SKKN Phương pháp phát huy năng lực sử dụng tranh ảnh trong dạy học bảo vệ môi trường môn Địa lí lớp 12 THPT

SKKN Phương pháp phát huy năng lực sử dụng tranh ảnh trong dạy học bảo vệ môi trường môn Địa lí lớp 12 THPT

Những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế nói chung, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nói riêng, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học - kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động từ sử dụng công cụ lao động thủ công, thô sơ, thay thế bằng những công cụ, máy móc hiện đại. Năng suất lao động tăng, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp, đô thị hoá ngày càng tăng, diện tích rừng bị thu hẹp đã gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành vấn nạn ô nhiễm, gây hậu quả xấu đối với đời sống con người.

Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển dân số tăng nhanh, sinh hoạt của con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.Trong môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến hai loại chất thải đó là:

Chất thải rắn trong công nghiệp và chất thải rắn trong sinh hoạt hầu như chưa xử lý gây vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng đáng báo động. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao. Chính vì nhu cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao, lạm dụng các sản phẩm sẵn có để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trường sinh thái biến đổi, tài nguyên thêm phần cạn kiệt, nước biển dâng cao ảnh hưởng không nhỏ đến vùng đất lục địa ven bờ biển, các đảo và hải đảo trên biển Đông nước ta.

 

doc 43 trang thuychi01 9922
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp phát huy năng lực sử dụng tranh ảnh trong dạy học bảo vệ môi trường môn Địa lí lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc & §µo TẠo thanh hãa
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN – NGA SƠN – THANH HÓA
-----------------*******-----------------
aa&bb
SÁNG KIẾN kinh nghiÖm 
 “ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC SỬ DỤNG TRANH ẢNH TRONG DẠY HỌC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT”.
 Người thùc hiÖn: Hàn Thanh Hạnh
 Chøc vụ: Giáo Viên
 §¬n vÞ c«ng t¸c: Trường THPT Mai Anh Tuấn
 Nga Sơn-Thanh Hóa
 SKKN thuộc môn : Địa Lí
N¨m häc 2018 - 2019
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu..1
1.1. Lí do chọn đề tài..........1
1.2. Mục đích nghiên cứu. .2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..2
1.4. Phương pháp nghiên cứu2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.....2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .........3
2.2. Thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường ở trường học.......4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường........7
3. Kết luận, kiến nghị16
- Kết luận17
-Kiến nghị.18,19,20
 Tài liệu tham khảo21
1. MỞ ĐẦU 
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế nói chung, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nói riêng, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học - kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động từ sử dụng công cụ lao động thủ công, thô sơ, thay thế bằng những công cụ, máy móc hiện đại. Năng suất lao động tăng, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp, đô thị hoá ngày càng tăng, diện tích rừng bị thu hẹp đã gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành vấn nạn ô nhiễm, gây hậu quả xấu đối với đời sống con người.
Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển dân số tăng nhanh, sinh hoạt của con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.Trong môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến hai loại chất thải đó là:
Chất thải rắn trong công nghiệp và chất thải rắn trong sinh hoạt hầu như chưa xử lý gây vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng đáng báo động. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao. Chính vì nhu cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao, lạm dụng các sản phẩm sẵn có để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trường sinh thái biến đổi, tài nguyên thêm phần cạn kiệt, nước biển dâng cao ảnh hưởng không nhỏ đến vùng đất lục địa ven bờ biển, các đảo và hải đảo trên biển Đông nước ta.
Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới tốc độ trong thiên nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, có nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện. Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế nhà trường cùng với toàn xã hội cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng Đoàn viên, thanh niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước, chiếm lực lượng khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại. Chúng ta phải giáo dục việc bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và môi trường sẽ có thể có hai mặt:
Mặt xấu: Con người thải ra môi trường các chất thải độc hại thông qua sản xuất và sinh hoạt, cũng như con người sử dụng các sản phẩm đựng, gói bằng túi nilong, các đồ ăn thức uống sử dụng đựng trong chai, lọ, hộp bằng nhựarồi vứt ra mọi chỗ mọi nơi trên bề mặt đất và thiên nhiên ngày càng bị tàn phá, ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái.
