SKKN Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945

SKKN Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945

Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bảo đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Tình hình đó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá nội dung dạy học để phản ánh những thành tựu hiện đại về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, nhằm cung cấp cho học sinh những khối lượng kiến thức mới được cập nhật để họ có thể thích nghi với cuộc sống và có cơ sở để tiếp tục học tập.

- Ở các trường Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Thực tế hiện nay ở các trường THPT công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn. Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.

- Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Hoằng Hóa 2- Huyện Hoằng Hóa- Tỉnh Thanh Hóa. Học sinh của trường phần lớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thông tin. Băn khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và phương cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả

 

doc 20 trang thuychi01 11612
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC	1
TÀI LIỆU THAM KHẢO	19
PHỤ LỤC	20
PHẦN THỨ NHẤT:	 MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bảo đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Tình hình đó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá nội dung dạy học để phản ánh những thành tựu hiện đại về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, nhằm cung cấp cho học sinh những khối lượng kiến thức mới được cập nhật để họ có thể thích nghi với cuộc sống và có cơ sở để tiếp tục học tập.
- Ở các trường Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Thực tế hiện nay ở các trường THPT công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn. Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.
- Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Hoằng Hóa 2- Huyện Hoằng Hóa- Tỉnh Thanh Hóa. Học sinh của trường phần lớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thông tin. Băn khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và phương cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả
Như vậy, đối với học sinh THPTcần có một khối lượng lớn tri thức đã được thông hiểu và nắm vững, biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới và giải quyết được các dạng bài tập lịch sử. Để đạt được mục tiêu trên, không chỉ đòi hỏi sự nhiệt huyết, yêu nghề mà còn phải là sự chuyên sâu về kiến thức và có trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ thầy, cô giáo dạy lịch sử. Từ thực tiễn giảng dạy,tôi giáo viên môn Lịch sử- Trường THPT Hoằng Hóa 2- Hoằng Hóa-Thanh Hóa đã tập hợp tài liệu và tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945”. Đây là một giai đoạn có vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam và cũng là một trong những nội dung trọng tâm trong các kì thi Đại học, Cao đẳng và thi Học sinh giỏi quốc gia. Mục tiêu của tôi nhằm chia sẻ với các thầy, cô giáo dạy lịch sử nói chung và các thầy, cô giáo đang dạy đội tuyển cũng như học sinh giỏi đang ôn luyện đội tuyển cấp Tỉnh, Khu vực và cấp Quốc gia môn lịch sử nói riêng về những kiến thức cơ bản và phương pháp ôn luyện về giai đoạn lịch sử quan trọng này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Góp phần nâng cao chất lượng học sinh đại trà nói chung và chất lượng học sinh giỏi của nhà trường nói riêng.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Học sinh khối 12 Trường THPT Hoằng Hóa 2- Hoằng Hóa – Thanh Hóa
2. Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam giai đoạn (1930-1945)chương trình lịch sử lớp 12. (theo khung chương trình thực dạy và quy định hướng dẫn của SGD& ĐT Thanh Hoá)
3. Thời gian: Từ năm học 2013-2014 trở lại đây.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục tiêu giáo dục: là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử.
2. Mục tiêu bộ môn:
	a.Về kiến thức:
 	- Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình nâng cao lớp 12 THPT, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc giai đoạn (1930-1945)
	-Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh
	- Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng.
	b. Về kĩ năng:
	- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử.
	- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành.
	- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v.
	- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
	- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.Thuận lợi: Trường THPT Hoằng hóa 2- Hoằng Hóa- Thanh Hóa trong những năm gần đây về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nâng cấp rất nhiều. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu. Đội ngũ giáo viên ổn định ,có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng
2. Khó khăn:
 	- Do ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet, của các trò chời điện tử Đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập, sao nhãng việc học hành dẫn đến liệt môn, nhất là bộ môn lịch sử .
