SKKN Phương pháp giải toán oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm

SKKN Phương pháp giải toán oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm

Mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy học là góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà.Theo Luật Giáo dục Việt Nam: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Muốn đổi mới giáo dục thì phải tích cực đổi mới cách dạy và cách học, thay đổi nhận thức về chất lượng dạy và học. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải bỏ thói quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều mà phải tạo ra cơ hội cho học sinh tiếp cận và phát hiện kiến thức, biết giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

 Trong quá trình dạy học môn Hóa học, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy (phương pháp luyện tập), phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Thông qua việc giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.

Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học.

 Với những lý do trên đủ để tôi thấy rằng tôi phải nghiên cứu từng vấn đề thật tốt và thật kỹ để làm sao học sinh dễ học nhất và dễ nhớ nhất, bài tập môn Hoá rất đa dạng và phong phú về các dạng bài tập trong đó có dạng bài tập liên quan đến phản ứng giữa oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm. Trong khi loại bài tập này là một chuyên đề bài tập chương Cacbon- Silic lớp 11, đồng thời gặp lại dạng bài tập này ở chương kim loại Kiềm và kim loại Kiềm thổ lớp 12. Từ những sai lầm và lúng túng của học sinh, tôi đã kiểm tra, phân tích thực trạng và tìm nguyên nhân chính là do các em chưa hiểu bản chất của phản ứng giữa oxit axit với dung dịch kiềm.

 Với những lí trên tôi đã nghiên cứu , tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài: “phương pháp giải toán oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm” nhằm giúp các em học sinh khắc phục những sai lầm, biết giải các dạng bài tập này một cách tự tin và hiệu quả ,giúp học trò của tôi sẽ yêu môn hoá và không sợ bài tập hoá nữa.

 

doc 17 trang thuychi01 8160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giải toán oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	
Mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy học là góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà.Theo Luật Giáo dục Việt Nam: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Muốn đổi mới giáo dục thì phải tích cực đổi mới cách dạy và cách học, thay đổi nhận thức về chất lượng dạy và học. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải bỏ thói quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều mà phải tạo ra cơ hội cho học sinh tiếp cận và phát hiện kiến thức, biết giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.
 Trong quá trình dạy học môn Hóa học, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy (phương pháp luyện tập), phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Thông qua việc giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. 
Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học. 
 Với những lý do trên đủ để tôi thấy rằng tôi phải nghiên cứu từng vấn đề thật tốt và thật kỹ để làm sao học sinh dễ học nhất và dễ nhớ nhất, bài tập môn Hoá rất đa dạng và phong phú về các dạng bài tập trong đó có dạng bài tập liên quan đến phản ứng giữa oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm. Trong khi loại bài tập này là một chuyên đề bài tập chương Cacbon- Silic lớp 11, đồng thời gặp lại dạng bài tập này ở chương kim loại Kiềm và kim loại Kiềm thổ lớp 12. Từ những sai lầm và lúng túng của học sinh, tôi đã kiểm tra, phân tích thực trạng và tìm nguyên nhân chính là do các em chưa hiểu bản chất của phản ứng giữa oxit axit với dung dịch kiềm.
 Với những lí trên tôi đã nghiên cứu , tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài: “phương pháp giải toán oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm” nhằm giúp các em học sinh khắc phục những sai lầm, biết giải các dạng bài tập này một cách tự tin và hiệu quả ,giúp học trò của tôi sẽ yêu môn hoá và không sợ bài tập hoá nữa. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Đề tài nhằm mục đích làm rõ bản chất phản ứng giữa oxit axit (CO2 , SO2) với dung dịch kiềm, qua đó hình thành kĩ năng giải bài toán có liên quan đến phản ứng hóa học này. Đề tài còn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong giải toán hóa học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu bản chất của phản ứng (CO2 , SO2) tác dụng với dung dịch kiềm và các phương pháp giải các bài tập có liên quan đến dạng phản ứng này.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: phân tích lí thuyết, tổng kết kinh nghiệm sư phạm xuất phát từ những sai sót của học sinh khi giải bài tập, trao đổi với các đồng nghiệp, kiểm tra đánh giá và so sánh kết quả. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thiết kế nội dung bài tập theo các dạng của chuyên đề.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giải các bài tập hóa học cần phải kết hợp giữa hiện tượng và bản chất hóa học với các kĩ năng giải toán. Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc giải nhanh các bài toán Hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học; yêu cầu tìm ra được phương pháp giải toán một cách nhanh nhất, đi bằng con đường ngắn nhất không những giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của người học.
