SKKN Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y

SKKN Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y

 Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu sự sống của các cơ thể sinh vật ở nhiều cấp độ khác nhau. Chương trình Sinh học 12 hiện nay thì phần lớn nội dung và thời lượng giành cho việc nghiên cứu về lí thuyết còn việc vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết những bài toán trong sinh học còn rất nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, một bộ phận không ít học sinh đã bỏ qua kĩ năng này và gần như không biết vận dụng để giải các bài toán trong Sinh học. Vậy nên người giáo viên luôn phải nghiên cứu, tìm ra cách dạy học hiệu quả giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ hơn, yêu thích môn học hơn.

 Trong thực tế giảng dạy 10 năm tại trường THPT Đinh Chương Dương; đồng thời tìm hiểu quá trình học tập của học sinh tôi nhận thấy đa số học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi giải các bài toán về tương tác gen, đặc biệt là các bài toán về tương tác gen trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X. Các bài toán tương tác gen vô cùng phong phú nhưng tài liệu sách giáo khoa mới chỉ đề cập ở mức độ sơ khảo, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về lý thuyết tương tác gen. Các tài liệu tham khảo cũng không hệ thống rõ ràng, mỗi tài liệu khai thác một khía cạnh, hơn nữa học sinh cũng không đủ điều kiện về kinh tế cũng như thời gian để mua và hệ thống hết các kiến thức, cách giải hay trong các tài liệu tham khảo.

 

doc 21 trang thuychi01 6472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TƯƠNG TÁC GEN TRÊN NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH X KHÔNG CÓ ALEN TRÊN Y”.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu sự sống của các cơ thể sinh vật ở nhiều cấp độ khác nhau. Chương trình Sinh học 12 hiện nay thì phần lớn nội dung và thời lượng giành cho việc nghiên cứu về lí thuyết còn việc vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết những bài toán trong sinh học còn rất nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, một bộ phận không ít học sinh đã bỏ qua kĩ năng này và gần như không biết vận dụng để giải các bài toán trong Sinh học. Vậy nên người giáo viên luôn phải nghiên cứu, tìm ra cách dạy học hiệu quả giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ hơn, yêu thích môn học hơn.
	Trong thực tế giảng dạy 10 năm tại trường THPT Đinh Chương Dương; đồng thời tìm hiểu quá trình học tập của học sinh tôi nhận thấy đa số học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi giải các bài toán về tương tác gen, đặc biệt là các bài toán về tương tác gen trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X. Các bài toán tương tác gen vô cùng phong phú nhưng tài liệu sách giáo khoa mới chỉ đề cập ở mức độ sơ khảo, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về lý thuyết tương tác gen. Các tài liệu tham khảo cũng không hệ thống rõ ràng, mỗi tài liệu khai thác một khía cạnh, hơn nữa học sinh cũng không đủ điều kiện về kinh tế cũng như thời gian để mua và hệ thống hết các kiến thức, cách giải hay trong các tài liệu tham khảo. 
	Trong khi đó, các dạng bài tập tương tác gen thường xuyên gặp trong các đề thi môn Sinh học của các kì thi như: THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi, thi giải toán sinh học bằng máy tính casio. 
	Vì những lí do trên, cùng một số kinh nghiệm sau những năm công tác, đặc biệt là những năm đứng đội tuyển học sinh giỏi tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y”. 
2. Mục đích nghiên cứu:
	Thông qua đề tài này giúp học sinh biết cách nhận dạng và phương pháp giải một số dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y. Từ đó nghiên cứu tìm tòi sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Sinh trong trường THPT , đặc biệt đạt kết quả cao trong các cuộc thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi, thi giải toán sinh học bằng máy tính casio.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh lớp 12C3, 12C6 trường THPT Đinh Chương Dương - Hậu Lộc. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	 Tìm hiểu, nghiên cứu các đề thi mà trong đó có dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y nhằm đưa ra phương pháp giải và dạng tổng quát cho các dạng bài tập thường gặp làm tài liệu bổ ích cho học sinh và giáo viên tham khảo và học tập.