	 - Chưa loại bỏ được cách giáo dục - học tập mang tính thực dụng. Xem nặng môn này, coi nhẹ môn kia hoặc “thi gì học nấy” làm cho học vấn của học sinh bị “què quặt” thiếu toàn diện. Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổ thông là tai hại của việc học lệch, không toàn diện..
3.Các biện pháp được tiến hành:
	a.Tìm ra nguyên nhân chất lượng giải học sinh giỏi lịch sử lớp 12 năm học những năm học trước chưa cao (Chỉ đạt giải khuyến khích) là do:
	- Phía giáo viên:
	 + Còn nặng về cung cấp kiến thức cơ bản, chưa dạy chuyên sâu.
	 + Có rèn luyện kĩ năng nhưng còn hạn chế vì không có quỹ thời gian, không có môi trường để đầu tư.
	- Phía học sinh:
	+ Chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác để đáp ứng cho yêu cầu của các kì thi.
	+ Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp còn hạn chế.
	+ Học sinh ít đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
	b. Đề ra kế hoạch:
	- Đối với giáo viên:
 	+ Cung cấp kiến thức cơ bản, kết hợp dạy chuyên sâu.
	+ Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
	+ Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích hợp để kích thích và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh.
	- Đối với học sinh:
	+ Nhiều người thường nghĩ Lịch sử là môn học thuộc lòng nhưng thật ra muốn học giỏi thì phải đọc và hiểu sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Nhưng quan trọng nhất, người học giỏi lịch sử phải biết hệ thống hóa các nội dung lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tư duy theo từng sự kiện, mốc thời gian. Từ đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học. Bởi, môn lịch sử là một môn khoa học biện chứng. 
	+ Là học sinh giỏi Lịch sử không phải chỉ cần tính siêng học bài mà là phải có khả năng lập luận, thông minh, trí nhớ tốt. Đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích Sử học.
	+ Học sinh giỏi Lịch sử không những phải hoàn thành các bài tập của giáo viên giao mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên). Sau khi thảo luận nhóm và được giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu được kiến thức.
	+ Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo viên gợi ý hoặc tự tìm tòi. Học sinh phải có sổ tay để ghi chép những nội dung quan trọng. Đây là tư liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thời gian truy tìm, khi cần thiết.
	+ Nhưng nắm vững lý thuyết chưa đủ mà học sinh còn phải rèn luyện kỹ năng phân tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm. 
Ngoài ra, học sinh giỏi môn Lịch sử phải biết sử dụng triệt để các thao tác phân tích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài. 
	Hơn nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm sử có hệ thống, logic
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
	a. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
	Xuất phát từ đặc trưng tri thức Lịch sử trong chương trình THPT 
	- Đặc điểm của tri thức Lịch sử trong chương trình THPT là những sự kiện diễn ra trong quá trình của lịch sử, nên mang tính quá khứ, chỉ xảy ra trong một thời gian và không gian nhất định, không lặp lại. Khoa học Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của mỗi nước, mỗi quốc gia; lịch sử mang tính lôgíc lịch sử; lịch sử thống nhất giữa “sử” và “luận” và có quan hệ biện chứng giữa kiến thức lịch sử. 
-Vì vậy, học sinh hiểu những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, không chỉ là việc ghi nhớ sự kiện mà điều quan trọng là trên cơ sở nắm vững sự kiện cơ bản của chương trình và sách giáo khoa, học sinh hiểu được bản chất, đánh giá của sự kiện, hiện tượng và rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm của quá khứ với hiện tại.
	b. Cơ sở đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
	Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Chương trình giáo dục định hướng năng lực nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học không chỉ chú trọng phát triển các năng lực chung, cốt lõi mà còn chú trọng phát triển cả năng lực chuyên biệt (môn học). Do đó, cần tăng cường gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, ứng dụng trong thực tiễn đối với môn học. 
2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1930 – 1945 
	a. Mục tiêu
	- Trình bày được tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Phát biểu ý kiến về tác động của khủng hoảng đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.