Trong hệ thống các bài tập hóa học có rất nhiều loại bài tập mà bản chất của phản ứng rất phức tạp, các em thường viết thiếu phương trình hoặc xác định sai về sản phẩm thu được sau phản ứng, do đó không có lời giải và đáp án chính xác, đồng thời hiểu sai bản chất làm sai vẫn có đáp án nhiễu trong bốn đáp án trắc nghiệm nên học sinh lúng túng, sai và mất điểm trong bài. Một trong các loại bài tập phức tạp đó là dạng bài tập oxit axit (CO2, SO2) tác dụng với dung dịch kiềm. Để giải quyết tốt dạng bài tập này thì các em phải hiểu và nắm rõ bản chất của phản ứng.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. 
Chương trình Sách giáo khoa hoá học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
 Nhiều học sinh không thể phân biệt được các dạng bài tập và không nhớ nổi các phương pháp giải bài toán. Nhiều học sinh còn tình trạng luời học, không xác định được mục đích học tập nên mất gốc ngay từ đầu nên khi gặp những bài tập dạng oxit axit (CO2 ,SO2) tác dụng với dung dịch kiềm cảm thấy vô cùng phức tạp không xác định chính xác sản phẩm, bản chất của bài toán hóa học.
 Từ những khó khăn trên tôi nghĩ cần phải nghiên cứu, tổng hợp về phương pháp giải bài tập hóa học có liên quan đến phản ứng CO2 (SO2) tác dụng với dung dịch kiềm.
2.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Đưa ra được bản chất phản ứng giữa (CO2 , SO2) tác dụng với dung dịch kiềm, các phương pháp giải bài tập phân dạng truyền đạt tới học sinh để khi học sinh gặp bất kì bài tập nào cũng biết nhận dạng và nhớ bản chất xác định phản ứng đặc trưng ,xác định sản phẩm tạo thành để làm bài. 
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp về: “phương pháp giải toán oxit axit (CO2, SO2) phản ứng với dung dịch kiềm”.
2.3.2.1.Nội dung phương pháp:
1. Dạng bài toán khi cho oxit axit (SO2, CO2) tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH):
	Phương trình phản ứng có thể xảy ra:
	(1)
	(2)
	hoặc 	(3)
	(4)
Trường hợp 1: Nếu biết số mol oxit axit (CO2, SO2) và số mol dung dịch kiềm 
(NaOH, KOH)
	Ta đặt tỉ số: 	
+ Nếu X £ 1 thì xảy ra 	 (1)
	+ Nếu X ³ 2 thì xảy ra 	(2)
	+ Nếu 1 < X < 2 thì xảy ra đồng thời (1) và (2)
Trường hợp 2: Nếu giả thiết bài toán cho biết số mol oxit axit (CO2, SO2) hoặc số mol của dung dịch kiềm (NaOH, KOH) và biết khối lượng muối tạo thành thì ta phải biện luận như sau.
	Giả sử muối tạo thành là muối axit hoặc muối trung hoà. Nếu hai giả thiết đó không thoả mãn thì kết luận có hai muối tạo thành (có nghĩa là xảy ra (1) và (2)).
2. Dạng bài toán khi cho oxit axit (SO2, CO2) tác dụng với dung Ca(OH)2, Ba(OH)2 thu được kết tủa, hoặc sau đó đun nóng thu được kết tủa nữa 
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O 	(5)
	2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 	(6)
	hoặc CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O 	(7)
	2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 	(8)
	+ Nếu cho biết số mol bazơ (Ca(OH)2, Ba(OH)2) và số mol kết tủa (CaCO3 , BaCO3) thì ta so sánh nbazơ và nkết tủa.
	+ Nếu nbazơ = nkết tủa thì chỉ xảy ra phản ứng (5) hoặc (7) từ đó ta tính được số mol oxit axit (CO2,SO2).
