của học sinh lớp 6 còn chưa được thành thục, mặt khác các em còn chưa chú ý học, chưa sử dụng các kiến thức kỹ năng cơ bản trong quá trình vẽ. Việc rèn luyện kỹ năng vẽ còn hạn chế, như vẽ tranh đề tài đối với học học sinh THCS là một vấn đề rất khó. Hiểu thế nào là tranh vẽ theo đề tài? Những hình ảnh cần vẽ trong tranh đề tài là những hình ảnh nào? 
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy các em vẽ không theo một quy luật nào "Như sự lôgic, sự hiểu biết toàn diện về tỉ lệ xa gần, giải phẫu ánh sáng" mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trường thẩm mĩ tạo nên chứ không phải do hiểu biết về cuộc sống. Các em vẽ theo trí nhớ, theo các biểu tượng đã được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo sự hiểu đề tài. Bố cục trong tranh của các em thường hay tự sự, kể lại một sự việc nào đó, một hình ảnh tự thuật để bộc lộ cảm xúc, các em ngại suy nghĩ , chưa nghiên cứu kĩ đề tài. Cả những học sinh vẽ khá gặp bài vẽ theo đề tài: vẽ cảnh đẹp quê hương em lại vẽ cảnh sinh hoạt của nhân dân hoặc vẽ con vật mà em yêu thích thì lại vẽ cảnh vật là chính còn con vật lại là phụ. Màu sắc trong tranh của các em hay dùng những màu loè loẹt như màu lá cây xanh quá, màu đất đỏ quá, cách sắp sếp đậm nhạt của màu sắc theo xa gần chưa tốt, hình ảnh chính ở gần lại tô màu nhạt, hình ảnh phụ ở xa lại tô màu đậm, như vậy chưa làm nổi rõ trọng tâm của đề tài. 
 	Cụ thể qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm trong toàn trường kết quả còn thấp, đặc biệt ở khối lớp 6
Kết quả khảo sát đầu năm học 2015 - 2016 của học sinh trường THCS Thái Hòa:
Lớp
Sĩ số
ĐẠT
%
CHƯA ĐẠT
%
6A
35
30
85,7
5
14,3
6B
34
27
79.4
7
20,6
Vì những kết quả như trên tôi thấy việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 6 là thực sự cần thiết.
Trên cơ sở thực tiễn đó, dựa vào kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, kết hợp thường xuyên trao đổi cùng đồng nghiệp về việc nâng cao phương pháp vẽ tranh đề tài nói chung và rèn luyện kỹ năng vẽ nói riêng nên đã tìm ra những kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng vẽ ở phân môn vẽ tranh đề tài cho học sinh đạt kết quả cao. Như vậy thông qua việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, nâng cao khả năng tích hợp, quan sát, vận dụng các kỹ năng vào tranh vẽ.
Tóm lại: Từ những lý do trên, bản thân tôi thấy được sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh lớp 6 Để góp phần đưa chất lượng dạy học ngày một đi lên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà trường, tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài lớp 6.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy môn Mĩ thuật ở bậc THCS và để rèn luện kỹ năng vẽ tranh tốt phân môn vẽ tranh đề tài đạt kết quả cao hơn tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài cách phân tích cụ thể trong từng đề tài để học sinh nắm được kiến thức và những cơ sở để nhận biết từng đề tài .
* Căn cứ thứ nhất : dựa vào bố cục :
- Vẽ tranh đề tài phải chú ý đến xây dựng hình bằng những nét thẳng đơn giản, nhìn những đám cây, chùm lá thành từng mảng, từng khối lớn. Vẽ đường chu vi để phân biệt những mảng lớn như mảng lá cây, mảng trời, đất, ruộng, không nên đi ngay vào chi tiết tỉa từng cái lá, từng cành, từng ngọn lúa, từng hòn đá... Không để từng cái lá lôi cuốn mà phải nhìn vào cả một khóm tre, cả bụi chuối , cả một tán lá để quy thành một hình nhất định rồi mới vẽ chi tiết khóm lá đó. 
