SKKN Phương pháp giúp học sinh vẽ tranh Đề tài, lồng ghép chương trình giáo dục địa phương

SKKN Phương pháp giúp học sinh vẽ tranh Đề tài, lồng ghép chương trình giáo dục địa phương

 Với bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông, mà đặc biệt là Trường THCS Thành Hừng có môi trường học tập phù hợp và thân thiện với học sinh.Để phát huy khả năng học tập của các em trong nhiều lĩnh vực môn học không thể không nhắc đến môn mỹ thuật.Đây là môn phát triển tư duy và có khả năng quan sát tốt giúp các em hình thành tính tư duy trừu tượng tốt. Môn Mĩ thuật cấp trung học cơ sở góp phần giáo dục thẩm mĩ giúp học sinh phát triển toàn diện. Qua nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật, đặc biệt trong vẽ tranh đề tài. Những bài vẽ tranh phong cảnh từ đấy học sinh yêu quý thiên nhiên hơn và biết trân trọng cái đẹp trong môn mỹ thuật.

doc 19 trang thuychi01 9920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giúp học sinh vẽ tranh Đề tài, lồng ghép chương trình giáo dục địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THÀNH HƯNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH 
 VẼ TRANH ĐỀ TÀI, LỒNG GHÉP
 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Người thực hiện: Nguyễn Tư Tiến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Hưng
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mỹ Thuật
THẠCH THÀNH . NĂM 2018
MỤC LỤC
	Trang
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 
	1.1. Lý do chọn đề tài .1
	1.2. Mục đích của đề tài .1
	1.3. Đối tượng nghiên cứu ..2
	1.4. Phương pháp nghiên cứu 1
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến ...1-2
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
	2.1. Cơ sở lý luận ....2
	2.2. Thực trạng vấn đế trước khi áp dụng.2
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. .. 3-13
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân.. 14
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 3.1. Kết luận.15
	3.2. Kiến nghị15
 Tài liệu tham khảo. ..16
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH VẼ TRANH ĐÈ TÀI LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
I/PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Với bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông, mà đặc biệt là Trường THCS Thành Hừng có môi trường học tập phù hợp và thân thiện với học sinh.Để phát huy khả năng học tập của các em trong nhiều lĩnh vực môn học không thể không nhắc đến môn mỹ thuật.Đây là môn phát triển tư duy và có khả năng quan sát tốt giúp các em hình thành tính tư duy trừu tượng tốt. Môn Mĩ thuật cấp trung học cơ sở góp phần giáo dục thẩm mĩ giúp học sinh phát triển toàn diện. Qua nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật, đặc biệt trong vẽ tranh đề tài. Những bài vẽ tranh phong cảnh từ đấy học sinh yêu quý thiên nhiên hơn và biết trân trọng cái đẹp trong môn mỹ thuật.
1. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
 Từ mục tiêu chung của môn mỹ thuật và tôi chọn cánh vẽ tranh đề tài cho học sinh tìm hiểu nhiều về thiên nhiên. 
 Mục đích tôi chọn đề tài này là nhằm trát triển tính sáng tạo trong khi học sinh vẽ bài và tạo cho học sinh tính tự lập và thể hiện hết khả năng của bản thân về tác phẩm yêu thích của mình. Biết yêu quý thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường 
Giáo viên phải tìm hiểu cụ thể từng bài và có sự chuẩn bị tỉ mỉ và giáo vụ trực quan tốt,sử dụng linh hoạt các khâu lên lớp nhất là phương pháp mới học theo nhóm để phát huy khả năng của từng em.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Các phương pháp dạy học giúp học sinh hứng thú và tích cực học tập.Đặc biệt là học tập theo nhóm
 Học sinh các khối 6,7, 8, 9 Trường THCS Thành Hưng
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Vận dụng linh hoạt các phượng pháp dạy học, phương pháp học nhóm, giáo viên cần quan sát, so sánh khả năng tiếp thu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng học sinh học sinh khi thay đổi phương pháp dạy học. 