5. Phương pháp nghiên cứu:
	- Thông qua quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân tôi đã tìm hiểu và tích luỹ được.
	- Thông qua các bài kiểm tra, các kì thi, đặc biệt là kì thi học sinh giỏi, thi giải toán sinh học bằng máy tính casio hằng năm để rút ra kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh.
	- Thông qua các tài liệu bồi dưỡng, các bài tập nâng cao.
	- Phương pháp phân tích, so sánh.
	- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
B. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
	Bộ môn Sinh học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống toàn diện về sinh học. Hệ thống kiến thức này phải thiết thực, có tính tổng hợp và đặc biệt phải phù hợp với quan điểm hiện đại. Để học sinh có thể hiểu được một cách sâu sắc những kiến thức và áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống thì cần phải rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo thực hành như: kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập.
	Bài tập Sinh học với tư cách là một phương pháp dạy học, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học Sinh học ở nhà trường phổ thông. Thông qua việc giải tốt các bài tập Sinh học, học sinh sẽ có được những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, ; do đó, sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển tư duy của học sinh. Đặc biệt, bài tập Sinh học giúp học sinh củng cố kiến thức có hệ thống cũng như vận dụng những kiến thức đã được học vào giải quyết những tình huống cụ thể, làm cho bộ môn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn các em hơn.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
	Kỹ năng giải bài tập tương tác gen của học sinh còn nhiều hạn chế, chưa được rèn luyện thường xuyên. Học sinh mới chỉ tiếp cận bài tập tương tác gen dạng đơn giản như: Viết giao tử, xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình và tính xác suất khi các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường,. Tuy vậy, khi gặp các dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X các em tỏ ra lúng túng và hầu như đều không giải được.
	Các tài liệu viết về tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X còn tản mạn, tuỳ thuộc nhiều vào người viết cũng như cách hướng dẫn học sinh. Do đó, chưa có những phương pháp cụ thể, rõ ràng và chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh. 
	Từ thực trạng như trên việc chọn chuyên đề: “ Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y ” là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên cũng như của học sinh.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các yêu cầu chung:
	Trước khi giảng dạy bài tập tương tác gen trên nhiễm sắc thể giới tính X, giáo viên yêu cầu học sinh phải ôn lại những kiến thức đã học như:
- Cách viết giao tử của các gen khi chúng phân li độc lập.
- Cơ sở tế bào học của quy luật tương tác gen.
- Dấu hiệu nhận dạng bài toán thuộc quy luật tương tác gen.
- Dấu hiệu nhận dạng sự phân bố của gen trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Cơ chế tế bào học xác định giới tính của nhiễm sắc thể.
2. Dấu hiệu nhận biết quy luật tương tác gen:
 Trong phép lai một cặp tính trạng do hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định được nhận ra bằng 1 trong các dấu hiệu sau:
- Lai một cặp tính trạng mà ở thế hệ lai thu được: 16 kiểu tổ hợp giao tử; từ 2 đến 5 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 : 7 hoặc 13 : 3 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 3 : 4 hoặc 
12 : 3 : 1 hoặc 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 1 : 4 : 6 : 4 : 1.
- Lai một cặp tính trạng mà ở thế hệ lai thu được: 8 kiểu tổ hợp giao tử; từ 2 đến 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 5 : 3 hoặc 7 : 1 hoặc 3 : 4 : 1 hoặc 3 : 3 : 2 hoặc 
3 : 3 : 1 : 1.
- Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng mà ở thế hệ lai thu được: 4 kiểu tổ hợp giao tử; từ 2 đến 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1 hoặc 
1 : 1 : 1 : 1.
3. Phương pháp giải:
*) Bước 1: Xác định quy luật di truyền:
- Từ tỉ lệ kiểu hình ở F2 ta suy ra được số kiểu tổ hợp giao tử. Từ số kiểu tổ hợp giao tử ta suy ra số giao tử → Phép lai bị chi phối bởi quy luật tương tác gen.