Mặt tốt: Nếu nhận thức của mỗi học sinh có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ môi trường, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con người.
Vì vậy ngày 10/01/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường và (Báo Hà Bắc ngày 16/08/1994): “Nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực, cho học sinh nên nhận rõ trách nhiệm của mình đóng góp bảo vệ môi trường, nhằm góp phần tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ”. [1]
Tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp phát huy năng lực sử dụng tranh ảnh trong dạy học bảo vệ môi trường môn Địa lí lớp 12 THPT ”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Để làm tốt về ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng nói chung, ở trường THPT đặc biệt là học sinh lớp 12 nói riêng.
- Về nội dung: Giáo dục bảo vệ môi trường trong cộng đồng, trong học sinh nói chung đặc biệt trong học sinh lớp 12 THPT của nhà trường Mai Anh Tuấn nói riêng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
* Nhiệm vụ một: Sơ lược về một số vấn đề lý luận chung về môi trường và công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong cộng đồng trước hết là trong học sinh lớp 12
* Nhiệm vụ hai: Phân tích đánh giá việc bảo vệ môi trường trong cộng đồng trước hết là trong học sinh lớp 12
* Nhiệm vụ ba: Các ý kiến đề xuất.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Kinh nghiệm giáo dục của bản thân trong quá trình giảng dạy
- Trao đổi với các bộ phận môi trường
- Nghiên cứu tài liệu về môi trường có liên quan
- Tra cứu trên mạng về vấn đề môi trường
- Giáo viên và học sinh đều phải thu thập thông tin về các nguồn tranh ảnh có liên quan về môi trường có ở Huyện và trên địa bàn toàn Tỉnh.
- Địa điểm nghiên cứu và áp dụng đề tài: Địa điểm nghiên cứu Ở tại Trường THPT Mai Anh Tuấn và áp dụng các trường và các địa phương trong huyện Nga Sơn nói riêng, trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa nói chung.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN: (ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI):
1.5.1. Nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức tự giác đối với môi trường, có trách nhiệm đối với môi trường và bảo vệ môi trường ( BVMT).
1.5.2. Để nâng cao nhận thức và giáo dục các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, trong nhà trường, gia đình, khu dân cư và toàn xã hội để có môi trường “ xanh - sạch - đẹp” và phát triển bền vững.
1.5.3. Tạo cho học sinh có nhận thức tư duy phát huy năng lực trong việc tìm kiếm, khai thác, biết những mặt tốt, mặt xấu, những tác hại của môi trường xung quanh cuộc sống con người. Những hệ lụy của nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến chất lượng cuộc sống của con người hiện tại, trước mắt và trong tương lai.
1.5.4. Các em học sinh cần phải hành động ngay dù chỉ là một cử chỉ nhỏ chung tay bảo vê môi trường cũng là một nghĩa cử đẹp trước hết hành động từ mỗi cá nhân bản thân học sinh rồi lan tỏa tới mọi người, tới cộng đồng, vì hôm nay và vì ngày mai, vì Việt Nam và toàn Trái Đất.
1.5.5. Việc sưu tầm tranh ảnh sẽ giúp học sinh phát triển phương pháp quan sát, nhìn nhận nhanh chóng hơn, thấm nhuần hơn, các em học sinh càng sưu tầm nhiều về số lượng, phong phú đa dạng về thể loại tranh ảnh có liên quan đến môi trường tốt, đến môi trường bị ô nhiễm, hoặc chụp hình qua máy ảnh, điện thoại, hoặc có em có năng khiếu vẽ tranh ảnh về môi trườngTôi nghĩ có tác dụng giáo dục mạnh hơn, nhanh hơn và phát huy được năng lực tư duy của học sinh. Trong cuộc sống sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo của các em như sáng kiến cải tiến, sáng chế các sản phẩm bảo vệ môi trường, thân thiện với môi trường và làm cho môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
* Môi trường, môi trường sống của con người là gì?