- Vẽ tranh đề tài phải chú ý đến lớp trước, lớp sau của cảnh, mảng nào đậm, mảng nào nhạt, hình của mỗi vật to hay nhỏ diễn biến qua các lớp do chiều sâu tạo ra. Muốn tả được chiều sâu của cảnh phải tìm đường chân trời đúng ở ngang đường tầm mắt rồi mới kéo những đường ruộng, đường đi, đường của mặt đất  đến chân trời tức là đúng với cách nhìn xa gần theo luật xa gần. Như vậy tạo được chiều sâu của cảnh mặt đất, sẽ không cảm thấy có chỗ vênh lên, chỗ thụt xuống bài vẽ sẽ hoàn thiện hơn.
Ví dụ :
 Cánh diều biếc - Tranh của hs 
* Căn cứ thứ 2: dựa vào hình tượng 
- Hình tượng phải phù hợp với từng "chủ đề" bài học :
- Chủ đề lễ hội: Hình tượng nhân vật phải sinh động, nhộn nhịp tả được không khí vui mừng. (H2)
	+ Chủ đề trường của em: Hình tượng là các hoạt động trong trường hay cảnh đẹp của trường em. (H1)
	+ Chủ đề em làm việc giúp đỡ gia đình: Hình tượng là các công việc mà các em thường giúp đỡ gia đình. (H3)
	+ Chủ đề phong cảnh: Hình tượng là các cảnh vật thiên nhiên như cảnh đường phố, miền núi, miền biển, đồng bằng. (H4)
	H1 - CHỦ ĐỀ VUI CHƠI H2 - CHỦ ĐỀ LỄ HỘI 
 H3 CHỦ ĐỀ LAO ĐỘNG
 H4 CHỦ ĐỀ PHONG CẢNH
 * Căn cứ thứ 3: Dựa vào màu sắc :
	- Màu sắc đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của bức tranh
	+ Hoà sắc: Tìm những màu đặt cạnh nhau để tạo nên một hoà sắc chung , tạo được một không gian sinh động và đẹp mắt phục vụ cho nội dung chủ đề định diễn đạt
	+ Sắc độ: Chỉ độ đậm nhạt bằng màu sắc gây được nhiều trạng thái cảm giác khác nhau do sắc độ của màu, sắc độ gây cảm giác trực tiếp cho người xem. Chuyển tiếp từ sắc độ nọ đến sắc độ kia, từ nóng đến lạnh, từ sáng đến tối gây cảm giác vui tươi hay buồn tẻ, nóng rực hay êm dịu 
	Trước khi dạy tôi cung cấp cho các em hiểu được ba căn cứ trên để các em ứng dụng vào bài tập. Sau dây là những bài tập minh hoạ:
 BÀI 7- TIẾT 7: VẼ TRANH
 ĐỀ TÀI HỌC TẬP
 Hoạt động 1-Tìm và chọn nội dung đề tài.
	Muốn tìm và trọn nội dung đề tài tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài rồi dựa vào căn cứ thứ hai (Dựa vào hình tượng):
- Hình tượng là: +Chủ đề học nhóm;
	 +Chủ đề ôn bài: trong lớp, ngoài sân, ở nhà
	 +Chủ đề học tập : thể dục, học hát, học vẽ
 Hoạt động 2- Cách vẽ tranh.
	Dựa vào căn cứ thứ nhất (Dựa vào bố cục) và căn cứ thứ ba (Dựa vào màu sắc)
+Tìm bố cục: Xếp đặt mảng chính, mảng phụ bằng các hình chữ nhật, vuông, tròn, tam giác, ô van và chú ý đến tương quan hình mảng, chính, phụ, to và nhỏ khác nhau sao cho cân đối nhịp nhàng .
 +Vẽ hình: Dựa vào nội dung và bố cục đã phác dể vẽ người vẽ cảnh vật mà vẫn giữ được bố cục đã dự kiến, nói lên nội dung tranh định vẽ. Hình ảnh phát ra đơn sơ nhưng đồng bộ (Phác nhanh các hình định vẽ) rồi từnh bước hoàn thiện hình vẽ cho phù hợp với nội dung .
+Vẽ màu: Cần phải có sự hài hoà, tập trung màu sắc mạnh mẽ tươi khoẻ vào mảng chính, vẽ màu kín mặt tranh và điều chỉnh sắc độ cho đẹp mắt .
 BÀI 13 – TIẾT: 13+14: VẼ TRANH 
 	 ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI
 Hoạt động 1-Tìm và chọn nội dung đề tài. 
Dựa vào căn cứ thứ hai (Dựa vào hình tượng).