- Từ tỉ lệ kiểu hình thực tế thu được ta quy ước gen.
- Từ quy ước gen rút ra phép lai di truyền theo kiểu tương tác gì.
*) Xác định vị trí phân bố của gen:
- Nếu tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở cả 2 giới thì cặp gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Nếu tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở cả 2 giới thì trong 2 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng có:
 + 1 cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 + 1 cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
*) Viết sơ đồ lai kiểm chứng:
- Để viết được sơ đồ lai ta phải xác định được kiểu gen, kiểu hình, giới tính của bố mẹ đem lai.
- Mục đích của viết sơ đồ lai là xác định kiểu gen, kiểu hình và giới tính ở đời con.
4. Các dạng xác định kiểu gen (vị trí phân bố của gen) của bố mẹ đem lai
4.1. Dạng 1: Thế hệ lai cho tỉ lệ kiểu hình tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 hoặc
9 : 6 : 1.
*) Phương pháp xác định:
- Sự tác động riêng rẽ của 1 trong 2 gen trội (A-bb) hoặc (aaB-) quy định 1 loại kiểu hình. Vì vậy, cả 2 cặp gen đều có vai trò như nhau → Cả 2 cặp gen đều có thể nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Ta xét 2 trường hợp:
 + Trường hợp 1: Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X thì cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 + Trường hợp 2: Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X thì cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường.
*) Xét một số ví dụ: 
+) Ví dụ 1: Cho con đực (XY) mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do, F2 có tỉ lệ:
 Ở giới đực: 62,5% mắt trắng : 37,5% mắt đỏ.
 Ở giới cái: 75% mắt đỏ : 25% mắt trắng
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải
- Vì F2 thu được 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 112,5% mắt đỏ : 87,5% mắt trắng = 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng = 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử → Mỗi bên F1 phải cho 4 loại giao tử (giả sử AaBb) mà chỉ quy định tính trạng màu mắt → 2 cặp gen quy định tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
- Quy ước gen: A-B- : Mắt đỏ
 A- bb
 aaB- Mắt trắng
 aabb
- Ở F2 tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở 2 giới → Trong 2 cặp gen tương tác có 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Vì trong tương tác bổ sung cho 2 loại kiểu hình, vai trò của gen A và B là ngang nhau, do đó hai gen A hay B nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y đểu cho kết quả đúng. Xét 2 trường hợp:
 + Trưởng hợp 1: Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X:
Sơ đồ lai:
 P. ♂ mắt trắng x ♀ mắt đỏ
 aaXb Y AAXBXB
 GP aXb, aY AXB
 F1 AaXBXb : AaXBY (100% mắt đỏ)
 F1 x F1 ♀ AaXBXb x ♂ AaXBY
 ↔ (Aa x Aa) (XBXb x XBY )
 ↔ (1AA : 2Aa : 1aa)(1XBXB : 1XBY : 1XBXb : 1XbY)
 F2
 KG (12): AAXBXB : AAXBY : 2AaXBXB : 2AaXBY : AAXBXb : AAXbY : 
 2AaXBXb : 2AaXbY : aaXBXB : aaXBY : aaXBXb : aaXbY
 KH: Giới đực: 3A- XBY: 37,5% mắt đỏ
 3A- XbY
 1aaXBY 62,5% mắt trắng
 1aaXbY
 Giới cái: 6A- XBX-: 75% mắt đỏ
 2aaXBX-: 25% mắt trắng
 + Trưởng hợp 2: Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X:
 Tương tự ta có: P. ♂ mắt trắng x ♀ mắt đỏ
 XaYbb XAXABB
 F1 x F1 ♀ XAXaBb x ♂ XAYBb
+) Ví dụ 2: Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fa thu được 50% con đực mắt trắng : 25% con cái mắt đỏ : 25% con cái mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F2, xác suất để thu được cá thể đực mắt đỏ là
A. 37,5%. B. 25%. C. 6,25%. D. 18,75%
 Hướng dẫn giải
- Vì Fa thu được 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 75% mắt trắng : 25% mắt đỏ = 3 : 1 = 4 kiểu tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 1 giao tử → Con đực F1 phải cho 4 loại giao tử (giả sử AaBb) mà chỉ quy định tính trạng màu mắt → 2 cặp gen quy định tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
- Quy ước gen: A-B- : Mắt đỏ
 A- bb
 aaB- Mắt trắng
 aabb
- Ở Fa tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở 2 giới → Trong 2 cặp gen tương tác có 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Vì trong tương tác bổ sung cho 2 loại kiểu hình, vai trò của gen A và B là ngang nhau, do đó hai gen A hay B nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y đểu cho kết quả đúng. 