- Là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người. [2]
Trong phân loại môi trường: Môi trường sống của con người bao gồm:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm các thành phần tự nhiên(địa hình, địa chất,đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật)
+ Môi trường xã hội: Các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân bố, trong giao tiếp.
+ Môi trường nhân tạo: Các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người ( nhà ở, nhà máy, xí nghiệp, thành phố). [2]
Trong đó các nhân tố sau:
Nhân tố vô sinh như : đất, đá, nước, không khí
Nhân tố hữu sinh như : sinh vật và con người
* Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
Là tổng hợp các biện pháp nhằm giáo dục duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa tổng thể. [3]
2.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Môi trường hiện nay ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mỗi công dân cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ môi trường.
Khi những vấn đề trên chưa trở thành bức xúc, trong chúng ta tồn tại một số suy nghĩ chưa thật đúng về vấn đề này.
Con người hoàn toàn có khả năng chinh phục thiên nhiên. Đặc biệt khi khoa học - kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, người ta chỉ nghĩ đến sự tiện lợi như: ( Các túi đựng bằng ni lông chai lọ đựng đồ uống bằng nhựa, xe máy, ô tô, máy bay, tầu thủy) đến năng suất, chất lượng sản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống: Khói bụi nhà máy xả ra gây ô nhiễm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt các sinh vật, túi, chai, các đồ nhựa vứt bừa bãi mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ v.v
Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiễm ra sao, tác hại, hệ lụy như thế nào, coi đó là việc của xã hội, của người khác. Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, lại cũng không phải chỉ ở một quốc gia nào mà ở số đông người, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta hiện nay đáng báo động. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không, những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai. [4]
Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế thải chất độc hại ra môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống và sinh hoạt.
Bảo vệ môi trường (MTTN) từ đó nhận thức được mối quan hệ, tương hỗ giữa kinh tế - chính trị - văn hóa - môi trường. Hiểu biết một cách đầy đủ về sự tác động của con người tới môi trường.
2. 2 . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG HỌC.
2.2.a.Thực trạng của nhà trường trong những năm qua.
Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, xa nhà dân, xa chợ, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành.
Số lượng học sinh của nhà trường hơn 1246 em. Số lớp: 30 lớp.Diện tích khuôn viên nhà trường gần 2.0 ha. Khu vực xung quanh nhà trường công tác vệ sinh môi trường của nhân dân địa phương xung quanh nhà trường nhìn chung là tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ.
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về môi trường trong trường học
Đứng dưới góc độ công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trường học có nhiều thuận lợi về sự tuyên truyền hiểu biết về môi trường.
Chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường như các dự án của Bộ GD&ĐT phát động về vệ sinh học đường. Ngoài việc khai thác các nội dung trong các môn học như : Địa lý; Sinh học; Giáo dục công dân Do các giáo viên trên lớp thực hiện. Bên cạnh đó, nhà trường đã được đầu tư trang thiết bị hệ thống nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hàng năm, hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp. [4]
* Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn: Học sinh gần 100% là con em sống vùng ven biển gia đình có hoàn cảnh kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn. Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. Địa bàn có khí hậu mưa nhiều quanh năm, có mùa đông lạnh và ẩm ướt.
Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và hình thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan.
Đồ dùng dạy học của môn Địa lí nói riêng, liên môn giáo dục môi trường nói chung hầu như không có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay.
Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta gặp nhiều gian nan khác. Đó chính là bài toán giáo viên đào tạo về ngành này hoặc trong chương trình học chuyên nghiệp đưa việc học giáo dục môi trường cũng chỉ sơ lược mang tính chất thông báo.
Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.
2.2.b. Những công việc đã làm:
Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục môi trường trong trường học. Môn Địa lí và nhà trường đã làm được những việc như sau:
* Tác động môi trường:
- Môi trường không khí:
- Sân trường:
Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học, hàng tuần học sinh có tổ chức chăm sóc, vun sới khu vực mình phụ trách (bồn hoa cây cảnh). Trong quá trình chăm sóc cây các lớp nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, sử dụng phân hoai mục.