	- Trình bày và được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
	- Trình bày và nhận xét được nội dung các phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939.
	- So sánh được các giai đoạn cách mạng trong thời kì 1930 – 1945 (về kẻ thù, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh).
	- Phân tích được ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945.
	- Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).
	- Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng về tập hợp lực lượng cách mạng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).
	- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương (9/3/1945).
	- Tóm tắt được quá trình chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám, Đánh giá được vai trò của Mặt trận Việt Minh.
	- Tóm tắt được các cuộc khởi nghĩa trong năm 1945.
	- Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945).
	- Phân tích được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám.
	b. Nội dung chủ yếu 
	- Phong trào cách mạng 1930 – 1935
	+ Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là phong trào đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là phong trào có quy mô rộng lớn, triệt để đã thành lập được chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam theo kiểu Xô Viết.
	+ Phong trào để lại bài học kinh nghiệm quý báu và là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
	- Phong trào dân chủ 1936 – 1939
	Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là một hiện tượng hiếm có trong phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng. Xuất phát từ tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển, Đảng Cộng sản Đông Dương đã định ra chủ trương và phương pháp đấu tranh mới. Trong đấu tranh, Đảng phối hợp với các lực lượng dân chủ tiến bộ, kinh nghiệm đấu tranh chính trị của phong trào được Đảng vận dụng vào việc xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
	- Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945
	+ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ở Đông Dương tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có nhiều chuyển biến to lớn. Thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố cách mạng và nhân dân, vơ vét kinh tế.
	+ Khi phát xít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp cấu kết với Nhật đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương. Yêu cầu số 1 lúc này là giải phóng dân tộc.
	+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (11/1939) và Hội nghị 8 (5/1941) đã quyết định thay đổi chủ trương đấu tranh xác định mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thành lập Mặt trận của riêng nhân dân Việt Nam (Việt Minh), xác định hình thái khởi nghĩa và chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. 
	+ Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chuẩn bị kết thúc, thời cơ thuận lợi cho cách mạng xuất hiện, Đảng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945 và cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi.
	+ Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập là mốc đánh dấu thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
3 . PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG LÀM BÀI THI
	a. Mức độ của đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 
Mục đích của các kỳ thi chọn học sinh giỏi địa phương và học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử là tuyển chọn những học sinh xuất sắc nhất để tiếp tục đào tạo và phải phát triển năng khiếu về môn học cho các em sau khi vào đại học, các em sẽ trở thành những tài năng thực sự trong một lĩnh vực khoa học lịch sử, nên các đề thi chọn học sinh giỏi có tính phân loại rất cao. 
Các đề thi học sinh giỏi ở cơ sở thường dành khoảng 30% đến 40% (có nhiều địa phương dưới 30%) số điểm cho khả năng nhận biết, phần còn lại dành cho đánh giá khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức. Như vậy, nếu chỉ dừng ở mức độ học thuộc bài, học sinh không thể đáp ứng được yêu cầu phân hóa. Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử còn khó hơn rất nhiều, nếu chỉ học thuộc bài thì chắc chắn không thể đáp ứng. Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Khu vực đều phải hướng tới đề thi cấp Quốc gia
Về kĩ năng, đề thi học sinh giỏi đòi hỏi nhiều kỹ năng cao hơn như so sánh, khái quát, giải thích, đánh giá, phân tích tổng hợp. 
	b. Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi 
Về đề thi, phân tích các đề thi trong nhiều năm cho thấy: Việc thi chọn học sinh giỏi môn lịch sử hiện nay bài viết tự luận. Câu hỏi trong đề thi thường dựa trên cơ sở câu hỏi hoặc bài tập đã nêu trong sách giáo khoa, hoặc sách giáo viên, nhưng được làm mới bằng cách sửa chữa và bổ sung thêm, theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi nội dung cần hỏi. Với thang điểm 20, các đề thi học sinh giỏi hiện nay thường có 7 câu. Nội dung đề thi hoàn toàn nằm trong chương trình Trung học phổ thông, chương trình 12 thường chiếm trên 70%, bao gồm Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Sự phân bố tỷ lệ điểm giữa phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới là 70% và 30%. 