- Giả sử cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X:
Sơ đồ lai:
 P. ♂ mắt trắng x ♀ mắt đỏ
 aaXb Y AAXBXB
 GP aXb, aY AXB
 F1 AaXBXb : AaXBY (100% mắt đỏ)
 F1 x F1 ♀ AaXBXb x ♂ AaXBY
 ↔ (Aa x Aa) (XBXb x XBY )
 ↔ (1AA : 2Aa : 1aa)(1XBXB : 1XBY : 1XBXb : 1XbY)
→ Xác suất để thu được cá thể đực mắt đỏ ở F2 là: 
 A- x XBY = 18,75%
→ Chọn D.
4.2. Dạng 2: Thế hệ lai cho tỉ lệ kiểu hình tương tác bổ sung kiểu 9 : 3 : 3 : 1
*) Phương pháp xác định:
- Sự tác động riêng rẽ của 1 trong 2 gen trội (A-bb) và (aaB-) quy định 2 loại kiểu hình hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, trong 2 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng có:
 + 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 + 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
- Để xác định cặp gen nào nằm trên nhiễm sắc thể thường, cặp gen nào nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y ta dựa vào giới XX của thế hệ lai:
 + Nếu ở thế hệ lai, giới XX có kiểu hình của mình gen trội A (A-bb) thì:
 . Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
 . Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 + Nếu ở thế hệ lai, giới XX có kiểu hình của mình gen trội B (aaB-) thì:
 . Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
 . Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường.
*) Xét một số ví dụ: 
+) Ví dụ 1: Cho F1 lai với F1, F2 thu được:
	Ở gà trống: 37,5% gà mào hồ đào : 12,5% gà mào hoa hồng
	Ở gà mái: 18,75% gà mào hồ đào : 18,75% gà mào hạt đậu 
 6,25% gà mào hoa hồng : 6,25% gà mào hình lá
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải
 - Vì F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% gà mào hồ đào : 18,75% gà mào hoa hồng : 18,75% gà mào hạt đậu : 6,25% gà mào hình lá = 9 : 3 : 3 : 1 = 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử → Mỗi bên F1 phải cho 4 loại giao tử (giả sử AaBb) mà chỉ quy định tính trạng hình dạng mào gà → 2 cặp gen quy định tính trạng hình dạng mào gà di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
- Quy ước gen: A-B- : Mào hồ đào
 A- bb: Mào hạt đậu
 aaB- : Mào hoa hồng
 aabb : Mào hình lá
- Ở F2 tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở 2 giới → Trong 2 cặp gen tương tác có 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Ở gà trống (XX) mào hoa hồng có kiểu gen (aaB-)
→ Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
 Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Ở gà F1: Gà trống có kiểu gen: AaXBXb
 Gà mái có kiểu gen: AaXBY
- Sơ đồ lai từ F1 → F2:
 F1 AaXBXb x AaXBY
 ↔ (Aa x Aa) (XBXb x XBY )
 ↔ ( 1 AA : 2Aa : 1aa) (1XBXB : 1 XBY : 1XBXb : 1 XbY)
 F2 
 KG (12): 1AAXBXB : 1AAXBY : 1AAXBXb : 1AAXbY : 2AaXBXB : 2AaXBY :
 2AaXBXb : 2AaXbY : 1aaXBXB : 1aaXBY : 1aaXBXb : 1aaXbY
 KH: Gà trống: 6 A- XBX- : 37,5% gà mào hồ đào
 2 aa XBX- : 12,5% gà mào hoa hồng
 Gà mái: 3 A- XBY: 18,75% gà mào hồ đào
 3 A- XbY: 18,75% gà mào hạt đậu
 1 aaXBY: 6,25% gà mào hoa hồng
 1 aaXbY: 6,25% gà mào hình lá
+) Ví dụ 2: Cho F1 lai với F1, F2 thu được:
	Ở thỏ cái: 37,5% thỏ lông đen: 12,5% thỏ lông nâu
