SKKN Phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3

SKKN Phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3

 Giáo dục bậc Tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nhất là hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy của trẻ để tiếp thu các môn học khác.

 Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc - học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn, học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.

 Phân môn Tập đọc có tác dụng giúp học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.

 Phân môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.

 Ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, phân môn Tập đọc có 2 yêu cầu chính là:

 - Rèn kĩ năng đọc.

 - Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn, bài thơ.

 

doc 17 trang thuychi01 24894
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM 
CHO HỌC SINH LỚP 3
 Người thực hiện: Lại Vũ Lan Phương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt
 THANH HÓA NĂM 2017 
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
2
2.1
Cơ sở lý luận
2
2.2
Thực trạng
3
2.3
Các giải pháp
4
2.4
Hiệu quả của sáng kiến
9
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
10
3.1
Kết luận
10
3.2
Kiến nghị
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
 1. Mở đầu
 1. 1. Lí do chọn đề tài:
 Giáo dục bậc Tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nhất là hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy của trẻ để tiếp thu các môn học khác. 
 Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc - học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn, học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
 Phân môn Tập đọc có tác dụng giúp học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.
 Phân môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.
 Ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, phân môn Tập đọc có 2 yêu cầu chính là: 
	- Rèn kĩ năng đọc.
	- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn, bài thơ.
 Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại, việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Thật vậy, học sinh có đọc thông thạo được văn bản và trên cơ sở đã hiểu nội dung mới thể hiện được cảm xúc, có nghĩa là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy Tập đọc lớp 3 việc luyện rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của phân môn. [1]
 Qua lớp học dưới, học sinh lớp 3 đã có điều kiện và kĩ năng để đọc diễn cảm tốt. Đọc diễn cảm chính là nghệ thuật đọc thơ, văn.
 Với tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 nói riêng trong giờ Tập đọc, để có kết quả cao, mỗi giáo viên phải có nhận thức rõ trong phương pháp giảng dạy.
 Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do đâu? Vì sao có tình trạng đó? Mình phải làm gì để nâng cao được chất lượng đọc cho học sinh? Đó là băn khoăn của bản thân và cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Hình thành và phát triển kỹ năng đọc đúng theo yêu cầu cho học sinh.
 - Góp phần phát triển năng lực tư duy cùng các môn học khác.
 - Giúp học sinh hình thành nhận thức tình cảm, cảm nhận được cái hay cái đẹp qua các bài đọc mà tác giả gửi gắm, nắm vững nội dung bài đọc.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Thị Trấn.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:[2]
 - Phương pháp làm mẫu.
 - Phương pháp luyện tập theo mẫu.
 - Phương pháp luyện tập củng cố.
 - Phương pháp hỏi đáp (đặt câu hỏi để học sinh tự tìm và phát triển ra từ, tiếng khó).
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
 2.1. Cơ sở lí luận:
 a) Tầm quan trọng của môn Tập đọc.[3]
 Môn Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên bốn kỹ năng đọc đúng,đọc nhanh,đọc hiểu và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau.
 Vì vậy tổ chức dạy Tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này. Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được của dạy học này. Đối với học sinh đầu cấp thì đọc thành tiếng còn là điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc.
 b) Khái niệm đọc diễn cảm: [3]
 Đọc diễn cảm là một điều đặt ra khi đọc những văn bản, văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu , chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng. Để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được thể hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