	+ Nếu nbazơ ¹ nkết tủa thì có hai trường hợp: 
	TH1: Chỉ xảy ra phản ứng (5), (7) thì bazơ dư Þ số mol oxit axit (CO2, SO2) tính theo số mol kết tủa (CaCO3 , BaCO3).
	TH2: Xảy ra 2 phản ứng (5, 6) hoặc (7, 8) tạo hai muối axit và muối trung hoà ta đặt hai ẩn x, y là số mol 2 muối, từ đó dựa vào số mol bazơ và số mol kết tủa để tìm được tổng số mol oxit axit (SO2, CO2).
3. Dạng bài toán khi cho oxit axit (SO2, CO2) tác dụng đồng thời dung dịch kiềm (NaOH, KOH) và (Ca(OH)2, Ba(OH)2).
	B1. Xác định số mol oxit axit (SO2, CO2) và số mol OH- 
	B2. So sánh số mol oxit axit (SO2, CO2) và số mol OH- để biết muối tạo ra muối gì? 
B3. So sánh số mol với số mol ion Ca2+ hoặc Ba2+ để biết khối lượng kết tủa tính theo chất nào.
4. Áp dụng công thức giải nhanh
Nếu chúng ta gặp một bài toán khi cho oxit axit CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hay Ba(OH)2 thu được x mol kết tủa và sau đó đun nóng thu được y mol kết tủa nữa thì áp dụng công thức tính nhanh sau, 
2.3.2.2.Bài toán áp dụng:
Bài toán 1: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là:
A. 18,9 gam	B. 25,2 gam	C. 23,0 gam	D. 20,8 gam
HD:
	 Þ tạo muối Na2SO3
	SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O 
	0,2 0,4 0,2mol
	 Þ B đúng 
Bài toán 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 15,76 gam kết tủa giá trị của a là: 
A. 0,032 mol/l 	B. 0,06 mol/l	C. 0,04 mol/l	D. 0,048 mol/l
HD:
	Số mol CO2 khác số mol BaCO3 nên tạo hai muối: 
Trong mục 2.3.2.2: Bài toán 1, bài toán 2 được tham khảo từ TLTK số 7.
 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O 	(1)
	 0,08 ¬ 0,08 ¬ 0,08 mol
 2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 	(2)
	 0,04 ¬ 0,02 
	Þ từ (1) và (2) Þ 
	Þ Þ C đúng 
Chú ý: + Nếu 	Þ A sai
	+ Nếu 	Þ D sai
+ Nếu 	Þ B sai
Bài toán 3: A là hỗn hợp khí gồm SO2 và CO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 27. Dẫn a (mol) hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 1,5M , sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là
A. m=105a B. m=103,5a C. m= 116a D. m= 141a
HD:
Xem A là khí XO2 vì MA= 54 => X = 22
 Theo đề T= nNaOH/ nXO2 = 1,5
 Phản ứng tạo ra 2 muối : NaHXO3 và Na2XO3 
Viết phương trình hóa học và giải ta được 
 nNaHXO3 = nNa2XO3 = 0,5a mol
 => m= 0,5a x 94 + 0,5a x 116 = 105a . Vậy A đúng
Bài toán 4: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2 M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m gam là:
A. 11,82 gam	B. 9,85 gam	C. 17,73 gam	D. 19,70 gam
HD:
	 Þ tạo hai muối 
 Trong trang này : Bài toán 3, bài toán 4 được tham khảo từ TLTK số 7.
 	 (1)
	 (2)
	Từ (1) và (2) Þ 
Þ Þ B đúng 
Chú ý: + Nếu 	Þ D sai
	+ Nếu 	Þ A sai
	+ Nếu 	Þ C sai
Bài toán 5: Sục V lít khí CO2 ở (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị V lít là: 
A. 1,12 lít hoặc 2,24 lít 	 	B. 1,12 lít hoặc 3,36 lít	 
C. 2,24 lít hoặc 4,48 lít	D. 6,72 lít hoặc 13,44 lít
HD:
	, so sánh thấy 
nên có hai trường hợp và phương trình phản ứng có thể xảy ra: 
	CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3 + H2O 	(1)
	2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2	(2)
+ TH1: Xảy ra phản ứng (1) tạo muối kết tủa BaCO3 còn Ba(OH)2 dư, lúc đó lít.
