SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà

SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà

Chủ trương thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo đã được thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ trong các văn kiện Đại hội Đảng những năm qua. Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Trong các văn kiện Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm và tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỉ XXI, khẳng định triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Đổi mới toàn diện được thể hiện trong nội dung và phương pháp đổi mới đó là : Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Trong nhiệm vụ đổi mới, phương pháp dạy học là nội dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác giáo dục. Phương pháp dạy học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập sáng tạo mà còn góp phần phát triển toàn diện cho người học. Cùng với đó là đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng. Gắn giáo dục với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, gia đình, nhà trường, gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống.

docx 37 trang Mai Loan 06/04/2025 1432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT QUANG HÀ
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
 Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 
 môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà.
Tác giả sáng kiến: Tạ Thị Thúy Ninh
* Mã sáng kiến: 32.58.02
 Vĩnh Phúc, năm 2019 học và đạt hiệu quả cao với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Học sinh 
cũng cần có những đổi mới trong phương pháp học tập để vừa đạt được các mục 
tiêu lĩnh hội kiến thức và kĩ năng, phát triển năng lực, đồng thời đạt kết quả cao 
trong kì thi THPT quốc gia. Để ôn tập hiệu quả, dễ dàng đạt điểm cao trong kì 
thi quan trọng này đòi hỏi cần có những hiểu biết đầy đủ về đề thi, hình thức thi 
cũng như có phương pháp ôn tập sao cho tốn ít thời gian công sức mà đạt kết 
quả cao nhất. Đó là những lí do thôi thúc bản thân tôi lựa chọn đề tài “Phương 
pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường 
THPT Quang Hà” nhằm tìm câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề trên.
2. Tên sáng kiến:
 Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn 
Địa lí tại trường THPT Quang Hà.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Tạ Thị Thúy Ninh
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình 
Xuyên - Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0975 502 116
 Email: tathithuyninh.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 Tác giả sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Dạy học địa lí lớp 12 và hướng dẫn HS ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ tháng 11/2017 (trong quá trình ôn thi 
THPT quốc gia môn Địa lí của năm học 2017 – 2018). Sáng kiến tiếp tục được 
chỉnh sửa và hoàn thiện, đồng thời đang được áp dụng trong việc dạy học và 
hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí năm học 2018 – 
2019 tại trường THPT Quang Hà.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 2 7.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp hướng dẫn HS ôn thi THPT 
quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà
7.2.1. Cơ sở lí luận
 a. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 
và kiểm tra đánh giá ở trường THPT
 Chủ trương thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo đã được thể 
hiện rõ ràng và mạnh mẽ trong các văn kiện Đại hội Đảng những năm qua. 
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI 
đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
 Trong các văn kiện Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt 
và làm rõ hơn lập trường, quan điểm và tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định 
đây là quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai 
mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỉ XXI, khẳng định 
triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy 
nghề”. Đổi mới toàn diện được thể hiện trong nội dung và phương pháp đổi mới 
đó là : Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương 
pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và 
phẩm chất người học. Trong nhiệm vụ đổi mới, phương pháp dạy học là nội 
dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác giáo dục. 
Phương pháp dạy học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc 
lập sáng tạo mà còn góp phần phát triển toàn diện cho người học. Cùng với đó là 
đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo 
dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng. Gắn giáo dục với nhu 
cầu phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, gia đình, nhà trường, gắn lí 
thuyết với thực tiễn cuộc sống.