 c) Tầm quan trọng của việc luyện nói, đọc diễn cảm: [3]
 - Việc đọc diễn cảm trong các giờ học văn giúp cho việc phân tích văn học trở nên sinh động và tính truyền cảm hơn, giúp cho việc cảm thụ tác phẩm văn học và hiểu nghệ thuật viết văn một cách sâu sắc hơn, tạo ra sức hấp dẫn có tác dụng trong việc giảng dạy văn học đạt được kết quả toàn diện .
 - Trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ, việc đọc diễn cảm làm cho học sinh thấy rõ mặt âm thanh của ngôn ngữ, giúp cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ngữ điệu và kết cấu cú pháp, nâng cao trình độ năng lực nói cho học sinh.
 - Việc đọc diễn cảm cũng góp phần hình thành thế giới quan của học sinh và là phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mỹ.
 Ở bậc tiểu học người ta chú ý rèn luyện bốn kỹ năng cho học sinh trong quá trình học Tiếng Việt. Vì vậy việc luyện nói , đọc diễn cảm càng quan trọng và cần thiết đối với học sinh. Thông qua quá trình luyện tập chúng ta sẽ hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc và kỹ năng nói cho các em.
 2.2. Thực trạng:
 2.2.1. Đặc điểm tình hình lớp:
 - Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3C và dạy môn Tiếng Việt, Toán. Sĩ số học sinh lớp 3C : 33 em . Trong đó nam : 18 em , nữ : 15 em.
 - Thuận lợi : 
 + Các em đều có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
 + Hầu hết các em đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
- Khó khăn; 
+ Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn Tiếng việt nên nhiều em còn ngại đọc bài, chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó.
 	+ Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ chưa đúng chỗ.
+ Giọng đọc của học sinh còn ấp úng; Nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
 2.2.2. Thực trạng đọc diễn cảm của lớp:
 - Thực trạng chung: 
 Trong quá trình dạy tập đọc lớp 3, cụ thể là lớp 3C của tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn có phần hạn chế: Học sinh đã biết đọc to, rõ ràng văn bản, biết ngắt nghỉ nhưng chưa hợp lí. Chưa biết thể hiện giọng đọc, chưa nắm được nội dung bài, không nêu được ý chính của bài.
 - Kết quả thực trạng: 
 Từ những thực trạng trên, tôi đã kiểm tra tình hình thực tế ban đầu khi chưa áp dụng kinh nghiệm bằng cách kiểm tra và khảo sát chất lượng, kết quả thu được như sau:
Tổng số học sinh
Đọc nhỏ, ấp úng
Đọc to, rõ, lưu loát
Đọc diễn cảm
33 em
7 em = 21,2%
 22 em = 66,7%
4 em = 12,1%
	 - Nguyên nhân :
 + Học sinh chưa hiểu được nội dung của bài đọc.
 + Chưa xác định được từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 + Chưa biết cách xác định vị trí cần ngắt ở câu dài (bài văn , câu chuyện), câu thơ (bài thơ).
 + Chưa biết thể hiện phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu, trước thực tế đó tôi luôn băn khoăn và đặt ra câu hỏi cho bản thân mình là phải làm gì? và làm như thế nào? Tôi nghĩ rằng nếu cứ để tình trạng này kéo dài mãi thì chất lượng môn Tiếng Việt ngày càng kém đi. Để rèn đọc diễn cảm cho học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp:
 2.3.1. Phân loại học sinh:
 Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo ba đối tượng:
- Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm.
- Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
- Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng.
Dựa vào đó tôi kết hợp với phụ huynh học sinh định hướng cho việc học tập, giao tiếp của các em khi ở nhà. Ở lớp, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. 
 2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài và nắm chắc ý nghĩa của tác phẩm :
- Muốn đọc diễn cảm một tác phẩm trước hết đòi hỏi các em cần phải biết đọc đúng, đọc to, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó. Vì khi đọc đúng, các em sẽ phát âm chính xác các từ ngữ, biết ngắt nghỉ giọng đúng chỗ trong từng câu, từng đoạn để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ cũng như các câu văn của bài đọc. Còn khi các em nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc sẽ giúp các em biết nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm và tự xác định được giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc đó. Hơn nữa có hiểu thấu đáo nội dung và ý nghĩa của bài đọc thì các em mới có những cảm xúc thức, để truyền đạt được những tâm tư tình cảm hay ý đồ của tác giả được ẩn chứa trong từng câu, từng chữ của bài dọc đến với người nghe. Vì thế đây là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở ban đầu của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho các em.[4]