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
 Giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Đặt biệt giáo viên sử dụng nguồn tư liệu sẵn có của học sinh khóa trước,quay phim chụp ảnh trình chiếu cho học sinh xem, nhưng thước phim tư liệu về trò chơi dân gian, các danh lam thắng cảnh việt nam như thành nhà Hồ Thanh Hóa các em biết nhằm giúp học sinh hứng thú và tích cực học tâp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Trong bài dạy vẽ tranh đề tài có lồng ghép chương trình địa phương giáo viên được sử dụng nhiều phương pháp và khai thác triệt để các phương pháp như: quan sát nhận xét, thảo luận nhóm, tham gia trò chơi . Làm cho tiết học phong phú sinh động giáo viên được phát huy hết khả năng giảng dạy nhằm truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong tiết học không còn đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Giáo viên giữ vai tròn hướng dẫn gợi mở cho học sinh, Học sinh giữ vai trò chủ đạo, các em luôn được đặt vào trong tình huống có vấn đề, học sinh luôn phải suy nghĩ, trả lời, câu hỏi của giáo viên, tham gia các trò chơi, các em học sinh hoạt động không ngừng giúp các em học sinh hứng thú và tích cực học tập. 
 Thông qua bài dạy giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là tư liệu địa phương, phong cảnh quê hương. nhất là cảnh đồng quê xã thành hưng.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Thuận lợi
 Là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS Thành Hưng nhiều năm, tôi tìm hiểu rất kỹ, với sự phát triển kinh tế của xã Thành Hưng, mổi gia đình có đủ điều kiện mua đồ dùng học tập cho các em. Các em rất yêu môn mỹ thật
 Đa số học sinh yêu thích môn Mĩ thuật, các em tự tìm tòi, nghiên cứu thêm môn Mĩ thuật, có tính sáng tạo óc tưởng tượng phong phú trong các bài vẽ tranh, nhất là tranh phong cảnh
 Giáo viên thân thiện với học sinh, tạo điều kiên rèn luyện kĩ năng cho học sinh
 Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình giảng dạy còn có một số khó khăn sau:
 Cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, chưa có phòng học dành riêng cho môn Mĩ thuật.
 Một số học sinh chưa đầu tư cho môn học Mĩ thuật, còn xem môn học là môn phụ.
Các em dành thời gian cho môn học chưa nhiều nên đa số bài vẽ của các em chưa có chiều sâu, bài vẽ còn sơ sài.
 Một số nhỏ học sinh chưa nhìn nhận tốt về môn mỹ thuật đang còn học đối phó thiếu đồ dùng học tập không chịu đầu tư, gia đình chưa quan tâm đến môn học, chính vì thế mà việc học môn mỹ thuật còn lơ là nhiều em còn thiếu đồ dùng học tập.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC.
 Môn Mĩ thuật là môn học yêu thích đối với học sinh có năng khiếu nhưng cũng rất khó khăn đối với những em khác. Vì thế ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản, người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm đem lại niềm vui cho học sinh, làm cho học sinh nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình và xung quanh mình. Lứa tuổi các em thích sự năng động, tìm tòi, khám phá, nếu tiết dạy chỉ đơn giản là truyền đạt kiến thức thì dễ gây ra cho các em sự nhàm chán, đơn điệu.
 Trong tiết học không còn đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn gợi mở cho học sinh, học sinh giữ vai trò chủ đạo, các em luôn được đặt vào trong tình huống có vấn đề, học sinh luôn phải suy nghĩ, trả lời, câu hỏi của giáo viên, tham gia các trò chơi, các em học sinh hoạt động không ngừng giúp các em học sinh hứng thú và tích cực học tập. 
 Thông qua bài dạy giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là tư liệu địa phương, những câu ca dao tục ngữ, nhằm giáo dục truyền thống địa phương niềm tự hào dân tộc mình và đậm đà bản sắc dân tộc.
 2.3.2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VÀ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
 * Chương trình học môn Mĩ thuật THCS điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
 Các bài vẽ tranh đề tài có lồng ghép chương trình địa phương trong chương trình của Mĩ thuật, được phân phối thời gian trong hai tiết dạy. Đó là điều kiện tốt để giáo viên hoàn thành bài dạy và sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực.
 * Mục đích yêu cầu
 Kiến thức: Giúp các em hoàn thiện hơn về cách thể hiện tranh, nâng cao về bố cục, hình vẽ, màu sắc.
 Kỹ năng: Các em thể hiện được nội dung bức tranh về đề tài có lồng ghép chương trình địa phương.