 Một trong những khâu quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục đó là 
kiểm tra đánh giá qua kì thi THPT quốc gia. Trên cơ sở các chủ trương, chính 
sách và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục 
và đào tạo công bố chính thức phương án thi THPT quốc gia năm học 2016 – 
2017. Dự kiến phương án sẽ được thực hiện tương đối ổn định trong những thời 
gian tiếp theo với những nội dung chủ yếu sau đây:
 Tổ chức cụm thi:
 - Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở 
GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố
 4 bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở 
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh. Về cách tính điểm 
để xét tốt nghiệp có sự thay đổi, nếu như hai năm trước, để xét tốt nghiệp thì 
điểm trung bình các môn học lớp 12 chiếm 50% và tỉ lệ điểm thi là 50%. Nhưng 
năm 2019, tỉ lệ để xét tốt nghiệp tương ứng là 30% và 70%. Hình thức tổ chức 
thi, chấm thi cũng có một số thay đổi trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các kì thi 
trước, đảm bảo kì thi diễn ra nghiêm túc hơn, phản ánh chính xác và khách quan 
chất lượng học tập của các nhà trường hơn. Với những sự thay đổi như vậy, đây 
là yêu cầu ngày càng cao về quá trình học tập và kết quả bài thi đối với các sĩ tử 
tham gia kì thi.
 Như vậy, Địa lí trong tổ hợp môn Khoa học xã hội, là một trong hai môn 
tự chọn, được thi theo hình thức thi trắc nghiệm khác quan. Đây là nội dung 
hoàn toàn mới so với trước đây. Trước yêu cầu của thực tiễn, giáo viên và học 
sinh trong quá trình dạy và học ôn thi THPT quốc gia cần có những sự điều 
chỉnh mới cho phù hợp với yêu cầu nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao là một vấn 
đề cấp thiết đặt ra hiện nay.
 b. Thi trắc nghiệm khách quan
 Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả 
năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó. 
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết, 
kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con 
người trong nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách 
quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như y học, tâm lý, giáo dục, ở 
nhiều nước.
 Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ 
biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức 
của người học. Tại nước ta, trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ 
thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và kỳ thi kết thúc học phần tại nhiều trường.
 * Thi trắc nghiệm khác quan có nhiều ưu điểm:
 - Thí sinh có thể dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu 
trả lời đúng nhất trong số những câu trả lời gợi ý.
 - Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được kiến thức của chương trình. Học 
sinh chỉ cần trả lời ngắn gọn hoặc lựa chọn đáp án.
 - Dễ dàng tổ chức thi đảm bảo khách quan, chính xác và công bằng.
 - Người chấm ít tốn công và kết quả chấm là khách quan vì không bị ảnh 
hưởng tâm lý khi chấm.
 * Bên cạnh đó, trắc nghiệm khách quan cũng có một số nhược điểm:
 6 khách quan 100%. Trong bài thi môn Địa lí, với thời gian 50 phút các em cần 
phải trả lời 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đây là vấn đề tương đối mới nên đòi hỏi có 
những phuơng pháp dạy học mới phù hợp với đặc thù bộ môn và đáp ứng hình 
thức thi mới nhằm đạt hiệu quả cao. Môn Địa lí là môn học thuộc bộ môn khoa 
học xã hội nhưng cũng mang những tính chất của môn khoa học tự nhiên. Để 
qua điểm liệt là điều khá dễ dàng, nhưng để đạt điểm cao cũng đòi hỏi đầu tư về 
thời gian, khả năng tư duy, có phương pháp học tập hợp lí và hiệu quả. Có nhiều 
yêu cầu về kiến thức và kĩ năng Địa lí khá phức tạp trong đề thi THPT quốc gia 
được thể hiện bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm mà học sinh cần biết cách 
phân tích, tư duy để trả lời được. Đây là những vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi 
giáo viên và học sinh cần hiểu rõ đặc thù về hình thức thi, có phương pháp dạy 
và học phù hợp trong quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quả cao trong kì thi 
THPT quốc gia.
7.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn 
Địa lí
7.3.1. Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 và cấu trúc đề thi THPT quốc gia 
môn Địa lí
 a. Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12
 Từ năm học 2016 – 2017, phương án thi THPT quốc gia được thực hiện theo 
phương án và hình thức mới, nhiều đổi mới về phương pháp tổ chức thi và hình thức 
của đề thi. Môn Địa lí với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, được duy trì trong 
nhiều năm tiếp theo. Năm học 2018 – 2019, nhìn chung hình thức tổ chức kì thi và 
đề thi về cơ bản không có nhiều thay đổi. Nội dung phạm vi kiến thức của đề thi 
môn Địa lí tập trung chủ yếu trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT.