+ Việc giúp các em luyện đọc đúng, đọc to và lưu loát tôi thực hiện chủ yếu ở bước luyện đọc.
 + Việc giúp các em nắm nội dung, ý nghĩa bài đọc được tiến hành chủ yếu ở bước tìm hiểu bài. Sau khi hướng dẫn các em khai thác nội dung các câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi đã nêu thêm một vài câu hỏi mở để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài đọc đó.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm :
 Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn bản. Qua đọc diễn cảm, người giáo viên sẽ đo được mức độ cảm thụ của học sinh. Vì thế có thể nói : “ Đọc diễn cảm là một kĩ xảo của quá trình đọc ’’.
 Luyện đọc diễn cảm cho học sinh tức là hướng dẫn cho các em khi đọc biết cách đọc đúng giọng vui buồn, giận giữ, trang nghiêm phù hợp với từng ý của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, học sinh phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được tốc độ đọc (đọc nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc dãn nhịp đọc), làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không), làm chủ ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). Muốn thể hiện tốt giọng đọc diễn cảm cho một bài đọc hay, một đoạn trong bài đọc thì người giáo viên cần căn cứ vào nội dung, phong cách đọc để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc của chính mình.[4]
a. Hướng dẫn học sinh đọc câu chuyện : 
Với thể loại này, khi hướng dẫn đọc diễn cảm thì trước hết tôi giúp các em phân biệt rõ giữa lời kể và lời các nhân vật, giữa các lời nhân vật với nhau , phân biệt nhân vật chính- phụ để các em thể hiện tốt lời nói, ngữ điệu theo từng tuyến nhân vật nhằm tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm. Đồng thời, tổ chức đọc diễn cảm theo cách phân vai kết hợp với sự phụ trợ của nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... cho từng nhân vật. Vì vậy trong quá trình rèn đọc, tôi yêu cầu các em nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm, nhận biết được tính cách của từng nhân vật để xác định giọng đọc phù hợp với từng đối tượng nhân vật trong câu chuyện. Xác định câu dài và cách ngắt nghỉ ở câu dài dựa vào cấu trúc câu. Cách đọc lời đối thoại, câu hỏi, câu cảm.
Ví dụ 1: [5] 
Khi dạy bài “Cậu bé thông minh” - Tiếng Việt 3 - tập 1.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu: 
 - Giọng đọc toàn bài.
 - Các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để đọc nhấn giọng.
 - Xác định giọng của nhân vật, câu dài.
 - Cách ngắt câu dài.
	*Bài văn được viết theo thể kể chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc, học sinh cần làm rõ những chi tiết đó bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ.
	“ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng”
	Đặc biệt những câu đối thoại giữa Đức Vua và cậu bé. Giọng Đức Vua hách dịch,quát tháo. Ngữ điệu đọc phải toát lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
	“Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?”
	Và câu trả lời hồn nhiên vô tư của cậu bé: “Muôn tâu Đức Vua - cậu bé đáp:
- Bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em”.
 Vua quát:
 - Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao được!
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập đọc thật tốt.
- Với câu hỏi cần đọc cao giọng ở cuối câu, đồng thời nhấn giọng “ầm ĩ”.
- Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lưu ý sự khác nhau khi đọc câu cảm thứ nhất.
“-Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm!”
	(Thể hiện sự hách dịch của nhà vua).
	Với câu thứ hai.
	“Bố ngươi là đàn ông / thì đẻ sao được!”
	(Khi đọc gần như là một câu hỏi - tiếng “được” đọc cao giọng).
 b. Hướng dẫn học sinh đọc bài văn xuôi: 
 Hướng dẫn các em xác định về sắc thái giọng đọc, biết lựa chọn cách ngắt nghỉ giọng và nêu được những chỗ cần nhấn giọng phù hợp trong từng câu của đoạn. Tùy theo nội dung từng câu hay cả đoạn để lựa chọn các yếu tố trên sao cho phù hợp. Đối với bài văn có nhân vật thì cần thể hiện giọng nhân vật dựa vào bản tính của nhân vật.
 Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Cửa Tùng” - Tiếng Việt 3 - tập 1.[5]
 Giáo viên yêu cầu học sinh nêu: 
 - Giọng đọc toàn bài.