 Đặc điểm của đề thi là không tập trung vào một bài, một chương, một phần hay một khóa trình lịch sử mà rải ra trong toàn bộ chương trình. Vì thế, thí sinh không thể học tủ, học lệch.
	c. Kỹ năng làm bài
* Lập dàn ý
Sau khi phân tích đề bài, cần lập dàn ý. Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, xác định những ý chính và trình tự của các ý, không nên chỉ hình dung đại khái và viết ngay trong giấy thi. Khi lập dàn ý cần thực hiện các bước:
- Bước 1: Kiểm tra lại yêu cầu của câu hỏi về kiến thức và kĩ năng.
- Bước 2: Khoanh vùng kiến thức (các sự kiện, quá trình lịch sử gắn với thời gian và không gian cụ thể). Điều này rất quan trọng vì có khoanh đúng vùng kiến thức mới tránh được tình trạng bị thừa hoặc thiếu trong bài làm. Chú ý mối liên hệ đồng đại (trong cùng một thời gian), hoặc lịch đại (theo trình tự thời gian trước, sau) giữa các sự kiện. 
- Bước 3: Viết dàn ý. Trước hết viết dàn ý sơ lược, ghi các ý chính, đồng thời tư duy chi tiết hoá mỗi ý đó. Căn cứ vào mục tiêu kỹ năng để lập dàn ý cho sát, không bỏ sót những ý lớn.
* Làm bài 
- Nội dung trả lời là sự trình bày và phát triển từng ý đã chuẩn bị trong dàn bài theo mỗi câu hỏi, được thể hiện bằng những câu, từ đầy đủ, chính xác, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Chú ý cách thể hiện (lập luận) sát yêu cầu của đề bài, chủ động dùng từ ngữ thích hợp với yêu cầu của câu hỏi (trình bày, giải thích, so sánh, chứng minh, phân tích, nhận xét...). Với cùng một nội dung, nhưng yêu cầu của câu hỏi khác nhau thì cách thể hiện và nội dung kiến thức hoàn toàn khác nhau. Sau khi đã viết xong nội dung trả lời câu hỏi, khắc sẽ biết kết luận như thế nào. Đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
4. BIÊN SOẠN MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tôi đưa ra một số câu hỏi, bài tập tự luận và hướng dẫn trả lời để ôn tập chuyên sâu cho học sinh giỏi khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 – 1945.
4.1. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1931
Câu 1. Vì sao đến đầu năm 1930, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Bởi vì:
- Những năm 1929 - 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề.
- Trong khi đó, Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Sự kiện đó đã cổ vũ sự bùng nổ của phong trào cách mạng ở Đông Dương.
- Xã hội Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 
- Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo đã bị thất bại. Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc đã chấm dứt.
- Tháng 2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức chặt chẽ và có cương lĩnh cách mạng đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, quy tụ lực lượng toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạo nhân dân ta bước vào một thời kì cách mạng mới. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2. Tóm tắt phong trào cách mạng 1930 – 1931. Nêu những điểm mới của phong trào này so với những phong trào yêu nước trước đó.
1. Tóm tắt phong trào cách mạng 1930 – 1931
	- Về quy mô: diễn ra liên tục trên quy mô rộng lớn, từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn và thành thị, từ các nhà máy, xí nghiệp đến các hầm mỏ và đồn điền. Mặc dù rộng lớn trong toàn quốc nhưng phong trào vẫn mang tính thống nhất cao, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và đều nhằm mục tiêu chống đế quốc và phong kiến.
	- Lực lượng tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân. Lần đầu tiên công – nông đã đoàn kết dưới sự lãnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_on_tap_cho_hoc_sinh_gioi_khi_giang_day_phan.doc