 Cấu trúc nội dung chương trình Địa lí lớp 12 gồm những nội dung cơ bản sau đây:
 Bảng 1: Cấu trúc nội dung chương trình Địa lí lớp 12
 Phần Bài Tiết Tổng số tiết
Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập 1 1 1
Địa lí tự nhiên 2 - 15 2 – 16 13
Địa lí dân cư 16 - 19 19 – 22 4
Địa lí các ngành kinh tế 20 - 31 23 – 35 13
Địa lí các vùng kinh tế 32 - 43 38 – 48 11
Địa lí địa phương 44 - 45 49 – 50 2
 8 Bảng số liệu 1 0,25
 Tổng số 40 10
 Theo cấu trúc đề minh họa, đề thi Địa lí gồm 40 câu trắc nghiệm với thời 
gian làm bài 50 phút. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá 
trình làm bài. Cũng giống như đề thi chính thức năm 2018, đề thi có 25 câu lí 
thuyết (62,7%) và 15 câu thực hành (37,5%). Trong đó, phần thực hành có 11 
câu khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, 2 câu về biểu đồ và 2 câu khai thác bảng số 
liệu. Nội dung đề thi nằm trong chương trình Địa lí lớp 11 và lớp 12. Tỉ lệ câu 
hỏi lớp 11 là 10% (2 câu lí thuyết, 2 câu thực hành), 90% câu hỏi lớp 12 (23 câu 
lí thuyết, 13 câu thực hành).
 Trong đó, câu hỏi lớp 12 bao quát nội dung tất cả các phần trong chương 
trình môn Địa lí 12, phù hợp với khối lượng kiến thức của mỗi phần trong 
chương trình gồm: Địa lí tự nhiên: 5 câu; Địa lí dân cư: 2 câu; Địa lí kinh tế 
ngành: 8 câu; Địa lí kinh tế vùng: 8 câu. Câu hỏi kĩ năng Địa lí 12 có 13 câu (11 
câu hỏi Atlat Địa lí Việt Nam, 2 câu hỏi về biểu đồ và bảng số liệu). Câu hỏi 
phần Địa lí 11 có 2 câu hỏi phần Địa lí khu vực và quốc gia, 2 câu hỏi về kĩ 
năng biểu đồ và bảng số liệu.
 Với cơ cấu và số lượng câu hỏi của đề minh hoạ nêu trên, rất phù hợp với 
thời gian làm bài 50 phút. Câu hỏi kĩ năng nhằm vào các kĩ năng cơ bản của 
môn Địa lí 12: Đọc Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số 
liệu thống kê. Đề thi được trình bày từ những câu dễ đến những câu khó, đảm 
bảo có các mức độ kiến thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng đến vận dụng 
cao. Nhìn chung, đề thi đã bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình 
môn Địa lí, chủ yếu lớp 12, đảm bảo tính vừa sức của học sinh, phù hợp với đổi 
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT hiện nay 
và có tính phân hóa rõ ràng. Đặc biệt, đề minh hoạ đã đề cập đến những kiến 
thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát 
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam mà học sinh được học trong chương trình lớp 
12; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng nói riêng, đề 
minh hoạ đã sử dụng số liệu thống kê được cập nhật mới nhất.
 Các câu hỏi của đề thi được sắp xếp tăng dần theo 4 mức độ nhận thức: 
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Mức độ nhận biết 32,5% (13 
câu), thông hiểu 25% (10 câu); Mức độ vận dụng (thấp): 25%; vận dụng cao 
17,5% (7 câu). Mức độ phân hóa của đề thi minh họa khá rõ ràng và đảm bảo 
được tính kế thừa về độ phân hóa của đề thi THPT quốc gia năm 2018. Cụ thể, ở 
mỗi phần (Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế ngành, địa lí các vùng kinh 
tế , kĩ năng) đều phân bố các câu hỏi. Các câu hỏi của đề thi được sắp xếp tuần
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_on_thi_thpt_quoc.docx
  • pdf32.58.02.pdf