 - Các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để đọc nhấn giọng.
 - Xác định câu dài.
 - Cách ngắt câu dài.
 “Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải//- con sông in đậm dấu ấn của một thời chống Mĩ.// (nghỉ hơi sau dấu gạch nối)
 Bình minh/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt//. Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục//.
	Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ,ngắt đúng, nhấn giọng ở từ ngữ gạch dưới để thấy được sự thay đổi sắc màu của nước biển trong một ngày.
 c.Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ:
 Ngoài sắc thái giọng đọc và cách nhấn giọng, tôi thường hướng dẫn học sinh biết lựa chọn nhịp điệu cho từng dòng thơ, câu thơ trong các khổ thơ. 
 Tùy theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.
 Rủ nhau/ xem cảnh Kiếm Hồ (2/4)
 Xem cầu Thê Húc/ xem chùa Ngọc Sơn (4/4)
 Đài Nghiên/Tháp Bút/chưa mòn( 2/2/2)
 Hỏi ai xây dựng/ nên non nước này (4/4).//
 (Cảnh đẹp non nước- Tiếng việt 3)
 Đường vô xứ Nghê /quanh quanh,// (4/2)
 Non xanh nước biếc/ như tranh họa đồ.// (4/4)
 Đồng Tháp Mười / cò bay thẳng cánh/ (3/4)
 Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm.// (3/4 )
 (Cảnh đẹp non sông- Tiếng việt 3)
Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt dòng cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ cho người nghe thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam cụ thể là vẻ đẹp của Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội.
Trong chương trình cải cách có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên việc luyện đọc thể thơ này cũng rất cần thiết.
	Ví dụ 3: Bài “Anh Đom Đóm” (Tiếng Việt - lớp 3) [5]
	Mặt trời gác núi	Từng bước, từng bước
	Bóng tối lan dần	Vung ngọn đèn lồng
	Anh Đóm chuyên cần	Anh Đóm quay vòng
	Lên đèn đi gác.	Như sao bừng nở.
 Theo làn gió mát	Gà đâu rộn rịp
	Đóm đi rất êm	Gáy sáng đàng đông
	Đi suốt một đêm	Tắt ngọn đèn lồng
	Lo cho người ngủ.	Đóm lui về nghỉ.
	+ Bài thơ “Anh Đom Đóm” thuộc thể thơ 4 chữ mang âm hưởng của một bài đồng dao vui nhộn, tươi mát, hồn nhiên. Khi đọc, học sinh cần thể hiện âm điệu của một bài ca tuổi thơ nhí nhảnh, tình cảm đối với các con vật của bà con nông dân.
 Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, khâm phục.
 Một tờ giấy trắng Thêm tờ xanh nữa
 Cô gấp cong cong Cô cắt rất nhanh
 Thoắt cái đã xong Mặt nước dập dềnh
 Chiếc thuyền xinh quá ! Quanh thuyền sóng lượn.
 Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo. Giọng đọc chậm lại, đầy thán phục ở hai dòng thơ cuối:
 Biết bao điều lạ
 Từ bàn tay cô.
 Đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó.
 + Vui tươi, hồn nhiên như khi dạy đọc bài “Cùng vui chơi”
 Ngày đẹp lắm/ bạn ơi/
 Nắng vàng trải khắp nơi/
 Chim ca trong bóng lá
 Ra sân/ ta cùng chơi.//
 Quả cầu giấy,/ xanh xanh/
 Qua chân tôi,/ chân anh//
 Bay lên/ rồi lộn xuống//
 Đi từng vòng quanh quanh.//
	+ Với bài: “Chú ở bên Bác Hồ” cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú.
Chú ở đâu, ở đâu?
Trường Sơn dài dằng dặc?
Trường Sa đảo nổi, chìm?
Hay Kon Tum, Đắc Lắc?
Mẹ đỏ hoe đôi mắt
Ba ngước lên bàn thờ
Đất nước không còn giặc
Chú ở bên Bác Hồ.
 Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý
 nghe giáoviên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước.
2.3.4. Tổ chức các hình thức rèn đọc diễn cảm cho học sinh : 
 Đối với học sinh tiểu học , bất kì học môn học nào hoặc tham gia một phong trào gì đó thì tâm lí các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn có tính thi đua. Vì thế trong quá trình lên lớp, để giúp các em luyện đọc diễn cảm có hiệu qủa, đảm bảo thời gian và tạo ra cho tất cả các em đều có cơ hội bộc lộ khả năng của chính mình, tôi đã thường xuyên tổ chức các hình thức đọc diễn cảm khác nhau. Và tùy theo từng bài , từng thể loại để tổ chức cho các em đọc diễn cảm một đoạn hay cả bài. Cụ thể :
 - Văn xuôi và thơ : 
+ Đối với những bài mà giữa các đoạn có độ dài, độ khó tương đương nhau thì tôi có thể cho các em tự chọn đoạn theo ý thích để luyện đọc diễn cảm. Trong quá trình luyện đọc, tôi thường tổ chức hình thức đọc cá nhân hoặc đọc theo nhóm ngẫu nhiên có cùng đoạn đọc.
 + Đối với các bài có đoạn dễ - đoạn khó, đoạn ngắn – đoạn dài thì tôi sẽ ấn định đoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_ren_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop_3.doc