SKKN Phương pháp làm bài phần Đọc - Hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ GD đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.
Từ năm 2014 đến 2018, Bộ GD đã liên tục có nhữnghướng dẫn trongviệcđổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc - hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần Đọc - hiểu là 3.0 điểm, phần Làm văn là 7.0 điểm. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cựctrong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Dạng câu hỏi Đọc - hiểu đã nâng caovà toàn diện hơn , bao gồm các mức độ : nhận biết , thông hiểu, vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì của học sinh (trong chương trình học hoặc ngoài chương trình học). Vì vậy,việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.
Đối với học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4, nhất là lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Phương pháp làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao.
A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ GD đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. Từ năm 2014 đến 2018, Bộ GD đã liên tục có nhữnghướng dẫn trongviệcđổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc - hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần Đọc - hiểu là 3.0 điểm, phần Làm văn là 7.0 điểm. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cựctrong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Dạng câu hỏi Đọc - hiểu đã nâng caovà toàn diện hơn , bao gồm các mức độ : nhận biết , thông hiểu, vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì của học sinh (trong chương trình học hoặc ngoài chương trình học). Vì vậy,việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. Đối với học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4, nhất là lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Phương pháp làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc- hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc-hiểu của học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia. Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau: - Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu. - Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức - Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao. - Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài. - Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học . III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Để kiểm nghiệm kết quả thực tiễn của đề tài này tôi đã chọn 3 lớp để nghiên cứu: 12A1, 12A4, 12A10. - Dạng câu hỏi Đọc hiểu . IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp điều tra B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN : Câu hỏi Đọc - hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông.Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo.Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ cấp II đến cấpIII.Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài.Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. Là một trong hai phần bắt buộc có trongđề thi THPT Quốc gia, tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạtkhoảng 5.0 - 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơhội đạt điểm văn 7.0 - 8.0. Như vậy phần Đọc - hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học.Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình.Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc - hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Năm học 2013- 2014 Bộ GD& ĐT quyết định đổi mới kiểm tra đánh giá.Đề thi môn Ngữ văn bắt buộc có thêm phần Đọc - hiểu.Trong đề thi Tốt nghiệpTHPT phần Đọc hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài. Trong đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D năm 2014, phần Đọc hiểu chiếm 2/10 điểm của toàn bài thi với 1 văn bản và 3 câu hỏi nhỏ theo các mức độ khác nhau. Xét về mức độ kiến thức và tương quan thời gian trong toàn bài thi thì cấu trúc phần Đọc - hiểu như thế là hợp lí. Từ năm 2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn (đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D), nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để xét vào Đại học, Cao đẳng. Phần Đọc hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm số điểm 2/10 điểm nay được nâng lên 3/10 điểm. Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi năm 2015 ra 2 văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Năm 2016 cấu trúc đề thi môn văn cũng không có gì thay đổi so với năm học trước. Năm 2017, phần Đọc hiểu thay bằng 1 văn bản với 4 câu hỏi. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong “Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá”, ở đề nhiều câu hỏi mỗi câu hỏi sẽ đặt ở mức độ tư duy cao nhất (mỗi câu hỏi đo một cấp độ tư duy): Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao. Tuy nhiên trong quá trình ôn tập, giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn vì trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của THPT không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng, băn khoăn về cung cấp kiến thức lý thuyết như nào, rèn luyện kĩnăng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài thi. Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia, qua những năm dạy cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đã cố gắng nghiên cứu và xếp vào các phạm vi kiến thức cụ thể để học sinh dễ nhận diện và luyện đề, nhất là những kiến thức có liên quan trực tiếp, thường hay gặp trong kì thi THPT Quốc gia vào đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: ĐỀ XUẤT CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI PHẦN ĐỌC -HIỂU ĐẠT KẾT QUẢ CAO . Đề thi phần Đọc - hiểu thường đưa ra một số văn bản ngắn( văn xuôi hoặc thơ, văn bản hoàn chỉnh hay đoạn văn, đoạn thơ..), lấy từ những nguồn khác nhau, ngoài chương trình sách giáo khoa ( như sách, báo,internet..), nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học...thuộc hai dạng văn bản nhật dụng và văn bản văn học.Câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng.Lý thuyết đọc - hiểu nằm ở diện rộng: rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Chính vì vậy, tôi đề xuất cách hướng dẫn họcsinh thiTHPTQuốc gia ôn tập dạng câu hỏi Đọc - hiểu theo hướng sau: *Bước 1: Ôn luyện kiến thức phần Đọc - hiểu: Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các dạng như: - Các loại phong cách ngôn ngữ, Các phương thức biểu đạt, Các thao tác lập luận, Các biện pháp tu từ, Các phép liên kết ....... *Bước 2. Một số lưu ý về phương pháp làmphần Đọc- hiểu Ở phần này người viết đưa ra những lưu ý về phương pháp làm bài như: cách trình bày, kĩ năng nhận diện các loại câu hỏi, cách trả lời... *Bước 3. Bài tập rèn kĩ nănglàm bài phần Đọc - hiểu Sau khi giáo viên ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung cấp cho các em học sinh các đề Đọc - hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học.Phần này tôi đưa đề với các loại câu hỏi thường gặp trong đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. Các câu hỏi thể hiện ở các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửabài cho học sinh. 2.HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: 2.1. Kiến thức lí thuyết trọng tâm cần nắm vững: Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với những thầy cô ôn thi THPT Quốc gia nói chung, đặc biệt là các giáo viên mới ra trường hoặc năm đầu ôn thi THPT Quốc gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên qua đến dạng câu hỏi Đọc - hiểu này khá rộng, kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào màkiến thức đó nằm rải rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên mất nhiều thời gian thu thập, thanh lọc, xử lý kiến thức, chia thành các mảng, với các chủ đề cụ thể, cùng các ví dụ tương ứng để hướng dẫn học sinh. Tháo gỡ khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và phân loại kiên thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi Đọc- hiểu để ôn tập cho học sinh.Đặc biệt ở những phần kiến thức lý thuyết dễ nhầm lẫn tôi kẻ thành bảng kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em học sinh nhận diện đúng từng thể loại, dễ dàng khắc sâu kiến thức.Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để học sinh củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết. Dưới đây là những kiến thức lí thuyết trọng tâm mà dạng đề đọc – hiểu thường hay ra : Các phong cách ngôn ngữ : Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện 1 Phong cách ngôn ngữ khoa học Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu 2 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. 3 Phong cách ngôn ngữ chính luận Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội 4 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện 5 Phong cách ngôn ngữ hành chính Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội. 6 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốttrao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân 1Trong trang này: Sơ đồ tư duy được trích trong TLTK[1] 2.1.2 Các phương thức biểu đạt : Phương thức Đặc điểm nhận diện Thể loại Tự sự Kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Phương thức tự sự còn được dùng để khắc họa tính cách nhân vật, từ đó đưa ra những nhận thức sâu sắc, mới lạ về bản chất con người và cuộc sống - Bản tin báo chí - Bản tường thuật, tường trình - Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. - Văn tả cảnh, tả người, vật... - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút. Thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng. - Thuyết minh sản phẩm - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật - Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học. Nghị luận Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.Từ đó dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. - Cáo, hịch, chiếu, biểu. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận. - Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa. Hành chính- công vụ Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. - Đơn từ - Báo cáo - Đề nghị Học sinh Lưu ý: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm song sẽ có một phương thức nổi bật. 2.1.3. Các thao tác lập luận : TT Thao tác lập luận Đặc điểm nhận diện 1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình. 2 Phân tích Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. 3 Chứng minh Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.) 4 Bác bỏ Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình. 5 Bình luận Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng. 6 So sánh So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Học sinh Lưu ý: Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao tác chính. Các hình thức lập luận( diễn đạt) : Diễn dịch: Câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu còn lại mang ý nghĩa minh họa, cụthể cho câu chủ đề. Qui nạp : Trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm minh họa cho câu chốt( chủ đề) ở cuối đoạn. Móc xích: Sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kía theo lối ý sau móc nối vào ý câu trước để bổ sung, giải thích... cho ý trước. Song hành: Sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung, phối hợp nhau. Tổng - phân - hợp: Câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu sau dẫn giải , làm rõ cho câu chủ đề, sau đó tổng hợp, khái quát vấn đề. Một số biện pháp tu từ tiêu biểu: Trong đề thi, câu hỏi thường có dạng: tìm ra biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy. Chính vì thế các em phải nhớ được hiệu quả nghệ thuật mang tính đặc trưng của từng biện pháp. Đáp ứng yêu cầu nhớ kiến thức trọng tâm tôi đã cung cấp cho các em bảng kiến thức sau: Biện pháp tu từ Đặc điểm nhận diện - Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật) So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc Ẩn dụ Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhân hóa Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc Điệptừ/ngữ/cấu trúc Điệp là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn, câu thơ. Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng Thậm xưng Tô đậm, phóng đại về đối tượng Câu hỏi tu từ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định) Đảo ngữ Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt Đối Là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng Im lặng Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt 2.1.6. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản) Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước Hình minh họa bài dạy( nguồn: lớp 12A10- THPT Hoằng Hóa 4) Phương pháp làm bài thi phần Đọc - hiểu: Theo cấu trúc đề thi năm 2017 và đề minh họa năm 2018 của Bộ GD và ĐT , đề thi phần đọc hiểu có 4 câu hỏi nhỏ theo mức độ: nhận biết 2 câu (1.0 điểm); thông hiểu 1 câu (1.0 điểm );vận dụng 1 câu (1.0 điểm ). Đề thi không đi vào kiến thức trên diện rộng mà điểm vào những vùng kiến thức rất nhỏ trong thao tác đọc hiểu văn bản. Không chỉ vậy, phần văn bản trích dẫn không nhất thiết nằm trong chương trình sách giáo khoa nên phần nhiều gây bỡ ngỡ với các em. Để khắc phục được điều này, trước hết học sinh phải có một tâm thế bình tĩnh trước bất kì câu hỏi nào và có phương pháp thích hợp để làm bài. Vì vậy, trong quá trình ôn tập, tôi hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày ứng với từng phần như sau: Câu 1(0.5 điểm). Yêu cầu của câu hỏi thường là: nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt/thao tác lập luận/phong cách ngôn ngữ của văn bản/ câu chủ đề/ cách trình bày đoạn văn. - Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/phép liên kết/ biện pháp tu từ... nổi bật trong văn bản. - Chữa lỗi chính tả/dùng từ/đặt câu . Học sinh cần nắm vững và trả lời chính xác từ khóa của các đơn vị kiến thức: (1)Phương thức biểu đạt, phương thức biểu đạt chính( tự sự , miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,hành chính công vụ ). (2) Phong cách chức năng ngôn ngữ(báo chí, sinh hoạt,khoa học, nghệ thuật, chính luận, hành chính). (3) Thao tác lập luận( giải thích, phân tích,chứng minh, bác bỏ,bình luận, so sánh). (4) Các hình thức diễn đạt văn bản (diễn dịch, qui nạp, móc xích,song hành, tổng phân hợp); 2Trong trang 6: SĐTD được trích trong TLTK[1], trang 10 tranh được trích trong phụ lục Ở dạng câu hỏi này, học sinh lưu ý : đối với câu hỏi xác định phương thức biểu đạt chính: Nếu là thơ trữ tình thì thông thường phương thức biểu đạt chính sẽ là biểu cảm. Nếu là truyện thì sẽ là tự sự. Nếu là các câu truyện trong Hạt giống tâm hồn thì phương thức biểu đạt chính thường là tự sự, nghị luận. Nếu nguồn dẫn là một tin cập nhật trên báo thì phương thức chủ yếu là nghị luận, thuyết minh... Câu 2 ( 0.5 điểm) đề thường hỏi : “ Theo tác giả, vấn đề được nói đến trong văn bản là gì?”. Học sinh cần lấy ngữ liệu từ văn bản và trả lời ngắn gọn câu hỏi theo ý tác giả chứ không phải suy nghĩ theo bản thân
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_lam_bai_phan_doc_hieu_trong_de_thi_thpt_quo.docx