+ TH2: Xảy ra (1) và (2)Theo (1): 
Theo (2): 
Từ (1) và (2) Þ ,lít 
Þ C đúng
Bài toán 6: Hấp thụ hoàn toàn Vml khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì được 1 gam kết tủa. Giá trị V ml là: 
A. 224 ml hoặc 448 ml	B. 448 ml hoặc 672 ml	
C. 448 ml hoặc 1,792 ml	D. 224 ml hoặc 672 ml
HD:
 , Do có 2 trường hợp: 
Trong trang này : Bài toán 5, bài toán 6 được tham khảo từ TLTK số 5.
+ TH1: Chỉ xảy ra 1 phản ứng do 
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O 	(*)
+ TH2: 
	Phản ứng xảy ra:
 	(1)
	(2)
Từ (1) và (2) Þ 
Þ Þ D đúng
Bài toán 7: Cho 0,112 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 0,4 lít dung dịch nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch nước vôi trong là: 
A. 0,005M	B. 0,0075M	C. 0,0125M	D. 0,01M
HD:
	Theo phản ứng: Ca2+ + CO32- -> CaCO3
	0,001	0,001 0,001mol
	Như vậy chỉ có 0,001 mol CO2 bị kết tủa ở dạng CaCO3 trong đó 0,001mol Ca2+ còn lại là: 0,005 - 0,001 = 0,004 mol CO2 phải bị hấp thụ ở dạng muối tan Ca(HCO3)2. Ta có: 2mol CO2 bị giữ trong 1mol Ca(HCO3)2.
	0,004 mol CO2 bị giữ trong 
	Þ Þ tổng số mol Ca2+ là: 0,001 + 0,002 = 0,003 mol Ca2+
	Þ Þ B đúng
Bài toán 8: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần dung dịch còn lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị V lít là: 
A. 4,48 lít 	B. 2,24 lít	C. 1,12 lít	D. 3,36 lít
HD:
Trong trang này : Bài toán 7, bài toán 8 được tham khảo từ TLTK số 6.
Cách 1: Từ giả thiết của bài toán chứng tỏ tạo ra hai muối: CaCO3 và Ca(HCO3)2
	Þ 
lít 	Þ A đúng
Chú ý: 	+ Nếu lít 	Þ B sai
	+ Nếu lít 	Þ C sai
	+ Nếu lít Þ D sai
Cách 2: áp dụng công thức tính nhanh sau, 
lít 	Þ A đúng
Bài toán 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. Khối lượng gam kết tủa thu được là: 
A. 21,70 gam	 B. 43,40 gam	 C. 10,85 gam	 D. 32,55 gam
HD:
	S + O2 ® SO2	
	 lớn hơn 
Þ tạo BaSO3 và Ba(OH)2 còn dư: 	
SO2 + Ba(OH)2 ® BaSO3 + H2O
	0,05 0,05 0,05mol
Þ Þ C đúng
Bài toán 10: Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X gồm KOH 0,1 mol và Ca(OH)2 0,05 mol thu được m gam kết tủa. Giá trị m gam là:
A. 5,00gam	B. 30,0 gam	C. 10,0 gam	D. 20,0 gam 
HD:
Tỉ lệ: nCO2/ nOH- = 0,1/0,2 = 0,5 
Phản ứng tạo muối trung hòa vừa đủ.
Trong trang này : Bài toán 9 được tham khảo từ TLTK số 11. Bài toán 10 được tham khảo từ TLTK số 9.
mCaCO3 = 0,05 x 100= 5 gam => Chọn đáp án A.