 Thái độ: Các em thêm yêu quê hương, biết ơn thầy cô giáo,thế hệ cha anh, giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ danh lam thắng cảnh., yêu thích phân môn vẽ tranh đề tài.
2.3.3. CHUẨN BỊ.
 Giáo viên:
 Chuẩn bị giáo án
 Tranh ảnh tư liệu địa phương , tranh của giáo viên, tranh của học sinh
 Một số phim tư liệu cảnh đẹp quê hương đất nước.
 Học sinh:
 Chuẩn bị dụng cụ học tập: giấy vẽ, chì, màu
 Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên đã dặn (nội dung tranh, ảnh về địa phương, phong cảnh quê hương thanh hóa)
2.3.4. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1 Ổn định tổ chức
2 Nhận xét bài vẽ học sinh khóa trước
3 Bài mới
 Giáo viên giới thiệu bài mới
 Giáo viên giới thiệu với học sinh một số bức tranh , ảnh . 
 Cho các em thảo luận và nhận xét: 
+ Tên bức tranh?
+ Nội dung bức tranh?
+ Bố cục trong tranh?
+ Các hoạt động trong tranh?
 Học sinh quan sát và nhận xét bức tranh
 Giáo viên có thể dựa trên những nội dung sau đây để bổ sung phần nhận xét của các em:
+ Tên bức tranh:
+ Nội dung bức tranh: miêu tả lại lịch sử địa phương, cảnh đẹp đất nước..
+ Bố cục tranh : Đánh giá vai trò quan trọng của địa phương
+ Các hoạt động trong tranh: sản suất , phong cảnh địa phương,di tích lịch sử ...
 Giáo viên đặt câu hỏi: 
 + Địa phương ta có truyền thống gì quý báu ?
+ Danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương ta?
+ Nghành nghề truyền thống của địa phương là gì?
 Thông qua hoạt động này, giáo viên tái hiện lại hoạt động lao động, và sản xuất, nghành nghề địa phương đóng vai trò gì trong sự nghiệp phát triển chung, tạo cho học sinh sự thích thú, làm cho không khí lớp học vui tươi, sinh động hơn.
 Để ca ngợi vẻ đẹp của địa phương , di tích lịch sử địa phương.trong dân gian đã có rất nhiều câu ca dao tục ngữ ca ngợi , hoặc các địa danh nổi tiếng . Giáo viên chia lớp thành hai nhóm thảo luận và tham gia trò chơi viết những câu ca dao tục ngữ, bài thơ, hoặc địa danh nổi tiếng ở thanh hóa.
 Thể lệ là: trong hai phút, mỗi nhóm cử lần lượt các em học sinh lên bảng ghi những câu ca dao tục ngữ, bài thơ , địa danh có ở thanh hóa, không ghi lại những câu ca dao tục ngữ, địa danh mà đội bạn đã ghi. Giáo viên theo dõi và công bố đội thắng cuộc và thưởng các em bằng tràn vỗ tay.
 Giáo viên có thể tham khảo một số câu nói về các địa danh địa danh sau đây:
+ Thác mây,Thác voi.Suối cá 
+ Thành nhà Hồ
+ khu di tích lam kinh.
+ Động từ thức
+ Khu du lịch sầm sơn
+ Đảo cát bà.......
 Những địa danh trên đã rất quen thuộc với các em, nên khi giáo viên cho các em tham gia trò chơi, các em tham gia rất tích cực. Thông qua trò chơi này, giáo viên giáo dục các em yêu quê hương, bảo vệ di tích , danh lam thắng cảnh địa phương. Trò chơi giúp lớp học vui nhộn hơn, kích thích các em nhiệt tình tham gia tiết học, làm cho các em hứng thú và tích cực học tập.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài tranh phong cảnh quê hương
 Giáo viên giới thiệu một số bức tranh , ảnh và cho học sinh đọc tên các bức tranh, Ảnh .
Ví dụ: Khu di tích Ngọc Trạo 
 Khu di tích thành nhà Hồ
 Khu du lịch thác voi 
 Suối cá thần Cẩm Lương 
 Khu du lịch Sầm Sơn
 Khu sinh thái thác Mây Thạch Lâm thạch thành
 Khu di tích Lam Kinh
 Động Từ Thức
 Khu di tích lịch sử Hang Ma
 Cánh đồng xã Thành Hưng 
 Giáo viên đặt câu hỏi: em hãy kể thêm một số nội dung khác.