-Hình tượng là : +Bộ đội với thiếu nhi;
	 +Bộ đội với luyện tập ngoài thao trường;
	 +Bộ đọi lao động giúp dân
 Hoạt động 2 - Cách vẽ tranh.
	Dựa vào căn cứ thứ nhất (Dựa vào bố cục) và căn cứ thứ ba (Dựa vào màu sắc).
-Tìm bố cục: Sắp xếp các hình mảng sao cho cân đối hài hoà với mảng hình. 
-Vẽ hình: Dựa vào hình tượng, bố cục đã dự kiến để vẽ vào các mảng hình (Hình tượng là: bộ đội với thiếu nhi, bộ đội luyện tập ngoài thao trường...)
Các hoạt động trong tranh phải sinh động, sắp xếp hợp lí tránh những đường thẳng đâm xiên vào góc tranh, những hình ảnh liệt kê đều trên tranh. 
-Vẽ màu: Màu sắc hài hoà, phù hợp với nội dung tranh, tập trung màu sắc mạnh mẽ, tươi, vào mảng chính
 Đề tài Bộ đội - bài vẽ của học sinh lớp 6	
BÀI SOẠN MINH HOẠ
 BÀI 20 – TIẾT 23+24 : VẼ TRANH
 ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN
I. Mục tiêu:
	- Hiểu biết thêm về bản sắc văn hoá dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày tết và mùa xuân.
	- Vẽ hoặc cắt , xé dán giấy màu được một tranh vẽ về đề tài ngày tết và mùa xuân có bố cục và màu sắc tươi vui , nhộn nhịp theo khả năng và ý thích.
	- Giúp học sinh thêm yêu quê hương , đất nước thông qua sự tìm hiểu về các hoạt động của ngày tết và vẻ đẹp của mùa xuân .
	II. Chuẩn bị:
 1. Tài liệu thiết bị :
 GIÁO VIÊN	 HỌC SINH
Bộ tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân -Sưu tầm tranh ảnh về 
- Sưu tầm một số tranh về đề tài ngày tết và ngày tết và mùa xuân
 mùa xuân gồm: tranh dân gian , tranh của - Giấy vẽ, bút, chì,
 hoạ sĩ , tranh của học sinh. tẩy, chì màu, sáp 
- Tranh minh hoạ các bước tiến hành 1 bài màu, bút dạ, màu 
 vẽ đề tài ngày tết và mùa xuân nước, giấy màu...
2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan: cho học sinh xem nhiều bài mẫu, phân tích qua về nội dung, bố cục, màu sắc để học sinh liên tưởng và tham khảo.
Phương pháp vấn đáp: Gợi ý, đặt câu hỏi cho học sinh tìm cách thể hiện riêng từng loại chủ đề về ngày tết và mùa xuân.
	- Phương pháp thực hành luyện tập: nhằm luyện tập cách vẽ tranh (cách bố cục cách vẽ đường nét cách thể hiện đặc điểm hình dáng của cảnh vật , cũng như cách sử dụng màu ) và góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 phút
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
- Chia lớp thành 6 nhóm
-Báo cáo sĩ số
-Ổn định nhóm
1 phút
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Học sinh chuẩn bị đồ dùng
3. Bài mới
4 phút
*Trò chơi: Văn hoá trong ngày hội truyền thống.
- Giới thiệu từng nhóm biểu diễn.
- Khen ngợi tuyên dương các nhóm có hoạt động sáng tạo.
- Các nhóm bàn bạc chọn hoạt động như: Múa sư tử, đua thuyền, trọi trâu, trọi gà, đám rước 
- Phân công nhóm mỗi cá nhân sắm một vai trong hoạt động.
- Lựa chọn một số đồ vật hỗ trợ về âm thanh tiếng gõ 
5 phút
Hoạt động 1: Chọn nội dung đề tài ( dựa vao căn số 2 ) .
- Cho học sinh xem tranh ảnh , ảnh mẫu để gây cảm hứng về đề tài .
(?) Các tranh này vẽ về đề tài gì ?
(?) Trong tranh vẽ những hình ảnh nào ? 
- Gợi mở những chủ đề có thể vẽ tranh về ngày tết và mùa xuân.
-Tranh vẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_ren_luyen_ky_nang_ve_tranh_de_tai_lop_6.doc