Bài toán 11: Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M ta thấy có 1,97 g BaCO3. Thể tích V có giá trị lớn nhất là:
 A. 0,224 lít B. 0,672 lít C. 0,896 lít D. 1,12 lít
HD:
 = 2 . 0,015 = 0,03 mol ; = 1,97/197 = 0,01 mol
	Ba(OH)2 + CO2 -> BaCO3 + H2O (1)
Ba(OH)2 + 2 CO2 -> Ba(HCO3)2	(2)
Để thể tích của khí CO2 có giá trị lớn nhất thì xảy ra phản ứng (1) và (2)
Từ (1) và (2) Þ n CO2 = 0,01 + (0,03- 0,01). 2 = 0,05 mol
Þ = 0,05. 22,4 = 1,12 lít Þ D đúng
Bài toán 12: Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 2M, kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Giá trị V lít là:
A: 4,48 lít	B: 13,44 lít	
C: 2,24 lít hoặc 6,72 lít	D: 4,48 lít hoặc 13,44 lít
HD:
	Ta có: 
- Trường hợp 1: Chỉ tạo muối CaCO3: 
CO2  + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O (1) 
Þ 
0,2 0,2 0,2
- Trường hợp 2: Tạo hai muối: CaCO3 và Ca(HCO3)2: 
2CO2 + Ca(OH)2® Ca(HCO3)2 (2)
0,4 0,2	 
Þ Þ đáp án D
Bài toán 13: Sục 4,48 lít khí (đktc) gồm CO2 và N2 vào bình chứa 0,08 mol nước vôi trong thu được 6 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí CO2 trong hỗn hợp đầu có thể là: 
A: 30% hoặc 40%	 	B: 30% hoặc 50% 
C: 40% hoặc 50%	D: 20% hoặc 60%
HD:
Do nên có hai trường hợp
Trường hợp 1: Ca(OH)2 dư:
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
Trong trang này : Bài toán 11 được tham khảo từ TLTK số 9. Bài toán 12,bài toán 13 được tham khảo từ TLTK số 7 
- Trường hợp 2: Tạo 2 muối
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O 	(1)
 0,06	 0,06 0,06
2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 	(2)
 0,04	 0,02 
Từ (1) và (2) Þ 
Þ 	Þ đáp án B
Bài toán 14: Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu được 2,24 gam chất rắn. Khí thoát ra được hấp thụ vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 ,thu được 5,91 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là
 A. 0,06M B. 0,07M C. 0,08M D. 0,09M
HD:
FeO + CO -> Fe + CO2
Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
 = nO(oxit) = (2,88 – 2,24)/ 16 = 0,04 mol
 = 0,03 mol
 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O 	(1)
 0,03	 0,03 0,03
2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 	(2)
 0,01	 0,005 
 -> Đáp án B
Bài toán 15: Hấp thụ toàn bộ m gam hỗn hợp khí CO2 và hơi nước vào 900ml dung dịch Ca(OH)2 1M , thu được 40 gam kết tủa. Tách bỏ phần kết tủa, thấy khối lượng dung dịch tăng 8,2 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là
 A. 46,2 gam B. 47,2 gam C. 48,2 gam D. 49,2 gam
HD:
 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O 	(1)
 2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 	(2)
Trong trang này : Bài toán 14, bài toán 15 được tham khảo từ TLTK số 10. 
- Nếu Ca(OH)2 dư thì xảy ra phản ứng (1)
mdd tăng = 
44.0,4 + - 40 = 8,2
=> 
m = 17,6 + 30,6 = 48,2 (gam)
- Nếu Ca(OH)2 phản ứng hết thì xảy ra cả hai phản ứng (1) và (2)
mdd tăng = 
44.1,4 + - 40 = 8,2
=> gam (loại)
=> Đáp án C
2.3.2.3. Bài toán tự giải
Bài 1: Sục 3,36 lít CO2 (dktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch thu được chứa chất tan:
 A. NaHCO3	 B. Na2CO3	
 C. NaHCO3và Na2CO3	 D.Na2CO3và NaOH
Bài 2: Cho a mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị pH:
A. pH=a	B. pH > 7	C. pH < 7	D. pH = 7
Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là:
A. 18,9 gam	B. 23,0 gam	C. 25,2 gam	D. 20,8 gam
Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị m gam là:
A. 10 gam	B.0,4 gam	C. 40 gam	D. 40,8 gam
Bài 5: Trộn 150ml dd Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250ml dd HCl 2M thỡ thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:
A. 2,52 lít	B. 5,04 lít	C. 3,36 lít	D. 5,60 lít
Bài 6: Khi cho NaOH tác dụng với CO2 cho biết tỷ lệ số mol 1<nNaOH:nCO2< 2 ta thu được sản phẩm muối là:
A. NaHCO3	 B. Na2CO3 	
 C. NaHCO3, Na2CO3	 D.NaOH, Na2CO3.
Bài 7: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH sẽ thu được dung dịch dịch chứa
A. 0,05 mol NaHCO3 .	B. 0,1 mol NaHCO3. 
C. 0,1 mol Na2CO3 .	D. 0,05 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3.
Bài 8: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào V lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,4 M thu được 15,76 gam kết tủa trắng. Giá trị của V lít là:
A. 250 ml	B. 200 ml	C. 300 ml	D. 180 ml
Bài 9: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít CO2 (đktc) vào 5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a M thu được 7,88 gam kết tủa trắng. Giá trị của a mol/lít là:A. 0,01 mol/l	B. 0,02 mol/l C. 0,03 mol/l	 D. 0,04 mol/l
Bài 10: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 
0,4 M thu được 15,76 gam kết tủa trắng. Giá trị nhỏ nhất của V lít là:
A. 2,688 lít	B. 1,792 lít	C. 1,344 lít	D. 2,24 lít
Bài 11 : Hấp thụ hoàn toàn 0,2 mol CO2 (đktc) vào 0,25 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,4 M thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m gam là:
A. 4,925 gam	B. 1,97 gam	C. 19,7 gam	D. 9,85 gam
Bài 12: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2 M, kết thúc phản ứng thu được a gam kết tủa trắng. Giá trị của a gam là:
A. 2	B. 4	C. 6	D. 8
Bài 13: Sục 4,48 lít khí (đktc) gồm CO và CO2 vào bình chứa 400ml dung dịch Ca(OH)2 0,2 M thu được 6 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí CO trong hỗn hợp đầu có thể là: 
A. 30% hoặc 40%	 B. 70% hoặc 50% C. 40% hoặc 50% D. 70% hoặc 30%
Bài 14 :Trộn 150ml dd Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250ml dd HCl 2M . Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:
A. 2,52 lít	B. 5,04 lít	C. 3,36 lít	D. 5,60 lít
Bài 15: Thổi V lít (đktc) khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là: 
A. 44,8 ml hoặc 89,6 ml B. 224 ml C. 44,8 ml hoặc 224 ml	 D. 44,8 ml
Bài 16: Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 
6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. V lit bằng :
A. 3.136 lít	 B.3.36 lít, hoặc 1.120 lít 	
C. 1.344 lít hoặc 3.136 lít	D. 1.344 lít 
Bài 17: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dd Ca(OH)2 0,5M và KOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là :
A. 5,0 gam	B. 30,0 gam	C. 10,0 gam	D. 0,0 gam
Bài 18: Hấp thụ hoàn toàn 2.24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là: 
A. 5.3 gam	B. 10.6 gam	C. 21.2 gam	D. 15.9 gam
Bài 19: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m gam là:
A. 11,82 gam	B. 9,85 gam	C. 17,73 gam	D. 19,70 gam
Bài 20: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lit CO2 (đktc), vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 sẽ thu được lượng kết tủa là: 
A. 25 gam	B. 5 gam	C. 15 gam	D. 20 gam
Trong mục 2.3.2.3 : Các bài toán tự giải được tham khảo từ TLTK số 3,4,11.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Kết quả học tập môn hóa học :
Lớp
Lớp đối chứng 
Lớp Thử nghiệm
11A4
11A5
11A3
Học lực
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
2
4.7
2
5.1
10
22.7
Khá
14
33.3
12
30.7
20
45.4
Trung bình
24
57.1
22
56.4
13
29.5
Yếu
2
4.7
3
7.7
1
2.2
Tổng
42
100
39
100
44
100
Từ bảng trên ta có thể rút ra kết luận với lớp thử nghiệm tỉ lệ học sinh giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng, ta thấy với cách dạy trên tỉ lệ học tập tốt của học sinh có chiều hướng tăng lên. Bên cạnh đó thái độ học tập cũng tăng lên đáng kể rất nhiều học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_toan_oxit_axit_co2_so2_phan_ung_voi_du.doc