	Ở thỏ đực: 18,75% thỏ lông đen : 18,75% thỏ lông xám
 6,25% thỏ lông nâu : 6,25% thỏ lông trắng
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải
 - Vì F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% thỏ lông đen : 18,75% thỏ lông nâu : 18,75% thỏ lông xám : 6,25% thỏ lông trắng = 9 : 3 : 3 : 1 = 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử → Mỗi bên F1 phải cho 4 loại giao tử (giả sử AaBb) mà chỉ quy định tính trạng màu sắc lông → 2 cặp gen quy định tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
- Quy ước gen: A-B- : Lông đen
 A- bb: Lông nâu
 aaB- : Lông xám
 aabb : Lông trắng
- Ở F2 tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở 2 giới → Trong 2 cặp gen tương tác có 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Ở thỏ cái (XX) tính trạng lông nâu có kiểu gen (A-bb)
→ Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
 Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Ở thỏ F1: Thỏ cái có kiểu gen: XAXaBb
 Thỏ đực có kiểu gen: XAYBb
- Sơ đồ lai từ F1 → F2:
 F1 XAXaBb x XAYBb
 ↔ (XAXa x XAY ) (Bb x Bb)
 ↔ (1XAXA : 1 XAY : 1XAXa : 1 XaY) ( 1 BB : 2Bb : 1bb)
 F2 
 KG (12): 1XAXABB: 2XAXABb : 1XAXAbb : 1XAYBB : 2XAYBb: 1XAYbb:
 1XAXaBB : 2XAXaBb: 1XAXabb : 1XaYBB : 2XaYBb : 1XaYbb
 KH: Thỏ cái: 6 XAX-B- : 37,5% thỏ lông đen
 2 XAX-bb : 12,5% thỏ lông nâu
 Thỏ đực: 3 XAYB-: 18,75% thỏ lông đen
 3 XaYB-: 18,75% thỏ lông xám
 1 XAYbb: 6,25% thỏ lông nâu
 1 XaYbb: 6,25% thỏ lông trắng
4.3. Dạng 3: Thế hệ lai cho tỉ lệ kiểu hình tương tác át chế do gen trội kiểu 
12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3.
*) Phương pháp xác định:
- Trong tương tác át chế do gen trội, cặp gen này có khả năng đình chỉ hoạt động của cặp gen kia nên trong 2 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng có:
 + 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 + 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Để xác định cặp gen nào nằm trên nhiễm sắc thể thường, cặp gen nào nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y, ta dựa vào thế hệ lai XX:
 + Nếu ở thế hệ lai XX có 2 kiểu hình: 1 kiểu hình của gen trội át và 1 kiểu hình của gen khác thì:
 . Cặp gen át nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 . Cặp gen không át nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
 + Nếu ở thế hệ lai XX có 1 kiểu hình của gen trội át thì:
 . Cặp gen át nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
 . Cặp gen không át nằm trên nhiễm sắc thể thường.
*) Xét một số ví dụ: 
+) Ví dụ 1: Cho F1 lai với F1, F2 thu được:
	Ở chim trống: 37,5% lông tím: 12,5% lông đỏ
	Ở chim mái: 37,5% lông tím : 6,25% lông đỏ : 6,25% lông vàng
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải
- Vì F2 thu được 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 75% lông tím : 18,75% lông đỏ : 6,25% lông vàng = 12 : 3 : 1 = 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử → Mỗi bên F1 phải cho 4 loại giao tử (giả sử AaBb) mà chỉ quy định tính trạng màu sắc lông → 2 cặp gen quy định tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu át chế do gen trội.