Hàng tuần chào cờ, bên cạnh biểu dương những lớp, những học sinh có thành tích giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ý thức bảo vệ cây, bảo vệ môi trường tốt, còn có hình thức phê bình các cá nhân, các lớp chưa thực hiện tốt. Vận động phụ huynh học sinh trồng cây cảnh cho nhà trường và các điểm trường; vận động các chi đoàn, đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua tạo quang cảnh môi trường trong nhà trường.
Nhà trường đã được trang bị bình nước lọc hợp vệ sinh cho học sinh trong quá trình sử dụng nước uống, khâu vệ sinh trường lớp luôn được coi trọng; có sọt đựng rác, có hố đổ rác cho học sinh.
- Khu lớp học:
+ Mỗi lớp trồng một cây cảnh để tạo không gian “xanh” trong trường học và cũng tạo ý thức bảo quản cho học sinh; trong mỗi lớp đều thực hiện tốt công tác vệ sinh chung có nội quy, quy ước rõ ràng, đổ rác thải đúng nơi quy định, nói không với các ản phẩm túi đựng bằng nhựa, ni lông..
- Tác động của cây xanh tạo được môi trường “xanh- sạch- đẹp”.Tạo được không khí thoáng mát, có bóng râm mát, cản bụi do tác động của các phương tiện xe cơ giới, tạo lượng ôxy cho con người
- Môn địa lí giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh trong nhà trường ở gia đình và ngoài xã hội.
- Môi trường nước:
Hệ thống thoát nước (không tự động) không liên hoàn nhưng không gây ách tắc, không ứ đọng
Nước sử dụng: nước suối hợp vệ sinh, nước giếng đào, hay nước lọc để đảm bảo vệ sinh sức khỏe học đường cho học sinh, mỗi học sinh đều được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh.
- Môi trường đất, chất thải rắn:
Bón cây cảnh, không sử dụng phân hữu cơ tươi, không sử dụng phân hóa học(thuốc trừ sâu). Chủ yếu dùng phân vi sinh hoặc dùng phân ủ hoai mục.
Xây dựng công trình vệ sinh cho học sinh đúng tiêu chuẩn quy tắc vệ sinh, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Hàng tuần xử lý các hố rác được thu gom trong quá trình vệ sinh trong tuần bằng biện pháp thu đốt, hợp đồng với công ty môi trường thu gom.
Khu rác thải được bố trí đổ riêng ở một vị trí khác, phát động thường xuyên phong trào vệ sinh trường lớp vệ sinh nơi công cộng; nhà trường phân công địa điểm vị trí bỏ rác rõ ràng.
* Giảng dạy:
- Trên lớp:
+ Thực trạng:
Địa lí là một bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên thực nghiệm, nhiều khái niệm ta tưởng dễ dàng và đơn giản với học sinh. Nhưng trong thực tế thì học sinh lại rất lúng túng, nhiều học sinh không thể nắm chắc được các khái niệm, cơ bản dẫn đến không vận dụng được kiến thức vào học tập để nâng cao nhận thức hiểu biết, trao dồi kiến thức, chưa phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo trong học tập nói chung, đối với vấn đề sử dụng môi trường và bảo vệ môi trường nói riêng
Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Trong năm học 2017 – 2018 tôi đã giảng dạy trực tiếp và kiểm tra đánh giá khảo sát chất lượng của 02 lớp 12D và 12M kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém
12D
45
10%
35%
51%
4%
12M
45
16%
30%
49%
5%
Qua kết quả trên tôi nhận thấy để học sinh học được bộ môn và có hứng thú tìm tòi, khám phá, chủ động trong học tập nâng cao nhận thức hiểu biết hơn về môi trường tài nguyên của của địa phương, của quê hương và của đất nước. Việc giáo dục môi trường được gắn với các bộ môn liên quan đưa vào giáo dục như:
Địa lý: 50%; Sinh học: 30%; Các môn khác : 20%
2.3.CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
ÁP DỤNG:
- Tích hợp kiến thức và sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy giáo dục môi trường trong chương trình học môn Địa lí lớp 12 THPT: “Phương pháp phát huy năng lực sử dụng tranh ảnh trong dạy học bảo vệ môi trường môn Địa lí lớp 12 THPT ”.