 Em hãy nhân xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc?
 Giáo viên nên chọn nội dung tranh phong phú, nhiều bố cục và có cách thể hiện màu khác nhau để gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên khai thác đồ dùng dạy học để hướng dẫn các em về bố cục, hình vẽ, màu sắc
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ
 Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi minh hoạ cách vẽ.
 Giáo viên chọn hai em học sinh tham gia trò chơi.
+ Một em giới thiệu các bước tiến hành bài vẽ.
+ Một em minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ
 Giáo viên và các em học sinh nhận xét đánh giá phần tham gia trò chơi của các em.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ màu.
 Bài tập: Các em hãy vẽ một bức tranh về đề tài trên.
 Giáo viên hướng dẫn thực hành.
 Giáo viên quan sát, bao quát lớp, động viên các em thêm về cách tìm nội dung thể hiện vào tranh, bố cục, hình vẽ, màu sắc.
 Giáo viên tìm chọn những bài vẽ khá, tốt giới thiệu với cả lớp để động viên các em vẽ và để các bạn khác rút kinh nghiệm. 
2.4, HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN THÂN ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
 Kết quả đạt được:
 Trong chủ đề vẽ tranh đề tài có sử dụng lồng ghép chương trình địa phương, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như: quan sát- nhận xét, thảo luận nhóm, tham gia trò chơi
 Dùng tư liệu,Trình chiếu tranh ảnh địa phương và cảnh đẹp Việt Nam. Học sinh đã học vẽ tranh đề tài trong chương trình Mĩ thuật lớp 6 nên nội dung tranh, bố cục đã rất quen thuộc với các em, bên cạnh đó học sinh được xem và đi thực tế, bởi vì đây là đề tài rất gần gũi với các em cho nên khi giáo viên ra trò chơi các em sẽ tham gia rất tích cực, kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác làm cho giáo viên và học sinh làm việc hết mình, các em học sinh hăng hái phát biểu, hứng thú học tập. 
 Từ đó kích thích sự sáng tạo, óc tưởng tượng của các em để các em thực hành tốt và hoàn thành bài vẽ.
 Đồng thời giáo dục các em yêu quê hương, đát nước . Lòng tự hào về làng nghề mình và di tích lịch sử
 Qua nhiều năm giảng dạy ( từ năm 2002 đến nay ) giáo viên đã vận dụng những phương pháp trên vào các lớp đã đạt được một số kết quả khả quan: Đa số các lớp đều hứng thú và tích cực học tập: 100% các em biết làm bài và có tính sáng tạo cao. Được đồng nghiệp đáng giá cao.
3. KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
 Phương pháp dạy học trên đối với bài dạy vẽ tranh đề tài có lồng ghép chương trình địa phương, rất hay bản thân tôi thấy có thể áp dụng được cho tất cả các trường trong huyện.Vì đây là bài vẽ tranh đề tài , để chuẩn bị một tiết dạy thì đồ dùng cũng đễ chuẩn bị có thể áp dụng với mọi cơ sở vật chất, phù hợp trình độ học sinh, gây cho học sinh sự hứng thú tích cực học tập. Đó là nguồn động viên lớn đối với tôi, để tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học mới.
 Tôi viết sáng kiến này với mong muốn được tham khảo chắc chắn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục, đây chỉ là một số ý tưởng , và giải pháp trong các bài vẽ theo đề tài có lồng ghép chương trình địa phương, mong các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tham khảo vận dụng và góp ý cho tôi hoàn thiện hơn vào quá trình giảng dạy của mình 
3.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Mĩ thuật, năm học 2017-2018.
Sách Mĩ thuật 6,7,8,9.
Sách giáo viên môn Mĩ thuật 6,7,8,9.
Phân phối chương trình mới năm 2017.
Tài liệu , tranh ảnh địa phương và cảnh đẹp quê hương thanh hóa
Tài liệu lịch sử địa phươngvv 
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN tôi viết, không sao chép của ai
 Thành Hưng, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Xác nhận của hiệu Trưởng Người viết sáng kiến
 Nguyễn Tư Tiến

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giup_hoc_sinh_ve_tranh_de_tai_long_ghep_chu.doc