- Quy ước gen: A-B- Lông tím
 A- bb
 aaB- : Lông đỏ
 aabb : Lông vàng
- Ở F2 tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở 2 giới → Trong 2 cặp gen tương tác có 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Ở F2, chim trống (XX) có 2 kiểu hình: 
 + 1 kiểu hình lông tím ( phải có mặt của gen trội át A)
 + 1 kiểu hình lông đỏ ( chỉ có mặt của gen B)
→ Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường
 Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Ở F1, chim trống có kiểu gen: AaXBXb
 Chim mái có kiểu gen: AaXBY.
- Sơ đồ lai từ F1 → F2:
 F1 AaXBXb x AaXBY
 ↔ (Aa x Aa) (XBXb x XBY )
 ↔ ( 1 AA : 2Aa : 1aa) (1XBXB : 1 XBY : 1XBXb : 1 XbY)
 F2 
 KG (12): 1AAXBXB : 1AAXBY : 1AAXBXb : 1AAXbY : 2AaXBXB : 2AaXBY :
 2AaXBXb : 2AaXbY : 1aaXBXB : 1aaXBY : 1aaXBXb : 1aaXbY
 KH: Chim trống: 6 A- XBX- : 37,5% lông tím
 2 aa XBX- : 12,5% lông đỏ
 Chim mái: 3 A- XBY 37,5% lông tím
 3 A- XbY 
 1 aaXBY: 6,25% lông đỏ
 1 aaXbY: 6,25% lông vàng
+) Ví dụ 2: Ở Thỏ, gen B quy định lông đen; cặp gen bb quy định lông nâu
 Gen A át chế B, b; cặp gen aa không át.
 Cho thỏ đực lông trắng F1 lai phân tích , ở Fa thu được: 50% thỏ cái lông trắng : 25% thỏ đực lông đen : 25% thỏ đực lông nâu. Kiểu gen của thỏ đực F1 là
A. AaXBY. B. AaXBXb. C. XAYBb. D. XAXaBb.
Hướng dẫn giải
- Quy ước gen: A-B- Lông trắng
 A- bb
 aaB- : Lông đen
 aabb : Lông nâu
- Fa thu được 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% lông trắng : 25% lông đen : 25% lông nâu = 2 : 1 : 1 = 4 kiểu tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 1 giao tử → Mỗi bên F1 phải cho 4 loại giao tử (giả sử AaBb) mà chỉ quy định tính trạng màu sắc lông → 2 cặp gen quy định tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu át chế do gen trội.
- Ở Fa, thỏ cái (XX) chỉ có 1 loại kiểu hình lông trắng (kiểu hình của gen trội át A)
→ Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
 Cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường.
→ Thỏ đực lông trắng F1 có kiểu gen XAYBb.
→ Chọn C.
4.4. Dạng 4: Thế hệ lai cho tỉ lệ kiểu hình tương tác át chế do gen lặn kiểu 
9 : 3 : 4.
*) Phương pháp xác định:
- Trong tương tác át chế do gen lặn, cặp gen này có khả năng đình chỉ hoạt động của cặp gen kia nên trong 2 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng có:
 + 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 + 1 cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
- Để xác định cặp gen nào nằm trên nhiễm sắc thể thường, cặp gen nào nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y, ta dựa vào thế hệ lai XY:
 + Nếu ở thế hệ lai XY có 2 kiểu hình: 1 kiểu hình của gen lặn át và 1 kiểu hình của gen khác thì:
 . Cặp gen át nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 . Cặp gen không át nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
 + Nếu ở thế hệ lai XY chỉ có 1 kiểu hình của gen lặn át thì:
 . Cặp gen át nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
 . Cặp gen không át nằm trên nhiễm sắc thể thườn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_loai_va_phuong_phap_giai_mot_so_dang_bai_tap_tuong.doc