\* Công việc Giáo viên triển khai là:
+ Giáo viên: Giao và khích lệ HS trong các lớp dạy về nhà sưu tầm hoặc vẽ tranh ảnh phản ánh về môi trường ( với nhiều hình thức: Trên mạng, cất ở báo, tập san, chụp ảnh, vẽ và các tài liệu khác).
+ Số lượng tranh ảnh: Không hạn chế
+ Thời gian: HS sưu tầm 01 tuần lễ ( vì kì I mỗi lớp chỉ có 1 tiết học)
+ Địa điểm thực hiện: Ở trong các tiết học – Tiết 15 theo PPCT- Tại lớp học.
+ GV: Thực hiện tại các lớp ở đầu tiết học là thu tranh ảnh và chia tổ nhóm giao cho các tổ nhóm tự sắp xếp tranh ảnh theo mức độ chủ đề về môi trường và chọn ra các bức ảnh ấn tượng nhất – GV chuẩn bị sẵn Máy chiếu, máy chiếu hắt để trình chiếu các bức ảnh lên màn hình để HS quan sát.
+ Cuối tiết GV cùng HS bình chọn để trao thưởng những bức ảnh ấn tượng và ý nghĩa nhất ( thưởng điểm theo mức độ của tranh ảnh: Nhất, nhì, ba, KK) hoặc GV chuẩn bị sẵn: ( Bút chì, bút bi, cuốn vở, thước kẻ, eke)
+ GV: Đưa ra các câu hỏi để HS cùng tìm hiểu và phát huy năng lực tư duy của từng HS nói riêng, tổ nhóm nói chung và HS trả lời liên quan đến: ( 02 phương án bằng ví dụ ) sau:
Ví dụ 1:
- Kiến thức về thành phần môi trường gồm không khí, nước, cây cối, đất đai, cánh đồng, dòng sông, khu dân cư, nhà máy, thàng phố, trường hoc học sinh có ý thức bảo vệ và được tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn toàn diện về vị trí, vai trò, ý nghĩa to lớn của giáo dục môi trường và học sinh phải hiểu nếu những thành phần trên bị ô nhiễm thì cuộc sống của loài người sẽ kéo theo nhiều bất ổn, hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Học sinh phải hiểu những thành phần của môi trường do thiên nhiên ban tặng song không phải là vĩnh hằng tồn tại mà có lúc sẽ hết và cạn kiệt, nên phải có ý thức tôn tạo, phục hồi, bảo vệ và phát triển.
- Kiến thức về sử dụng tài nguyên và môi trường: Hợp lý, đúng đắn, khoa học, tránh khai thác sử dụng bừa bãi, ồ ạt, khai thác phải gắn liền với phần quy hoạch (trồng rừng, cải tạo đất, giữ nguồn nước ngầm, chống xói mòn).
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển bền vững, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về các vấn đề này. Một môi trường trong lành hết sức cần thiết cho con người để sống và phát triển bình thường. Sống trong môi trường không khí ô nhiễm mất cân bằng sinh thái, con người và mọi sự sống trên trái đất sẽ dần dần bị hủy diệt. Học sinh hiểu môi trường tự nhiên không phải là vô tận. Ta cần khai thác nó để phát triển song cần khai thác có quy hoạch, gắn kết với tái tạo môi trường, nhằm sự ổn định môi trường cho thế hệ mai sau. Các thế hệ tương lai rất cần tài nguyên môi trường và họ có quyền được hưởng một môi trường tốt đẹp như chúng ta. Trong quá trình sử dụng, chúng ta cần có ý thức khai thác đúng mực, đúng cách và nên tận dụng nguyên liệu tái chế than thiện với môi trường và sử dụng an toàn.
- Để bảo vệ m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_phat_huy_nang_luc_su_dung_tranh_anh_trong_d.doc